Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chứng minh rằng cách sắp xếp vị trí trong lễ tân ngoại giao phải được dựa trên cơ sở ngôi thứ trong lễ tân ngoại giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.06 KB, 4 trang )

Có thể nhận thấy cách sắp xếp vị trí trong lễ tân ngoại giao là vấn đề khá quan
trọng, tuy tế nhị nhưng thể hiện rõ nét sự trọng thị của nước chủ nhà đối với khách
cũng như thái độ hòa hảo, tôn trọng chủ quyền, sự bình đẳng giữa các quốc gia. Để
thể hiện tốt những điều trên, nước chủ nhà cần sắp xếp chỗ ngồi một cách vô tư,
công bằng nhất mà không để nước nào cảm thấy họ bị phân biệt đối xử. Bên cạnh
việc sắp xếp chỗ ngồi theo bốc thăm hay bảng chữ cái thể hiện sự bình đẳng, nước
chủ nhà cần chú ý sắp xếp chỗ ngồi theo ngôi thứ trong lễ tân ngoại giao, bởi lẽ
trong một đoàn khách không chỉ có một vị đại diện mà có rất nhiều vị khách khác,
thậm chí có những đoàn vị trưởng đoàn là người được ủy quyền, các thành phần
trong đoàn cũng đa dạng từ các vị quan chức cấp cao đến đại diện doanh nghiệp…
Có thể chỉ ra một số lý do khiến việc sắp xếp vị trí tỏng lễ tân ngoại giao phải được
dựa trên cơ cở ngôi thứ trong lễ tân ngoại giao như sau:
1. Thể hiện sự tôn trọng đối với khách mời
Trong đối thoại nói chung, ngoại giao nói riêng, ngôi thứ là vấn đề không đơn giản,
thậm chí khá phức tạp. Muốn xếp chỗ đúng thì cần biết rõ ngôi thứ của những
người được mời. Đã không ít trường hợp mắc sai lầm khi xác định ngôi thứ dẫn
đến sai lầm về xếp chỗ gây ra phản ứng. Ví dụ như việc sắp xếp cho vị Thủ tướng
là trưởng đoàn đến thăm và làm việc chính thức ngồi cùng phu nhân của một vị Bộ
trưởng sẽ dẫn tới việc ngài Thủ tướng cảm thấy bị xúc phạm, có cảm giác nước
chủ nhà không tôn trọng mình, còn vị phu nhân nếu hiểu về lễ tân ngoại giao sẽ
thấy ngượng ngùng và không tự nhiên. Nước ta chưa có sắc lệnh về ngôi thứ nên
vấn đề có phần khó và phức tạp hơn so với ở các nước đã ban hành sắc lệnh về
ngôi thứ.
Có hai loại ngôi thứ: ngôi thứ pháp lý và ngôi thứ xã giao:

1


§ Ngôi thứ pháp lý được quyết định bởi các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ
Anh, Mỹ, Pháp… đã ban hành sắc lệnh về ngôi thứ quy định thứ bậc và vị trí trước
sau của các quan chức cao cấp trong chính quyền. Nước ta, vì chưa có văn bản nào


