Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.03 KB, 18 trang )

Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

2

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

2

II. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

3

1.1. Thực trạng, diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn từ năm 2004 - 2010

3


1.1.1. Thực trạng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố hà Nội từ
năm 2004 - 2010

3

1.1.2. Diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
năm 2004 - 2010

8

1.2. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội từ năm 2004 - 2010

9

1.2.1. Cơ cấu tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

9

1.2.2. Tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

12

II. NHẬN XÉT VỀ CÁCH TRÌNH BÀY, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN VĂN

13

1. Ưu điểm


13

2. Hạn chế

16

KẾT LUẬN

16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

1


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

LỜI MỞ ĐẦU
Xâm hại tình dục trẻ em để lại hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em – nạn nhân trực
tiếp của xâm hại tình dục mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình nạn nhân
bị xâm hại và cộng đồng xã hội. Đặc trưng của trẻ là những người đang trong độ tuổi phát
triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Với tính chất nghiêm trọng và nguy
hiểm đó, trong bài viết này, em xin chọn nghiên cứu luận văn của Thạc sỹ luật học Bùi Thị
Thanh Loan - “Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội” –
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2011.
Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu của luận
văn gồm hai chương:
Chương I: Tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2004 - 2010;
Chương II: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Ở phạm vi bài viết này, em xin nghiên cứu Chương I của luận văn.

NỘI DUNG
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Hiện nay vấn đề tội phạm là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, có nhiều loại
tội phạm mới xuất hiện, với những thủ đoạn, hành vi nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội trở nên
liều lĩnh hơn. Trong bối cảnh đó, vấn đề tội phạm nói chung và tội hiếp dâm trẻ em diễn ra
trên địa bàn Hà Nội đang có nhiều diễn biến phức tạp. Hậu quả của hành vi hiếp dâm trẻ
em để lại cho nạn nhân (về cả hiện tại và tương lai) là vô cùng thương tâm, khó có thể khắc
phục được, nó không chỉ để lại nỗi đau xót xa cho gia đình nạn nhân mà còn gây nhức nhối
cho các ngành, các cấp và toàn xã hội. Cho tới thời điểm nghiên cứu, chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu riêng về tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ tội
phạm học. Với lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em trên
2


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

địa bàn thành phố Hà Nội” là vô cùng cần thiết, bởi từ đó, có thể đề ra các biện pháp ngăn
chặn tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố, nó không chỉ có giá trị trong địa bàn Hà
Nội mà nó còn có giá trị tham khảo cho các tỉnh thành khác…
II. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (của nhóm tội
phạm hoặc một tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian, thời gian xác định”.
Tìm hiểu về tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần làm
sáng tỏ các thông số về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm này.
1.1. Thực trạng, diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2004 - 2010.
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố hà Nội từ
năm 2004 - 2010
“Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về số vụ phạm tội đã xảy
ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân trên một
địa bàn nhất định”.
Để tìm hiểu về thực trạng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội, tác
giả tìm hiểu các nội dung: Tội phạm rõ, tội phạm ẩn, thông số về nạn nhân.
a. Tội phạm rõ
Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2010, Tòa án nhân các cấp trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm tổng số 87 vụ với 145 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em. Cụ
thể, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn Hà Nội đã xét xử 9 vụ với 20 bị cáo năm 2004;
11 vụ với 24 bị cáo năm 2005; 9 vụ với 11 bị cáo năm 2006; 11 vụ với 18 bị cáo năm
2007; 12 vụ với 19 bị cáo năm 2008; 18 vụ với 25 bị cáo năm 2009; 17 vụ với 28 bị cáo
năm 2010. Như vậy, tính trung bình mỗi năm đã xét xử 12 vụ với 20 bị cáo phạm tội hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để làm rõ hơn thực trạng của tội phạm này, tác giả đã đưa ra bảng số liệu so sánh số
vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em với số vụ, số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2004 - 2010. Từ đó, nhận thấy rằng, nhóm tội phạm xâm phạm
3


