Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập nhóm pháp luật bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm về tài sản giữa công ty TNHH MTV điện lực hải phòng (điện lực hải p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.83 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................................................2
I.Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm........................................................................2
1.Khái niệm..................................................................................................................2
2.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm...........................................................................2
3.Chủ thể của hợp đồng...............................................................................................2
4.Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm............................................................................3
5.Hình thức của hợp đồng............................................................................................4
6.Phân loại hợp đồng...................................................................................................4
II.Vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm về tài sản giữa Cty TNHH MTV Điện lực Hải
Phòng (Điện lực Hải Phòng) ký với Cty CP bảo hiểm Toàn cầu, Chi nhánh Hải Phòng
(Cty Toàn cầu).................................................................................................................5
III.Bình luận về việc giải quyết tranh chấp của cơ quan chức năng và đưa ra quan điểm
của nhóm về việc giải quyết vụ việc................................................................................6
IV.Hạn chế trong quy định pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm...........................................................................................................................9
1.Hạn chế trong quy định pháp luật.............................................................................9
2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật...............................................................................10
2.1.Về phía cơ quan chức năng..................................................................................10
2.2.Về phía các nhà bảo hiểm....................................................................................11
KẾT THÚC VẤN ĐỀ........................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................12

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xu hướng mua bảo hiểm tự nguyện cho tài sản ngày càng phổ biến.Mục
đích của việc mua bảo hiểm là khi xảy ra sự cố, tài sản bị hư hại, mất mát… sẽ được phía


bảo hiểm đứng ra bồi thường.Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau,
một trong các bên đã không thực hiện đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng dẫn
đến tranh chấp quyền lợi bảo hiểm. Vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm về tài sản giữa Cty
TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (Điện lực Hải Phòng) ký với Cty CP bảo hiểm Toàn
cầu, Chi nhánh Hải Phòng (Cty Toàn cầu) là một ví dụ.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm.
1.Khái niệm
Điều 567 bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả
một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Điều 12 luật kinh doanh bảo hiểm thì: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
2.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là một loại hợp đồng bảo hiểm trong đó đối tượng được
bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền
tài sản.
3.Chủ thể của hợp đồng.
Bên bảo hiểm: là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam
kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình.
2


Bên tham gia bảo hiểm: là bên đã nộp cho bên bán bảo hiểm một khoản tiền khi kí
kết hợp đồng.
Ngoài ra còn có chủ thể của quan hệ về nghĩa vụ bảo hiểm là những người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

4.Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm với tư cách là một loại hợp đồng cụ thể trong các hợp đồng
dân sự thông dụng nên bên cạnh các đặc điểm chung của một hợp đồng dân sự, hợp đồng
bảo hiểm còn có những đặc điểm riêng nổi bật như:
Là một hợp đồng chuyển dịch rủi ro. Bên tham gia bảo hiểm với mục đích chuyển
gánh nặng tài chính do rủi ro xảy ra từ phía mình sang bên nhận bảo hiểm trong trường
hợp nếu rủi ro đó được xác định là sự kiện bảo hiểm. Bên nhận bảo hiểm chấp nhận gánh
nặng tài chính đó về phía mình. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro từ
bên tham gia bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm.
Là một hợp đồng dịch vụ. Hành vi bảo hiểm của bên nhận bảo hiểm là một dịch
vụ, khi bên nhận bảo hiểm nhận một khoản tiền từ người tham gia bảo hiểm nghĩa là bán
cho họ một dịch vụ: bảo hiểm cho một đối tượng được xác định trong hợp đồng đó. Tuy
nhiên, hành vitrong dịch vụ bảo hiểm là một loại hoạt động vô hình, hay nói một cách
khác, kết quả của hành vi dịch vụ này không mang tính vật thể như kết quả của hành vi
trong các hoạt động dịch vụ khác.
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm là nghĩa vụ có điều kiện.Bất kỳ một hợp
đồng dân sự nào nếu được coi là hợp pháp đều làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân
sự. Theo đó, kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, một quan hệ nghĩa vụ được hình
thành, thông thường, các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ đó phải thực hiện các quyền và
nghĩa vụ đối với nhau theo thời hạn được xác định trong hợp đồng.

