Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Gián án “ Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Trường THPT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.23 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2008 - 2009

Tên đề tài
“ Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Lịch Sử Trường THPT”
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên mônLịch Sử

I.- ĐẶT VẤN ĐỀ :
1


Môn lịch sử là một trong những môn quan trọng trong trường phổ thông, qua môn
này học sinh hiểu biết vế quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngồi ra cịn giáo
dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn phát huy các giá trị truyền
thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương, đất nước. Học sinh học lịch sử
không phải là để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy
“chuyện xưa răn đời nay”, “lịch sử là tấm gương soi”. Trong việc hội nhập với cộng
đồng thế giới hiện nay chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình “khép lại quá khứ
chứ không thể quên quá khứ”.
Thời gian gần đây qua trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp cùng bộ mơn chúng
tôi nhận thấy học sinh muốn học được lịch sử, biết và hiểu lịch sử là rất khó, và từ
những hiểu biết đơn giản để học giỏi lịch sử, và trở thành học sinh giỏi mơn lịch sử lại
càng khó hơn. Để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của
học sinh để các em có được những năng lực cần thiết của một học sinh giỏi môn lịch
sử việc phát hiện và bồi dưỡng là rất quan trọng với các trường trung học phổ thơng
trong tồn quốc đặc biệt đối với các Trường miền núi như Trung học phổ thông Lang
Chánh lại càng quan trọng hơn.
Trong những năm qua vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử được
nhà Trường THPT Lang Chánh hết sức quan tâm: Nhà trường chỉ đạo các Tổ, Nhóm
mơn nói chung và mơn lịch sử nói riêng xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng


học sinh giỏi, phân cơng giáo viên có năng lực ơn luyện, tổ chức ôn luyện cho học
sinh vào các buổi học trong tuần. Học sinh khối sáng ôn buổi chiều, học sinh khối
chiều ôn buổi sáng, với thời lượng nhất định: 40 tiết/ Khối 12, 30 tiết với khối 10,11.
Làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử, để các em nắm
vững kiến thức bước vào kỳ thi học sinh giỏi cũng như các kỳ thi khác là vấn đề quan
trọng hiện nay của các nhóm bộ mơn.Vì vậy tơi xin mạnh dạn viết sáng kiến kinh
nghiệm với tên đề tài : “ Một số ý kiến về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
bộ môn Lịch Sử đối với học sinh Trường THPT »
2


II. NỘI DUNG
1/ MÔ TẢ THÔNG TIN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM :
Bộ môn Lịch Sử là một trong những bộ mơn ít giờ trong một tuần, sự tiếp xúc
giữa thầy và trị trên lớp rất ít thời gian. Cụ thể : (lớp 10 có 2 tiết/ tuần, lớp 11có1 tiết/
tuần, lớp 12 có 2 tiết/ tuần) .
Thực tế hiện nay của các em học sinh đó là biết khơng đúng lịch sử hoặc như
chúng ta thường nói là không thuộc sự kiện, một yếu tố đầu tiên quan trọng đối với
việc học lịch sử. Trong học lịch sử nếu chỉ biết thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là
phải hiểu lịch sử. Dĩ nhiên khơng biết thì khơng thể hiểu, nhưng không phải biết đã là
hiểu. Biết để hiểu, có hiểu thì mới biết sâu sắc, vững chắc, từ đó mới có thể học, học
giỏi và thơng qua quá trình bồi dưỡng của giáo viên và tự bồi dưỡng của bản thân
mới có thể trở thành học sinh giỏi môn lịch sử.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp
truyền thống, áp đặt sẽ gây cho học sinh cảm giác thụ động, biết nhưng không hiểu và
hứng thú bộ môn giảm đi, học sinh khơng thích học mơn sử, thậm chí có những suy
nghĩ sai lầm lệch lạc như « học sử chỉ cần học thuộc lịng, khơng địi hỏi trí thơng
minh », « khơng cần bài tập, thực hành ».Do đó việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi mơn sử sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhưng ngược lại trong quá trình giảng dạy Lịch Sử với phương pháp dạy học

lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên vận dụng các phương pháp linh hoạt nhuần
nhuyễn không chỉ thử nghiệm ở các lớp nâng cao, mà còn thử nghiệm ở một số lớp
đại trà.Tôi nhận thấy giáo viên đã thổi vào bài giảng vốn khô khan với những con số
và sự kiện một linh hồn, một sức hút rồi từ đó khơng những gây hứng thú học tập bộ
mơn mà cịn phát huy năng lực và trí tuệ của học sinh. Từ đó phân loại năng lực nhận
thức của học sinh, đối với các em có nhận thức Khá, Giỏi khơng chỉ dừng lại ở những
hiểu, biết đơn thuần các sự kiện lịch sử, mà có ý thức mở rộng hiểu biết với trình độ
tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát hoá cao để đạt đến ngưỡng của học sinh giỏi
3


mơn Lịch Sử. Do đó q trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh diễn ra có hiệu quả
hơn.
2/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Các hoạt động phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành ở một số lớp :
* LỚP THỬ NGHIỆM :
LỚP