Bài tập Lớn Học kỳ


Môn Tội phạm học

tình dục nói chung cũng như tội hiếp dâm trẻ em nói riêng chiếm tỉ lệ nhỏ so với các tội
phạm nói chung. Cụ thể, từ bảng số liệu thống kê tác giả nêu ra thể hiện, số vụ hiếp dâm
trẻ em chỉ chiếm khoảng 0,17% đến 0,27% (trung bình trong 7 năm trở lại đây chiếm
khoảng 0,23%) so với số vụ phạm tội nói chung; còn số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em
chiếm tỉ lệ khoảng từ 0,14% đến 0,38% (trung bình trong 7 năm trở lại đây chiếm khoảng
0,24%) so với số bị cáo phạm tội nói chung.
Tuy nhiên khi đem so sánh các con số về tội hiếp dâm trẻ em với các con số về các
tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em thì thấy tỉ lệ này là không nhỏ. Cụ thể, trong nhóm các
tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, trong 7 năm gần đây đã có 87 vụ với 145 bị cáo phạm
tội “Hiếp dâm trẻ em” chiếm 46% về số vụ và 55% về số bị cáo; có 01 vụ với 01 bị cáo
phạm tội “Cưỡng dâm trẻ em” chiếm khoảng 1% về vụ và 1% về số bị cáo; có 78 vụ với 93
bị cáo phạm tội “Giao cấu với trẻ em” chiếm khoảng 41% về số vụ và 35% về số bị cáo; có
24 vụ với 24 bị cáo phạm tội “Dâm ô đối với trẻ em” chiếm khoảng 12% về số vụ và 9%
về số bị cáo, so với số vụ và số tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói chung. Như vậy,
trong 7 năm qua, tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số vụ, số bị cáo phạm
tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Tác giả nhận định, đây là con số đáng báo động về tình trạng trẻ em bị xâm phạm
tình dục trong xã hội.
Để thấy rõ hơn mức độ loại tội phạm này, tác giả đưa ra số liệu so sánh số vụ, số bị
cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội với số vụ, số bị cáo phạm tội
này trên một số tỉnh thành khác và với cả nước từ năm 2004- 2010. Tác giả nhận định, so
với các tỉnh thành khác trên cả nước, nhìn chung tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội là khá cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành phố ven Hà Nội, có những
nét tương đồng điều kiện về tự nhiên, tuy nhiên thấp hơn Hà Nội về trình độ phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. So với Bắc Ninh thì ở Hà Nội, loại tội phạm này cao hơn rất nhiều. Cụ
thể, tính trong 7 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ xét xử 17 vụ với 24 bị cáo
phạm tội hiếp dâm trẻ em. Như vậy, tính trung bình tội phạm này trên địa bàn thành phố
Hà Nội nhiều gấp khoảng 5 lần về số vụ, 6 lần về số bị cáo so với trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh. Tuy nhiên, so sánh với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
4


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

tuy là hai thành phố ở hai miền Bắc, Nam của Tổ quốc, khác nhau về khí hậu, điều kiện tự
nhiên... nhưng đều là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội lớn của cả nước. Theo
thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 7 năm gần đây có 183 vụ với 243 bị
cáo; con số này nhiều gấp khoảng 2 lần về số vụ và 1,6 lần về số bị cáo phạm tội hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b. Tội phạm ẩn
Tội phạm ẩn có thể được hiểu là tội phạm đã được thực hiện trong thực tế nhưng
chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do đó chưa bị xử lý về hình sự.
Tác giả đã đưa ra số liệu thống kê tổng hợp của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an: số
vụ xâm phạm tình dục trẻ em có chiều hướng ngày càng gia tăng; hàng năm, trên địa bàn
cả nước có khoảng 800 vụ xâm phạm tình dục trẻ em, chiếm tới 56,3% tổng số vụ xâm hại
trẻ em nói chung, số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm khoảng 65,5% số vụ xâm phạm tình dục trẻ
em và chiếm 36,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em… Đối với tội hiếp dâm trẻ em, tỷ lệ tội
phạm ẩn được đánh giá là cao nhưng con số cụ thể là bao nhiêu thì chưa được cơ quan nào
đưa ra con số thống kê chính thức, Theo thống kê của “Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em
18001567” trên địa bàn cả nước, do Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em cung cấp miễn phí,
chỉ tính riêng năm 2010, đường dây đã tiếp nhận tin báo, tư vấn và can thiệp hỗ trợ cho 31
trường hợp trẻ em bị xâm phạm tình dục, trong đó có cả những trường hợp trẻ em bị hiếp
dâm. Theo sự thừa nhận của các em cũng như gia đình các em với trung tâm thì tất cả
những trường hợp nói trên đều chưa được khai báo với cơ quan Công an vì nhiều lý do…
Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ, bởi vì không phải trường hợp nào cũng biết đến sự có
mặt của trung tâm, và cũng không phải trường hợp nào cũng tìm đến sự chia sẻ và giúp đỡ

của trung tâm…
Hiện nay, một số trung tâm tư vấn tâm lý khác trên địa bàn Hà Nội như : Trung tâm
hỗ trợ và tư vấn tâm lý thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Văn phòng tư
vấn Sao Biển thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, gia đình và phát triển cộng đồng…
đang tiến hành các hoạt động tư vấn tâm lý, trong đó có tư vấn cho những nạn nhận và gia
đình nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em, nhưng nhìn chung với số lượng không đáng kể.