3


5.Hình thức của hợp đồng.
Điều 570 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Hình thức hợp đồng bảo hiểm: “Hợp
đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên
mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm”
Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Hìnhthức hợp đồng bảo hiểm:

“Hợpđồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằngchứng giao kết hợp đồng bảo
hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm,điện báo, telex, fax và các hình thức
khác do pháp luật quy định”
6.Phân loại hợp đồng.
Theo tính ý chí của người tham gia bảo hiểm: Hơp đồng bảo hiểm tự nguyện; Hợp
đồng bảo hiểm bắt buộc: (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo hiểm cháy nổ)
Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Hợp đồng bảo
hiểm con người, Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Hợp đồng bảo hiểm kết hợp,
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.
Phân loại theo giá trị bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị, Hợp đồng bảo
hiểm dưới giá trị (điều 43 luật kinh doanh bảo hiểm), Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị
(điều 42 luật kinh doanh bảo hiểm).
Phân loại theo số lượng doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận: một tài sản là đối tượng
bảo hiểm của một doanh nghiệp bảo hiểm, một tài sản là đối tượng bảo hiểm của nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm (bảo hiểm trùng).

4


II.Vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm về tài sản giữa Cty TNHH
MTV Điện lực Hải Phòng (Điện lực Hải Phòng) ký với Cty CP bảo hiểm
Toàn cầu, Chi nhánh Hải Phòng (Cty Toàn cầu).
Ngày 24/11/2009, Cty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (Điện lực Hải Phòng) ký
với Cty CP bảo hiểm Toàn cầu, Chi nhánh Hải Phòng (Cty Toàn cầu) một hợp đồng bảo
hiểm cháy nổ máy biến áp (MBA) số GT0001/09 LG31TS.
Hồi 23h30 ngày 21/09/2010, MBA 110KV - 25 MVA tại trạm 110KV ở trạm Thủy
Nguyên 2 bị sự cố chập cháy bên trong thân máy.Tài sản này đã được bảo hiểm trong hợp

đồng bảo hiểm mà 2 bên đã ký kết.
Quá trình tổn thất MBA, cả 2 bên đã có nhiều biên bản giám định: nguyên nhân sự
cố MBA là do cháy. Thể hiện bằng nhiều biên bản giám định, biên bản kiểm tu của Cty
TNHH Giám định và Tư vấn kỹ thuật Raco (do bên bảo hiểm chỉ định ủy quyền) với các
biên bản liên quan. Tất cả các biên bản đều có chung kết luận: Pha A: Vòng galet số 02
có dấu hiệu xô lệch, bám muội đen. Pha B: Kiểm tra bằng mắt thường không có dấu hiệu
bất thường. Chập ngắn mạch vòng galet số 29 – 30 do phóng hồ quang phát nhiệt, galet
từ số 24 đến 32 bị ám muội đen và mạt đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 4/11/2011, Cty Toàn Cầu có văn bản số 002/2010/ CV – GIC
– TS cho rằng: “Sự cố bên trong MBA (đổ vỡ máy móc), không phát sinh cháy nổ…”,
nên không thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cháy - nổ bắt buộc. Quan
điểm này của Cty Toàn Cầu đi ngược lại kết quả giám định của các bên liên quan tại các
bản giám định nói trên.
Đại diện của 2 Cty này đã có Biên bản làm việc ngày 06/09/2011 về việc: xác định
trách nhiệm bồi thường bảo hiểm. Theo đó, 2 bên đã thỏa thuận: Do bên bảo hiểm chưa
có chứng thư giám định nguyên nhân tổn thất MBA, mà chỉ có báo cáo giám định ngày
26/11/2011 của Raco gửi riêng cho bên bảo hiểm để tư vấn cho một bên. Vì vậy, để đảm
bảo quyền lợi của bên A (bên mua bảo hiểm) Cty Toàn Cầu chấp nhận để Cty Điện lực
Hải Phòng trưng cầu giám định của một Cty giám định độc lập: “Nếu nguyên nhân tổn
5


thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường bảo hiểm thì bên B sẽ cam kết giải quyết nội
dung của hợp đồng 2 bên đã ký và các quy định của pháp luật có liên quan”.
Sau khi có thỏa thuận trưng cầu giám định của cả 2 bên, Cty Điện lực Hải Phòng
đã trưng cầu giám định tại Cty CP giám định Đại Tây Dương - Hải Phòng. Đây là đơn vị
có chức năng giám định độc lập, cấp chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Sau khi làm việc nghiêm túc, chứng thư giám định số 2126 – 01TN/2011A cấp ngày
25/10/2011 của Cty CP giám định Đại Tây Dương kết luận: Nguyên nhân tổn thất MBA
là do cháy. Ông Lương Mạnh Hùng – Đại diện Cty Điện lực Hải Phòng cho biết: “Cty

chúng tôi đã nhiều lần có văn bản mời Cty Toàn Cầu đến làm việc để công bố về nội
dung giám định nói trên, nhưng Cty Toàn Cầu vẫn thoái thác, không đến làm việc và
loanh quanh trả lời bằng các văn bản tham vấn của các bên không liên quan...
Ngày 07/05/2012, đại diện Cty Điện lực Hải Phòng và Cty CP Bảo hiểm Toàn Cầu
đã có biên bản làm việc về thỏa thuận giải quyết bồi thường bảo hiểm giữa 2 bên. Theo
đó, toàn bộ chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất MBA, chi phí vận chuyển MBA (từ Hải
Phòng đi Đông Anh-Hà Nội) để sửa chữa 02 chiều tổng cộng là 2.258.794.000 VND. Tuy
nhiên, Cty CP bảo hiểm Toàn Cầu vẫn giữ quan điểm không bồi thường bảo hiểm. Cty
Điện lực Hải Phòng đã có đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền - Hải
Phòng đối với Cty Toàn Cầu. Tại bản án số 01/2012/ KDTM – ST ngày 26/9/2012,
TAND quận Ngô Quyền kết luận: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cty Điện lực Hải
Phòng. Buộc Cty Toàn Cầu phải trả số tiền bảo hiểm là 2.206.106.259 đồng cho Cty điện
lực Hải Phòng. Tuy nhiên, phía Cty Toàn Cầu vẫn không chấp nhận kết luận của Tòa án
nhân dân quận Ngô Quyền. Dẫn tới việc, hai bên liên quan tiếp tục có đơn kháng cáo.

III.Bình luận về việc giải quyết tranh chấp của cơ quan chức năng
và đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc.
Việc TAND quận Ngô Quyền quyết định Tại bản án số 01/2012/ KDTM – ST
ngày 26/9/2012,: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cty Điện lực Hải Phòng. Buộc Cty
6


Toàn Cầu phải trả số tiền bảo hiểm là 2.206.106.259 đồng cho Cty điện lực Hải Phòng”
là đúng pháp luật. Dựa vào các căn cứ sau đây:
Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ giữa Công ty Điện Lực Hải Phòng và Công ty bảo
hiểm Toàn Cầu là hợp pháp ký ngày 24/11/2009 là hợp pháp.
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa hai bên đảm bảo các điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự: Chủ thể giao kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân sự, về nội
dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, hợp
đồng được giao kết dựa trên ý chí tự nguyện của hai bên và hình thức hợp đồng đúng quy

