Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân tố tụng dân sự đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.35 KB, 5 trang )

Luật Tố tụng Hình sự 2011

Đề bài: 1. Những khẳng định sau đúng hay sai, tại sao?
a. Chỉ cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án mới có quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn.
b. Không chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền thu thập chứng cứ.

1


Luật Tố tụng Hình sự 2011

Bài làm:
a.Khẳng định chỉ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mới có quyền áp dụng
biện pháp ngăn chặn là sai.
Biện pháp ngăn chặn với mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, ngăn người người phạm tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có
hành động gây cản trở cho việc điều tram truy tố, xét xử và thi hành án dân sự.
Luật có quy định cả những người có thẩm quyền cũng có thể áp dụng những
biện pháp ngăn chặn theo điều 79. Người có thẩm quyền ở đây không phải là cơ
quan điều tra, viện kiểm sát hay Tòa án nhưng vẫn được pháp luật trao quyền áp
dụng biện pháp ngăn chặn trong một số trường hợp. Đơn cử như việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn trong trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, vì bắt
người là một trong số các biện pháp ngăn chặn. Theo khoản 2 điều 81 BLTTHS
quy định về những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp
gồm: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn
vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng
ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã
rời khỏi sân bay, bến cảng”. Ở đây luật đã mở rộng phạm vi những người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là bởi trong nhiều trường hợp người phạm tội
sau khi thực hiện tội phạm, bỏ trốn qua biên giới, trên máy bay, trên tàu


biển….hoặc một người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiệm trọng trong những tình huống tương tự. Khi đó những người chỉ huy đồn
biên phòng, người chỉ huy tàu bay, tàu biển là người trực tiếp chỉ huy, điều khiển,
giám sát mọi vấn đề, mọi hoạt động, là người có điều kiện để có thể thực hiện quá
trình theo dõi, kiểm tra, xác minh các nguồn tin để xem có người chuẩn bị thực
hiện tội phạm hay không?. Trong tình huống cấp bách như vậy, họ mới là người có
2


Luật Tố tụng Hình sự 2011

khả năng ngăn chặn một người chuẩn bị thực hiện tội phạm hay bỏ trốn. Nếu
không ngăn chặn ngay lúc đó, mà chờ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án
áp dụng biện pháp ngăn chặn thì khả năng lớn là hành vi phạm tội đã được thực
hiện hoặc tội phạm có cơ hội bỏ trốn.
Mặt khác, với trường hợp bắt quả tang hoặc đang bị truy nã, theo Khoản 1Điều
82 quy định: “đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện
tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất
kỳ người nào cũng có quyền bắt…”. Luật quy định rõ bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt trong trường hợp trên. Với người đang thực hiện tội phạm, bất kỳ ai
cũng có quyền bắt, nếu không bắt ngay lúc đó mà chờ đến khi cơ quan chức năng
đến thì khả năng là tội phạm hoàn thành, hoặc khó khăn trong việc chứng minh
người đó là tội phạm. Việc quy định bất kỳ ai cũng có quyền bắt trong trường hợp
này góp phần ngăn chặn hành vi phạm tội xẩy ra và trốn tránh pháp luật của người
phạm tội. tương tự như trường hợp trên, khi người phạm tội thực hiện xong hành vi
thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt, nếu chờ đến khi cơ quan chức năng đến áp dụng
biện pháp ngăn chặn, thì tội phạm đã bỏ trốn từ lâu. Cho nên, quy định bất kỳ ai
cũng có quyền bắt sẽ đảm bảo ngăn chặn tội phạm bỏ trốn.
Vì thế khẳng định: Chỉ cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án mới có quyền áp
dụng biện pháp ngăn chặn là sai.

b. Không chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền thu thập chứng cứ. khẳng định này
là đúng.
Bởi lẽ, thu thập chứng cứ thực chất là phát hiện các thông tin tư liệu, dấu vết liên
quan đến đối tượng chứng minh, thu giữ, bảo quản các nguồn chứa đựng các thông

3


Luật Tố tụng Hình sự 2011

tin các tư liệu đó nhằm lưu giữ và bảo vệ giá trị chứng minh của các chứng cứ thu
thập được trong quá trình giải quyết vụ án(1). Theo khoản 1 điều 65 quy định:
“1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền
triệu tập những người biết về vụ án….”. Cụ thể hơn những người có thẩm quyền
do luật quy định, đó là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, người có
thẩm quyền của cơ quan được giao thẩm quyền điều tra (hải quan, kiểm lâm, bộ
đội biên phòng, cảnh sát biển) hoặc cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động
điều tra (cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, các đơn vị quân đội). Vì
thế không chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền thu thập chứng cứ.
Chứng cứ là những gì có thật mà sự xuất hiện, tồn tại và vận động của nó đều
theo các quy luật khách quan. Bởi vậy, để đảm bảo chứng cứ thỏa mãn tính khách
quan, liên quan, hợp pháp, đảm bảo sự minh bạch, không tạo ra tình trạng khép kín
trong quá trình thu thập chứng cứ trong một cơ quan nào. Đòi hỏi không chỉ do
một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc thu thập chứng cứ, mà do ba cơ quan
phối hợp với nhau thực hiện là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án.
Mặt khác, Mặc dù không phải là người trực tiếp thu thập chứng cứ, nhưng
Kiểm sát viên có quyền và có trách nhiệm đến hiện trường, thực hiện kiểm sát việc
khám nghiệm, tham gia thu thập chứng cứ khi vụ án mới xảy ra. Mọi hoạt động
của Kiểm sát viên không chỉ là thực hiện theo “chức năng”, mà còn là hình thức
pháp lý và có trách nhiệm tạo điều kiện để Điều tra viên hoàn thành nhiệm vụ. vì

thế, luật quy định nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thu thập chứng cứ cũng
nhằm để các cơ quan có sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ
nhanh chóng, hiệu quả.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1

(1)Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội tr 185.

4


Luật Tố tụng Hình sự 2011

1. Luật tố tụng hình sự năm 2003
2. Giáo trình luật tố tụng hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội
3. />
5



×