quy định ngôi thứ, Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao phải dựa vào nhiều văn
bản pháp quy như: Hiến pháp, Luật tổ chức các cơ quan quyền lực như: Quốc hội,
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, tập quán và kinh nghiệm thực tiễn để xác định ngôi
thứ và sắp xếp thứ tự trước sau.
§ Ngôi thứ xã giao: là loại ngôi thứ dựa trên những nguyên tắc của phép lịch sự xã
giao. Đối tượng của ngôi thứ loại này là những nhân vật lịch sử, chính trị, các cựu
Tổng Bí thư, cựu Chủ tịch nước, cựu Thủ tướng cùng phu nhân hoặc phu quân các
vị đó, các nhà văn hóa, nhân sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng…
Trong một hoạt động có thể có cả những người có ngôi thứ pháp lý và ngôi thứ xã
giao cùng dự thì ưu tiên ngôi thứ pháp lý. Ví dụ đồng chí Chủ tịch phụ nữ tỉnh đã
nghỉ hưu được mời dự một hoạt động của phụ nữ tỉnh thì nên xếp đồng chí đó thấp
hơn Chủ tịch phụ nữ đương nhiệm, trên hoặc ngang với đồng chí Phó Chủ tịch
đương nhiệm. Đối với khách nước ngoài cũng áp dụng như vậy.
2. Thể hiện sự hiểu biết và chu đáo của quốc gia về lễ tân ngoại giao
Khi một đoàn đại biểu cấp cao đến thăm một đất nước, sự đón tiếp không chỉ thể
hiện lòng nhiệt thành mến khách mà sâu xa hơn, đó còn là bộ mặt của một quốc
gia. Nếu việc đón tiếp long trọng, diễn ra tốt đẹp, phía khách cũng như quốc tế sẽ
có cái nhìn thiện cảm với nước chủ nhà, từ đó có thể mở ra những hợp đồng hay
những khoản đầu tư dài hạn. Tuy nhiên nếu có sự sai sót và đặc biệt là sai sót trong
việc sắp xếp chỗ ngồi, phía khách sẽ cảm giác không được tôn trọng (như đã trình
bày ở trên) hoặc nếu họ thông cảm cho sơ xuất đó thì họ cũng hiểu rằng nước chủ
nhà không am hiểu nhiều về các nghi thức trong lễ tân ngoại giao hoặc nước chủ
2


nhà đón tiếp hời hợt, không chú trọng nhiều tới việc tiếp đón họ, bởi như đã biết,
sắp xếp vị trí theo ngôi thứ trong lễ tân ngoại giao thể hiện sự “có trước có sau, có
trên có dưới”, từ đó mất dần thiện cảm với chủ nhà và đây có thể là câu chuyện
được các quốc gia bàn tán trong vài chuyện phiếm khi họ gặp nhau. Như vậy nếu
không sắp xếp chỗ ngồi theo ngôi thứ tỏng lễ tân ngoại giao có thể làm mất lòng

khách hoặc sẽ bị họ chê cười.
3. Tạo điều kiện cho những người đồng cấp trao đổi với nhau
Trong một doàn khách có rất nhiều thành phần và trong đoàn đón tiếp hẳn nhiên
cũng có rất nhiều thành phần với chức vụ tương đương, nếu những người đồng cấp
được sắp xếp ngồi cạnh nhau họ sẽ có nhiều vấn đề cần trao đổi và nhân tiện
chuyến viếng thăm đó họ cùng bàn bạc, thể hiện ý kiến, rất có thể sẽ cùng đưa ra
một kế hoạch hoặc ý tưởng về hiệp định nào đó. Tuy nhiên nếu không sắp xếp chỗ
ngồi theo ngôi thứ trong lễ tân ngoại giao, ngoài việc vị khách có chức vụ cao hơn
cảo thấy bị coi thường, giữa những vị khách không cùng cấp và đôi khi không
cùng chuyên môn sẽ khó nói chuyện, giữa họ sẽ chỉ có vài câu hỏi xã giao rồi cả
hai cùng rơi vào trạng thái ngại ngùng và không biết phải nói gì. Ví dụ như khi vị
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng một quốc gia được xếp ngồi cạnh môt vị doanh nhân
kinh doanh về điện tử ở một quốc gia khác, họ sẽ cảm thấy xa cahcs, khó nói
chuyện bởi họ đang theo đuổi những dự định khác nhau, những mối quan tâm khác
nhau và người họ muốn bàn bạc mà một người am hiểu về lĩnh vực đó.
Từ ba mục đích nêu trên có thể khẳng định để việc sắp xếp vị trí trong lễ tân ngoại
giao được đúng và hợp lòng tất cả mọi người luôn luôn cần lưu ý sắp xếp theo ngôi
thứ trong lễ tân ngoại giao nhằm đảm bảo các vị khách cảm thấy mình được quan
tâm và tôn trọng hết mực.

Nguồn tài liệu tham khảo:
3


1. Trường đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Lễ tân ngoại giao, 2011
2. />
4




×