Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập lớn học kỳ môn hình sự module 2 hợp đồng lao động (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.44 KB, 10 trang )

Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................................2
II.NHẬN XÉT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ÁP DỤNG TRONG TÌNH HUỐNG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.......................................................6

KẾT LUẬN……………………………………………………….…..-9-

MỞ ĐẦU
Hợp đồng lao động là vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực lao động của tất
cả các nước. Dưới góc độ pháp luật nó là một chế định gốc quan trọng bậc nhất
trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam, xác định quyền và nghĩa vụ của
người lao động và người sử dụng lao động. Việc nghiên cứu về hợp đồng lao
động trên trên cơ sở lí luận và thực tiễn là một việc cần thiết không những của
1


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí mà của cả những người lao động và người sử
dụng lao động với tư cách là chủ thể của hợp đồng lao động. Giải quyết tình
huống dưới đây của nhóm chúng em sẽ hiểu hơn về các loại hợp đồng lao đồng,
cũng như vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường hợp đồng. Từ đó,
thấy được những khuyết điểm của pháp luật lao động về vấn đề này và đưa ra


một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện vấn đề liên quan tới hợp đồng lao động

NỘI DUNG
I.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1.

Hợp đồng lao động giữa anh Xuân và công ty X trước khi xảy

ra tranh chấp thuộc loại HĐLĐ nào? Tại sao? (3điểm)
Hợp đồng lao động giữa anh Xuân và công ty lao động X trước khi xảy
tranh chấp được xác định như sau:
Theo dữ liệu đề bài thì anh Hoàng Minh Xuân làm việc tại công ty sở
hữu trí tuệ X trong suốt thời gian 12 năm công tác ( từ tháng 5/2000 đến ngày
10/05/ 2013) và anh Xuân đã ký với công ty 6 hợp đồng lao động (HĐLĐ) có
thời hạn 2 năm.
Căn cứ vào số hợp đồng lao động mà anh Xuân đã ký với công ty lao
động X ta chia hợp đồng lao động giữa anh Xuân và công ty lao động X thành hai
giai đoạn kí kết. Cụ thể như sau: hai hợp đồng lao động đầu ( hợp đồng 1 và 2)
giữa anh Xuân và công ty lao động X là hợp đồng lao động xác định thời hạn,còn
từ hợp đồng thứ ba là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bởi:
Theo điểm b khoản 1 Điều 22 bộ luật lao động (Luật số 10/2012/QH13
của Quốc hội ) quy định về loại hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động
xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36
tháng.”
2



Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

Hợp đồng thứ nhất giữa anh Xuân và công ty lao động X là hợp đồng lao
động xác định thời hạn với thời hạn là 2 năm công tác phù hợp với quy định của
pháp luật “thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng”
Theo dữ liệu của đề bài ra nhận thấy sau khi hết thời hạn hợp đồng lao
động thứ nhất, anh Xuân vẫn tiếp tục ký với công ty X các hợp đồng lao động
tiếp theo, “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động
mới” (khoản 2 Điều 22 BLLĐ). Hợp đồng lao động thứ hai là hợp đồng lao động
mới giữa anh Xuân và công ty X và đây là hợp đồng xác định thời hạn với thời
hạn là 2 năm
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cũng theo khoản 2 Điều 22
BLLĐ quy định “Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng
xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động
vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời
hạn.”
Điều này cho thấy sau hợp đồng thứ hai thì hợp đồng kí kết giữa anh Xuân
và công ty là hợp đồng không xác định thời hạn hay từ hợp đồng thứ ba giữa anh
Xuân và công ty X là hợp đồng không xác định thời hạn.Tuy nhiên công ty X và
anh Xuân lại tiếp tục kí với nhau bốn hợp đồng xác định thời hạn là trái với quy
định tại khoản 2 điều 22 bộ luật lao động. Hiện nay pháp luật lao động nước ta
quy định “ người lao động tiếp tục làm việc thì…”. Với việc quy định như vậy
xảy ra trường hợp khi không muốn kí kết hợp đồng không xác định thời hạn thì
người lao động và người sử dụng lao động sẽ chấm dứt hoàn toàn hợp đồng cũ,

sau đó kí kết hợp đồng xác định thời hạn mới. Tuy nhiên ở trường hợp này do
anh Xuân có 12 năm công tác tức là công việc có tính liên tục, không ngắt quãng
nên không thể tùy tiện kí hợp đồng xác định thời hạn