TỔNG

NHẬN THỨC

SỐ

NHANH (%)

NHẬN THỨC TRUNG
B ÌNH (%)

KHÔNG

NHẬN THỨC ĐƯỢC (%)

10A2

36

17 (47,2 %)

15 (41,6% )

4 (11,1%)

12A5

44

22 (50%)

15 (34,1%)

7 (15,9%)

* LỚP ĐỐI CHỨNG :
LỚP

TỔNG

NHẬN THỨC

NHẬN THỨC


KHÔNG

SỐ

NHANH (%)

TRUNG B ÌNH (%)

10A3

39

7 (18 %)

18 (46,1%)

14 (35,8%)

12A3

45

8 (17,8%)

20 (44,4%)

17 (38,8%)

NHẬN THỨC ĐƯỢC (%)


Nhận xét kết quả thu được: Đối với lớp 10a3, 12a3 không tiến hành thử nghiệm với
kết quả nhận thức nhanh của học sinh chưa cao. Ngược lại đối với 2 lớp 10a2, 12a5
được tiến hành thử nghiệm kết quả nhận thức của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt.
Rất nhiều em nhận thức nhanh chứng tỏ các em không chỉ nắm được những kiến thức
lịch sử cơ bản mà còn biết đánh giá, nhận xét, phân tích sự kiện lịch sử. Qua đó tạo
cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, các em thích quan sát, tìm hiểu các
sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình, trên cơ sở của việc phát hiện giáo viên sẽ
tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ có hiệu quả
Kết quả cụ thể :Với việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và kinh nghiệm của
bản thân trong những năm học vừa qua tôi dã đạt được kết quả như sau :
4


- Năm học 2002- 2003 có 1 học sinh giỏi đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp
huyện và cấp tỉnh (lớp 9).
- Năm học 2005 - 2006 có 3 em học sinh đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp
tỉnh ( lớp 11).
- Năm học 2006 -2007 có 1 em học sinh đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp
tỉnh (lớp 12).
3/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phát hiện học sinh giỏi môn lịch sử : Đối với học sinh THPT Võ Nhai việc phát
hiện học sinh có năng khiếu đối với mơn Lịch Sử, bản thân tôi dựa vào các yếu tố sau:
- Thứ nhất : Qua tổng hợp kết quả học tập của học sinh ở cấp dưới.
- Th ứ hai: Qua sự thăm dị của giáo viên bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm.
- Thứ ba :Qua các giờ học ở trên lớp học sinh phải thể hiện mình u thích
mơn Lịch Sử, có năng khiếu bộ mơn lịch sử. Cụ thể:
+ Trong quá trình nghe giảng học sinh biết điều chỉnh, chọn lọc kiến thức cần
thiết để ghi chép, những phần nào giáo viên mở rộng kiến thức mà không có trong
sách giáo khoa, học sinh ghi nhanh vào quyển sổ tay để nhớ.

+ Đối với các em học sinh miền núi việc lựa chọn và phát hiện học sinh giỏi bộ
môn lịch sử cần phải lựa chọn các em học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản trong
chương trình phổ thơng của các em và những kiến thức mở rộng phù hợp với điều
kiện thực tế ở quê hương, đất nước.
Ví dụ: Khi học về cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930- 1945 các em học sinh
ở Võ Nhai có thể liên hệ ngay tới địa phương của mình có sự kiện: Cứu quốc qn II
được thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh (Tràng Xá - Võ Nhai) ...
+ Khi giáo viên đặt tình huống có vấn đề từ dễ đến khó bằng kiến thức lịch sử
đã học ở các lớp trước đây các em giải quyết các vấn đề đặt ra.Tôi nhận thấy với
những học sinh trung bình các em tự bằng lịng với những câu đã trả lời được, ngược
lại với những em có năng khiếu, và hứng thú học tập bộ môn các em không dừng lại ở
5