định pháp luật (Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005)
Xem xét quy định về đối tượng được bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm tại Hợp đồng bảo
hiểm: Theo thỏa thuận giữa hai bên, đối tượng bảo hiểm là máy biến áp số GT0001/09
LG31TS, tài sản này là vật có thực thuộc sở hữu của bên mua bảo hiểm. Sự kiện bảo
hiểm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng được giới hạn trong phạm vi sự cố cháy nổ
máy biến áp.Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, tháng 9-2010, máy biến áp
tại Trạm 110 KV Thủy Nguyên 2 (tài sản đã được bảo hiểm) xảy ra sự cố. Như vậy, rủi ro
xảy ra trong thời hạn bảo hiểm.
Điều trọng yếu cần xem xét trong tranh chấp này là rủi ro của Điện lực Hải Phòng
có phải do nguyên nhân cháy nổ hay không và sự kiện bảo hiểm này có đảm bảo yếu tố
khách quan hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này: GIC mời Công ty TNHH giám định và tư vấn kỷ thuật
RACO xem xét, giám định. Văn bản kết luận ban đầu của RACO kết luận sự cố máy biến
áp Thủy Nguyên 2 là do cháy, nhưng văn bản sau lại cho là đổ vỡ bên trong nên GIC có
văn bản từ chối trách nhiệm bảo hiểm với lý do “sự cố bên trong máy biến áp, không phát
sinh cháy nổ”. Để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm, GIC chấp nhận Điện lực
Hải Phòng trưng cầu giám định của một công ty độc lập nhưng phải thông báo cho GIC.
Nếu nguyên nhân tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường bảo hiểm thì GIC sẽ bồi
thường theo nội dung của hợp đồng hai bên đã ký và các quy định của pháp luật có liên
7


quan. Sau đó, Điện lực Hải Phòng trưng cầu Công ty cổ phần Giám định Đại Tây Dương
giám định và có kết luận: nguyên nhân tổn thất máy biến áp là do sự cố cháy. Khi Công
ty cổ phần giám định Đại Tây Dương có chứng thư giám định, GIC chi nhánh Hải Phòng
gửi chứng thư giám định này cho Công ty TNHH giám định và tư vấn kỹ thuật RACO.
Công ty TNHH giám định và tư vấn kỹ thuật RACO có văn bản hỏi Viện khoa học hình
sự (Bộ Công an).Viện khoa học hình sự cho rằng không có sự cháy trong môi trường
ngâm trong dầu.
Khi phân tích sự khác nhau giữa các bản giám định, có thể nhận thấy chính các văn

bản của RACO đã mâu thuẫn nhau.Song, RACO lại hỏi Viện khoa học kỹ thuật hình sự,
như vậy, kết quả trả lời này chưa thật khách quan. Vì vậy, không thể dùng kết quả trao
đổi của Viện khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an với RACO làm căn cứ để giải quyết
vụ án được. Còn về chứng thư giám định của Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương,
Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương có văn bản giữ nguyên chứng thư giám định
trên và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định này. Như vậy, theo
quy định của pháp luật, chứng thư giám định của Công ty cổ phần giám định Đại Tây
Dương có giá trị pháp lý đối với các bên trong hợp đồng và là căn cứ để giải quyết vụ án.
Do đó, sự cố máy biến áp tại Trạm Thủy Nguyên 2 là do cháy, nên theo hợp đồng bảo
hiểm về cháy, nổ thì Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu chi nhánh Hải Phòng phải có
trách nhiệm bồi thường. Như vậy, theo điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo
hiểm 2000 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm: “ Trả tiền bảo hiểm kịp thời
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm” thì phương án giải quyết của TAND quận Ngô Quyền buộc GIC bồi thường thiệt
hại cho Điện lực Hải Phòng là hợp lý, đúng quy định pháp luật.
Bởi những căn cứ này, Việc công ty Bảo hiểm Toàn Cầu từ chối thực hiện chi trả
tiền bảo hiểm là vi pháp pháp luật. Do đó, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của
tòa án về vấn đề này.

