Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

A và b vào doanh trại quân đội trộm cắp nhu yếu phẩm trong kho của đơn vị giá 20 triệu đồng khi ra khỏi doanh trại thì bảo vệ trại phát hiện và đuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.26 KB, 13 trang )

ĐỀ SỐ 4:
A và B vào doanh trại quân đội trộm cắp nhu yếu phẩm trong kho của đơn vị giá
20 triệu đồng. Khi ra khỏi doanh trại thì bảo vệ trại phát hiện và đuổi bắt. Trên đường
chạy trốn, A đâm vào xe máy của C làm đổ xe của C sửa chữa hết 2.000.000 (hai triệu
đồng). Cơ quan điều tra huyện X nơi A và B cư trú đã ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự và khởi tố bị can đối với A và B về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138
BLHS. Hỏi:
1.Hãy nhận xét quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can của cơ quan
điều tra huyện X.
2. Khi kiểm sát điều tra, viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định
chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. Quyết định đó của VKS
đúng hay sai? Tại sao?
3. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thẩm quyền phát
hiện dấu hiệu của tội cướp tài sản do A và B đã thực hiện trước đó. Cơ quan điều tra
giải quyết như thế nào? Tại sao?
4. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều
tra chưa đầy đủ, Viện kiểm sát giải quyết như thế nào?
5. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A bị tai nạn chết còn B bỏ trốn khỏi
nơi cư trú, Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?
6. Giả sử, tại phiên tòa sơ thẩm, A yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa
vì cho rằng thẩm phán có mối quan hệ thân thiết với C là nguyên đơn dân sự trong vụ
án dân sự. Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào?
7. Giả sử, tòa sơ thẩm đã xử phạt A 2 năm tù, B 18 tháng tù, bị cáo A phải bồi
thường cho C số tiền là 2 triệu đồng. C không đồng ý và đã gửi đơn kháng cáo tới tòa
án cấp phúc thẩm yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại và tăng mức hình phạt áp
dụng với A. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào?
8. Giải sử trong giai đoạn luật định A không kháng cáo, mà chỉ có kháng nghị
của Viện kiểm sát yêu cầu tăng nặng hình phạt đối với A và B. Tại phiên tòa phúc
thẩm, Hội đồng phúc thẩm giải quyết như thế nào nếu có căn cứ giảm nhẹ hình phạt
cho A và tăng nặng hình phạt đối với B? Tại sao?
9. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, có căn cứ cho rằng việc giải quyết vụ án


ở cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cần kháng nghị theo thủ tục
1


giám đốc thẩm. Hãy xác định thẩm quyền kháng nghị và thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm.
10. Giả sử, trong thời hạn đang chấp hành hình phạt tại trại giam, A đã trốn khỏi
trại giam. Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ (Điều
211 BLHS) và quyết định khởi tố bị can và ra lệnh truy nã đối với A. Các quyết định
của Giám thị trại giam đúng hay sai, tại sao?

CÁC TỪ VIẾT TẮT:
-Tòa án nhân dân - TAND
-Tòa án quân sự - TAQS
-Quân đội nhân dân – QĐND
-Công an nhân dân – CAND
-Viện kiểm sát - VKS
-Viện kiểm sát quân sự – VKSQS.

2


BÀI LÀM
1.Trong trường hợp này, quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can
của cơ quan điều tra huyện X là sai thẩm quyền.
*Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 104, khoản 2 Điều 110, khoản 1 Điều 126, khoản
1 Điều 170 BLTTHS 2003; Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002; Điều
15 tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).
*Luận giải vấn đề: Cơ quan điều tra hình sự trong QĐND khởi tố các vụ án hình
sự về các tội phạm quy định tại các chương từ chương XII đến chương XXIII của

BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, trừ các tội thuộc thẩm
quyền khởi tố của Cơ quan điều tra VKSQS trung ương. Hành vi của A và B đã cấu
thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS - thuộc chương XIV các tội
xâm phạm sở hữu. Để xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp
này thuộc cơ quan điều tra hình sự trong QĐND hay thuộc cơ quan cảnh sát điều tra
trong CAND, ta cần xem tội phạm đó có thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS không?
Tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 quy định: “Các Toà án
quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:1. Quân nhân tại
ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung
huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc
với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm
nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;2. Những người không
thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí
mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.”.
Đối chiếu với tình huống trên thì A và B vào doanh trại quân đội trộm cắp nhu
yếu phẩm trong kho của đơn vị giá 20 triệu đồng. Nhu yếu phẩm trong kho của đơn vị
là tài sản thuộc quyền quản lý của QĐND, mặc dù A và B không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 nhưng hành vi của A
và B đã gây thiệt hại đến tài sản của quân đội. Vì vậy theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức
tòa án quân sự 2002 nêu trên thì tội phạm này thuộc quyền thẩm quyền xét xử của
TAQS. Do đó, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong tình huống này sẽ thuộc về cơ
quan điều tra hình sự trong QĐND chứ không không phải thuộc thẩm quyền của cơ
quan cảnh sát điều tra trong CAND.
Không những vậy, theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 thì
các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra hình sự khu vực
3


khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS khu vực. Cùng với đó, theo
quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của

TAND huyện và TAQS khu vực, hành vi của A và B cấu thành tội trộm cắp tài sản
theo khoản 1 Điều 138 BLHS, là tội phạm ít nghiêm trọng và cũng không thuộc các
trường hợp loại trừ nêu trong khoản 1 Điều 170 nên vụ án thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa án quân sự khu vực. Vậy, trong tình huống trên việc khởi tố vụ án sẽ thuộc về
cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Khoản 2 Điều 110 BLTTHS quy định: “ Cơ quan điều tra trong QĐND điều tra
các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự” và khoản 1 Điều 15 Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 quy định “Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án quân sự khu vực…”. Và theo quy định tại khoản 1 Điều 126 BLTTHS quy
định thì: “ Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì
cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.” Vì vậy, quyết định khởi tố bị can thuộc
về cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Tóm lại, quyết định khởi tố VAHS và khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện
X là không đúng thẩm quyền. Thẩm quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can trong
trường hợp này phải thuôc về cơ quan điều tra hình sự khu vực.
2. Khi kiểm sát điều tra, VKS yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định
chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong QĐND. Quyết định đó của VKS là sai.
*Cơ sở pháp lý: Điều 113 BLTTHS năm 2003, Điều 116 BLTTHS năm 2003,
Mục 10 thông tư liên tịch số 05/2005 về chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền về
quan hệ phối hợp giữa VKS và Cơ quan điều tra trong việc thực hiện một số điều của
BLTTHS năm 2003.
*Lý giải: VKS thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các vụ
án hình sự nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm những
vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và
xử lý nghiêm minh. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát điều
tra quy định tại Điều 113 BLTTHS là “giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều
tra”. Và theo Thông tư liên tịch số 05/2005 về chuyển vụ án để điều tra theo thẩm
quyền về quan hệ phối hợp giữa VKS và Cơ quan điều tra trong việc thực hiện một số

điều của BLTTHS năm 2003 tại Mục 10 qua định:“Căn cứ Điều 116 của BLTTHS thì
4


trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra
phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra
có thẩm quyền để tiếp tục điều tra. Trường hợp thấy vụ án không thuộc thẩm quyền
của Cơ quan điều tra cấp mình thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra tiến
hành các thủ tục để Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục
để Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan có thẩm quyền. Trong
thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
cùng cấp phải ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.
Như vậy, khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết
định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân là sai. Viện kiểm sát
trong tình huống này phải yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục để Viện kiểm
ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân chứ không
phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định chuyển vụ án.
3. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra có thể giải quyết theo hai trường
hợp dưới đây:
*Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 110, khoản 1 Điều 116 BLTTHS, Điều 15 Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004, Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002.
Trường hợp1: Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra có thẩm quyền phát
hiện dấu hiệu của tội cướp tài sản do A và B thực hiện trước đó mà có liên quan đến
tội trộm cắp nhu yếu phẩm trong kho của doanh trại quân đội thì trong trường hợp
này, hành vi của A và B đã gây thiệt hại đến tài sản của quân đội. Nên theo quy định
tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 thì A và B thuộc thẩm quyền xét xử
của tòa án quân sự. Và theo quy định tại Điều 15 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
2004 thì thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra được xác định theo tòa án có thẩm
quyền xét xử. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 110 BLTTHS thì cơ quan điều tra trong
quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự.