5


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

Tác giả đưa ra ý kiến của ông Nguyễn Thu Gia, Chi cục phó Phòng chống tệ nạn xã
hội ở Hà Nội: “Tất cả các xã, phường của Hà Nội đều có thể có trẻ em nguy cơ bị xâm
phạm tình dục. Hơn 1000 trẻ có nguy cơ bị xâm hại là thuộc nhóm mồ côi, lang thang
đường phố, khuyết tật và làm thêm tại các gia đình. Tuy nhiên những em này khả năng tự
bảo vệ là yếu ớt và rất ít em đứng ra tố cáo kẻ đã xâm phạm mình”.
Để tìm hiểu về vấn đề trẻ em lang thang bị xâm phạm tình dục , tác giả đã phát phiếu
điều tra xã hội học đối với những trẻ em lang thang tại một số địa điểm lớn trên địa bàn
như bến xe Mỹ Đình, chợ Long Biên, Ga Hà Nội… Trong 100 phiếu phát ra tác giả chỉ thu
về 76 phiếu trả lời. Trong đó, có tới 41 em bị xâm phạm tình dục (chiếm 53,9%); các em
thường bị người xấu sàm sỡ sờ mó vào bộ phận sinh dục, bị động chạm vào ngực… Có 9
em gái thừa nhận từng bị hiếp dâm (chiếm 11,8%), thời gian các em bị xâm phạm tình dục
thường là buổi tối hoặc trưa, chủ yếu tại nơi vắng vẻ, một số em bị xâm phạm ngay tại nơi
ở trọ của mình. Tất cả những trường hợp này đều không trình báo với cơ quan chức năng.
Tác giả nhận định việc nghiên cứu tội phạm ẩn của loại tôi phạm này trên thực tế rất
khó khăn, bởi nếu nạn nhân và gia đình không khai báo, tố giác tội phạm thì vụ việc cũng
không bị phát hiện và cũng không có cách gì thống kê được. Như vậy, có thể thấy lí do

khiến loại tội phạm này có tỉ lệ ẩn được đánh giá là cao chủ yếu xuất phát từ nạn nhân.
Phần lớn là do tư tưởng lạc hậu, sai lầm trong nhận thức, tâm lý mà các em cũng như gia
đình thiếu thái độ cương quyết và thỏa hiệp với kẻ phạm tội. Ngoài ra, một số nguyên nhân
khác như nạn nhân nhỏ tuổi không nhớ mặt hoặc không biết kẻ xâm hại mình nên không
truy tìm được thủ phạm, người phạm tội quá gian manh, xảo quyệt.
c. Thông số về nạn nhân
Qua việc nghiên cứu 87 bản án hình sự về tội hiếp dâm trẻ em với 91 nạn nhân, tác
giả đã thống kê các thông số về nạn nhân theo những tiêu chí: một số đặc điểm về thân
nhân nạn nhân, tình huống trở thành nạn nhân và các dạng thiệt hại mà nạn nhân của tội
hiếp dâm trẻ em phải gánh chịu. Cụ thể như, nạn nhân dưới 10 tuổi có 37 em (chiếm tỉ lệ
cao nhất tới 41%); đứng thứ hai là nhóm nạn nhân trong độ tuổi từ 10 đến 13 với 33 em
(chiếm khoảng 36%); đối với nạn nhân trong độ tuổi từ 13 đến 16, với 21 em (chiếm
khoảng 23%)… Đây là những con số đáng lo nghĩ về tình trạng trẻ em bị hiếp dâm có độ
6


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

tuổi ngày càng nhỏ, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của các em. Đối với
các em ở độ tuổi này, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự không kiểm soát của gia
đình, sự ngây thơ, non nớt, cả tin của các em như dụ dỗ, thậm chí cưỡng ép, dọa dẫm để
giao cấu với các em. Nhiều trường hợp các em bị đối tượng phạm tội đưa đến những nơi
vắng vẻ, sau đó thường đe dọa các em để không nói lại với người khác.
Sau khi phân tích số liệu trên, tác giả cũng đã rút ra được một số tình huống phổ biến
trở thành nạn nhân của loại tội phạm này như: số trẻ em ở nhà một mình trở thành nạn
nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 em (khoảng 24%); tiếp theo là các em đi chơi ở những
nơi vắng vẻ, với 17 em (chiếm khoảng 19%); nhóm các em đi chơi buổi tối với 14 em
(chiếm 15%). Có nhiều em gái trở thành nạn nhân do liên quan tới “nghiện” chơi game và

“chát chít” trên Internet với 9 em (chiếm khoảng 10%); nhiều trường hợp các em gái bị
hiếp dâm sau khi bị bạn bè chuốc rượu say, với 6 em (chiếm khoảng 7%); không thiếu em
gái tò mò và thiếu hiểu biết nhận người phạm tội là người yêu, tự nguyện trong quan hệ
tình dục, với 10 em (chiếm khoảng 11%); các tình huống khác như bị lừa gạt, dụ dỗ vào
nhà người phạm tội, nhà nghỉ… có 13 em (chiếm tỷ lệ 14%).
Trẻ em bị hiếp dâm gánh chịu những thiệt hại hết sức thương tâm không chỉ về thể
chất mà nghiêm trọng hơn là những tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần. Về thể chất, trong
số 91 nạn nhân được tác giả nghiên cứu trong 87 vụ hiếp dâm trẻ em có: 1 em chết sau khi
bị hiếp (chiếm khoảng 1%); 67 em có các dấu hiệu bị tổn thương vùng âm hộ như bị trớt
da, chảy máu, phù nề, bầm tụ máu… (chiếm khoảng 74%); 55 em bị rách màng trinh mới
(chiếm khoảng 55%); 15 em có dấu hiệu bị rách màng trinh cũ (chiếm khoảng 17%); 3 em
có thai (chiếm khoảng 3%); ngoài ra các em còn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh qua đường
tình dục. Về tinh thần, hành vi hiếp dâm trẻ em để lại hậu quả về tinh thần nặng nề không
chỉ cho các nạn nhân mà còn đối với gia đình nạn nhân. Ngay sau khi bị hiếp dâm, đặc biệt
là các em gái đã bắt đầu biết nhận thức, thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, nhất
là sợ nam giới, hay khóc, hay giật mình… Đối với những bé gái lớn tuổi hơn, thường có
trạng thái tâm lý hoảng loạn, căng thẳng, mất ngủ, gặp ác mộng, lo sợ, xấu hổ, rất sợ mọi
người biết, nhiều em muốn tự tử sau khi bị hiếp dâm… Do gặp phải cú sốc về tâm lý nên
sự phát triển về tâm lý của các em thường sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp có sự
7


