Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương nghiên cứu về tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2008 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.03 KB, 11 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................2

B.

NỘI DUNG......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIỄN CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ
EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2013.......5
I. Thực trạng của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2008 - 2013:............................................................................5
II. Diễn biến của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008 – 2013..............................................................................................8
III. Kết luận chương 1:...................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU VÀ TÍNH CHẤT CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2011...............8
I. Cơ cấu của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008 – 2013:.............................................................................................9
II. Tính chất của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008- 2013..............................................................................................10
III. Kết luận chương 2:.................................................................................10

C.

KẾT LUẬN.....................................................................................................10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................11

1


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

Đề cương nghiên cứu về tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.
A. LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là một trong những nhiệm

vụ của toàn Đảng, toàn dân, các tổ chức xã hội và do nhiều ngành luật điều chỉnh.
Quyền này đã được ghi nhận tại Điều 71, Hiếp pháp 1992, là một trong những
quyền cơ bản và bất khả xâm phạm của mỗi công dân. Trẻ em là những công dân
nhỏ tuổi, là mầm non tương lai của đất nước. Tuy nhiên do sự phát triển chưa đầy
đủ về thể chất, về tâm sinh lý, chưa có khả năng nhận thức cũng như khả năng tự
bảo vệ mình nên trẻ em rất dễ bị tổn thương về mọi mặt. Trong những năm trở lại
đây, với sự gia tăng các tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em, mà nổi cộm là tội
hiếp dâm trẻ em thì việc bảo vệ trẻ em khỏi những loại tội phạm này là một vấn đề
càng được dư luận quan tâm.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Thủ
đô Hà Nội ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Quá trình
mở rộng địa giới hành chính đã tạo cho Hà Nội nhiều cơ hội phát triển cả về kinh

tế, xã hội, cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính thì
kể từ năm 2008 số lượng tội phạm di cư vào Hà Nội cũng ngày càng gia tăng.
Trong những năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình hình tội
phạm, đặc biệt là tội phạm hiếp dâm trẻ em đang có xu hướng gia tăng với diễn
biến phức tạp. Những vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra ngày càng nhiều với mức độ ngày
càng dã man, nghiêm trọng. Thậm chí, những em nhỏ mới chỉ một vài tuổi cũng là
đối tượng để những tên "yêu râu xanh" nhắm tới. Hậu quả của hành vi hiếp dâm trẻ
em để lại cho nạn nhân là vô cùng thương tâm, nó không chỉ để lại nỗi đau xót cho
gia đình nạn nhân mà còn gây nhức nhối cho các ngành, các cấp và toàn xã hội. Do
2


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

đó, vấn đề đặt ra là cần tìm ra cũng như xây dựng các biện pháp hữu hiệu để ngăn
chặn hiệu quả tội hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác

giả về đề tài tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em, tiêu biểu là các công trình nghiên
cứu sau:
“Tội phạm hiếp dâm trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Bình Định”. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đặng Xuân Nam, Hà
Nội năm 1999.
“Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trịnh Thị

Thu Hương, Hà Nội năm 2004.
“Đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉn Hà Tĩnh’,
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Thị Quỳnh Mận, Hà Nội năm 2006.
3.

Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Trong phạm vi đề cương này, đề tài được tập trung nghiên cứu dưới góc độ tội

phạm học về những vấn đề liên quan đến tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.
4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Đề cương với mục đích đánh giá các nội dung của tình hình tội phạm hiếp

dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013, trên cơ sở các số
liệu thống kê đã thu thập được và thông qua những phân tích, so sánh về tội phạm
hiếp dâm trẻ em, tạo cơ sở thực tiễn để các nhà nghiên cứu khác tìm hiểu nguyên
nhân của tội phạm, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng
chống tội phạm hiếp dâm trẻ em, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu thực trạng, diễn biến tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.
- Nghiên cứu, phân tích cơ cấu, tính chất của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.
3


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

5.


N02.TL2 – NHÓM 01

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề cương nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, phương pháp

tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích dựa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng.
Bằng việc vận dụng một cách linh hoạt và đan xen các phương pháp kể trên,
tạo ra kết quả nghiên cứu từ số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội, Tòa án
nhân dân tối cao, 126 bản án sơ thẩm hình sự của TAND thành phố Hà Nội, từ đó
áp dụng các kiến thức của ngành khoa học thực nghiệm Tội phạm học phân tích so
sánh số liệu thống kê, các biểu đồ và đưa ra những nhận xét.
6.

Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của bài viết bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, mục

lục, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung bao gồm hai chương:
Chương 1: Thực trạng và diễn biến của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.
Chương 2: Cơ cấu và tính chất của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIỄN CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2013.

I.


Thực trạng của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

trong giai đoạn 2008 - 2013:
Thực trạng về tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã xảy
ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân trên
một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.1

1 Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb CAND, Hà Nội , 2009, Tr. 195

4


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

Khi tìm hiểu về thực trạng của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 – 2013, cần phải đồng thời dựa vào số liệu về tội phạm rõ và tội
phảm ẩn để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình
hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trong giai đoạn này.
1.

