Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thất nghiệp ở việt nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.7 KB, 10 trang )

BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô

LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến con người trực tiếp nhất và
nghiêm trọng nhất. Đối với hầu hết mọi người, mất việc đồng nghĩa với tình trạng
giảm mức sống và sức ép tâm lý. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta
thấy thất nghiệp là chủ đề thường được nêu ra trong các cuộc tranh luận chính trị. Đặc
biệt trong những năm gần đây, dưới tác động của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu,
vấn đề thất nghiệp đã trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu thất nghiệp để
phát hiện ra nguyên nhân gây ra nó, thấu hiểu hiện trạng thực tế của vấn đề và góp
phần cải thiện tình hình thông qua việc đề ra những chính sách của nhà nước đối với
tình trạng thất nghiệp. Đây là lý do em bắt tay nghiên cứu đề tài: “Thất nghiệp ở Việt
Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”.

NỘI DUNG
I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.

Một vài khái niệm về thất nghiệp
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp, cần phân biệt một vài khái

niệm sau :
-

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất

và các giá trị tinh thần của xã hội
-

Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm.


-

Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc

chưa có việc làm nhưng đang tìm việc
-

Độ tuổi lao động là lứa tuổi có khả năng lao động, do nhà nước quy định, được

thống kê để tính ra nguồn lao động. Giới hạn tuổi lao động khác nhau ở mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam: nam 16-60 tuổi, nữ 16-55 tuổi. Số người trong độ tuổi lao động thay đổi
hàng năm tùy các yếu tố sinh, tử, di cư. Độ tuổi lao động có thể chia ra thành các
nhóm: thanh niên (16 - 30 tuổi), trung niên (31- 45 tuổi), già ( trên 45 tuổi)
-

Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được

việc làm hay là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. không có
việc làm và đang tìm kiếm việc làm.
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

1


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô
-

Tỉ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số

lực lượng lao động xã hội.

2. Phân loại và các loại thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng cần phải được phân loại để hiểu rõ về thất nghiệp
được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau đây:


Phân loại theo đặc tính của người thất nghiệp : Thất nghiệp theo giới tính, thất

nghiệp theo tuổi tác, thất nghiệp ngành nghề, thất nghiệp theo vùng lãnh thổ, thất
nghiệp theo dân tộc, chủng tộc.


Phân loại theo lý do : do bỏ việc, do mất việc, do mới vào ( lần đầu được bổ sung

vào lực lượng lao động nhưng chưa kiếm được việc làm, ví dụ : sinh viên mới ra
trường, công nhân mới lên thành phố…), quay lại ( những người đã rời khỏi lực lượng
lao động muốn quay lại làm việc nhưng chưa kiếm được việc làm ).


Phân loại theo nguồn gốc thất nghiêp: Thất nghiệp cổ điển ( còn được gọi là thất

nghiệp tiền công thực tế), thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp ma sát,
thất nghiệp trá hình, thất nghiệp ẩn .
II – TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY : THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
1.

Thực trạng
Kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Trong xu thế kém phát

triển của nền kinh tế, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp đã tự gạch tên mình ra khỏi

cuộc chơi, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ người thất nghiệp tại Việt Nam cũng
tăng lên một cách nhanh chóng.
Báo cáo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2012 được hai cơ quan Tổng cục
Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố chiều 18/12 cho thấy tỷ lệ thất
nghiệp 9 tháng năm 2012 là 2,17%, tỷ lệ thiếu việc làm là 2,98%. Trong khi cùng kỳ
2011, 2 con số này lần lượt là 2,18% và 3,15%. Về con số cụ thể, thống kê cho thấy cả
nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó,
người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị
(246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông
thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

2


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô
vực nông thôn với 1,55%. Trong 9 tháng qua cũng ghi nhận số lao động trẻ, tuổi từ
15-24 bị thất nghiệp khá cao, chiếm tới 46,8% trong tổng số thất nghiệp, tỷ trọng này
ở khu vực thành thị là 38,1% và ở khu vực nông thôn là 56,2%.
Xét theo địa bàn, đứng đầu cả nước về tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là TP HCM với
3,92%. Tiếp theo là vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung với 2,21%. Tỷ lệ này tại Hà Nội là 2,15%. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về
vùng trung du và miền núi phía Bắc với 0,77%.
Về tỷ lệ thiếu việc làm, đứng đầu cả nước là vùng đồng bằng sông Cửu Long với
4,6%. Con số này tại Hà Nội là 0,98%. Tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất thuộc về TP
HCM với 0,54%.
Báo cáo cũng cho thấy, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao
động việc làm: 2,5% phụ nữ không có việc làm, so với 1,7% nam giới. Tìm việc đồng
thời là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này chiếm tới
47% tổng số người thất nghiệp…


2.