đó và tiếp tục đặt ra tình huống có vấn đề, đồng thời tìm hiểu sự kiện lịch sử ở các
góc độ khác nhau.
Trong q trình học ở lớp cũng như ở nhà các em luôn phải tự đặt ra các câu
hỏi «Tại sao? », «Như thế nào? », « Để làm gì? »
Ví dụ: khi học bài «Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân
dân (1945 - 1946) » (Lịch Sử Lớp 12 tập 2). Học sinh có thể tự đặt ra câu hỏi ( tình
huống có vấn đề) : Tại sao chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hồ ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6- 3-1946 và tạm
ước 14- 9-1946 ? Nếu như không ký bản hiệp định sơ bộ 6- 3-1946 và tạm ước 14- 91946 thì vận mệnh của đất nước ta sẽ đi đến đâu?
Học sinh tự đặt ra câu hỏi và bằng kiến thức đã học tự giải quyết câu hỏi ( có thể
chưa hồn thiện nhưng phải đúng và chính xác). Với việc tự đặt ra câu hỏi như vậy,
kết hợp kiến thức đã học, lớp đang học và kiến thức tham khảo ... Học sinh sẽ hiểu
vấn đề một cách kỹ càng hơn.
- Thứ tư : Trong quá trình học cũng như làm bài kiểm tra, phát hiện những em có
khả năng viết (Lời văn hay, cách dùng từ chính xác lập luận chặt chẽ lơ gíc.)
phân tích đánh giá tổng hợp những kiến thức đã học, trình bày rõ ràng mạch lạc,

đúng trọng tâm vấn đề được đặt ra. Từ đó tạo ra một bức tranh lịch sử sinh động
chính xác như bản thân nó đã tồn tại, đồng thời hiểu rõ và nắm vững khái niệm và
những sự kiện có liên quan. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào học tập và đời
sống ( Rút ra những bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công hay thất bại ...)..
Trong quá trình làm đề ra đề giáo viên nên đổi mới cách ra đề ví dụ như : các
dạng đề, các kiểu đề, đề dành cho đối tượng học sinh lực học trung bình, đặc biệt đề
dành cho đối tượng học sinh lực học khá - giỏi nên có những câu hỏi địi hỏi trình độ
tư duy, khái qt phân tích, tổng hợp … để từ đó phân loại học sinh và có kế hoạch
bồi dưỡng học sinh.

6


Ví dụ : Trong chương trình lịch sử lớp 11 :Với đề « Bản chất , kết quả của cuộc
cải cách Minh Trị. Tại sao lại coi chính sách giáo dục là nhân tố « chìa khố » của
cơng cuộc hiện đại hoá đất nước ? »
Bằng kiến thức đã học, kết hợp tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm, với những tư
liệu được giáo viên cung cấp học sinh học sinh đánh giá phân tích, chứng minh và
giải quyết đề bài trên.
Thứ năm : Phát hiện học sinh giỏi thơng qua hoạt động ngoại khố : Thi kể
chuyện lịch sử, trò chơi lịch sử, hoặc sưu tầm tư liệu theo chủ đề...
Đối với các em có năng khiếu, có ý thức học tập bộ mơn Lịch Sử tơi nhận thấy
bản thân các em khi học ở trên lớp cũng như học bài ở nhà các em luôn ghi lại và tìm
hiểu những nội dung khó hiểu nhất là các thuật ngữ và khái niệm lịch sử ... Các em
cịn đọc và ghi chép tóm tắt những vấn đề cơ bản trong sách giáo khoa, trong tài liệu
tham khảo, mở rộng thêm kiến thức lịch sử khi các em có ý thức đọc các tài liệu văn
học, lịch sử như các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn phát triển
của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.....
Sau khi phát hiện những em có yêu cầu trên, giáo viên cho các em thi tuyển, chọn
ra một đội tuyển để bồi dưỡng. Trong mỗi cấp học, phải thành lập đội tuyển học sinh

giỏi ngay từ đầu cấp, để từ đó bồi dưỡng phát triển tri thức và phát triển năng lực cho
các em.

2. Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử.
a. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn đối với từng khối.
b. Sử dụng các phương pháp bộ môn để hướng dẫn các em nắm vững kiến thức
cơ bản.
Đối với các em học sinh thuộc các trường miền núi ít được tiếp xúc cọ sát trong
các kỳ thi, vì vậy để các em bước vào thi một cách tự tin và có hiệu quả thì vai trò của
người thầy là hết sức quan trọng . Người thầy ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh
7