3


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

Theo đúng với quy định của BLLĐ thì hợp đồng trước khi xảy ra tranh
chấp giữa anh Xuân và công ty X là hợp đồng không xác định thời hạn
2. Việc chấm dứt HĐLĐ của anh Xuân là đúng hay sai? Tại sao?(3
điểm)
Theo quy định của pháp luật lao động: “Hợp đồng lao động là sự thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương,
điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” (Điều
15 BLLD). Hợp đồng lao động được xác lập dựa trên sự thoả thuận của các bên
về nội dung của quan hệ lao động (tiền lương, điều kiện lao động ) trên nguyên
tắc tự do bình đẳng. Khi có mâu thuẫn về quyền lợi hoặc không đạt được sự
thống nhất trong thoả thuận thì một trong hai bên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động
(đơn phương hoặc có sự thoả thuận). Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là những
trường hợp chấm dứt chỉ phụ thuộc vào ý chí của một bên chủ thể, nhưng được
pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
Như đã xác định ở trên, hợp đồng giữa anh Xuân và công ty X trước khi
xảy ra tranh chấp là hợp động không xác định thời hạn. Và dù đang còn trong
thời gian cam kết làm việc nhưng anh Xuân( người lao động) đã đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ vào khoản 3 Điều 37 BLLĐ có quy định về
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn như

sau:“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người
sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều
156 của Bộ luật này”.
Căn cứ vào đây, nhận thấy dù anh Xuân đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động khi chưa đủ thời gian làm việc 5 năm như đã cam kết nhưng do đây là
hợp đồng không xác định thời hạn nên anh Xuân được thực hiện quyền này của
mình khi đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Theo tình huống, ngày 10/5/2013

4


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

anh Xuân thông báo xin chấm dứt HĐLĐ với công ty đến ngày 20/7/2013 anh
không đến công ty làm việc. Thời gian thông báo cho công ty đến lúc thôi việc là
70 ngày, hoàn toàn phù hợp với quy định “báo cho người sử dụng lao động biết
trước ít nhất 45 ngày”
Như vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động của anh Xuân là phù hợp với
quy định của pháp luật
Tuy nhiên, theo quy định này của pháp luật, phải chăng pháp luật tạo lỗ
hổng cho người lao động tự do chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, không bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng lao động?
3.

Giả sử khi anh Xuân chấm dứt hợp đồng. Công ty yêu cầu anh bồi

thường 7 triệu chi phí hỗ trợ học phí tại trường Đại học Luật thì có hợp pháp

không? Tại sao? (4điểm)
Theo tình huống của bài tập trong thời gian 12 năm công tác tại công ty, anh
Xuân đã kí với công ty 6 HĐLĐ có thời hạn 2 năm và trong thời gian này Công ty cử
anh đi học Văn bằng 2 tại trường Đại học Luật Hà Nội và được hỗ trợ 7 triệu đồng.
Trong hợp đồng đào tạo, anh Xuân cam kết sau khi học xong sẽ làm việc cho công ty
5 năm. Sau khi học xong và dù mới được 1 năm nhưng ngày 10/5/2013 anh Xuân
thông báo xin chấm dứt HĐLĐ với công ty. Ngày 20/7/2013 anh không đến công ty
làm việc. Trường hợp này, khi anh Xuân chấm dứt hợp đồng đào tạo thì không phải
hoàn trả chi phí hỗ trợ học phí 7 triệu đồng cho công ty sở hữu trí tuệ X. Bởi vì:
Thứ nhất, xét về hợp đồng lao động trước khi xảy ra tranh chấp mà anh
Xuân ký với công ty X đây là hợp đồng không xác định thời hạn
Thứ hai,như đã chứng minh ở trên, anh Xuân đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đúng thủ tục, phù hợp với quy định của pháp luật theo khoản 3,
Điều 37 BLLĐ
Về việc hoàn trả chi phí đào tạo, theo quy định tại Khoản 3, Điều 43
quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái

5


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

pháp luật: “Phải chi trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 62 của Bộ luật này”.
Tuy nhiên, anh Xuân đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật nên
không phải hoàn trả chi phí 7 triệu đồng mà công ty X đã hỗ trợ cho việc học văn
bằng 2 tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người lao động có ký văn bản cam

kết với người sử dụng lao động về việc phải làm cho người sử dụng lao động một
thời gian sau khi được đào tạo và phải hoàn trả chi phí đào tạo khi vi phạm cam
kết này hay không cũng không có ý nghĩa gì khi người lao động làm việc theo
hợp đồng không xác định thời hạn, muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ cần
thông báo trước ít nhất là 45 ngày cho bên sử dụng lao động.
Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng anh Xuân không có quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ và phải bồi thường cho công ty X:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 18 Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày
20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục và Luật Lao động về dạy nghề cũng quy định: “Trường hợp doanh nghiệp
tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học
nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Mức bồi
thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học nghề.
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật
liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác
đã chi cho người học”.
Kết luận: Trường hợp này, nhóm theo quan điểm áp dụng Khoản 3, Điều
37 và Khoản 3, Điều 43 thì khi anh Xuân chấm dứt hợp đồng mà Công ty yêu
cầu anh bồi thường 7 triệu chi phí hỗ trợ học phí tại trường Đại học Luật là
không hợp pháp
II.NHẬN XÉT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ÁP DỤNG TRONG
TÌNH HUỐNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

6


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2
1.

Đề số 2


Nhận xét các quy định pháp luật áp dụng trong tình huống

Về HĐLĐ xác định thời hạn, các bên được giao kết tói đa thời hạn 36
tháng. Nếu xét về ý nghĩa quy định nhằm bảo vệ người lao động theo đó NSDLĐ
chỉ sử dụng NLĐ làm việc theo loại HĐLĐ xác định thời hạn trong phạm vi hạn
chế. Như vậy ,trong một doanh nghiệp lực lượng lao động ổn định chủ yếu là
lọai HĐLĐ không xác định thời hạn. Song, theo kết quả điều tra của Viện khoa
học Lao động và các vấn đề xã hội tại 320 doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế cho thấy loại HĐLĐ không xác định thời hạn chiếm 30,52%. Trong soố
các ăn bản kí với loại hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng thì chủ yếu là HĐLĐ
thời hạn 1 năm bởi những khó khăn trong kinh doanh hiện nay. Theo kết quả điều
tra thì HĐLĐ xác định thời hạn vẫn chiếm ưu thế, tại thành phố HỒ Chí Minhnứi được coi là thị trường lao động lớn nhất nước ta thì HĐLĐ không xác định
thời hạn chỉ chiếm 20% trên thị trường lao động
Theo quy định BLLĐ thì chỉ được gia hạn thêm 1 lần khi kí kết HĐLĐ xác
định thời hạn , sau đó phải chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn. Quy
định như vậy, dễ dẫn đến NLĐ bị mất việc sau khi hai bên đã hết hạn gia hạn hợp
đồng bởi thị trường lao động nước ta cung lớn hơn cầu, NSDLĐ không muốn kí
hợp đồng không xác định thời hạn bởi sẽ có những bất lợi khi người lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần đưa ra lí do. Hiện nay để
“lách” quy định này có ý kiến cho rằng sau khi đã hết thời gian gia hạn hợp đồng
hai bên chấm dứt hợp đồng lao động, sau một thời gian hai bên kí HĐLĐ xác
định thời hạn và coi như là quan hệ lao động mới? Hay co theể ận dụng quan
điểm của TANDTC trong báo cáo công tác ngành 2001 là” việc các bên kí HĐLĐ
với thời hạn trên 3 năm là một thỏa thuận có lợi cho NLĐ, được pháp luật khuyến
khích nên không được coi là trái luật”
Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động trong hợp đồng
không xác định thời hạn tạo sự thuận lợi bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên,
với việc quy định NLĐ chỉ cần thực hiện đúng thủ tục mà không cần bất kì một lí


7


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

do nào, không bảo vệ được lợi ích cho NSDLĐ, tạo sự dễ dàng muốn chấm dứt
khi nào phụ thuộc hoàn toàn phụ thuộc vào NLĐ. Do vậy, HĐLĐ không xác định
thời hạn tồn tại không nhiều do nguyên nhân này
Vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ: Do
pháp luật quy định trong HĐLĐ không xác định thời hạn khi NLĐ đơn phương
chấm dứt chỉ tuân theo thủ tục mà không cần lí do, đã tạo nên sự tùy tiện, NLĐ
không có trách nhiệm với những cam kết trong hợp đồng học nghề, NSDLĐ mất
một khoản chi phí lớn để đào tạo cho NLĐ. Có nhiều trường hợp NLĐ sau khi
được đào tạo xong đã chấm dứt HĐLĐ với nơi cam kết làm việc để làm việc cho
một nơi khác có điều kiện tốt hơn. Như vậy, quy định này tạo nên một lỗ hổng
lớn, NSDLĐ không bảo vệ được quyền lợi cho mình
2.

