Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân công pháp 2 đề số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.88 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 08
Năm 1898, Tây Ban Nha ký Hiệp ước Pari về chuyển nhượng lãnh thổ
với Mỹ. Theo Hiệp ước Pari, Tây Ban Nha sẽ chuyển nhượng toàn bộ quần đảo
Philipin (lúc đó là thuộc địa của Tây Ban Nha) cho Mỹ. Khi Mỹ đến tiếp nhận
quần đảo Philipin thì thấy rằng đảo Palmas (được mô tả trong Hiệp ước Pari như
là một bộ phận của quần đảo Philipin) đang nằm dưới quyền quản lý của Hà
Lan. Vụ việc được hai bên đệ trình lên Trọng tài thường trực Lahay. Có hai lập
luận trái ngược nhau được đưa ra: - Lập luận thứ nhất: Đảo Palmas là một bộ
phận của quần đảo Philipin, là thuộc địa của Tây Ban Nha từ trước thời điểm ký
Hiệp ước Pari 1898 và Tây Ban Nha hoàn toàn có quyền chuyển nhượng cho
Mỹ.
- Lập luận thứ hai: Mặc dù trước đây Tây Ban Nha đã duy trì chế độ thuộc
địa trên quần đảo Philipin trong đó có cả đảo Palmas. Tuy nhiên, riêng đối với
đảo Palmas, Tây Ban Nha đã không thực sự duy trì quyền kiểm soát của mình
trên hòn đảo đó. Hơn thế, khi Hà Lan đến chiếm hòn đảo và duy trì quyền kiểm
soát của mình từ năm 1677 thì Tây Ban Nha không tỏ thái độ phản đối nào. Như
vậy, đảo Palmas không còn thuộc về Tây Ban Nha nữa và Tây Ban Nha không
có quyền chuyển nhượng hòn đảo cho Mỹ.
Hãy đưa ra quan điểm của cá nhân về hai lập luận trên.

1


Lãnh thổ là yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia với tư cách là chủ thể
Luật Quốc tế. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa
trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Trong thực tiễn có
hai phương thức thụ đắc lãnh thổ: dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện và
thông qua phương thức chiếm cứ hữu hiệu - hành động của một quốc gia nhằm
mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa
thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn
đã có chủ sau đó bị bỏ rơi. Căn cứ vào các nội dung mà đề bài yêu cầu và các


kiến thức liên quan đến vấn đề xác lập chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ,
em có quan điểm cá nhân về các lập luận mà đề bài đã nêu ra như sau:
Lập luận thứ nhất: Tây Ban Nha hoàn toàn có quyền chuyển nhượng
đảo Palmas cho Mỹ. Theo quan điểm của cá nhân em, lập luận này không
chính xác. Bởi lẽ, đảo Palmas thực tế là một phát hiện của Tây Ban Nha, tuy
nhiên sự phát hiện không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hoàn chỉnh, mà chỉ là
một danh nghĩa không đầy đủ, nó cần phải được hoàn chỉnh trong thời hạn hợp
lý bằng cách chiếm hữu thực sự. Danh nghĩa về chủ quyền chỉ có thể đạt được từ
sự kết hợp chặt chẽ giữa việc khám phá được tiếp theo bởi sự củng cố danh
nghĩa bằng chiếm hữu thật sự được kèm theo ý chí hành động với tư cách của
quốc gia làm chủ. Tây Ban Nha đã không thực sự duy trì quyền kiểm soát thực
sự của nó trên đảo Palmas. Khi Hà Lan thực hiện quyền kiểm soát thực sự trên
đảo này (công khai, liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh
chấp và với mục đích tạo ra chủ quyền thật sự) Tây Ban Nha cũng không tỏ bất
kì thái độ phản đối nào, thì cái danh nghĩa chủ quyền không đầy đủ của Tây Ban
Nha đã không còn nữa. Tức là Tây Ban Nha đã không đáp ứng được nội dung
chiếm cứ phải là thực sự (không chỉ xác lập chủ quyền bằng tuyên bố công khai
mà còn phải thiết lập và điều hành trên thực tế các hoạt động của cơ quan nhà
nước, khai thác tiềm năng kinh tế…). Phương thức mà Mỹ thụ đắc toàn bộ quần
đảo Philipine là thông qua sự chuyển nhượng. Tuy nhiên sự thụ đắc riêng với
đảo Palmas là không có cơ sở pháp lí vì một nguyên tắc cơ bản nhất đã không
được đáp ứng, đó là quốc gia chuyển nhượng không thể chuyển nhượng nhiều
hơn những quyền mà bản thân quốc gia đó có.
Về lập luận thứ hai, em khẳng định đây là lập luận đúng. Khẳng định
này được dựa trên các căn cứ pháp lí sau:
- Hành vi chiếm cứ của Hà Lan đúng về đối tượng. Đối tượng của “chiếm
hữu” là lãnh thổ vô chủ, hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi không thuộc chủ quyền của bất
kỳ của một quốc gia nào. Một vùng lãnh thổ được coi là bị bỏ rơi khi hội tụ đủ
2



