Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.14 KB, 14 trang )

Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay,
thực trạng và giải pháp
Phạm Thị Mai Trang
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Chính
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công chứng, xã hội hóa công chứng.
Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và các Văn phòng
công chứng hiện nay và phân tích các yêu cầu khách quan và thực tiễn xã hội hóa công
chứng ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện xã hội hóa
công chứng, nâng cao hiệu quả thi hành Luật Công chứng.
Keywords: Xã hội hóa; Pháp luật Việt Nam; Hành chính công; Công chứng
Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng
cường pháp chế là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ở Việt
Nam hiện nay. Một trong các yêu cầu quan trọng của nội dung này là xác định đúng vai trò,
chức năng của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác
định vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công nhằm làm cho bộ máy nhà nước tinh
gọn, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Trước yêu cầu trên, xã hội hóa dịch vụ công, trong đó có xã hội hóa công chứng là
một giải pháp quan trọng. Công chứng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì trật tự
pháp luật ổn định trong các giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham
gia giao dịch, bảo đảm ổn định trật tự xã hội, phòng ngừa tranh chấp xảy ra, đồng thời cung
cấp chứng cứ đáng tin cậy khi xảy ra các tranh chấp.



Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay đang đặt công chứng trước những
yêu cầu mới. Đó là, sự linh hoạt về mặt tổ chức, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân
dân; là sự đề cao, phát huy trách nhiệm cá nhân của công chứng viên trong môi trường cạnh
tranh lành mạnh, tạo động lực để các công chứng viên phát huy tính tích cực, chủ động, nhiệt
tình trong hoạt động; giảm nhẹ sự bao cấp của Nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước tinh giản,
gọn nhẹ; tiết kiệm ngân sách nhà nước; tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng
cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực công chứng, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả công chứng.
Cùng với chủ trương xã hội hóa các hoạt động luật sư, tư vấn, giám định tư pháp,
xã hội hóa công chứng là quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay, thể hiện đặc biệt rõ nét ở Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nội dung:
Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và
chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý
nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng
thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này [39].
Tuy nhiên, cũng như xã hội hóa dịch vụ công, xã hội hóa công chứng ở nước ta hiện nay
vẫn còn là vấn đề mới, chưa có tiền lệ, thực tiễn thì còn rất mới; còn có sự khác nhau về nhận thức
không chỉ trong người dân, mà ngay cả trong đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính, cơ
quan tư pháp, các chuyên gia, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý.
Vì vậy, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công chứng,
kịp thời đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành
chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, cần nghiên cứu
một cách nghiêm túc, khách quan, toàn diện, có hệ thống cả về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
nhằm tạo cơ sở khoa học tin cậy cho toàn bộ quá trình xã hội hóa công chứng ở Việt Nam. Tư
tưởng xã hội hoá hoạt động công chứng là một trong những nét nổi bật của Luật Công chứng
số 82/2006/QH 11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2007. Qua hơn ba năm thực hiện Luật Công chứng, hoạt động công chứng đã đạt được
những kết quả tích cực, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá, theo hướng xã hội hoá. Tuy

nhiên bên cạnh đó trong quá trình triển khai thực hiện Luật Công chứng còn có một số khó

2


khăn, hạn chế, bất cập. Vì vậy cần phải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công
chứng để khắc phục những hạn chế, bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực tiễn áp dụng Luật
Công chứng, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và phù hợp hơn cho phát triển hoạt động công chứng
theo hướng chuyên nghiệp hoá, khẳng định chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng là
hết sức đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng khu vực và
thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thu hút đầu
tư nước ngoài.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài "Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực
trạng và giải pháp" cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xã hội hóa công chứng là vấn đề mới ở Việt Nam, chưa có tiền lệ, thực tiễn áp dụng
chưa đầy hai năm còn nhiều hạn chế, bất cập.
Về góc độ lý luận, cho đến nay vấn đề xã hội hóa công chứng chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ; chưa có một đề tài nào trực tiếp đi sâu nghiên
cứu cơ sở lý luận về xã hội hóa công chứng và thực trạng, giải pháp qua hai năm thực hiện
Luật Công chứng. Trong một số luận án, luận văn, bài viết về công chứng, xã hội hóa
công chứng mới chỉ được đề cập đến như là một trong các giải pháp hoàn thiện pháp luật
công chứng hoặc đổi mới tổ chức hoạt động công chứng ở Việt Nam hiện nay. Một số
luận văn, bài viết về xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, trong đó, hoạt động công
chứng được đề cập đến như một trong các hoạt động bổ trợ tư pháp cần thiết phải xã hội
hóa và mới chỉ trên cơ sở lý luận mà chưa qua thực tiễn áp dụng Luật Công chứng, thực
tiễn xã hội hoá hoạt động công chứng.
Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp là đề tài nghiên
cứu tương đối hệ thống và toàn diện lý luận về xã hội hóa công chứng và thực tiễn qua hơn ba
năm thực hiện Luật Công chứng để đề xuất những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả

thi hành Luật Công chứng nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho quá trình xã hội hóa công
chứng ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