Nguyên nhân



Do khủng hoảng kinh tế : Nước ta do chưa có thị trường chứng khoán, đầu tư

nước ngoài chủ yếu bằng vốn FDI nên không bị các nhà tư bản ngoại quốc đột ngột
rút vốn ngắn hạn ra, nhưng sản xuất kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp do các
công ty mẹ . Do đồng tiền trong khu vực mất giá, hàng hoá của họ có sức cạnh tranh
hơn, sản phẩm của Việt Nam không xuất khẩu được. Các nước sử dụng lao động Việt
Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… gặp khó khăn, ngừng nhận người làm cho
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

3


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô
thị trường thất nghiệp trong nước ngày càng trầm trọng. Hơn nữa do nước ta vừa mới
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường, đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao trong một số năm, nên tình hình
thiếu việc làm ở cả nông thôn và thành thị còn khá cao.


Do trình độ học vấn, tay nghề thấp: Theo số liệu thống kê năm 2001 thì Việt Nam

có tới hơn 70% dân số trong độ tuổi mù chữ , chính tỷ lệ này đã tác động một phần
nào đấy đến tỷ lệ thất nghiệp. Bởi lẽ con người không nhận thức được những công

việc phù hợp với mình, cũng do trình độ học vấn mà khả năng nhận thức về việc làm
còn rất hạn chế, đặc biệt là tìm các công việc phù hợp với chính mình còn rất kém.
Hơn nữa trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, mặc dù Chính phủ, Nhà
nước ta đã có rất nhiều biện pháp các ngành nghề, tạo ra các công ăn việc làm như :
mở cửa để đưa đầu tư vốn cũng như khoa học kỹ thuật vào Việt Nam. Song do khả
năng nhận thức về máy móc, các thiết bị điều khiển máy móc còn hạn chế, khi chọn
nhân viên vào làm việc thì khâu tuyển chọn nhân viên thường do người nước ngoaì
tuyển chọn họ lại cần ở chúng ta một trình độ học vấn nhất định như là về trình độ văn
hoá, trình độ tiếng anh …


Do tỉ lệ sinh đẻ cao: Như chúng ta đã biết Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số tăng

khá nhanh trong khu vực cũng như trên thế giới, đứng thứ nhất trong khu vực và đứng
thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ sinh đẻ. Theo số liệu mới nhất thì dân số Việt Nam năm
2012 lên tới con số gần 88 triệu người dự báo trong vài năm tới dân số Việt Nam có
thể lên tới con số 100 triệu người. Dân số ngày càng tăng trong khi đó diện tích đất
nông nghiệp ngày càng giảm đi. Tuy nhà nước ta cũng đã có những biện pháp đối với
việc kế hoạch hoá gia đình như giảm tỷ lệ sinh đẻ, thực hiện kế hoạch hoá mỗi cặp vợ
chồng chỉ có từ 1-2 con, giảm tỷ lệ kết hôn ở tuổi còn quá trẻ, nhưng do chưa nhận
thức được vấn đề cấp bách ở đây nên tỷ lệ sinh còn khá cao. Hơn nữa do phong tục
tập quán, chế độ phong kiến vẫn còn, nhất thiết phải có con trai nối dõi, có nếp, có tẻ
đã dẫn tới việc gia tăng dân số tới chóng mặt. Dân số tăng nhanh dẫn tới tình trạng
như sự quan tâm, cũng như giáo dục con cái của các gia đình giảm hẳn, làm tăng tỷ lệ
mù chữ lên cao, dẫn tới thất nghiệp cao .

Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

4



BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô

3.

Tác hại của thất nghiệp
Thất nghiệp, vấn đề cả thế giới đang quan tâm không chỉ có ở Việt Nam chúng ta.

