Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng trong tư pháp quốc tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.8 KB, 3 trang )

A. Mở Bài
Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước
ngoài của hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu là: Các
bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau hoặc hợp đồng kí kết ở nước ngoài
(nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở) hoặc đối tượng của hợp
đồng là tài sản ở nước ngoài. Vì là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nên xung đột
pháp luật là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là xung đột về hình thức hợp đồng. Vậy việc
giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật
Việt Nam ra sao, sau đây bài viết xin được làm rõ.
B. Nội Dung
1. Khái quát về hình thức của hợp đồng và xung đột về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là một trong ba cơ sở pháp lý xác định tính hợp pháp của hợp
đồng trong tư pháp quốc tế. Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu đạt sự thỏa thuận, ý
chí của các bên. Hợp đồng có thể thực hiện bằng một trong ba hình thức là: lời nói, văn bản
hoặc hành vi cụ thể.
Xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng quốc tế là cách hiểu, cách quy định khác
nhau về hình thức của hợp đồng của hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể tham gia
điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Ví dụ: A là thương nhân Việt Nam mua hàng hóa của B là thương nhân Hoa Kỳ, về hình
thức hợp đồng thương mại quốc tế, luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn
bản (theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương Mại 2005) nhưng luật của Mỹ thì cho phép bằng
hình thức văn bản đối với những hợp đồng có trị giá trên 500 USD hoặc bằng lời nói – dưới
500 USD. Như vậy, thì đã có hiện tượng xung đột pháp luật về hợp đồng nếu việc mua bán
hàng hóa có giá trị dưới 500 USD.
Pháp luật của các nước quy định về hình thức hợp đồng là khác nhau và Công ước Viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng cho phép các quốc gia thành viên có


quyền bảo lưu quy định đó. Nên việc xảy ra xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng
trong tư pháp quốc tế là rất phổ biến. Nguyên tắc phổ biến trong giải quyết xung đột về hình
thức hợp đồng của hầu hết các quốc gia là áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng.


2. Giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp
luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại Điều 770, Điều 771 BLDS 2005.
Nguyên tắc xác định luật điều chỉnh hình thức của hợp đồng:
Pháp luật Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng nguyên tắc luật nơi ký kết hợp đồng: Khoản 1
Điều 770 BLDS 2005 quy định: “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của
nước nơi giao kết hợp đồng”. Bên cạnh đó, Điều 771 BLDS 2005 cũng quy định về nguyên
tắc xác định pháp luật điều chỉnh hình thức của hợp đồng, nhưng là “trong trường hợp giao
kết hợp đồng vắng mặt”. Vì vậy, có thể hiểu Điều 771 là ngoại lệ của Điều 770 trong trường
hợp giao kết hợp đồng vắng mặt.
+ Trường hợp giao kết hợp đồng trực tiếp:
Trong trường hợp hợp đồng được ký kết trực tiếp, hình thức cảu hợp đồng sẽ được xác
định theo nguyên tắc luật nơi giao kết hợp đồng quy định tại điều 770 BLDS 2005. Quy
định này là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của hầu hết các nước cũng như nhu cầu
thực tế trong việc giao kết hợp đồng. Bởi vì nơi giao kết hợp đồng là nơi mà hợp đồng
được thiết lập, nó chỉ có hiệu lực pháp lý hay nói cách khác là được pháp luật quốc gia sở
tại công nhận khi nó thỏa mãn quy định của pháp luật nước đó về hình thức của hợp đồng.
Quy định này cũng cho phép các bên tham gia ký kết hợp đồng tiến hành các thủ tục về
hình thức được thuận tiện hơn.
Ví dụ như: các thủ tục về công chứng,… khi hợp đồng quy định bược phải công chứng.
Nếu như không áp dụng nguyên tắc luật nơi kí kết hợp đồng mà áp dụng pháp luật của nước
khác thì nếu mà hợp đồng yêu cầu phải công chứng thì sẽ gây rất nhiều khó dễ cho các chủ
thể giao kết.


Có hai ngoại lệ của nguyên tắc xác định hình thức của hợp đồng theo điều 770 BLDS
2005. Thứ nhất, là trường hợp hợp đồng giao kết ở nước ngoài, hình thức phù hợp với
pháp luật nước ngoài nhưng trái với pháp luật Việt Nam thì vẫn được công nhận hiệu lực ở
Việt Nam, trừ trường hợp hợp đồng đó liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao
quyền sở hữu công trình, nhà cửa, bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam (theo khoản 2

Điều 770 BLDS 2005). Ngoại lệ thứ hai là, hợp đồng được giao kết ở nước ngoài vi phạm
điều kiện về hình thức theo pháp luật nước ngoài nhưng không trái với quy định của pháp
luật Việt Nam thì hợp đồng đó vẫn được công nhận về mặt hình thức ở Việt Nam. Vì vậy,
nói tóm lại một hợp đồng quốc tế muốn được công nhận về mặt hình thức ở Việt Nam thì
chỉ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt:
Theo Điều 771 BLDS 2005: “Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc
xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân
hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng”
Đây là quy định rất hợp lý, vì khi các bên giao kết vắng mặt qua: mạng, thư điện tử, fax,
… thì sẽ rất khó xác định được nơi giao kết hợp đồng, vì vậy mà hình thức của hợp đồng
phải xác định theo pháp luật nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân
bên đề nghị giao kết để giúp cho các bên thuận lợi hơn trong việc giao kết hợp đồng.
C. Kết Luận
Qua sự trình bày trên, có thể thấy pháp luật Việt nam đã có những quy định hết sức cụ
thể và hoàn chỉnh về giải quyết xung đột hình thức của hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
Nhìn chung, nguyên tắc chọn luật nơi giao kết hợp đồng vẫn được áp dụng chủ yếu. Bên
cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể nguyên tắc luật nơi có vật, luật nơi xét xử luật nơi
cư trú của chủ thể giao kết cũng được áp dụng.



×