3


Xã hội hóa công chứng là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, song
dưới góc độ lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu,
làm rõ những vấn đề lý luận về xã hội hóa công chứng gắn liền với quá trình cải cách hành
chính, cải cách tư pháp; đánh giá thực trạng hoạt động công chứng từ năm 2001 đến nay (tính
từ thời điểm Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng,
chứng thực có hiệu lực thi hành và sau đó là đến thời điểm Luật Công chứng số 82/2006/QH
11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 và qua
ba năm thực hiện Luật Công chứng); yêu cầu khách quan xã hội hóa công chứng đã và đang
diễn ra; đề ra các quan điểm giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả xã hội hóa công chứng ở
Việt Nam với lộ trình từ nay đến năm 2020.
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
xã hội hóa công chứng, đề xuất và phân tích các quan điểm, giải pháp xã hội hóa công chứng ở
Việt Nam trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tổ chức và hoạt động của nhà
nước nói chung, mục tiêu cải cách tư pháp nói riêng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về công chứng, xã hội hóa công chứng.
- Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và các Văn
phòng công chứng hiện nay và phân tích các yêu cầu khách quan và thực tiễn xã hội hóa công
chứng ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện xã hội hóa công chứng, nâng cao
hiệu quả thi hành Luật Công chứng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng Nhà

4


nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; về cải cách
hành chính, cải cách tư pháp.
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trực tiếp sử
dụng các phương pháp của triết học Mác - Lênin, như phương pháp kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể, phân tích và tổng hợp, thống kê luật học, lý thuyết hệ
thống...
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là chuyên khảo khoa học nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về xã
hội hóa công chứng, đưa ra khái niệm xã hội hóa công chứng, nguyên tắc phạm vi xã hội hóa
công chứng, ý nghĩa của xã hội hóa công chứng, nêu thực trạng xã hội hoá công chứng ở nước ta
trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện chủ trương xã hội hóa công
chứng của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế cuộc sống.
7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn đóng góp cho việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xã
hội hóa công chứng ở Việt Nam.
- Những vấn đề được làm sáng tỏ trong luận văn có thể đóng góp cho việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam theo hướng xã hội hóa, thực hiện chủ
trương xã hội hóa công chứng của Đảng và Nhà nước.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 2 chương, 4 tiết.

References
1.

Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995).

2.

Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).

3.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam (1990).

4.

Bộ luật Tố tụng dân sự (2004).

5.

Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên bộ số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11
hướng dẫn về lệ phí công chứng, Hà Nội

5


6.

Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10 về công tác công chứng nhà
nước, Hà Nội.


7.

Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10 về hướng dẫn thực hiện các
việc công chứng, Hà Nội.

8.

Bộ Tư pháp (2001), Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3 hướng dẫn thi hành Nghị
định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

9.

Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.

10.

Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Luật Công chứng và Nghị định
79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký.

11.

Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ (2005), Thông tư liên bộ số 04/2005/TTLT/TP-NV ngày 05/5
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên
môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương,
Hà Nội.

12.


Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày
17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn về mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

13.

Bùi Đình Hiện (2003), "Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng tại
thành phố Hải Phòng", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công
chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

14.

Chính phủ (1994), Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5 về cải cách một bước thủ tục hành
chính, Hà Nội.

15.

Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày 18/5 về tổ chức và hoạt động công chứng
nhà nước, Hà Nội.

16.

Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12 về công chứng, chứng
thực, Hà Nội.

17.

Chính phủ (2001), Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg ngày 05/3 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP, Hà Nội.


6


18.

Chính phủ (2001), Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12 của Thủ tướng Chính
phủ về mở rộng khoán biên chế và kinh phí hành chính đối với cơ quan hành
chính nhà nước, Hà Nội.

19.

Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01 về chế độ tài chính áp dụng
cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.

20.

Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hà Nội.

21.

Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai 2003, Hà Nội.

22.

Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

23.


Chính phủ (2008), Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

24.

Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

25.

Chính phủ (2009), Nghị định số 60/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tư pháp (sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý vi phạm hành chính
trong hoạt động công chứng).

26.

C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.

Chu Văn Thành (Chủ biên) (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.

Dương Khánh (2002), Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay,
Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

29.


Dương Khánh (2004), "Một số vấn đề cần được nghiên cứu trong quá trình xây dựng Pháp
lệnh công chứng", Dân chủ và pháp luật, (12), tr.19-22.

30.