Trên thực tế ta không thể xoá bỏ tận gốc của thất nghiệp được mà ta chỉ có thể giải
quyết nạn thất nghiệp trong một phạm vi nào đấy mà thôi. Chính vì thế mà khi thất
nghiệp ở mức cao sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của
dân cư giảm hẳn, kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân xuống. Khó khăn kinh tế
tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội xảy ra. Sự thiệt hại về
kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nhiều nước lớn đến mức ta không thể so sánh với thiệt
hại do tính hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Khi thất nghiệp cao
kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm đó là các tệ nạn xã hội ngaỳ càng gia
tăng như cờ bạc, trộm cắp, nghiện ngập, đặc biệt là các tầng lớp thanh niên không có
công ăn việc làm họ chán nản, họ nghĩ ra mọi cách miễn là làm sao có tiền là được.
Nhất là khi sa đà vào con đường nghiện ngập, những lúc cơn nghiện lên họ không làm
chủ được mình thành thử ra họ phải kiếm ra tiền bằng mọi cách để thoả mãn cơn
nghiện, thậm chí còn đâm chém nhau, giết người cướp của không tiếc tay. Và những
lúc đó thì họ làm sao có thể làm chủ được chính bản thân mình. Chính điều đó đã làm
cho người dân hoang mang về các vấn đề xã hội xảy ra, phá vỡ đi nhiều mối quan hệ
truyền thống. Quan trọng hơn là kinh tế của xã hội ngày càng giảm hẳn, tình trạng thất
nghiệp ngày càng cao tạo ra nỗi lo cho toàn xã hội làm sao giảm được tỷ lệ thất nghiệp
đến mức tối đa nhất.

Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

5



BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô

Anh Lê Văn Đ. (quê Hà Tĩnh) tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng
đã hơn 1 năm nhưng vẫn đang phải chạy bàn quán nước ở TP Đà Nẵng. Ảnh: BÍCH VÂN

4.

Phương hướng
-

Phương hướng cơ bản là gắn việc giải quyết việc làm với nhiệm vụ thực hiện

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, gắn
lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước; kết hợp giữa giải quyết việc làm tại
chỗ là chính với mở rộng hoạt động để phát triển việc làm ngoài nước.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề cho lao động xã hội để họ tự tìm
việc làm, tự hành nghề.
- Hướng trọng điểm giải quyết việc làm là khuyến khích, thu hút các lực lượng lao
động, kể cả lao động "chất xám", nhằm khai thác tiềm năng kinh tế của 10 triệu ha đất
rừng đất đồi, đất ven biển, vào việc định canh, định cư đồng bào dân tộc ít người để
ổn định đời sống, phát triển sản xuất hàng hoá và chống nạn phá rừng; đồng thời cần
tổ chức việc làm cho lao động dôi thừa trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học
sinh đã tốt nghiệp các trường lớp đào tạo, thanh niên đến tuổi lao động, người đi lao
động ở nước ngoài về vào việc phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu,
mở rộng các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống ở thành thị, vùng đồng bằng
đông dân, trong đó cần chú ý đúng mức giải quyết việc làm ở Thủ đô Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713


6


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô
- Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh theo
hướng giao đất, giao rừng cho người lao động; các nông, lâm trường tập trung làm các
dịch vụ như cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức chế
biến sản phẩm, tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm; làm cho các nông, lâm trường
quốc doanh trở thành trung tâm tổ chức lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá.
5.

Một số giải pháp giải quyết thất nghiệp, tạo công ăn việc làm

- Giải pháp quan trọng nhất và mang tính quyết định nhất là nâng cao chất lượng
nguồn lao động thông qua công tác đào tạo và dạy nghề. Chất lượng lao động ở đây
bao gồm cả trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, văn hóa
ứng xử, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật. Trước hết là phát triển mạnh hệ
thống dạy nghề theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng trên cơ sở đa dạng
hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa các cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo, phương thức
đào tạo, bảo đảm cơ cấu ngành nghề phù hợp. Phát triển dạy nghề trong doanh nghiệp,
thực hiện liên kết các trường dạy nghề để kiểm tra, đánh giá và cấp bằng chứng chỉ
học nghề trong các doanh nghiệp. Thiết lập hệ thống kết nối giữa hướng nghiệp - dạy
nghề - tư vấn, giới thiệu việc làm - doanh nghiệp, thu hút, tạo điều kiện cho nước
ngoài đầu tư các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, cần ban hành và thực hiện tốt các chính sách khuyển khích học
nghề, đặc biệt là đối với người nghèo, dân tộc thiểu số và người tàn tật. Khuyến khích
doanh nghiệp, khu vực tư nhân tham gia dạy nghề, có chính sách ưu đãi đối với nghệ
nhân truyền nghề.
- Thứ hai, có chính sách huy động nguồn lực để phát triển mạnh các vùng, ngành,

lĩnh vực, nhất là những ngành Việt Nam đang có lợi thế, những ngành kinh tế mũi
nhọn có vốn đầu tư không nhiều nhưng có khả năng thu hút nhiều lao động; phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hình thành các khu công nghiệp tập trung,
khu kinh tế mở,… Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến
nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ sản xuất sản
phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tăng đầu tư vào nông thôn, miền núi; khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư đẩy mạnh các ngành dịch vụ và thương mại,
khai thác các tiềm năng du lịch của đất nước nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động thông qua các chính sách trợ giúp, tín dụng tạo điều kiện cho
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