Tội phạm rõ:
Tội phạm rõ là tội phạm đã bị xử lí về hình sự và đã được đưa vào thống kê tội

phạm.
Tội phạm đã được xử lý về hình sự bao gồm: tội phạm đã có bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn
hình phạt) và các trường hợp đã xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà
không được xét xử vì lí do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm

hình sự, chủ thể thực hiện đã chết…
Có thể thấy, tội phạm đã được xử lí về hình sự như vậy được coi là tội phạm
hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm.
Căn cứ vào số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân tối
cao, 126 bản án sơ thẩm hình sự của TAND thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 –
2013, lập bảng số liệu thống kê và đồ thị về thực trạng tình hình tội phạm dựa vào
bảng số liệu thống kê. Sau đó, đánh giá, nhận xét về thực trạng tình hình tội phạm
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013 dựa
vào bảng thống kê và đồ thị. Tiếp theo, người nghiên cứu đưa ra các số liệu về số
lượng và tỉ lệ số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội so với phạm vi cả nước để thấy được thành phố nào có tỉ lệ tội phạm hiếp dâm
trẻ em cao nhất trong cả nước.
Tình hình tội phạm dựa trên thông kê này mới chỉ là tình hình tội phạm rõ.
Bên cạnh đó, còn có tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống
kê tội phạm. Các tội phạm đã xảy ra mà không được thể hiện trong thống kê tội
phạm như vậy được gọi là tội phạm ẩn.
5


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

2.

N02.TL2 – NHÓM 01

Tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện

trong thống kê vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa
vào thống kê tội phạm.

Tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng
định hoặc chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
hoặc về hình thức chưa được ghi nhận chính thức trong thống kê tội phạm. Để làm
rõ hơn thực trạng của tội phạm ẩn, cần đưa ra được số liệu thống về số vụ tội phạm
ẩn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013 và thể hiện số liệu đó trên
sơ đồ để có thể thấy rõ được thực tình hình tội phạm ẩn đã xảy ra. Tuy nhiên, để
đưa ra một con số chính xác về tội phạm ẩn của tội phạm này là một điều không hề
dễ dàng. Bởi vì, trên thực tế còn rất nhiều vụ án do người bị hại sợ hãi, xấu hổ, mặc
cảm với xã hội nên vẫn chưa dám đưa tội phạm này ra trước pháp luật. Có vụ án,
trong quá trình điều tra, đối tượng khai nhận ngoài vụ trên còn thực hiện 05 vụ
khác với thủ đoạn tương tự nhưng người bị hại và gia đình đã không trình báo với
cơ quan Công an. Như vậy, số liệu về số vụ phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
Hà Nội trong 6 năm qua có thể thể còn lớn hơn rất nhiều.
3.

Chỉ số tội phạm
Chỉ số về tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm trong

dân cư. Việc nghiên cứu về chỉ số tội phạm giúp xác định rõ về thực trạng của tình
hình tội phạm.
Chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định trong
một khoảng thời gian xác định. Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm
(hoặc vụ phạm tội) trên 100.000 người dân (hoặc 10.000 người dân).
Dựa vào công thức tính, trên cơ sở số liệu thống kê về số vụ phạm tội trên địa
bàn Hà Nội của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013 và
số dân trong khoảng thời gian đó, ta lập bảng chỉ số tội phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn thành phố trong giai đoạn này.
6



BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

Qua bảng chỉ số tội phạm, có thể thấy được chỉ số phạm tội của mỗi năm cao
hay thấp và có sự thay đổi rõ rệt qua các năm hay không. Từ đó, kết luận được mức
độ phổ biến của tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2008 – 2013.
4.

Thông số về nạn nhân.
Thông số nạn nhân đóng vai trò trong việc mô tả thực trạng của tình hình tội

phạm2. Để làm sáng tỏ thông số về nạn nhân cần làm rõ các vấn đề sau đây:
-

Số lượng nạn nhân;
Thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân;
Thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu như thiệt hại về thể chất, vật chất,

tâm lí;
Tình huống trở thành nạn nhân.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ số liệu thống kê về số lượng nạn nhân, đặc
điểm nhân thân của nạn nhân qua 126 bản án sơ thẩm hình sự của TAND thành phố
Hà Nội, lập bảng thống kê về tình huống trở thành nạn nhân của hành vi hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013. Từ bảng thống kê, ta
thể hiện lại các số liệu trên bằng biểu đồ và đưa ra các nhận xét, từ đó có thể kết
luận về tình huống nào khiến trẻ em trở thành nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em là
cao nhất. Thông tin này có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan hoạch định chính
sách phòng ngừa giúp cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế, đưa ra

những biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động bảo vệ con em mình không
trở thành nạn nhân của tội phạm.
II.

Diễn biến của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

giai đoạn 2008 – 2013.
Diễn biến tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định
tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một nhóm tội phạm) xảy ra trong khoảng
thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định.

2 Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb CAND, Hà Nội , 2009, Tr. 207.