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

phát triển lệch lạc về nhân cách và hành vi. Nhiều em mất niềm tin vào cuộc sống, lần
tránh mọi người, luôn có mặc cảm, có những biểu hiện tâm lý tiêu cực ảnh hưởng lớn đến
việc học tập và phấn đấu của các em trong tương lai… ảnh hưởng lớn đến gia đình nạn
nhân, làm xáo trộn cuộc sống và nhiều trường hợp còn phá vỡ hạnh phúc gia đình họ.

1.1.2. Diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
năm 2004 đến 2010
Những số liệu thống kê trên cũng phần nào cho thấy thực trạng của tình hình tội hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua khá phức tạp. Số vụ và số người
phạm tội qua những năm có tăng, có giảm, nhưng nhìn chung xu thế là tăng lên. Để tìm
hiểu diễn biến của tình hình tội phạm, tác giả đưa ra những số liệu. Cụ thể, năm 2004 (tác
giả coi năm 2004 là năm gốc để so sánh), số vụ hiếp dâm trẻ em là 9 vụ, năm 2005 tăng so
với năm 2004 là 2 vụ (tăng 20%); năm 2006 giảm 2 vụ so với năm 2005; từ năm 2006 đến
năm 2009 số vụ vi phạm tăng liên tục từ 9 vụ; lên 11 vụ (năm 2007, tăng 20% so với năm
2004); lên 12 vụ năm 2008 (tăng 33% so với năm 2004); lên 18 vụ năm 2009 (tăng lên
100% so với năm 2004); năm 2010 là 17 vụ (giảm 1 vụ so với năm 2009, tăng 90% so với
năm 2004). Nhìn chung, số vụ phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội có
xu hướng tăng dần qua các năm.
Tương ứng với số vụ phạm tội hiếp dâm trẻ em, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội này
trong thời gian qua cũng có xu hướng tăng, nhưng có diễn biến phức tạp hơn. Cụ thể, năm
2004 số bị cáo bị xét xử về tội hiếp dâm trẻ em ở hà Nội là 20, năm 2005 tăng lên 4 bị cáo
(tăng 20%), năm 2006 giảm xuống còn 11 bị cáo (giảm 45% so với năm 2004); từ năm
2006 số bị cáo tăng đột biến từ 11 lên 18 bị cáo vào năm 2007; lên 19 bị cáo năm 2008; lên
25 bị cáo năm 2009 và lên 28 bị cáo năm 2010.
Diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trong thời gian qua trên địa bàn thành
phố Hà Nội được tác giả thể hiện trong biểu đồ, qua đó có thể thấy, số vụ và số bị cáo đưa
ra xét xử về tội hiếp dâm trẻ em tăng đột biến vào năm 2009 và năm 2010. Tác giả lý giải
một phần nào điều này là do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (tháng 8 năm 2008) đã
được tăng diện tích, tăng dân số, tình hình tệ nạn xã hội, tội phạm ở Hà Nội nói chung cũng
có nhiều biến động phức tạp.
8


