GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA NGÀY 23 /6/2009
CÂU 1: ( 1 điểm)
Tìm được 4 từ láy : lặng lẽ, tất bật, rầm rập, thình thịch : 1 điểm ( Mỗi
từ đúng 0, 25 điểm)
CÂU 2: (1 điểm)
Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ:
a/ Một nắng hai sương c/ Được voi đòi tiên.
b/ Bảy nổi ba chìm. d/ Bùn lầy nước đọng.
Mỗi thành ngữ điền đúng : 0,25 điểm. (đúng 4 thành ngữ : 1 điểm)
CÂU 3: (1 điểm)
Các phép liên kết trong đoạn văn:
- Phép lặp từ ngữ: văn nghệ ( ở câu 1, câu 2, câu 3) (0,5 điểm)
- Phép thế: những điều ấy (câu 3) thế câu 1, câu 2. (0, 5 điểm)
Tìm được phép liên kết nhưng sai từ ngữ thực hiện các phép liên kết
: - 0,25 điểm.
Câu 4: (2 điểm)
1. Yêu cầu nội dung:
* Người viết phải biết vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài nghị
luận một tư tưởng đạo lí để giải quyết vấn đề: Trung thực rất cần thiết và
quí báu của mỗi con người .
* Bài viết cần làm rõ nội dung sau:
- Giải thích thế nào là tính trung thực?
+ Trung:
- Hết lòng với người.
- Hết lòng với nước.
+ Thực: thật
Nghĩa của trung thực có thể hiểu là: ngay thẳng, thật thà. Có nghĩa là
luôn nói đúng sự thật, không làm sai lạc đi sự thật.
- Biểu hiện của tính trung thực:
+ Trong học tập: Không quay cóp, chép bài của bạn...
+ Trong cuộc sống: Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không
báo cáo sai sự thật; không tham lam lấy của người khác làm của mình. Sản
xuất, kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng
giá bất hợp pháp, làm hại đến người tiêu dùng...
_ Lợi ích của tính trung thực:
+ Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn
trọng.
+ Có kiến thức thực làm giàu, có tri thức của bản thân, giúp ta
thành đạt trong cuộc sống.
+ Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt
+ trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin
của khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
+ Trung thực sẽ giúp cho xà hội trong sạch, văn minh, ngày
càng phát triển
_ Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:
+Trong học tập, trong các kì thi nạn học giả bằng thật do quay
cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư
luận xấu trong xà hội.(Mở rộng : Phong trào 3 không của Bộ giáo dục)
+ Trong sản xuất kinh doanh: số liệu báo cáo sai thiếu trung
thực làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế của đất
nước, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến
người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến
tính mạng con người.( D/c: Chất melamin trong sữa...)
+ Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh sẽ làm
xuống cấp đạo đức xã hội, phá bỏ nét đẹp truyền thống của dân tộc.
_ Thái độ cần phải có:
+ Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày
đến việc lớn.
+ lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu
trung thực gây nên
+ Biểu dương những việc làm trung thực
2. Yêu cầu về hình thức:
- Đúng kiểu bài nghị luận
_ Lập luận chặt chẽ, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
_ Diễn đạt lưu loát, rõ ý kiến của người viế.
_ Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn ( khoảng 20 dòng)
Câu 5: ( 5 điểm)
a/ Kĩ năng:
Vận dụng phương pháp nghị luận về một đoạn thơ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt tốt, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, chú
ý tính giới hạn của đề bài.
A- Më bµi :
- Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày, từ một người lính tham gia
kháng chiến chống Mỹ, ông trở thành một nhà thơ. Thơ Y Phương lúc nào
cũng toát lên tình yêu, lòng nhân ái và mang một vẻ đẹp riêng “ Thể hiện
tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của
người miền núi”
- Bài thơ “ Nói với con” thể hiện tình yêu thương tha thiết của một
người cha nhắc nhở con trước ngưỡng cửa vào đời . Đ ặc sắc nhất là khổ
thơ cuối với lời cha dặn dò con :
( Dẫn đoạn thơ ...)