7


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô
người lao động phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của
người lao động.
- Thứ ba, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước theo hướng ổn định
và giữ vững các thị trường hiện có; mở rộng thị trường nhận lao động Viêt Nam sang
các khu vực, các nước phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam; gia
tăng số lượng và chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức tốt công tác
đào taọ nghề, giáo dục định hướng cho lao động đi làm ở nước ngoài. Xây dựng các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động đủ mạnh, có năng lực cạnh tranh nhằm khai thác và
thâm nhập các thị trường tiếp nhận lao động.
- Thứ tư, chuyến sang cơ chế thị trường tất yếu có nhiều rủi ro xảy ra đối với người
lao động. Do vậy, bên cạnh việc triển khai thật tốt các quy định về bảo hiểm xã hội đã
có, cần phải gắn với các chế độ trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp với các hoạt động
đào tạo lại, tư vấn và giới thiệu việc làm, hỗ trợ tích cực người mất việc trở lại làm
việc, giúp cho người lao động có được việc làm và thu nhập ổn định.
- Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về lao động - việc làm và chương

trình xây dựng pháp luật như quy định về bảo hiểm thất nghiệp, nghiên cứu sửa đổi
Bộ luật Lao động, sửa đổi bổ sung cơ chế về quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc
làm… Bộ luật Lao động của nước ta là cơ sở pháp lý căn bản của vấn đề việc làm.
Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực trong cuộc sống
khi các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động cũng như các văn bản khác về
đầu tư, tài chính – tín dụng, bổ sung toàn diện, có xem xét kỹ lưỡng đến vấn đề này
một cách đồng bộ

KẾT LUẬN
Qua những vấn đề phân tích như trên, ta thấy rằng, vấn đề thật nghiệp và công ăn
việc làm của Việt Nam hiện nay vẫn đang là vấn đề bức bách. Chính phủ cần có những
biện pháp nhằm làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp, trong đó có tính đến vấn đề đánh
đổi với lạm phát về mặt ngắn hạn. Một đất nước có tỉ lệ tăng trưởng, tỉ lệ lạm phát và
thất nghiệp hợp lý, thể hiện được sức khỏe của một nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

8


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô

1. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô , ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động -xã hội,
2010.
2. Giáo trình Kinh tế học đại cương, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb. Công an
nhân dân – 2012.
3. Nguyễn Quang Hiển, Thị trường lao động thực trạng và giải pháp, Nxb Thống
kê năm 1999.
4. Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới , PGS.TS Nguyễn

Tiệp.
5. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tác động đến kết quả giải quyết
việc làm, Tạp chí lao động và xã hội sô 265, TS Nguyễn Thị Hải Vân, năm
2005.
6. Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ- CP ngày 18/4/2003 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm.
7. Tạp chí kinh tế và phát triển
8. Tạp chí lao động xã hội
9. Và một số website :
- baotruoc-719117.html
-

/>
-

/>
MỤC LỤC

Trang
Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

9


BT Học kỳ – Môn Kinh tế học vĩ mô

LỜI
ĐẦU…………………………………………………………...

MỞ


01

NỘI DUNG ……………………………………………………………...

01

I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN …………………………

01

1. Một vài khái niệm về thất nghiệp
………………………………...

01

2. Phân loại và các loại thất nghiệp ………………………………….

02

II- TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY :
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC …………………………………………………...

02

1. Thực trạng ………………………………………………………….

02


2. Nguyên nhân ………………………………………………………..

03

3. Tác hại của thất nghiệp …………………………………………….

05

4. Phương hướng ……………………………………………………...

06

5. Một số giải pháp giải quyết thất nghiệp, tạo công ăn việc làm ……

07

KẾT

LUẬN

……………………………………………………………...

Danh
mục
tài
khảo………………………………………...

Nguyễn Hải Quỳnh – 372713

liệu


08

tham

10



×