còn phải khơi dậy trong lòng học trò suy nghĩ về bổn phận của mình đối vời q
hương đất nước.
Mơn lịch sử là một trong những mơn có liên quan nhiều đến giáo dục tư tưởng
chính trị cho học sinh do đó q trình dạy học , đặc biệt bồi dưỡng học sinh giỏi cần
phải có một q trình bồi dưỡng các em lâu dài và có hệ thống, vì vậy giáo viên bộ
môn cần phát hiện ra học sinh có năng khiếu và khả năng học về mơn lịch sử để từ đó
bồi dưỡng phát triển tri thức và phát triển năng lực cho các em. Do đó để học sinh
hứng thú học lịch sử, học giỏi m ôn sử và để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử :
Yêu cầu đối với giáo viên như sau:
* Trước hết : Người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.
* Thứ hai : Giáo viên nên xây dựng một hệ thống câu hỏi vừa sức, hợp lí, gợi mở,
kích thích tư duy, sự tị mò của học sinh ( câu hỏi trả lời ngay trên lớp, với những câu
hỏi khó, bài tập cần nhiều thời gian, đòi hỏi tư duy giáo viên hướng dẫn cách làm và
yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện để giờ sau báo cáo).
Ví dụ : Trong chương trình lịch sử lớp 11 : Chương III, sau khi học xong Bài 3 :
Nhật Bản giáo viên nêu câu hỏi cí bài để học sinh nghiên cứu trả lời ngay ở trên
lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên : « Bản chất, kết quả của cuộc cải cách Minh

Trị ? Tại sao lại coi chính sách giáo dục là nhân tố « chìa khố » của cơng cuộc hiện
đại hoá đất nước ? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải quyết : Cụ thể:
a. Bản chất:
+ Trên cơ sở đặc trưng cuộc cách mạng học sinh rút ra kết luận đây là cuộc cách
mạng tư sản không triệt để.( đặc trưng của cuộc cách mạng )
+ Học sinh phải nêu được những biểu hiện để chứng minh đó là cuộc cách mạng
không triệt để :(Ruộng đất rơi vào tay địa chủ mới.(biểu hiện) ; Chính quyền khơng
hồn tồn thuộc về giai cấp tư sản.(biểu hiện))

8


b. Kết quả: Học sinh nêu tác dụng của cải cách Minh Trị:(Tạo điều kiện cho chủ
nghĩa tư bản phát triển.(biểu hiện) ; Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa và
phụ thuộc.( Đặt trong bối cảnh lịch sử của Châu Á))
c.Chính sách giáo dục được xem là nhân tố chìa khố cho cơng cuộc hiện đại hóa
của đất nước Nhật Bản:
- Ý nghĩa : Giáo dục là chìa khố nâng cao dân trí, đào tạo những con người có
khả năng lĩnh hội và vận dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học tiên tiến.
- Tác dụng : Tạo điều kiện cho việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế giới, kinh
nghiệm quản lý kinh tế xã hội. Tạo điều kiện cho kinh tế công nghiệp tư b ản ph át
triển. Đưa Nhật hội nhập vào thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục : So với các nước phương Tây Nhật là
một nước cơng nghiệp, văn hố khoa học kỹ thuật lạc hậu. Nhật tiến lên con đường
hiện đại hố chỉ có thể đạt được kết quả từ sự đổi mới giáo dục, mà giáo dục là « địn
bẩy » thúc đẩy đất nước phát triển và đổi mới xã hội một cách toàn diện trên tất cả các
mặt….tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.
Thứ ba : Trong một bài lịch sử có rất nhiều sự kiện lịch sử giáo viên cần phải
truyền đạt cho học sinh kiến thức, khắc sâu những kiến thức cơ bản để học sinh nắm
vững được bản chất của sự kiện hệ thống hoá được kiến thức của một bài, một

chương ...Phải dạy cho học sinh nắm vững kiến thức lịch sử bao gồm (Sự kiện lịch sử,
các niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lich sử các biểu tượng, khái niệm, quy luật
lịch sử, vận dụng tri thức ...) để tạo ra các biểu tượng cụ thể, chân xác, có hình ảnh.
V í d ụ : Trong chương trình lịch sử lớp 12 với giai đoạn 1930- 1931 nhiều kiến
thức, nhiều mốc thời gian nếu học sinh học dàn trải, học vẹt sẽ khó nhớ và dễ quên.
Để giúp học sinh xác định được kiến thức cơ bản cần nhớ trong giai đoạn này giáo
viên hướng dẫn cụ thể : Học sinh cần xác định và nắm được các kiến thức cơ bản
gồm :

9


* Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 gồm 3 nguyên nhân cơ
bản : ( 1. khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 tác động mạnh mẽ đến Việt Nam
làm kinh tế Việt Nam tiêu điều xơ xác. 2.Về chính trị : từ sau khởi nghĩa Yên Bái
Pháp tiến hành khủng bố trắng. => Bầu khơng khí chính trị căng thẳng và ngột ngạt
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp gay gắt. 3. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân
dân ta và lí giải vì sao đây là ngun nhân quan trọng nhất.)
* Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931 : Học sinh phải nắm được 2 nội
dung cơ bản.( Phong trào trên toàn quốc và phong trào ở Nghệ Tĩnh)
* Các chính sách của chính quyền Xơ Viết Nghệ Tĩnh ( kinh tế, chính trị, qn sự,
xã hội) . Từ đó rút ra bản chất của chính quyền.
* Ý nghĩa của phong trào.
Ví dụ : Để giúp học sinh xác định được kiến thức cơ bản của phong trào trên toàn
quốc giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo mẫu trên cơ sở đó học sinh
tự học, tự xác định kiến thức cơ bản với những nội dung tương tự.
Stt
1