hai phương diện vật chất và tinh thần: Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên
thực tế mọi hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước đối với lãnh thổ; Quốc gia
chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh thổ
đó. Đảo Palmas là do Tây Ban Nha phát hiện từ thế kỉ thứ XVI, năm 1666 rút bỏ
hoàn toàn và không quan tâm đến đảo nữa tức là không thực sự duy trì quyền
kiểm soát của mình với lãnh thổ. Khi Hà Lan chiếm cứ thì cũng không có biểu
hiện khôi phục lại chủ quyền đối với nó (Tây Ban Nha ý thức được đầy đủ rằng
quyền của mình bị xâm phạm nhưng không phản ứng gì nên được coi là sự chấp
nhận quyền của Hà Lan hoặc sự từ bỏ quyền của mình).
- Hành vi chiếm cứ được thực hiện bởi quốc gia Hà Lan - chủ thể của Luật
Quốc tế, đã thỏa mãn được yêu cầu về chủ thể thực hiện.
- Hà Lan đã thực hiện hành vi chiếm cứ bằng biện pháp công khai, liên tục
(từ năm 1677 đến năm 1898) và bằng biện pháp hòa bình trong một thời gian dài
mà không có tranh chấp với các quốc gia khác. Yêu cầu tính liên tục (không có
nghĩa là định kì) được đặt ra bởi vì sự gián đoạn việc thực hiện các chức năng
Nhà nước trong một thời gian dài mà không khôi phục lại nó có thể được coi là
sự từ bỏ lãnh thổ này.
- Hành vi chiếm cứ của Hà Lan là hành vi chiếm cứ thực sự và với mục
đích là tạo ra một danh nghĩa chủ quyền. Khi Hà Lan đến chiếm và duy trì
quyền kiểm soát đối với hòn đảo này, Tây Ban Nha không có thái độ phản đối
nào. Như vậy Hà Lan đã tạo một danh nghĩa mới trên đó bằng sự chiếm cứ thực
tế, tức là bên cạnh việc tuyên bố công khai, rõ ràng thì Hà Lan đã thiết lập và
điều hành trên thực tế quyền lực của mình trên đảo này, có ý định và ý thức hành
động với tư cách nhà nước qua những hành vi chủ quyền cụ thể để thực hiện
quyền lực nhà nước. Những hành vi chủ quyền này có thể là những hành vi pháp
lý khác nhau: thực hiện quyền tài phán xét xử, thu thuế… Điều này đồng nghĩa
với việc Hà Lan duy trì trên đảo Palmas một quyền lực đủ để khiến cho các
quyền mà mình đã giành được được tôn trọng và để chứng minh Palmas thuộc
sở hữu của Hà Lan.

Như vậy, Tây Ban Nha là quốc gia chiếm hữu trên danh nghĩa và chỉ có
Hà Lan mới chiếm hữu trên thực tế hòn đảo này. Danh nghĩa có được dựa trên
sự chiếm hữu thực tế bao giờ cũng có giá trị hơn danh nghĩa có được trên sự
phát hiện, chinh phục, chuyển nhượng… Vụ án này đã được Trọng tài thường
trực LaHay xét xử với phần thắng kiện thuộc về Hà Lan. Thực tiễn giải quyết
các tranh chấp lãnh thổ tại tòa án và trọng tài đã chứng tỏ tầm quan trọng của sự
chiếm cứ hữu hiệu trong việc quy thuộc lãnh thổ.
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân;
2. Giáo trình Luật Quốc tế, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, thạc sĩ Chu
Mạnh Hùng…, NXB. Giáo dục Việt Nam;
3. Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong Luật Quốc tế giải quyết
hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội;
4. Các bài đăng trên báo Thanh niên của TS. Nguyễn Hồng Thao về Luật
Quốc tế về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

4



×