Bài tập Lớn Học kỳ


Môn Tội phạm học

1.2. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2010.
Khi nghiên cứu cơ cấu, tính chất tình hình tội phạm là tìm hiểu những đặc điểm về
tính chất của tình hình tội phạm, tìm ra những điểm riêng biệt của nó. Qua việc nghiên cứu,
phân tích các số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và 87 bản án hình sự
sơ thẩm về tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua,
tác giả đã nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm ở những tiêu chí sau:
1.2.1. Cơ cấu tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Cơ cấu của tình hình tội hiếp dâm trẻ em theo hình thức phạm tội
Cũng như các loại tội phạm khác, tội hiếp dâm trẻ em cũng thường được thực hiện
dưới hai hình thức đồng phạm hoặc đơn lẻ. Theo tiêu chí này, từ việc phân tích các số liệu
trên, tác giả đã thống kê được hình thức phạm tội của các bị cáo phạm tội của các bị cáo
phạm tội hiếp dâm trẻ em như sau: 18 vụ (với 76 bị cáo và 21 nạn nhân) thực hiện theo
hình thức đồng phạm, còn lại 69 vụ (với 69 bị cáo và 70 nạn nhân) thực hiện dưới hình
thức đơn lẻ. Như vậy, tôi phạm hiếp dâm trẻ em được thực hiện dưới các hình thức đồng
phạm không lớn (chỉ chiếm 21%). Trong những vụ đồng phạm hiếp dâm trẻ em, những đối
tượng phạm tội thường là những thanh niên trẻ, hay tụ tập chơi bời, uống rượu.
- Cơ cấu tình hình tội hiếp dâm trẻ em theo đặc điểm nhân thân người phạm tội
Theo số liệu, tác giả đã tổng hợp về một số đặc điểm nhân thân các bị cáo. Qua việc
nghiên cứu 145 bị cáo trong 87 vụ án về tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội trong giai
đoạn 2004 – 2010, tác giả đưa ra một số tiêu chí: tình trạng hôn nhân, mối quan hệ với nạn
nhân, nghề nghiệp của bị cáo. Cụ thể là:
Thứ nhất, số bị cáo từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 63 bị cáo (chiếm
43%). Như vậy, có thể thấy, mặc dù ở độ tuổi chín chắn, có khả năng nhận thức sâu sắc và
đầy đủ về tính chất nghiêm trọng và hậu quả nặng nề của hành vi phạm tội nhưng họ vẫn
thực hiện tội phạm. Số bị cáo từ đủ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ tương đối lớn, với 59 bị cáo
(chiếm khoảng 41%). Số bị cáo phạm tội chưa thành niên cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ với
23 bị cáo (chiếm khoảng 16%). Tác giả nhận định điều đó thể hiện tội phạm hiếp dâm trẻ


9


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

em trên địa bàn Hà Nội là những người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, dễ kích động, khả
năng kiềm chế kém trước phim ảnh đồi trụy, hình ảnh khiêu dâm…
Thứ hai, số bị cáo là người quen biết với nạn nhân chiếm đa số (103/145 bị cáo,
chiếm 71%); số bị cáo không quen biết nạn nhân chiếm tỷ lệ nhỏ (42/145 bị cáo, chiếm
29%). Nhiều trường hợp bị cáo là cha, là anh trai, quan hệ họ hàng, hoặc hàng xóm, là bạn
bè của nạn nhân, nhiều trường hợp bị cáo và nạn nhân chỉ quen biết nhau qua Internet.
Thứ ba, phần lớn những người phạm tội hiếp dâm trẻ em đã lập gia đình (chiếm
khoảng 58%), nhưng vì lối sống lệch lạc, suy đồi mà họ đã phạm tội. Hành vi này thể hiện
lối sống tha hóa, bất chấp luân thường đạo lý để thực hiện những hành vi đồi bại nhằm
thỏa mãm dục vọng của bản thân. Những hành vi đó, không chỉ phá hoại tương lai của nạn
nhân mà còn phá hoại chính hạnh phúc gia đình họ.
Thứ tư, số bị cáo thuộc thành phần nghề nghiệp tự do như thanh niên lêu lổng, người
thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định… chiếm tỷ lệ cao nhất (58 bị cáo, chiếm khoảng
40%); sau đó là nhóm người có công việc ổn định như công nhân, nông dân, thợ thủ công,
người kinh doanh, buôn bán… (với 51 bị cáo, chiếm khoảng 31%); cán bộ, công chức cũng
chiếm tỷ lệ không nhỏ (với 32 bị cáo, chiếm 22%). Như vậy, không phải chỉ có những
thanh niên chơi bời, lêu lổng, những người có trình độ văn hóa thấp mới phạm tội này, mà
còn có một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên, cán bộ công chức cũng phạm tội này.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tiêu chí người phạm tội có sử dụng rượu, bia
hoặc các chất kích thích khác hoặc có xem phim ảnh khiêu dâm khi thực hiện tội phạm
Qua nghiên cứu số liệu, tác giả thấy đáng chú ý bởi số các bị cáo có sử dụng bia,
rượu, các chất ma túy hoặc xem phim khiêu dâm trước khi thực hiện hành vi phạm tội

chiếm tỷ lệ đáng kể. Cụ thể: trước khi phạm tội có 35 bị cáo (chiếm 24%) có uống rượu,
bia; 7 bị cáo (chiếm 5%) có sử dụng chất ma túy (heroin, thuốc lắc…); 25 bị cáo (chiếm
17%) có xem phim khiêu dâm, thậm chí có nhiều bị cáo ở trong tình trạng “nghiện” loại
phim này. Qua đó, chúng ta có thể thấy những thói quen xấu trên làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hành vi và xử xự của con người, có thể dẫn con người đi vào con đường phạm
tội.

