Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập cá nhân công pháp 2 đề số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.1 KB, 6 trang )

Bài tập cá nhân tuần 2 - Đề 08

ĐỀ BÀI
TH8. Năm 1898, Tây Ban Nha ký Hiệp ước Pari về chuyển nhượng lãnh thổ với
Mỹ. Theo Hiệp ước Pari, Tây Ban Nha sẽ chuyển nhượng toàn bộ quần đảo Philipin
(lúc đó là thuộc địa của Tây Ban Nha) cho Mỹ. Khi Mỹ đến tiếp nhận quần đảo
Philipin thì thấy rằng đảo Palmas (được mô tả trong Hiệp ước Pari như là một bộ
phận của quần đảo Philipin) đang nằm dưới quyền quản lý của Hà Lan. Vụ việc được
hai bên đệ trình lên Trọng tài thường trực Lahay. Có hai lập luận trái được đưa ra:
- Lập luận thứ nhất: Đảo Palmas là một bộ phận của quần đảo Phlipin, là thuộc
địa của Tây Ban Nha từ trước thời điểm ký Hiệp ước Pari 1898 và Tây Ban Nha có
quyền chuyển nhượng cho Mỹ.
- Lập luận thứ hai: Mặc dù trước đây Tây Ban Nha đã duy trì chế độ thuộc địa


trên quần đảo Philipin trong đó có cả đảo Palmas. Tuy nhiên, riêng đối với đảo
Palmas, Tây Ban Nha đã không thực sự duy trì quyền kiểm soát của mình trên hòn
đảo đó. Hơn thế, khi Hà Lan đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm soát của mình
từ năm 1677 thì Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào. Như vậy, đảo Palmas
không còn thuộc về Tây Ban Nha nữa và Tây Ban Nha không có quyền chuyển
nhượng hòn đảo cho Mỹ.
Hãy đưa ra quan điểm cá nhân về hai lập luận nói trên.


Bài tập cá nhân tuần 2 - Đề 08

I. LỜI MỞ ĐẦU

Lãnh thổ là tài sản thiêng liêng, là yếu tố cơ bản cấu thành của mỗi quốc gia, có
rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu đã xảy ra để tranh giành lãnh thổ. Bởi vậy,
pháp luật quốc tế hết sức chú trọng việc hoàn thiện pháp luật về xác lập chủ quyền
quốc gia đối với lãnh thổ nhằm giải quyết tốt nhất các tranh chấp quốc tế. Hiện nay,
tồn tại hai phương thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp, đó là thụ đắc lãnh thổ bằng
phương thức chiếm cứ hữu hiệu và thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự
nguyện.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Theo quan điểm của em thì lập luận thứ nhất là không đúng, lập luận thứ hai là
phù hợp với pháp luật quốc tế.
Giải thích:
Luật quốc tế cho rằng một lãnh thổ bị bỏ rơi là kết quả của cả hai yếu tố về

phương diện vật chất (đó là sự vắng mặt của một sự quản lý thật sự trên lãnh thổ) và
tâm lý (là ý định từ bỏ lãnh thổ của quốc gia đã từng là người chủ của lãnh thổ đó. Vì
mặc dù trước đây Tây Ban Nha đã duy trì chế độ thuộc địa trên quần đảo Philipin
trong đó có cả đảo Palmas. Tuy nhiên, riêng đối với đảo Palmas, Tây Ban Nha đã
không thực sự duy trì quyền kiểm soát của mình trên hòn đảo đó. Quốc gia này cũng
không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh thổ đó (khi Hà Lan
đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm soát của mình từ năm 1677 thì Tây Ban
Nha không tỏ thái độ phản đối nào).
 Trong trường hợp này, đảo Palmas được xem như là lãnh thổ bị bỏ rơi.
Hành động của Hà Lan được xem là thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ hữu hiệu.
Theo luật quốc tế, nội dung chính của nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu là: Thứ
nhất, hành vi chiếm cứ phải đúng đối tượng và bằng các biện pháp hoà bình. Mọi