Thời gian

Lực lượng

Hình thức & mục tiêu

Tháng

Cơng

đấu tranh
tranh
Bãi cơng địi tăng lương Đồn điền cao su Phú

2

nhân

giảm giờ l àm

Riềng, nhà máy sợi
Nam Định, Diêm cưa

đến

Bến Thuỷ, Xưởng đóng

tháng
4


Quy mơ & địa bàn đấu

Nơng

Địi giảm sưu thuế

dân

tầu Ba Son…
Thái Bình, Nam Hà,
Nghệ An, Hà Tĩnh..

10


2

Phong trào Công nhân
mạnh

Truyền đơn tố cáo kẻ Khắp cả nước

mẽ

và nông dân thù, khẩu hiệu kêu gọi
từ tháng 5. đoàn kết giai quần chúng đấu tranh,
1/5/1930

cấp và quốc tế


nhân ngày

tuần hành địi bỏ sưu

QTLĐ
3

Từ

mít tinh, biểu tình

hỗn thuế
sau cơng

nhân,

ngày

nơng dân, học

1.5.1930

sinh

Cơng nhân có 16 cuộc

làn
tiếp




đấu tranh.

dân

Nơng dân có. 34 cuộc

sóng nghèo thành thị

đấu tranh.

tục

Học sinh và dân nghèo

dâng cao

thành thị có 4 cuộc đấu
tranh

Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét chung :
+ Học sinh phải đọc tiêu đề của bảng, đọc đề mục của các cột, nội dung tóm tắt của
các cột.
+ Tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, so sánh đối chiếu nội dung từng vấn đề thể hiện
trong các cột, các hàng để rút ra nhận xét, kết luận.
+Vận dụng các tri thức lịch sử đã có, kết hợp với kỹ năng phân tích các số liệu để tìm
ra kiến thức mới.
Với đề bài trên:
+ Sau khi học sinh đọc xong tiêu đề của bảng, đọc đề mục của các cột, học sinh so
sánh đối chiếu các dữ kiện theo hàng ngang, cột dọc rút ra nhận xét.

Nhận xét : Đây là phong trào cách mạng mới ở Việt Nam, do Đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo, phong trào nổ ra đều khắp cả nước, rầm rộ, lôi cuốn nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động tham gia.
11


Khi nắm vững được bản chất của sự kiện giáo viên cần hướng dẫn các em rút ra
được quy luật của lịch sử như: Quy luật của một xã hội phong kiến, quy luật của các
cuộc khởi nghĩa của nông dân, quy luật của sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư
bản …học sinh sẽ tìm ra được bài học lịch sử gắn liền với học tập và cuộc sống của
các em.
Từ đó học sinh có thể so sánh giữa sự kiện này với sự kiện khác, quốc gia này với
quốc gia khác về kinh tế, chính trị, xã hội ...Giáo viên phải cung cấp đầy đủ những sự
kiện trong lĩnh vực của đời sống loài người để cho các em nắm vững tính thống nhất
và tác động qua lại giữa các lĩnh vực của đời sống lồi người.
Ví dụ: Trong chương trình lịch sử lớp 10 sau khi tìm hiểu chương II: Xã hội cổ
đại, giáo viên có thể nêu vấn đề : « So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các
quốc gia cổ đại phương Tây ( Địa Trung Hải) về quá trình hình thành, kinh tế, xã hội ,
chính trị ? »
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng Bản đồ các quốc gia cổ đại kết hợp kênh
chữ trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi này.
Để so sánh được : Học sinh chỉ ra sự giống nhau, còn sự khác nhau học sinh phải
kẻ bảng gồm ba cột dọc ( 1. Đặc điểm so sánh, 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông,
3. Các quốc gia cổ đại phương Tây). Sau đó so sánh từng đặc điểm để thấy rõ được sự
khác nhau đó.
* Thứ tư: Giáo viên phải hình thành cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, biết vận
dụng kiến thức lịch sử vào thực tế.
Ví dụ : Sau khi học xong bài 19 : Truyền thống và ý thức dân tộc (Lịch sử lớp 11)
học sinh phải biết vận dụng vào thực tế bản thân phải tự trả lời các câu hỏi : Theo em
làm thế nào để gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hố truyền thống ?Có nên giao lưu

văn hố khơng ? Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em xác định trách
nhiệm của bản thân như thế nào ?