7


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

Trên cơ sở những số liệu ở phần thực trạng cuả tình hình tội phạm hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013, người nghiên cứu sẽ đánh giá
được diễn biễn của tình hình tội phạm. Những con số đã chỉ rõ số lượng vụ án, số
lượng người phạm tội. Nếu lấy năm 2008 là năm gốc và coi số vụ có số bị cáo của
năm này là 100%, sau đó so sánh số liệu tương ứng của năm tiếp theo với số liệu
gốc, ta có diễn biến tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em rên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 – 2013 thể hiện qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ đường
biểu diễn. Từ đó, dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối
của tội phạm hiếp dâm trẻ em tại Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013.
III.


Kết luận chương 1:

Nêu lên kết luận tổng thể về số lượng, đối tượng và chỉ số của tội phạm. Sau
đó đưa ra nhận xét chung về chiều hướng diễn biến của tình hình tội phạm hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013.

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU VÀ TÍNH CHẤT CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2011

Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về chất của
tình hình tội phạm.
I. Cơ cấu của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008 – 2013:
Nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội phạm thực chất là tìm hiểu nội dung
bên trong của tình hình tội phạm , tìm ra những điểm riêng biệt của nó. Cơ cấu của
tình hình tội phạm là tỉ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của
tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định. Theo
đó, dựa vào mục đích nghiên cứu đề tài, ta có thể lựa chọn, sắp xếp cơ cấu của tội
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013 theo
các tiêu chí sau:
1. Theo hình thức phạm tội
8


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

2. Theo địa bàn phạm tội

3. Theo phương thức, thủ đoạn phạm tội
4. Theo thời gian phạm tội
5. Theo loại chế tài hình sự Tòa án áo dụng đối với người phạm tội
6. Theo địa điểm phạm tội
7. Theo đặc điểm mối quan hệ của bị cao với nạn nhân
8. Theo độ tuổi của bị cáo
9. Theo nghề nghiệp của bị cáo
10.Theo trình độ văn hóa của bị cáo
Để biểu đạt cơ cấu của tình hình tội phạm được rõ nét, sinh động, người
nghiên cứu nên sử dụng các bảng thông kê và đặc biệt là biểu đồ thống kê phù hợp.
Điều đó giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết được cơ cấu của tình hình tội phạm
theo từng tiêu chí đánh giá.
Giữa cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm có quan hệ mật thiết với
nhau3. Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên
cứu cơ cấu tình hình tội phạm. Khi cơ cấu của tình hình tội phạm được nghiên cứu
một cách kĩ lưỡng thì tính chất càng được định hình rõ nét, “bức tranh” về tội phạm
càng được sáng tỏ.
II.

Tính chất của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

giai đoạn 2008- 2013
Qua tìm hiểu cơ cấu của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2008 – 2013 theo các tiêu chí trên sẽ phát hiện được:
- Hình thức phạm tội của tội phạm hiếp dâm trẻ em diễn ra dưới hình thức nào;
- Tội phạm tập trung ở khu vực nào, với tỉ lệ như thế nào trên địa bàn thành phố
-

Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013;
Thời gian thực hiện tội phạm chủ yếu vào thời điểm nào;

Người thực hiện tội phạm hay thực hiện hành vi phạm tội tại nơi nào;
Đặc điểm nhân thân thường thấy của những người bị kết án;
Phương thức, thủ đoạn, động cơ, mục đích là gì và chiếm tỉ lệ như thế nào?
Có thể thấy, tính chất của tình hình tội phạm phản ánh những đặc điểm đặc

trưng, nổi bật nhất trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Tác dụng của việc làm rõ
3Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb CAND, Hà Nội , 2009, Tr. 211.

9


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

N02.TL2 – NHÓM 01

tính chất của tình hình tội phạm đó là giúp định hướng trong việc tìm ra nguyên
nhân của tội phạm cũng như có giải pháp phòng ngừa tội phạm sát với thực tế.
III.

Kết luận chương 2:

Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về cơ cấu và tính chất của tội phạm
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2013, người
nghiên cứu rút ra một số tính chất của tội phạm này trong gian đoạn này.

C. KẾT LUẬN
Kết luận của đề cương là những kết luận, đánh giá về tình hình tội phạm hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013 dựa trên các số
liệu được thống kê, phân tích và nhận xét, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về loại
tội phạm này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình tội phạm học NXB Công an Nhân
dân, năm 2012;
2. Dương Tuyết Miên – “Tội phạm học nhập môn” - NXB Công an Nhân dân;
3. “Tội phạm hiếp dâm trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Bình Định”. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đặng Xuân Nam, Hà
Nội năm 1999.
4. “Đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉn Hà
Tĩnh’, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Thị Quỳnh Mận, Hà Nội năm
2006.

10


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

5.

N02.TL2 – NHÓM 01

Luận văn thạc sĩ luật học Trịnh Thị Thu Hương - “Về các tội xâm phạm tình

dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm
này” - Trường Đại học Luật hà Nội, năm 2011;
6. Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Thơ – “Tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 – 2011” – Trường đại học Luật Hà Nội,
năm 2012;
7. />
11




×