hành động sử dụng vũ lực để chiếm cứ một vùng lãnh thổ của quốc gia khác đều bị
coi là vi phạm pháp luật quốc tế; Thứ hai, hành vi chiếm cứ được thực hiện bởi các
cơ quan Nhà nước, các nhân viên Nhà nước hoặc một tổ chức công được Nhà nước
uỷ quyền. Hành vi chiếm cứ bởi các hành động mang tính cá nhân không tạo ra danh
nghĩa chủ quyền lãnh thổ; Thứ ba, hành vi chiếm cứ phải là thực sự. Điều này đòi hỏi
hành vi chiếm cứ của quốc gia không chỉ được xác lập bằng tuyên bố công khai, rõ
ràng mà quốc gia còn phải thiết lập và điều hành trên thực tế hoạt động của cơ quan
Nhà nước, khai thác tiềm năng kinh tế, thể hiện vùng lãnh thổ đó trên bản đồ hành
chính của quốc gia… Một tuyên bố chiếm cứ không kèm theo hành động cụ thể chỉ là
một sự phát hiện đơn giản, không đủ tạo thành danh nghĩa chủ quyền; Thứ tư, hành vi



Bài tập cá nhân tuần 2 - Đề 08

chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ quyền; Thứ
năm, hành vi chiếm cứ phải được thực hiện một cách liên tục, hoà bình trong một
thời gian dài không có tranh chấp.
Đối với trường hợp này, Hà Lan đã đến chiếm đảo Palmas và duy trì quyền
kiểm soát của mình từ năm 1677 mà Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào. Mà
trong thực tiễn quan hệ quốc tế, sự im lặng của một bên liên quan trong một khoảng
thời gian nào đó, mà lẽ ra họ phải đưa ra một sự phản đối chống lại một hành động
của một quốc gia khác được hiểu là thừa nhận, sự nhất trí hay đồng thuận của quốc
gia. Do đó, hành động chiếm cứ của Hà Lan là chiếm cứ hợp pháp, đúng đối tượng và
bằng biện pháp hoà bình. Hà Lan cũng đã duy trì quyền kiểm soát của mình từ năm

1677 đối với đảo Palmas.
Tây Ban Nha là nước chiếm cứ đảo Palmas nhưng sau đó đã bỏ hòn đảo này, do
đó Hà Lan đã tạo ra một danh nghĩa mới trên đó bằng sự chiếm hữu thực tế. Hà Lan
đã xác lập chủ quyền quốc gia đối với đảo Palmas dựa trên phương thức thụ đắc lãnh
thổ bằng chiếm cứ hữu hiệu. Vì thế, đảo Palmas không còn thuộc về Tây Ban Nha
nữa và Tây Ban Nha không có quyền chuyển nhượng hòn đảo cho Mỹ.
 Theo em, lập luận thứ hai là hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế.
Khi Tây Ban Nha chiếm Philipin, Tây Ban Nha đã mặc nhiên coi đảo Palmas là
của mình và có toàn quyền chuyển nhượng cho Mỹ. Đây là trường hợp thụ đắc lãnh
thổ không hợp pháp, vì pháp luật quốc tế không còn công nhận hình thức chiếm cứ
hình thức nữa, mà phải là chiếm cứ hữu hiệu. Do đó, đây là lập luận không có căn cứ.
 Lập luận thứ nhất là không đúng.

III. KẾT LUẬN
Hiện nay, mặc dù không còn tồn tại khái niệm lãnh thổ vô chủ, lãnh thổ bị bỏ
rơi, phương thức chiếm cứ hữu hiệu vẫn còn nguyên ý nghĩa và vai trò quan trọng
của nó trong pháp luật quốc tế. Nó được viện dẫn như một cơ sở pháp lý và thực tiễn
nhằm chứng minh tính hợp pháp của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ khi có tranh
chấp, đảm bảo giữ hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.
Do nhận thức của em còn hạn chế, bài làm không tránh khỏi những thiếu sót
và sai lầm. Mong thầy cô nhận xét và cho em ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn!