12


Thứ năm: Giáo viên phải hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa, sách tham khảo, tư liệu đọc thêm, phải coi đó là mảng kiến
thức, kỹ năng cần thiết để học lịch sử : Học sinh quan sát tranh ảnh trong tình huống
có vấn đề, từ đó rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phân tích, khái qt, lựa chọn ngơn ngữ,
kích thích tư duy của học sinh.
Ví dụ: Trong chương trình lịch sử lớp 10 nâng cao : Bài 42: Đóng góp của các
dân tộc ít người vào sự nghiệp chung của đất nước. Giáo viên cho học sinh quan sát
hình vẽ: “ Giã gạo” ( hình khắc trên trống đồng) và hình ảnh một số kiểu nhà sàn. Từ
đó giáo viên đưa ra câu hỏi “ Em hãy nhận xét về cách ăn, ở của người Việt Cổ ?”
Qua quan sát tranh ảnh học sinh sẽ thấy được người Việt Cổ lúc bấy giờ họ đã tìm
cách thích ứng hồ nhập với thiên nhiên, họ đã biết lợi dụng đến mức cao nhất những
thuận lợi sẵn có trong tự nhiên, họ biết khắc phục đến mức thấp nhất những khó khăn
của thiên nhiên ( trên các đồi núi cao họ đốt nương làm rẫy, ở các vùng thung lũng
dồng bằng họ cấy trồng lúa nước, ở vùng sông suối hồ đầm họ bắt tôm cua tép, đi trên
sông họ biết sử dụng thuyền độc mộc dùng xiên để bắt cá …Đời sống của người Việt
Cổ đạm bạc giản dị trong cách ăn ở mặc (ăn cơm nếp, tẻ , đi chân đất , ở nhà sàn). Từ
đó học sinh có thể liên hệ với cuộc sống hiện nay đặc biệt là ở những vùng nông thôn
Việt Nam…
Thứ sáu: Học ở trên lớp đã khó vậy làm thế nào để học sinh hứng thú học và có ý
thức tự học. Trên thực tế giảng dạy nếu chỉ nếu chỉ bồi dưỡng học sinh qua hoạt động
học trên lớp, kiểm tra đánh giá thôi chưa đủ tôi nhận thấy cần bồi dưỡng học sinh
qua hoạt động tự học, hoạt động ngoại khoá của học sinh.
Ví dụ : Trong q trình giảng dạy tơi đã tổ chức hoạt động cho học sinh dưới
nhiều hình thức khác nhau : Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em thi kể chuyện

lịch sử, trò chơi lịch sử, hoặc sưu tầm tư liệu theo chủ đề : Sưu tầm tư liệu về chủ tịch
Hồ Chí Minh theo từng chủ điểm : trong giai đoạn tìm đường cứu nước 1911 – 1920),
kháng chiến chống Pháp, hoặc kháng chiến chống Mĩ…
13


Kết quả thu được : Đối với các lớp không thử nghiệm học sinh thụ động, trông
chờ, ỷ lại, hoạt động nhóm khơng hiệu quả. Ngược lại đối với những lớp được thử
nghiệm tôi nhận thấy các em hoạt động tích cực đặc biệt là các em có nhận thức khá
giỏi : Đối với những yêu cầu làm việc trên lớp các em trao đổi thảo luận nhóm cử
đại diện trình bày, có sự thi đua giữa các tổ nhóm. Đối với những vấn đề địi hỏi có sự
chuẩn bị cơng phu các em tìm tịi cập nhập thơng tin, kiến thức lịch sử qua thông tin
đại chúng, qua sách tham khảo, tài liệu tham khảo, thậm chí mạnh dạn đề nghị cô giáo
cố vấn.Các em phân công thành viên trong nhóm, tổ chuẩn bị tư liệu và bố trí thời
gian để trình bày kết quả ở giờ học chính khóa.
*Thứ bảy: Tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu văn
học:
Sử dụng tài liệu lịch sử : Giáo viên có thể giới thiệu địa chỉ để học sinh tìm
đọc hoặc cung cấp cho học sinh một số tài liệu trích cuả các tác giả kinh điển chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh
đạo Đảng và nhà nước ta....Giáo viên cần lưu ý học sinh khi sử dụng các tài liệu tham
khảo cần dẫn :Tên tài liệu là gì ? Tài liệu đó của ai ? Của nhà xuất bản nào ? thời gian
xuất bản ? Tư liệu trích dẫn thuộc trang nào ?
Ví dụ: Khi trình bày về tội ác của chủ nghĩa đế quốc và nguyên nhân sâu xa
của nó là chế độ phân biệt chủng tộc học sinh có thể dẫn trong Hồ Chí Minh.Tuyển
tập.Tập 1, NXB S ự thật Hà Nội, 1980, trang 270. Người viết : “ Trong cơn sóng hận
thù và đầy thú tính, những kẻ tham gia hành hình lơi người da đen đến một khu
rừng hay quảng trường cơng cộng nào đó. họ trói người đó vào cây, tưới dầu lửa, lấy
những chất dễ cháy phủ lên người đó. Trước khi châm lửa, họ bẻ từng chiếc răng rồi
móc mắt. Từng nhúm tóc bị rứt khỏi đầu, mang theo từng mảng da, để lộ ra một sọ

người đẫm máu. Nhiều miếng thịt nhỏ rời khỏi cái thân hình đã tím bầm vì bị đánh
đập...”