Dương Đình Thành (2003), "Chế độ tự trang trải về tài chính trong tổ chức và hoạt động
của Phòng công chứng - một số vấn đề đặt ra", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ
chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam,
Bộ Tư pháp, Hà Nội.

7


31.

Dương Đình Thành (2004), "Tiếp tục đổi mới hoạt động công chứng ở nước ta", Dân
chủ và pháp luật, (11), tr. 28-30.

32.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.

33.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VII, Hà Nội.

34.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

38.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

39.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.


40.

Đặng Văn Khanh (2000), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm
vi, nội dung, hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước
ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

41.

Đặng Văn Khanh (2003), "Mô hình dịch vụ công trong hoạt động công chứng trên địa bàn
thành phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra", Hội thảo khoa học: Đổi
mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt
Nam, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

42.

Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất Luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.

8


43.

Đinh Dũng Sỹ (2003), "Một số vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và
hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư
pháp, Hà Nội.

44.


Đào Trí Úc (2000), "Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh
đề cao pháp luật và pháp chế", Nhà nước và pháp luật, (12), tr. 3-9.

45.

Đào Trí Úc (2003), "Cải cách tư pháp, ý nghĩa, mục đích và trọng tâm", Nhà nước và
pháp luật, (2), tr. 3-5.

46.

Đào Trí Úc (2003), "Về vị trí, vai trò và các nguyên tắc của hoạt động tư pháp", Nhà
nước và pháp luật, (7), tr. 3-6.

47.

Đào Trí Úc (2004), "Mối liên hệ giữa Nhà nước với xã hội dân sự và vấn đề cải cách
hành chính", Nhà nước và pháp luật, (4), tr. 3-10.

48.

Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.

49.

Hoàng Văn Hảo (2003), "Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (2), tr.
14-19.

50.


Hoàng Thị Kim Quế (2003), "Vai trò của Nhà nước và vấn đề dịch vụ công ở nước ta
hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 20-24.

51.

Hội đồng Bộ trưởng (1981), Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11 về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp, Hà Nội.

52.

Hội đồng Bộ trưởng (1989), Quyết định số 90/HĐBT ngày 19/7 về con dấu của Phòng
công chứng nhà nước, Hà Nội.

53.

Hội đồng Bộ trưởng (1991) Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2 về tổ chức và hoạt động
công chứng nhà nước, Hà Nội.

54.

Khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tài liệu học
tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.

55.

Lê Chi Mai (Chủ biên) (2002), Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước,
vấn đề và giải pháp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

9



56.

Lê Khả (2003), "Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan công
chứng", Báo Pháp luật, số ra ngày 18/02.

57.

Lê Hữu Nghĩa (2004), "Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học - thực tiễn: Phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp", Tạp chí
Cộng sản, (6), tr. 31-37.

58.

Lê Minh Thông (2000), "Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người ở nước
ta", Nhà nước và pháp luật, (8), tr. 3-15.

59.

Lê Minh Thông (2001), "Đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng các yêu
cầu phát triển đất nước trong thế kỷ mới", Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 4-13.

60.

Lê Tài Triển - (Chủ biên) (1971), Nhiệm vụ của công tố viện, Sài Gòn.

61.

Lê Thị Kim Hoa (2003), Hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

62.

Luật Đất đai (2003).

63.

Luật thương mại (2005).

64.

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (2003).

65.

Luật về hệ thống công chứng nhà nước, ngày 19/7/1973 của Liên Xô.

66.

Lương Ninh (Chủ biên) (2003), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

67.

Monqtesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

68.

Một số văn bản về chương trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế trong bộ máy
nhà nước (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


69.

Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

70.

Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ
công - nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

71.

Nguyễn Văn Hợi (2003), "Thực tiễn thực hiện thí điểm tự trang trải về tài chính của
Phòng công chứng số 1 tỉnh Thái Bình", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và
hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư
pháp, Hà Nội.

10


72.

Nguyễn Văn Tam (2005), "Tin về hoạt động 6 tháng đầu năm 2005 của Phòng công
chứng số 1 tỉnh Trà Vinh", Báo pháp luật Việt Nam, (158), ngày 04/7.

73.

Nguyễn Văn Toàn (2004), Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo mô
hình công chứng Latinh, Luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại Cộng hòa Pháp.


74.

Nguyễn Văn Tuân (2004), "Khái niệm, định hướng xã hội hóa tổ chức và hoạt động bổ
trợ tư pháp", Dân chủ và pháp luật, (8), tr. 13-17.

75.

Nguyễn Văn Vẻ (2003), "Đổi mới công tác đào tạo nghề công chứng trong tổng thể đổi
mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách tư pháp, cải cách
hành chính ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công
chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

76.

Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Tài liệu hội thảo quy chế nghề công chứng và
phương hướng xây dựng Pháp lệnh công chứng, Hà Nội.

77.

Phạm Hồng Thái (2004), "Bàn về xã hội công dân", Dân chủ và pháp luật, (11), tr. 611.