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

Hiện nay trên thế giới có những quan điểm khác nhau về vấn đề thời hạn
HĐLĐ như Theo Luật tiêu chuẩn Lao động Hàn Quốc “ Thời hạn HĐLĐ không
được quá 1 năm…” hay Liên bang Nga quy định thời hạn không quá 5 năm. Trên
thế giới các nước phát triển như Hàn Quốc, Pháp, Mĩ… chủ yếu sử dụng hợp
đồng không xác định thời hạn, còn những nước chưa phát triển , nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi lại có xu hướng chủ yếu áp dụng HĐLĐ xác định thời
hạn( Nga, Trung Quốc, Lào). Mặt khác hiện nay ở các nước ASEAN chủ yếu áp
dụng loại HĐLĐ xác định thời hạn. Theo thực tế áp dụng cũng như nhiều quan

điểm hiện nay ở nước ta, cùng với kinh nghiệm các nước trên thế giới đặc biệt là
những nước có mô hình gần gũi với ta thì về thời hạn HĐLĐ nên quy định “
HĐLĐ không xác định thời hạn. HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên và
HĐLĐ theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng”. Điều này hạn chế được việc NLĐ tùy tiện chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3,
điều 37 BLLĐ

8


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2

Đề số 2

Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn của NLĐ
cần quy định thêm lí do chấm dứt để bảo vệ quyền lợi cho NSDLĐ.Những lí do
có thể căn cứ theo khoản 1 điều 37 khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác
định thời hạn, cũng cần có những hướng dẫn cụ thể khi NLĐ chấm dứt hợp đồng
vì lí do bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn bởi hiện nay để chứng
minh điều này khá dễ dàng lỏng lẻo
Cần quy định vấn đề bồi thường chi phí đào tạo theo hướng phải bồi
thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thuộc trường hợp khi
mà việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà nguyên nhân không xuất phát từ phía
NSDLĐ hoặc vì điều kiện khách quan theo hướng khấu trừ dần chi phí đào tạo
tính theo thời gian mà NLĐ làm việc cho NSDLĐ. Quy định như vậy, phần nào
bù đắp được những tổn thất mà NLĐ để lại khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
KẾT LUẬN
Qua việc giải quyết bài tập tình huống trên thông qua các quy định của
BLLĐ mới được sửa đổi 2012 có thể thấy: với những quy định của pháp luật hiện
nay khi áp dụng vào thực tế dù đã có nhiều đổi mới cân bằng lợi ích giữa NLĐ và

NSDLĐ nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lí. Đặc biệt, HĐLĐ là một trong
những cơ sở quan trọng trong quan hệ lao động nhưng những vấn đề liên quan tới
nó vẫn còn nhiều bất cập, bảo vệ được cả NLĐ và NSDLĐ là rất khó khăn khi lợi
ích của hai bên là không đồng nhất. Do đó, pháp luật cần có những điều chỉnh sao
cho phù hợp với thực tế lợi ích của những chủ thể tham gia quan hệ lao động
Do thời gian có hạn, bài làm của nhóm không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
nhận được những góp ý của thầy cô để kiến thức của nhóm được hoàn thiện hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình “ Luật lao động Việt Nam” NXB Công an nhân dân,

Trường Đại học Luật Hà Nôi, Hà Nội-2010
9


Bài tập lớn học kì – Luật Hình sự module 2
2.

Đề số 2

Bộ Luật Lao động ( được sửa đổi, bổ sung năm 2012)

3.
Nghị định 44/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về hợp đồng lao động
4.
Nga” –

Luận văn “ Hợp đồng lao đồng- So sánh Việt Nam và Liên bang


5.

Luận văn “Hợp đồng lao đồng- So sánh Việt Nam và Hàn Quốc”

6.

Luận văn “ Hợp đồng lao động- Một số vân đề lí luận và thực tiễn”

10



×