Bài tập cá nhân tuần 2 - Đề 08


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NXB Công an nhân dân. Trường đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật quốc tế.
2. NXB Giáo dục Việt Nam. ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng
(Đồng chủ biên). Giáo trình Luật quốc tế.
3.
/>




Bài tập cá nhân tuần 2 - Đề 08


PHỤ LỤC
 Max Hubert ghi nhận trong vụ đảo Palmas: “Theo quan điểm sự phát hiện
không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hoàn chỉnh, mà chỉ là một danh nghĩa không
đầy đủ, quả thực một danh nghĩa như vậy tồn tại mà không cần bất kỳ một biểu hiện
nào ra bên ngoài. Tuy nhiên, (…) một danh nghĩa không đầy đủ dựa trên sự phát hiện
cần phải được hoàn chỉnh trong thời hạn hợp lý bằng cách chiếm hữu thực sự”.
Bên cạnh giá trị củng cố cho danh nghĩa ban đầu, sự chiếm hữu thực tế còn có
thể tạo ra một danh nghĩa độc lập như quan tòa Max Hubert đã tuyên bố trong vụ đảo
Palmas:
“(…) thực tiễn cũng như học thuật công nhận, mặc dù bằng những cách diễn đạt
pháp lý khác nhau và có đôi chút khác biệt về các điều kiện cần thiết, việc thực hiện
chủ quyền quốc gia một cách liên tục và hòa bình tạo ra một danh nghĩa”.

Trong trường hợp tranh chấp, danh nghĩa có được dựa trên sự chiếm hữu thực tế
bao giờ cũng có giá trị hơn danh nghĩa có được trên sự phát hiện, chinh phục, chuyển
nhượng… Phán quyết trong vụ đảo Palmas nêu rõ:
“Nếu một tranh chấp nảy sinh về chủ quyền trên một lãnh thổ, ta thường xem
xét bên tranh chấp nào có danh nghĩa – chuyển nhượng, chinh phục, chiếm hữu... –
có giá trị hơn danh nghĩa mà bên kia có thể đưa ra. Tuy nhiên, nếu một bên dựa trên
luận điểm là đã thực hiện chủ quyền một cách thực sự, còn bên kia chỉ dựa trên một
danh nghĩa mà nhờ nó đã đạt được chủ quyền quốc gia một cách hợp pháp vào một
thời điểm nào đó thôi thì chưa đủ; còn cần phải chứng tỏ rằng chủ quyền quốc gia
tiếp tục tồn tại và đã tồn tại vào thời điểm được coi là có ý nghĩa quyết định đối với
việc giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện trong việc thực hiện thực sự những hoạt
động nhà nước chỉ thuộc về nhà nước chủ quyền lãnh thổ mà thôi”.

Trong vụ này, Trọng tài quốc tế đã kết luận chủ quyền trên đảo Palmas thuộc về
Hà Lan do nước này đã thực hiện chiếm hữu thực sự, mặc dù Tây Ban Nha đã phát
hiện ra hòn đảo này.
 Một trong những điều ước quốc tế về chiếm cứ lãnh thổ có ý nghĩa then chốt
trong việc đánh giá tính hợp pháp của việc xác lập lãnh thổ là Định ước Berlin năm
1885.


Bài tập cá nhân tuần 2 - Đề 08

Tuyên bố của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh "mọi sự
chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền thì phải là thật sự tức là

thực tế, không phải là danh nghĩa”. Chính tuyên bố trên của Viện Pháp luật Quốc tế
Lausanne đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của Định ước Berlin có giá trị
phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký Định ước
trên.
Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là: Việc xác lập chủ quyền
lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành, tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền
lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ
giữa các quốc gia; Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà bình trên một
vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ
động từ bỏ (derelicto); Dùng vũ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một
hành động phi pháp; Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành
động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên

vùng lãnh thổ đó; Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.
Ngày 10 tháng 9 năm 1919, Công ước Saint Germain đã được các cường quốc
lúc bấy giờ ký tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới
không còn lãnh thổ vô chủ nữa và như thế nguyên tắc chiếm hữu thật sự không còn
giá trị thực tế nữa. Song do tính hợp lý của nguyên tắc này, các luật gia trên thế giới
vẫn vận dụng nó khi phải giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.



×