B. Thân bài:
1. Nhắc lại những nội dung chính ở đoạn một để chuyển sang đoạn cuối
....Cha nhắc nhở con tình cảm gia đình và quên hương là cội nguồn sinh
dưỡng của con .
- Ca ngợi sức mạnh truyền thống của quê hương và mong ước con kế
tục, phát huy xứng đáng truyền thống cao đẹp của người đồng mình:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
- Đoạn thơ tiếp tục sử dụng cách nói của người miền núi cụ thể nhưng
khái quát. Lấy cái cao, xa của núi rừng đeer lảm chiều kích của nỗi buồn,
của chí hướng : Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa
nuôi chí lớn. Người cha tha thiết ngợi ca những phẩm chất đệp đẽ của
người đồng mình và mong con hãy sống như họ từng sống. Họ là những
người chịu nhiều vất vả, thương đâu nhưng luôn có chí hướng mạnh mẽ,
lớn lao.
- Không chỉ vậy, “ Người đồng mình” còn có những đức tính mà cha rất
đỗi tự hào :
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
- Người đồng mình trong mắt cha, còn là những con người tuy nghèo
khó nhưng sống rất cao thượng, lớn lao: “ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Hộ luôn biết vươn lên, cần cù, nhẫn nại xây đắp truyền thống quê hương. “
Người đồng mình tự đực đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm
phong tục ”. Câu thơ có hai lớp nghĩa, khái quát sâu sắc tinh thần tự tôn, ý
thức bảo vệ cội nguồn của người đồng mình.
2. Từ niềm tự hào về những đức tính tốt đẹp của người đồng mình,
người cha muốn nhắc nhở con về lẽ sống :
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
.......
Không lo cực nhọc
- Hai câu thơ điệp cấu trúc nhấn mạnh niềm mong uwowcs của cha. Con
hãy yêu mến, thủy chung với quê hương, hãy trân trọng nơi mình đã sinh
ra và lớn lên dù nơi ấy có gian khổ, nhọc nhằn:” Sống trên đá không chê
đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói ”
- Con hãy chấp nhận thử thách, sống kiên cường mạnh mẽ “ Sống như
sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”. Phép so sánh “
như sông như suối ”, thành ngữ “ len thác xuống ghềnh ” gợi sức sống
tuôn trào, dấn thân, vượt lên mọi sóng gió cuộc đời
- Khép lại bài thơ ướ c vọng của cha về con:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
- Đoạn thơ ngắt dòng như lời cha tâm tình, dặn dò trước khi con vào đời.
Lần thứ nhất cha nói đến “ Người đồng mình thô sơ da thịt ”, giờ đây cha
nhắc lại “ Con ơi, tuy thô sơ da thịt ” như muốn con ghi lòng tạc dạ tuy quê
hương mình mộc mạc, chân chất nhưng sống cao đẹp. Trên đường đời,
con đừng sống tầm thường, con hãy sống cao thượng để xứng đáng với
quê hương.
- Đoạn thơ có nhiều thán từ “ Con ơi, nghe con, đâu con...” thể hiện
lòng mong muốn tha thiết của người cha. Người cha đã truyền cho con vẻ
đẹp, sức mạnh truyền thống của quê hương. Lời cha phải chăng cũng là
lời của thế hệ đi trước, lời của quê hương núi rừng dặn dò khi con dấn
bước vào đời .
C. Kết bài:
- Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, vừa cụ thể vừa khái
quát, vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình thắm thiết, trìu
mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của
người miền núi .
- Y Phương đã ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của
quê hương.
- đoạn thơ giúp ta hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi
và hơn hết còn mang đến cho ta bài học về lẽ sống: Hãy sống cao thượng
như truyền thống quê hương, dân tộc và hãy nhớ đừng lùi bước dù cuocj
sống có gian khổ, gập ghềnh ...
Giáo viên : Đào Thị Nhung