10


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo địa điểm xảy ra vụ án, thời gian thực hiện tội
phạm
Về địa điểm xảy ra tội phạm: trong số các vụ phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
Hà Nội những năm qua, có tới 17 vụ (chiếm 20%) thực hiện tại nhà nạn nhân; 21 vụ
(chiếm 24 %) thực hiện tại nhà bị cáo; 15 vụ (chiếm 17%) được thực hiện tại nhà nghỉ; 34
vụ (chiếm 37%) thực hiện tại những nơi khác như nơi vắng, nhà bạn bè, phòng trọ…
Những đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự thân quen, ngây thơ của nạn nhân, khi nạn
nhân không trong tầm kiểm soát của gia đình, đã rủ rê nạn nhân vào những nơi vắng vẻ…
để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Về thời gian thực hiện tội phạm: bất cứ thời gian nào trong ngày, có điều kiện là kẻ
phạm tội có thể thực hiện hành vi phạm tội. Chúng thông thường lợi dụng các em khi ở nhà
một mình, hoặc thấy trẻ ở nơi vắng vẻ, thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình…
Có thể nói, nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục luôn thường trực ở khắp nơi, ngay cả
ở trong gia đình, trường học và ngoài xã hội. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với các bậc
phụ huynh bận rộn, ít dành thời gian quan tâm đến con cái.
- Cơ cấu của tội phạm theo địa bàn thực hiện tội phạm

Tác giả đã thống kê và nhận thấy số vụ phạm tội hiếp dâm ở trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội những năm qua tại các quận, huyện cụ thể như sau:
+ Quận Long Biên tỉ lệ cao nhất với 15 vụ (chiếm 17%);
+ Quận Hoàng Mai đứng thứ hai với 11 vụ (chiếm 13%);
+ Huyện từ Liêm và quận Thanh Xuân đều với 10 vụ (chiếm 11);
+ Huyện Gia Lâm với 8 vụ (chiếm 9%);
+ Một số quận, huyện khác có tỉ lệ thấp như Quận Ba Đình, huyện Đông Anh, quận
Hà Đông…
Tác giả nhận định, chỉ tính riêng trên địa bàn quận Long Biên, quận Hoàng Mai,
huyện Từ Liêm, quận Thanh Xuân, huyện Gia Lâm đã có tới 54 vụ (chiếm 61%), cho thấy
đây là địa bàn nóng của tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em của thành phố. Nếu nhìn vào
các quận, huyện trên, không phải là trung tâm nội thành, mà chủ yếu là các quận huyện
giáp danh. Đây cũng là nơi tập trung nhiều thành phần, nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là
11


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

thành phần thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, lao động tự do, các nhóm lưu manh,
người nhập cư từ các tỉnh khác đến Hà Nội, nhiều địa điểm hoang vắng… Vì vậy, trong
cuộc sống sinh hoạt, sản xuất quan hệ xã hội cũng phát sinh nhiều nguy cơ thiếu an toàn
đối với trẻ em.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo biện pháp trách nhiệm hình sự mà Tòa áp
dụng đối với các bị cáo
Tác giả đã đưa ra bảng số liệu các biện pháp trách nhiệm hình sự mà Tòa án Hà Nội
đã áp dụng, cụ thể, trong giai đoạn từ 2004 đến 2010, đã có 4 bị cáo (chiếm 3%) được áp
dụng các biện pháp tư pháp, không có bị cáo nào được áp dụng hình phạt cải tạo không
giam giữ; 15 bị cáo (chiếm khoảng 10%) được cho hưởng án treo; 26 bị cáo (chiếm 18%)

bị áp dụng hình phạt tù từ 3 đến 7 năm; 55 bị cáo (chiếm khoảng 38%) bị áp dụng hình
phạt tù từ 7 đến 15 năm; 43 bị cáo (chiếm 30%) bị áp dụng hình phạt tù từ 15 đến 20 năm;
có 2 bị cáo (chiếm 1%) bị áp dụng biện pháp tù chung thân. Qua đó, cho thấy, chính sách
pháp luật của Nhà nước ta rất nghiêm khắc, không nhân nhượng đối với tội phạm này. Tuy
nhiên, mặc dù chế tài của tội hiếp dâm trẻ em được pháp luật quy định rất nặng, được áp
dụng thực tế rất nghiêm khắc, nhưng tội phạm này vẫn không giảm mà có xu hướng tăng
lên. Như vậy, tác giả thấy rằng, không phải có hình phạt nghiêm khắc là có thể trấn áp
được tội phạm mà cần phải tìm ra và kết hợp với nhiều biện pháp khác.
1.2.2. Tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
Qua những phân tích ở trên, đánh giá cơ cấu của tình hình tội phạm trong thời gian
qua, tác giả đã rút ra một số tính chất của tình hình tội phạm như sau:
Thứ nhất, tội phạm hiếp dâm trẻ em được thực hiện phổ biến dưới hình thức đơn lẻ
(chiếm 79%), số vụ hiếp dâm trẻ em được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thấp (chỉ
chiếm 21%);
Thứ hai, về đặc điểm nhân thân của những người phạm tội hiếp dâm trẻ em có một
số điểm chú ý:
+ Số bị cáo từ đủ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 43%);
+ Bị cáo thường là những người không có nghề nghiệp ổn định, có những thói quen
xấu như rượu chè, xem phim khiêu dâm…
12