8


IV.Hạn chế trong quy định pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng bảo hiểm.
1.Hạn chế trong quy định pháp luật.
Bộ luật dân sự năm 2005 nói chung và Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2001 là
những cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền lợi và lợi ích chính đáng của các bên khi tham
gia bảo hiểm. Ở một phương diên rộng lớn nó đã tạo ra một môi trường pháp lý khá
thông thoáng và ưu đãi cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo

hiểm Việt Nam.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã thể hiện được vai trò là một công cụ
bảo đảm tài chính hữu hiệu cho các cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp.Ngoài ra bảo
hiểm còn là một kênh huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân một cách có hiệu quả.
Thế nhưng những quy định về vấn đề bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm
tài sản nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Pháp luật hiện hành chưa quy định hợp lý về các điều khoản loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm, quy định trường hợp daonh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc
không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Điềukhoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
“1.Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp
bảohiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiệnbảo
hiểm.
2.Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp
đồngbảo hiểm.Doanhnghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao
kết hợp đồng.
3.Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp
sauđây:a)Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; b)Bên mua bảo hiểm có lý do

9


chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệpbảo hiểm về việc xảy ra sự kiện
bảo hiểm”.
Quy định tên chỉ giới hạn đối tượng là “người mua bảo hiểm”. Điều này chỉ có thể
đúng với loại hình bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn đối với bảo
hiểm con người thì đối tượng là “người được bảo hiểm” và “người thụ hưởng” chưa
được đề cập đến.
Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khoản 1 Điều 39 quy định về các
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm như sau: “a) Người được
bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm

đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực;b) Người được bảo hiểm chết
hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của
người thụ hưởng;c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.”
Rõ ràng, những quy định này đều nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp bảo
hiểm, chống lại các trường hợp trục lợi bảo hiểm mà không đứng về phía người tham gia
bảo hiểm.
2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
2.1.Về phía cơ quan chức năng.
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo
hiểm nói riêng.
Đề nghị thống nhất quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong
tại một điều luật và quy định rõ doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc trả
tiền bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm do một trong
các nguyên nhân sau:
Hành vi phạm tội và/hoặc hành vi cố ý vi phạm pháp luật khác của Người được
bảo hiểm
10


Hành vi cố ý của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và hoặc/người thụ
hưởng
Do các hiện tượng thời tiết thay đổi đột ngột (sóng thần, động đất, núi lửa, lũ, lụt,
bão), chiến tranh, nội chiến, nổi loạn và các hiện tượng khách quan khác có tính chất
thảm họa.
Ngoài các điểm cần hoàn thiện nêu trên, để điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm có thể áp dụng đúng đắn và xác thực trên thực tế thiết nghĩ cần phải có một cơ quan
nhà nước hoặc một tổ chức có thẩm quyền đưa ra định nghĩa cụ thể về từng trường hợp
loại trừ cũng như đưa ra tuyên bố chính thức khi các trường hợp loại trừ nói trên xảy ra,
việc doanh nghiệp bảo hiểm có được áp dụng điều khoản loại trừ hay không trên cơ sở
đánh giá mức độ ảnh hưởng. Theo như chúng tôi được biết, hiện tại một số nước, các cơ

quan, tổ chức nói trên đã được thành lập và làm rất tốt công việc này
2.2.Về phía các nhà bảo hiểm
Tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ nhân viên.
Tăng cường hệ thống đại lý bảo hiểm về trình đọ lẫn đạo đức nghề nghiệp để phục
vụ tốt và tận tâm cho khách hàng bảo hiểm.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động đặc thù, doanh nghiệp bảo hiểm bán cam kết
của mình cho người mua bảo hiểm để thu phí. Cam kết của nhà bảo hiểm chỉ được biến
thành tiền hay người mua bảo hiểm chỉ được hưởng sự phục vụ khi đã xảy ra sự kiện bảo
hiểm, vì vậy, giao dịch này phải rất chặt chẽ đòi hỏi phải có một hệ thống các văn bản
điều chỉnh phù hợp. Chúng ta sẽ chờ đợi những thay đổi tích cực trong các quy định pháp
luật trong các văn bản luật sẽ được thông qua trong thời gian tới.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1&2), Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.
3. Bộ luật dân sự năm 2005.
4.Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
5. Một số trang web:
/>%A3o_hi%E1%BB%83m
/> />
12




×