14


Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà để nắm nội dung chủ yếu của tài
liệu ( kèm theo các câu hỏi hướng dẫn như: Những vấn đề cơ bản của tài liệu này là gì
? Nêu và phân tích các vấn đề của tài liệu có liên quan đến bài học... Khi trả lời được
câu hỏi như vậy học sinh sẽ hiểu sâu hơn sách giáo khoa và tài liệu mà cịn hình thành
ở các em khả năng phân tích đánh giá, sử dụng tài liệu trong học tập lịch sử.
Sử dụng tài liệu văn học: Không ít tác phẩm văn học tự nó là một tư liệu lịch sử
ví như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi, Tun
Ngơn độc lập của Hồ Chí Minh, hoặc tài liệu văn học dân gian... mỗi loại tài liệu văn
học có ý nghĩa riêng.
Ví dụ : Khi đánh giá tình trạng rối ren của triều đình nhà Nguyễn sau khi Tự Đức
chết ta có thể dẫn tài liệu dân gian: “ Một nhà sinh đặng ba vua
Vua sống,vua chết, vua thua chạy dài”
(Ba vua này là Đồng Khánh (sống), Kiến Phúc (chết), Hàm Nghi (chạy ra sơn phòng)
đều là con của Kiến Thái Vương (một nhà). Cần phân tích rõ từ “thua” thuộc quan
điểm của giai cấp nào...
c. Đối với các em học sinh được bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử cần phải có
những yêu cầu sau:
+ Các em cần phải nắm vững kiến thức lịch sử ( lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới
). Học sinh học cấp III phải nắm vững kiến thức cấp II..
+ Biết đọc và khai thác những kiến thức ẩn tàng trên bản đồ, lược đồ, bảng thống
kê, tranh ảnh.
+ Xác định được hoàn cảnh, điều kiện mối liên hệ giữa các sự kiện .Nêu được
nguyên nhân phát sinh, thất bại, tính chất ý nghĩa bài học kinh nghiệm của sư kiện
nhất là những sự kiện quan trọng. Làm sáng tỏ quy luật lịch sử.của bất cứ sự kiện nào

(ví dụ: nguyên nhân thành công, thời cơ Cách mạng tháng Tám). Xác định vai trị, vị
trí của các tầng lớp, giai cấp, tập đồn hay các cá nhân trong lịch sử

15


+ Biết liên hệ thực tế, địa phương, đất nước. So sánh đối chiếu tài liệu lịch sử với
đời sống hiện nay từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Để học sinh bước vào cuộc thi có hiệu quả ngoài việc nắm kiến thức cơ bản, học
sinh cần phải đọc những kiến thức liên quan đến môn sử ( nhất là các tác phẩm văn
học ) để bài làm thêm sinh động. Học sinh cần hệ thống hoá kiến thức cơ bản để ứng
phó với các dạng đề đưa ra..
+ Biết tổng hợp, phân tích đánh giá, nhận xét kiến thức lịch sử có khả năng khái
qt hố cao thì học sinh mới đạt được ngưỡng của học sinh giỏi môn Sử.
d..Một trong những yếu tố cơ bản để học sinh đạt được kết quả trong các kỳ thi, tơi
thấy vấn đề khơng thể thiếu được trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch
sử là: Hướng dẫn cách làm bài lịch sử cho học sinh.
Ví dụ: Hiểu đề bài : “Nội dung cơ bản của văn kiện được thông qua trong hội nghị
thành lập Đảng 2/1930 ?”
Học sinh đọc kỹ đề và viết ra giấy nháp những cụm từ quan trọng : Nội dung cơ
bản, văn kiện thành lập Đảng . Suy nghĩ với nội dung ấy, đề bài đòi hỏi giải quyết
các vấn đề chủ yếu gì : Hồn cảnh, điều kiện ra đời của văn kiện, vai trị của nhân
vật lịch sử có liên quan ( Nguyễn Ái Quốc), và chủ yếu nội dung của văn kiện này
( kết hợp với phân tích , nêu ý nghĩa lịch sử, đánh giá ...)
Xây dựng đề cương bài viết: Gồm mở bài, thân bài, kết luận.
Phần mở đầu: Đặt vấn đề, giới thiệu ngắn gọn những điểm cần giải quyết. Với đề
bài trển trong phần mở đầu chỉ cần viết: “Tại hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nhiều văn kiện do Người soạn thảo được thông
qua. Vậy nội dung ý nghĩa của tài liệu ấy, văn kiện ấy như thế nào? Đó là vấn đề cần
giải quyết trong bài.