78.

Phạm Văn Lợi (2004), "Công chứng, chứng thực ở Việt Nam, thực trạng và định hướng
phát triển", Dân chủ và pháp luật, (7), tr. 16-20.

79.

Phạm Xuân Phương (2003), "Mô hình công chứng lưu động trong điều kiện công chứng

chứng thực hiện nay trên địa bàn Hà Nội", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và
hoạt động công chứng trong điều kiện công chứng chứng thực ở Hà Nội, Bộ Tư
pháp, Hà Nội.

80.

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (29/9/1989).

81.

Pháp lệnh lãnh sự (24/12/1990).

82.

Quốc hội (2007), Luật số 82/2006/QH 11 quy định về công chứng và ngày 18/5/2007.

83.

Trần Ngọc Đường (2004), Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc
hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
và vì dân ở nước ta, Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp Nhà nước KX04.04,
Hà Nội.

84.

Trần Thị Quang Hồng (2000), Xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

11



85.

Trần Đức Lương (2005), "Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,
nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (2), tr. 3-10.

86.

Trần Thất (2003), "Xã hội hóa hoạt động công chứng một số vấn đề lý luận và thực
tiễn", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều
kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

87.

Trần Thất (2004), "Công chứng, chứng thực trong điều kiện cải cách hành chính và cải
cách tư pháp", Dân chủ và pháp luật, (6), tr. 2-3.

88.

Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 về ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ của Chủ
tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa.

89.

Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952 ban hành thể lệ trước bạ về các việc mua bán, cho
và đổi nhà cửa, ruộng đất của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

90.


Sở Tư pháp Hà Nội (2002), Báo cáo 20 năm xây dựng và trưởng thành của ngành tư
pháp Thủ đô (10/11/1982 - 10/11/2002), Hà Nội.

91.

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc (2005), Kết quả khảo sát công tác công chứng, chứng thực trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

92.

V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

93.

Viện châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1991), Trung Quốc trên
đường cải cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

94.

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), "Chuyên đề đội ngũ cán bộ tư pháp xã,
phường, thị trấn - thực trạng và hướng kiện toàn nâng cao năng lực hoạt động",
Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội.

95.

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), "Chuyên đề đánh giá thực trạng và nhu
cầu phát triển công tác đào tạo pháp luật ở Việt Nam đến năm 2010", Thông tin
Khoa học pháp lý, (4).

96.


Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), "công chứng Việt Nam trong nền kinh tế
thị trường hướng theo mô hình công chứng Latinh", Thông tin Khoa học pháp lý,
(1).

12


97.

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), "Chuyên đề tổng hợp ý kiến đóng góp của
ngành Tư pháp về dự thảo Bộ luật Dân sự (Sửa đổi)", Thông tin Khoa học pháp
lý, (2).

98.

Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1994), Từ điển Pháp - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.

99.

Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam, Đề tài khoa học
mã số 92-98-224, Hà Nội.

100. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1993), "Chuyên đề cải cách tư pháp",
Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội.
101. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), "Chuyên đề cải cách hành
chính", Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội.
102. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (1995), "Chuyên đề công chứng",

Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội.
103. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), "Chuyên đề 10 năm xây dựng thể
chế hành chính", Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội.
104. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), "Chuyên đề pháp luật của một
số nước Đông Âu trong quá trình chuyển đổi cơ chế", Thông tin Khoa học pháp
lý, (9).
105. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), "Chuyên đề năng lực, hiệu lực,
hiệu quả quản lý hành chính nhà nước thực trạng, nguyên nhân và giải pháp",
Thông tin Khoa học pháp lý, (12).
106. Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
107. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
108. Võ Khánh Vinh (2003), "Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - Nhà nước trong Nhà nước
pháp quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình tổng thể Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 6-13.
109. Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp (2005), Các quy định về công chứng của một số
nước, Hà Nội.

13


110. Uông Chu Lưu (Chủ nhiệm), Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 04-06, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
111. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2002), Quyết định số 2167/QĐ-UB ngày 10/9 về việc
giao quyền tự chủ tài chính theo cơ chế tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
giai đoạn 2002 - 2004 cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Thái Bình.
112. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002), Quyết định số 22/2002/QĐ-UB ngày 25/02 về
việc cho phép 3 Phòng công chứng thực hiện thí điểm hoạt động dịch vụ hành
chính công, Hà Nội.
113. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Quyết định số 55/2005/QĐ-UB ngày

01/4 thí điểm giao cho ủy ban nhân dân cấp xã, phường ở Thành phố Hồ Chí
Minh được thực hiện chứng thực bản sao, Thành phố Hồ Chí Minh.
TIẾNG ANH
114. BLACK'S LAW DICTIONARY - (ST.Paul, MINN, WEST - PUBLISHING CO. 1990).

14



×