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

Thứ ba, về đặc điểm nhân thân nạn nhân: nạn nhân là các em nữ dưới 10 tuổi chiếm
tỷ lệ lớn (khoảng 40%), là con số đáng lo ngại…
Thứ tư, tác giả cũng thống kê được một số tình huống có nguy cơ cao trở thành nạn
nhân và các dạng thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu như bị hoảng loạn, rối loạn tâm lý,

bị rách màng trinh, bị tổn thương bộ phận sinh dục, nguye cơ lây nhiềm bệnh qua đường
tình dục…
II. NHẬN XÉT VỀ CÁCH TRÌNH BÀY, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN VĂN.
1. Ưu điểm.
Về hình thức
Tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình của tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 2004 - 2010 dưới góc độ tội phạm học. Đề
tài nghiên cứu này có tính mới và rất cần thiết cho thực tiễn của công tác đấu tranh chống
và phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
Luận văn được trình bày tương đối rõ ràng, bố cục chặt chẽ. Kết cầu bài luận khá rõ
ràng, phần tình hình tội phạm được bố cục:
- Thực trạng, diễn biến của tình hình;
- Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm.
Nó phù hợp với quan điểm tiến bộ về tình hình tội phạm trong khoa học tội phạm
học hiện nay.
Tác giả đã khái quát được tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn. Tác giả phân
tích, đánh giá một cách khoa học tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn, trong quá trình
phân tích, tác giả cũng đã đưa ra những nhận xét, ý kiến, nhận định cá nhân nhằm làm rõ
hơn về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua. Qua
đó, tác giả xác định những điểm mang tính đặc thù của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội, làm cơ sở cho cơ quan thẩm quyền xây dựng biện pháp phòng ngừa tội
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn.
Đề tài được tác giả nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu là
13


Bài tập Lớn Học kỳ


Môn Tội phạm học

phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ được tình hình tội hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2004 - 2010. Điều này đã thể hiện cách nghiên
cứu, tiếp cận vấn đề khoa học, lô-gic và đầy đủ.
Tác giả đưa ra các số liệu thống kê dưới hình thức các bảng so sánh, biểu đồ… rất dễ
theo dõi và dễ hiều.
Về nội dụng:
Luận văn đã nếu được con số cụ thể của tội phạm hiếp dâm trẻ em bị đưa ra xét xử
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 – 2010 với nguồn thông tin chính xác (87 vụ,
145 bị cáo, 91 nạn nhân). Tác giả cũng đã nêu ra nhận định và chứng minh, đây là một con
số tương đối lớn so với các tỉnh thành khác trên cả nước. Tuy nhiên, những con số này chỉ
phản ánh được phần nào bức tranh toàn cảnh của loại tội phạm này, trên thực tế còn rất
nhiều vụ phạm tội hiếp dâm trẻ em, nhưng do nhiều nguyên nhân khác mà không bị đưa ra
xét xử (tỷ lệ ẩn của tội phạm này luôn được đánh giá là cao, nguyên nhân chủ yếu xuất
phát từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân). Tác giả cũng đã nêu ra được phương pháp xác
định tội phạm rõ, tội phạm ẩn.
Tác gải cũng đưa ra được những hoàn cảnh mà kẻ phạm tội thường lợi dụng như
thực hiện ở nơi vắng vẻ, nạn nhân ở nhà 1 mình…
Tác giả đưa ra và nhận định chỉ số phạm tội hiếp dâm trẻ em trên Hà Nội là không
cao, chỉ khoảng 0,17% đến 0,27%, và so với thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ số ở Hà Nội
hầu như là thấp hơn.
Tác giả đã đưa ra và chứng minh diễn biến của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội những năm gần đây nhìn chung rất phức tạp và có nhiều biến động trong
những năm qua.
Tác giả cũng nêu ra được về cơ cấu và tính chất của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua là, nhóm tội xâm pham tình dục trẻ em, hiếp
dâm trẻ em là tội phạm được thực hiện với mật độ nhiều nhất. Các bị cáo thường lựa chọn
hình thức phạm tội riêng lẻ (chiếm khoảng 79% tổng số vụ phạm tội) để thực hiện hành vi
hiếp dâm của mình. Hơn nữa, đa phần bị cáo lợi dụng lòng tin của nạn nhân, như lợi dụng

mối quan hệ bạn bè, họ hàng thân thuộc để gây án. Không những vậy, người phạm tội còn
14


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

thường xuyên lợi dụng việc nạn nhân không được kiểm soát, quan tâm một cách sát sao
cũng như việc thường gây án ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại, nên khả năng bị phát hiện
thấp hơn nhiều. Những thói quen xấu cũng tác động không nhỏ tới hành vi phạm tội của bị
cáo như sử dụng chất kích thích, phim ảnh khiêu dâm đồi trụy… Chính điều này đã dẫn
đến tình trạng không chỉ những thanh niên chơi bời lêu lổng mới phạm tội hiếp dâm trẻ em
mà còn một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, Đảng viên cũng
phạm tội này sau khi sử dụng chất kích thích… Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận định, đa
phần người phạm tội đều ở độ tuổi từ 30 trở lên là một cảnh báo cho sự duy thoái về đạo
đức cũng như lối sống của một nhóm người trong xã hội.
Từ những phân tích, đánh giá về cơ cấu của tội hiếp dâm trẻ em, tác giả đã rút ra
được một số tính chất của tội phạm này trong thời gian 7 năm (2004 – 2010) trên địa bàn
Hà Nội, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về loại tội phạm này.
Trên cơ sở đi sâu phân tích, nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội hiếp dâm trẻ em,
tác gải đã rút ra một số điểm nổi bật - tính chất của tình hình loại tội này.
Thứ nhất, trên cơ sở các số liệu thống kê mà tác giả đã thu thập được và thông qua
những phân tích, so sánh về tội phạm hiếp dâm trẻ em, tác giả đã có những đánh giá về tình
trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà
Nội giai đoạn 2004 - 2010. Nhìn chung, tội phạm này có xu hướng gia tăng cả về số vụ và
số bị cáo. Các đối tượng thường lợi dụng mối quan hệ quen biết với nạn nhân, lợi dụng nạn
nhan ở nhà 1 mình hoặc rủ nạn nhân đến nơi vắng vẻ để thực hiện hành vi hiếp dâm…
Thứ hai, tác giả đã thống kê được một số đặc điểm nhân thân của những người phạm
tội cũng như đưa ra những nghiên cứu về nạn nhân. Người phạm tội đa số là người đã