Do đó, cơ quan điều tra hình sự trong QĐND khi phát hiện dấu hiệu của tội cướp tài
sản do A và B thực hiện thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra.
Trường hợp 2: Nếu cơ quan điều tra có thẩm quyền phát hiện dấu hiệu của tội
cướp tài sản do A và B đã thực hiện trước đó hoàn toàn không liên quan đến tội trộm
cắp tài trong doanh trại quân đội thì cơ quan điều tra hình sự khu vực căn cứ vào
khoản 2 Điều 110 về thẩm quyền điều tra và Điều 116 BLTTHS phải đề nghị Viện
kiểm sát quân sự khu vực ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra
5


Huyện X để tiến hành điều tra về tội cướp tài sản của A và B. Trong thời hạn 3 ngày,
kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra hình sự khu vực, Viện kiểm sát
quân sự khu vực có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án. Như vậy, việc điều tra
giữa cơ quan điều tra hình sự khu vực về tội trộm cắp tài sản và việc điều tra của cơ
quan điều tra huyện X về tội cướp tài sản của A và B là hoàn toàn độc lập với nhau.
4. Trong giai đoạn truy tố, VKS thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra
chưa đầy đủ, VKS có thể giải quyết như sau: Thứ nhất: Vẫn ra quyết định truy
tố; Thứ hai: Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất củaVKS trong giai đoạn truy tố là đảm bảo
việc điều tra hoàn toàn tuân thủ pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ. Và đảm bảo
việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định cần thiết khác là có căn cứ và hợp
pháp. Kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một
trong những quyết định sau: Truy tố bị can trước tòa án bằng bản cáo trạng; trả hồ sơ
để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong tình huống trên, VKS
thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra chưa đầy đủ thì có thể rơi vào trường hợp
khoản 1, 2 Điều 168 BLTTHS đó là: Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ
án mà Viện kiểm sát không thể tự bổ sung được; Có căn cứ để khởi tố bị can về một
tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác khi đó Viện kiểm sát ra quyết định trả
hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung nhằm kịp thời khắc phục những thiếu
sót…đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời hạn luật định. Nhưng cũng không phải

trong trường hợp nào VKS cũng trả hồ để điều tra bổ sung. Cụ thể:
*VKS ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên
cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà
VKS không thể tự mình bổ sung được. Chứng cứ quan trọng được hiểu là những
chứng cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết vụ án. Viện kiểm sát chỉ trả hồ sơ
nếu không thể tự mình bổ sung những chứng cứ đó. Ví dụ như: Trong trường hợp cần
dựng lại hiện trường hoặc thực nghiệm điều tra tại hiện trường…Còn trong trường
hợp VKS có thể tự mình bổ sung được những chứng cứ quan trọng còn thiếu thì để
tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án VKS sẽ tự mình bổ sung để hoàn thiện
hồ sơ vụ án và ra quyết định truy tố bị can. Ví dụ như: VKS có thể tự mình tiến hành
thực nghiệm những tình huống điều tra đơn giản.
*VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu có căn cứ để khởi tố bị can
về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác. Tuy nhiên, trong trường hợp có
6


căn cứ xác định ngoài hành vi phạm tội bị đề nghị truy tố, bị can còn phạm tội khác
mà việc điều tra đối với tội đó không thể hoàn thành sớm được, đồng thời tội đó độc
lập với hành vi phạm tội bị đề nghị truy tố thì VKS không cần trả hồ sơ để điều tra bổ
sung mà vẫn tiến hành truy tố đối với tội đã xác định và đề nghị cơ quan điều tra khởi
tố đối với tội phạm mới được phát hiện để giải quyết trong một vụ án khác.
5.Hướng giải quyết:
: Điều 180 BLTTHS 2003; điểm 2 khoản 2 Điều 187 BLTTHS
năm 2003.
Theo đề bài, thì giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A bị
tai nạn chết. Trong trường hợp này Tòa án (Thẩm phán) ra quyết định đình chỉ vụ án
đối với A. Bởi vì: Căn cứ vào Điều 180 BLTTHS thì:
Theo đó, điểm 7 Điều 107 quy định đó là
Khi một người thực hiện
hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội đã chết thì việc truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với họ không có ý nghĩa gì. Mục đích hình phạt đối với người phạm tội mà Nhà
nước hướng đến là: “trừng trị và giáo dục người phạm tội” đó là 2 mục đích không
tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau, trừng trị là tạo cơ sở để giáo dục; giáo
dục là sự phát huy tích cực của trừng trị” và trong trường hợp này, việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với không đạt được mục đích nêu trên, do vậy mà Thẩm phán được
phân công chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án đối với A.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, B bỏ trốn khỏi nơi cư trú.Với
trường hợp này,Tòa án sẽ yêu cầu cơ quan điều tra truy nã đối với B. Hết thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà việc truy nã đối với B chưa có kết quả thì thẩm phán được
phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, căn cứ theo quy định tại
Điều 180 BLTTHS 2003
dẫn chiếu đến Điều 160 BLTTHS trường hợp
“không biết rõ bị can đang ở đâu”.Nếu việc truy nã không có kết quả thì Tòa án xét xử
vắng mặt bị cáo. (Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 187 BLTTHS trường hợp “Bị cáo
trốn tránh và việc truy nã không có kết quả”). Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải
được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và được giao cho bị can, bị cáo, người bào
chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Những người tham gia
tố tụng khác được gửi giấy báo về việc tạm đình chỉ vụ án.


6. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết theo hai trường hợp: Chấp nhận yêu cầu
thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa của A hoặc không chấp nhận yêu cầu thay
đổi thẩm phán.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 BLTTHS thì bị cáo A có quyền đề nghị thay
đổi người tiến hành tố tụng, trong đó có thẩm phán, khi có căn cứ rõ ràng là thẩm
phán chủ tọa phiên tòa có mối quan hệ thân thiết với C là nguyên đơn dân sự trong vụ
án. Bởi bị cáo là người bị buộc tội trong vụ án, việc giải quyết vụ án như thế nào sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ, hơn ai hết họ mong muốn việc giải
quyết vụ án đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, mà họ có
quyền đòi hỏi việc giải quyết vụ án phải đảm bảo khách quan, vô tư và đúng đắn.

Trong trường hợp này,Hội đồng xét xử sẽ giải quyết theo hai trường hợp:
Trường hợp 1:Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực sự có mối quan hệ thân thiết
với C nguyên đơn dân sự trong vụ án. Mối quan hệ thân thiết ở đây có thể là người
thân thích với nguyên đơn dân sự C như: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi; là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột; là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột…hay có quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác,
quan hệ kinh tế…theo quy định tại điểm b, c, mục 4, phần I Nghị quyết của hội đồng
thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 và căn cứ rõ
ràng để có thể khẳng định thẩm phán không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Trong trường hợp tại phiên tòa, căn cứ vào khoản 1 Điều 42 và khoản 2 Điều 46
BLTTHS thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định việc thay đổi thẩm phán trước khi bắt đầu
xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành
viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trong trường
hợp phải thay đổi thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Trường hợp2: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không có mối quan hệ thân thiết với
nguyên đơn dân sự C. Trường hợp này, Hội đồng xét xử không thể đồng ý với yêu cầu
thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa của A và vẫn tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm.
7.Trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ chuyển đơn kháng cáo
của C cho tòa án cấp sơ thẩm.
*Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 52, Điều 231, khoản 1 Điều 233, Điều 234
BLTTHS. Mục 3 Nghị quyết 05/2005/NĐ-HĐTP ngày 8/12/12 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ tư “ Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS 2003.
8


*Lý giải: Theo quy định tại Điều 233 thì “ người kháng cáo có thể gửi đơn đến
Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm”. C đã gửi đơn kháng cáo tới
tòa án cấp phúc thẩm. Đồng thời theo quy định tại tiểu mục 3.1 Tòa án cấp phúc thẩm
thì “Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được đơn kháng cáo…thì tòa án
cấp phúc thẩm phải chuyển cho tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các công việc theo

hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 mục 3 này.” Như vậy, khi nhận được đơn kháng cáo của C,
tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành chuyển đơn kháng cáo đó cho tòa án cấp sơ thẩm đã
xét xử vụ án. Theo đó, tiểu mục 3.1 Mục 3 nghị quyết này quy định: “Trước hết tòa
án cấp sơ thẩm sẽ vào sổ nhận đơn và kiểm tra các vấn đề sau: người làm đơn kháng
cáo có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo và nội dung kháng cáo có thuộc giới hạn
của việc kháng cáo không, đồng thời kiểm tra kháng cáo có được làm trong thời hạn
quy định của pháp luật hay không”.
+Về chủ thể kháng cáo: Theo quy định tại Điều 52 BLTTHS thì “ Nguyên đơn
dân sự là cá nhân…thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hại”. Như vậy, trong tình huống trên thì C tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn
dân sự. Và theo quy định tại Điều 231 thì nguyên đơn dân sự là một trong những đối
tượng có quyền kháng cáo. Như vậy là thỏa mãn điều kiện về chủ thể kháng cáo.
+Về nội dung kháng cáo: Cũng theo quy định tại Điều 231thì “Nguyên đơn dân
sự…có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi
thường thiệt hại”. Theo tình huống, C là nguyên đơn dân sự, nên C chỉ có quyền
kháng cáo phần bản án liên quan đến việc bồi thường thiệt hại và yêu cầu tăng mức
bồi thường thiệt hại của C vì thế là đúng theo quy định của pháp luật. Còn nội dung
kháng cáo “yêu cầu tăng mức hình phạt áp dụng với A” của C sẽ không được xem xét.
+Về thời hạn kháng cáo: theo quy định tại Điều 234 BLTTHS. Tuy nhiên, kháng
cáo quá hạn cũng sẽ được chấp nhận nếu có lý do chính đáng (Điều 235 BLTTHS),
tòa án cấp phúc thẩm sẽ thành lập Hội đồng xét xử để xét lý do kháng cáo quá hạn,
Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng
cáo quá hạn của C.Và thông báo về việc kháng cáo sẽ được thực hiện theo quy định
tại Điều 236 và khoản 2 Điều 237 BLTTHS.
8. Trong trường hợp này, nếu có căn cứ thì Hội đồng phúc thẩm có thể giảm
nhẹ hình phạt cho A và có thể tăng nặng hình phạt đối với B trong giới hạn của
khung hình phạt Tòa sơ thẩm đã tuyên đối với B.
*Cơ sở pháp lý: Điều 249 BLTTHS.
9



*Lý giải: Căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm là khi tòa xác định
Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng không đúng các quy định của BLHS. Việc sửa án có thể
theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo.
+Đối với A: Như chúng ta đã biết, khi sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo thì tòa
án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc bởi phạm vi và hướng kháng nghị. Việc sửa án
theo hướng giảm nhẹ có thể được tiến hành ngay cả khi có kháng nghị theo hướng
tăng nặng. Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt (khoản 2 Điều
249 BLTTHS). Theo đó, trong trường hợp trên nếu có căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho
A thì Hội đồng phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt cho A.
+Đối với B: Ta thấy rằng việc sửa án theo hướng không có lợi cho bị cáo dẫn
đến việc làm xấu đi tình trạng của bị cáo cần phải có những điều kiện để đảm bảo
quyền bào chữa của họ. Vì vậy điều kiện để sửa án theo hướng không có lợi cho bị
cáo được quy định chặt chẽ không chỉ về hướng kháng nghị mà cả về chủ thể kháng
nghị. Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS: “Trong trường hợp VKS kháng
nghị…thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt”.Như vậy, chỉ khi VKS kháng
nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm mới có thể tăng hình phạt. Trước khi BLTTHS 2003
được ban hành, Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8/12/1998 đã hướng dẫn: Khi
xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm của TAND cấp Huyện hoặc tòa án quân sự khu vực
theo hướng tăng nặng cần chú ý: “Nếu chỉ có…kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt thì
chỉ được tăng trong giới hạn của khung hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm đã áp
dụng”; Đối chiếu với tình huống trên ta thấy: Trong thời hạn luật định, chỉ có kháng
nghị của VKS yêu cầu tăng nặng hình phạt đối với B, như vậy đã thỏa mãn các điều
kiện mà pháp luật quy định. Do đó, nếu có căn cứ tăng nặng hình phạt đối với B thì
Hội đồng phúc thẩm có thể tăng nặng hình phạt đối với B trong giới hạn của khung
hình phạt Tòa sơ thẩm đã tuyên trước đó đối với B.
9.Xác định thẩm quyền và thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
*Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm: thuộc về Chánh án tòa án quân sự cấp
quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
Thủ tục giám đốc thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm

quyền xem xét lại những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại bị
kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.
Theo phân tích ở câu 1, thẩm quyền xét xử trong tình huống này thuộc về TAQS khu
vực. Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 275 BLTTHS thì “..Chánh án
10


Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng VKS quân sự cấp quân khu có quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án…đã có hiệu lực pháp luật”. Từ đó, có
thể kết luận khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà có căn cứ cho rằng việc giải quyết
vụ án ở cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cần kháng nghị theo thủ
tục giam đốc thẩm thì thẩm quyền kháng nghị trong tình huống này sẽ thuộc về Chánh
án tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng VKS quân sự cấp quân khu.
*Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm: Căn cứ Điều 278 BLTTHS thì Tòa án sẽ
áp dụng thời hạn kháng nghị khác nhau trong những trường hợp cụ thể:
-Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến
hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
-Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất
cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
-Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự.(Tại Điều 288 BLDS thì thời hạn này là ba năm kể từ ngày
bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật).
10. Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ
(Điều 311 BLHS) và ra lệnh truy nã đối với A là đúng; Còn quyết định khởi tố bị
can là sai.
*Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 111, khoản 1 Điều 126 BLTTHS; điểm đ khoản 2
Điều 16, khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 38 Luật thi hành án hình sự năm 2010; điểm
e tiểu mục 2.1 Thông tư số 12 ngày 23/9/2004 của Bộ công an hướng dẫn thi hành
một số quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong CAND.

*Giải thích:
-Đối với quyết định khởi tố vụ án của Giám thị trại giam: Theo quy định tại
khoản 2 Điều 111 BLTTHS thì trong CAND, QĐND ngoài các Cơ quan điều tra quy
định tại Điều 110 BLTTHS, thì các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình nếu phát hiện sự việc có dấu
hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án. Ban giám thị trại giam thuộc về cơ cấu tổ
chức của CAND, việc để giám thị trại giam khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ là
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này để kịp thời, nhanh chóng phát
hiện tội phạm. Hơn nữa, tại điểm e tiểu mục 2.1 Thông tư số 12/2004 của Bộ Công an
cũng quy định: “Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện phạm nhân
11


đang thi hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan
cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì giám
thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án”. Đồng thời, khoản 3 Điều 38 Luật thi hành
án hình sự năm 2010 cũng quy định: “ Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân
có dấu hiệu của tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của giám thị trại giam…thì giám
thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy
định của pháp luật…”.Ở đây, trong thời gian đang chấp hành hình phạt tại trại giam,
A đã trốn khỏi trại giam. Hành vi của A đã cấu thành tội trốn khỏi nơi giam, giữ..theo
quy định tại Điều 311 thuộc Chương XXII BLHS. Như vậy, Giám thị trại giam ra
quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ là đúng.
- Với quyết định khởi tố bị can: Giám thị trại giam không có thẩm quyền khởi tố
bị can. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 126 BLTTHS thì: “Khi có đủ căn cứ để
xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định
khởi tố bị can…”mà giám thị trại giam chỉ là cơ quan được tiến hành một số hoạt
động liên quan đến khởi tố xuất phát từ tính chất của vụ án chứ không phải cơ quan
tiến hành tố tụng.
-Đối với quyết định truy nã: Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Luật thi

hành án hình sự năm 2010 thì “ Giám thị trại giam có nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây: Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt kịp thời phạm nhân
trốn trại giam”.Đồng thời, khoản 1 Điều 37 Luật thi hành án hình sự cũng quy định:
“…Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện phạm nhân bỏ trốn mà việc truy bắt
không có kết quả thì giám thị trại giam…phải ra quyết định truy nã và phối hợp tổ
chức truy bắt”. Đây là quy định mới nhằm tăng cường trách nhiệm của cơ quan thi
hành án trong việc quản lý, giam giữ người bị kết án, đảm bảo nhanh chóng thực hiện
việc bắt giữ người đang thi hành hình phạt tù bỏ trốn. Như vậy, ở đây, A đang trong
thời gian chấp hành hình phạt tại trại giam mà có hành vi trốn khỏi trại giam. Đối
chiếu với các quy định trên thì ta thấy rằng trong trường hợp này Giám thị trại giam
có thẩm quyền ra lệnh truy nã đối với A.
Tóm lại, quyết định khởi tố vụ án trốn khỏi nơi giam giữ và lệnh truy nã đối với
A của Giám thị trại giam là đúng thẩm quyền. Còn quyết định khởi tố bị can của giám
thị trại giam là không đúng thẩm quyền.
12


13



×