Phần thân bài: Phần chủ yếu quan trọng nhất của bài, tập trung trình bày các sự
kiện, ý tưởng ... nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra.Phần này gồm một số tiẻu mục

16


tập trung vào một số khía cạnh vấn đề chung cần giải quyết. Với ví dụ trên thân bài
có thể gồm các tiểu mục:
a. Đơi nét về hồn cảnh, điều kiện lịch sử ra đời của Đảng: Ngắn gọn không đi vào
chi tiết, mà chủ yếu nêu rõ sự ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử.
b. Nội dung cơ bản của văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Hội nghị nhất
trí thơng qua.
c. Phân tích giá trị ý nghĩa của tài liệu, văn kiện: Được xem như là cương lĩnh đầu
tiên của Đảng.
Kết luận: Không tóm tắt những ý đã trình bày ở thân bài phải nêu các luận điểm,
quan điểm chủ đạo làm rõ, khái quát vấn đề đặt ra (có liên hệ thực tế, rút ra bài học
kinh nghiệm)
4/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thực hiện và những kết quả đạt được tôi thấy nếu giáo viên vận dụng linh
hoạt, có sự điều chỉnh bổ sung trong quá trình triển khai ứng dụng những kinh nghiệm
trên rộng rãi vào quá trình giảng dạy sẽ giúp bài giảng thêm phong phú sinh động, rất
hợp với thực tế.
Với việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Sử có ý nghĩa hết sức sâu sắc
Với học sinh: các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy.Phát huy tính
độc lập sáng tạo của học sinh, tránh học nhồi nhét, học tủ, học vẹt, học đối phó.Qua
đó tạo niềm say mê hứng thú học tập bộ mơn, kích thích lòng ham học hỏi ở học sinh
để hiểu biết nhiều hơn về quê hương đất nước... Học sinh không chỉ hiểu, biết, mà
nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, từ đó việc học - học giỏi - và trở thành học sinh
giỏi mơn Sử sẽ có nhiều triển vọng
Với giáo viên: Giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình làm giáo viên yêu

nghề hơn, tự tin hơn, có tinh thần trách nhiệm cao để năng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ. Kết quả của trị là niềm vui, niềm động viên của giáo viên. Vì vậy trong
quá trình dạy giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
17


IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận trong quá trình nghiên cứu: Trong những năm qua Trường
THPT Võ Nhai đã có nhiều chuyển biến trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn sử. Qua các thế hệ học trò cho thấy số lượng học sinh giỏi bộ môn tăng lên
so với trước, chất lượng ôn luyện cũng được nâng lên với những kết quả cụ thể : Có
nhiều em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ở các khối lớp. Bản thân tôi đã áp dụng thử
nghiệm các phương pháp thực hiện nói trên ở một số lớp và thu được kết quả khả
quan.
2. Kiến nghị, đề nghị : Đối với học sinh miền núi như trường THPT Võ Nhai
việc bồi dưỡng môn lịch sử cho các em mặc dù đã được Nhà trường quan tâm, các
gặp khơng ít khó khăn, và chưa phải là nhìn thấy ngay hiệu quả cao, bởi vì nhiều
nguyên nhân : Như điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiếu tài liệu tham khảo,
thăm quan thực tế cịn ít... Song việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch
sử đối với học sinh miền núi là cần thiết vì vậy tơi xin mạnh dạn đề nghị một số ý
kiến sau:
* Nhà trường cũng như Sở GD-ĐT quan tâm hơn nữa đến vấn đề dạy và học môn
Lịch Sử như :
+ Tài liệu, đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy và học bộ môn Lịch Sử ...
+ Tổ chức học sinh đi tham quan thực tế để mở mang kiến thức. Nhân rộng các
hình thức hoạt động ngoại khóa
+ Thành lập đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Sử ngay từ đầu cấp học, và tổ chức ôn
xen kẽ 2 buổi trên tuần .
+ Thay cách học nhồi nhét các kiến thức khô cứng trên sách vở bằng Panơ,
apphích về các danh nhân lịch sử, kiến thức lịch sử kích thích trí tị mị ham tìm hiểu

của học sinh, hoặc tổ chức các trò chơi lịch sử .
*Đối với giáo viên bộ môn luôn gần gũi giúp đỡ động viên học sinh u thích bộ
mơn Lịch sử
18


19



×