thành niên, số người chưa thành niên phạm tội cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (16%); thường là
những người không có nghề nghiệp và có nghề nghiệp không ổn định, có những thói quen
xấu như rượu chè, xem phim khiêu dâm…
Nạn nhân của loại tội phạm này là các em nữa dưới 10 tuổi chiếm tỉ lệ lớn (khoảng
40%), đây là con số đáng lo ngại về tình trạng trẻ em bị hiếp dâm có độ tuổi ngày càng
nhỏ.

15


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

Ngoài ra tác giả cũng thống kê được một số tình huống có nguy cơ cao trở thành nạn
nhận và các dạng thiệt hại mà các em phải gánh chịu khi bị hiếp dâm như: bị hoảng loạn,
rối loạn tâm lý, bị rách màng trinh, bị tổn thương bộ phận sinh dục, tổn hại sức khỏe, nguy
cơ bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục…
2. Hạn chế.
Cách trình bày của tác giả tuy rõ ràng nhưng trình bày còn hơi lan man, còn có một
số lỗi nhỏ về phần đánh máy, như dấu phẩy ( , ) dấu chấm ( . )… Điều này cũng một phần
nhỏ ảnh hưởng đến hình thức và nội dung của luận văn.
Phần nội dung, trong bài luận là tương đối khoa học, chính xác, đầy đủ, chỉ bổ sung
thêm ở phần b/1.1.1 về Tội phạm ẩn, tác giả mới chỉ đưa ra một số nguyên nhân của Tội
phạm ẩn, là chủ yếu về phía nạn nhân (ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân tác giả chưa đề
câp như do phía người phạm tội đã đe dọa nạn nhận, do bao che của cán bộ...). Đồng thời
tác giả chưa đưa ra nhận định về trường hợp tội phạm đã được xét xử, tuy nhiên không có
trong số liệu thống kê – thuộc trường hợp tội phạm rõ hay tội phạm ẩn? Theo em trường
hợp này được hiểu là tội phạm rõ (trường hợp này gọi là sai số thống kê).


KẾT LUẬN
Trong luận văn của tác giả Bùi Thị Thanh Loan, tác giả đã đề cập tương đối cụ thể,
đầy đủ đến các vấn đề của tình hình tộ phạm hiếp dâm trẻ em trong địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2004 – 2010 dưới góc độ tội phạm học. Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn
trong việc quản lý, cũng như tìm ra nguyên nhân, dự báo tình hình tội phạm thời gian tới,
và từ đó, đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất giảm tối đa tình trạng phạm tội hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn thành phố, cũng như có giá trị tham khảo đối với các tỉnh thành
trên cả nước.
Do đây là vấn đề khá nhạy cảm, cũng như điều kiện về thời gian và trình độ am hiểu
vấn đề này còn hạn chế, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đánh giá của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn và cho em những
kinh nghiệm quý báu cho những bài viết sau. Em xin cảm ơn!
16


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Luận văn thạc sĩ luật học Bùi Thị Thanh Loan - “Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội” - Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011;
2. Luận văn thạc sĩ luật học Trịnh Thị Thu Hương - “Về các tội xâm phạm tình dục
trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này” Trường Đại học Luật hà Nội, năm 2011;
3. Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Thơ – “Tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 – 2011” – Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012;
4. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình tội phạm học NXB Công an Nhân dân,
năm 2012;
3. Dương Tuyết Miên – “Tội phạm học nhập môn” - NXB Công an Nhân dân;
4. Bộ Luật hình sự - NXB Chính trị Quốc gia;

5. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật hình sự tập II - NXB Công an
Nhân dân;
6. Trang google.com.vn. Từ khóa “tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em”;
“ Tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em”.

17


Bài tập Lớn Học kỳ

Môn Tội phạm học

Môn: TỘI PHẠM HỌC
Đề bài:
Trên cơ sở nghiên cứu một luận văn thạc sỹ về tội phạm học, hãy
trình bày
tóm tắt kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm của tác giả đó và đưa ra nhận xét cá
nhân về cách trình bày cũng như kết quả nghiên cứu của luận văn.

18



×