Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

2 ngày thư viện (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.72 KB, 4 trang )

Năm 1898, Tây Ban Nha ký Hiệp ước Pari về chuyển nhượng lãnh thổ với Mỹ. Theo
Hiệp ước Pari, Tây Ban Nha sẽ chuyển nhượng toàn bộ quần đảo Philipin (lúc đó là
thuộc địa của Tây Ban Nha) cho Mỹ. Khi Mỹ đến tiếp nhận quần đảo Philipin thì thấy
rằng đảo Palmas (được mô tả trong Hiệp ước Pari như là một bộ phận của quần đảo
Philipin) đang nằm dưới quyền quản lý của Hà Lan. Vụ việc được hai bên đệ trình lên
Trọng tài thường trực Lahay. Có hai lập luận trái ngược nhau được đưa ra: - Lập luận
thứ nhất: Đảo Palmas là một bộ phận của quần đảo Philipin, là thuộc địa của Tây Ban
Nha từ trước thời điểm ký Hiệp ước Pari 1898 và Tây Ban Nha hoàn toàn có quyền
chuyển nhượng cho Mỹ.
- Lập luận thứ hai: Mặc dù trước đây Tây Ban Nha đã duy trì chế độ thuộc địa trên
quần đảo Philipin trong đó có cả đảo Palmas. Tuy nhiên, riêng đối với đảo Palmas, Tây
Ban Nha đã không thực sự duy trì quyền kiểm soát của mình trên hòn đảo đó. Hơn thế,
khi Hà Lan đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm soát của mình từ năm 1677 thì
Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào. Như vậy, đảo Palmas không còn thuộc về
Tây Ban Nha nữa và Tây Ban Nha không có quyền chuyển nhượng hòn đảo cho Mỹ.
Hãy đưa ra quan điểm của cá nhân về hai lập luận trên.

Theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ thì chuyển nhượng lãnh thổ là tự nguyện chuyển
giao một cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc
gia khác thông qua nhiều hình thức điều ước quốc tế, trao đổi, mua bán.
1


Để làm rõ được vấn đề tình huống nêu ra ta cần xác định chủ quyền thực sự của đảo
Palmas là Tây Ban Nha hay Hà Lan.
Trước đây Tây Ban Nha đã phát hiện và duy trì chế độ thuộc địa trên quần đảo
Philipin trong đó có cả đảo Palmas. Tuy nhiên, riêng đối với đảo Palmas, Tây Ban Nha
đã không thực sự duy trì quyền kiểm soát của mình trên hòn đảo này. Do đó đặt ra giả
định đảo Palmas là lãnh thổ bị bỏ rơi.
Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế, khái niệm “lãnh thổ bị bỏ rơi” là vùng lãnh thổ
trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia, nhưng sau


đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này. Muốn
kết luận một vùng lãnh thổ bị bỏ rơi cần đủ cả hai yếu tố:
+ Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế mọi hoạt động mang tính quyền lực
Nhà nước đối với lãnh thổ.
+ Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh
thổ đó.
Ta thấy, Tây Ban Nha đã không thực sự duy trì quyền kiểm soát của mình trên đảo
Palmas nên có thể hiểu rằng Tây Ban Nha đã từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai
thác tiềm năng kinh tế trên đảo, không bảo hộ lợi ích của cư dân sống trên đảo. Hơn
nữa, khi Hà Lan đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm soát của mình từ năm 1677
thì Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào; chứng tỏ Tây Ban Nha không thực
hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không có biểu hiện muốn khôi phục lại
chủ quyền đối với hòn đảo.
Do đó có thể khẳng định hòn đảo Palmas là lãnh thổ bị bỏ rơi. Như vậy Tây Ban Nha
không có quyền chuyển nhượng cho Mỹ- lập luận thứ nhất là Sai.
Xét xem việc chiếm cứ đảo Palmas của Hà Lan có hợp pháp hay không.
Để việc chiếm cứ đảo Palmas là hợp pháp thì cần đủ các nội dung sau (Điều kiện
chiếm cứ hữu hiệu):
2


+ Hành vi chiếm cứ phải đúng đối tượng và bằng các biện pháp hòa bình. Mọi hành
động sử dụng vũ lực để chiếm cứ một vùng lãnh thổ của quốc gia khác đều bị coi là
phạm pháp Luật quốc tế.
+Hành vi chiếm cứ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà
nước hoặc một tổ chức công được nhà nước ủy quyền.
+Hành vi chiếm cứ phải là thực sự. Điều này đòi hỏi hành vi chiếm cứ của quốc gia
phải tuyên bố công khai, phải thiết lập và điều hành trên thực tế hoạt động của cơ quan
nhà nước, khai thác tiềm năng kinh tế…
+Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ

quyền.
+Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện một cách liên tục, hòa bình trong một thời
gian dài không có tranh chấp.
Trong tình huống này, Hà Lan đã chiếm cứ hòn đảo Palmas từ năm 1677 và đã duy
trì quyền kiểm soát của mình. Hành vi chiếm cứ này của nhà nước Hà Lan là đúng đối
tượng vì đảo Palmas lúc này là lãnh thổ bị bỏ rơi và hoàn toàn Hà Lan cũng không cần
phải sử dụng đến vũ lực vì không gặp bất cứ phản ứng nào từ Tây Ban Nha. Hà Lan đã
tạo ra một danh nghĩa mới bằng sự chiếm hữu thực tế. Trên thực tế Hà Lan đã chiếm
hữu đảo và tổ chức quản lý kiểm soát thực sự, công khai, liên tục. Như vậy lập luận
thứ hai là đúng.
Vụ việc tranh chấp chủ quyền trên đảo Palmas (1922-1928) giữa Hà Lan và Hoa Kỳ
này thực tế đã được đưa ra Tòa án quốc tế La Haye giải quyết và Hà Lan là nước thắng
cuộc. Phán quyết của Tòa án cho rằng mặc dù Tây Ban Nha đã phát hiện nhưng sau đó
bỏ hòn đảo và Hà Lan mới thực sự kiểm soát quyền quản lí của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội nxb cand

2004. Trang 165 - trang168.
3


2.

Giáo trình Luật quốc tế của ths Kim Ngân nxbggvn năm 2010

Trang 165 – trang167.
3.


/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7NAYx8n
E_2CbEdFACIuvEM!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/songoaivusite/tintucsukien/tu
lieu/thegioi/tranhchapbienvaodhudoaddf

4.

/>
4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×