Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.29 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

2

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH

2

1. Khái niệm hình ảnh

2

2. Khái niệm quyền đối với hình ảnh của cá nhân

3

3. Đặc điểm quyền đối với hình ảnh của cá nhân

3

II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH



3

1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân

3

2. Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh

4

3. Bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh

4

III. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH
ẢNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN PHÁP LUẬT

4

1. Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh

4

2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh

10

KẾT LUẬN


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, khoa học cơng nghệ đạt trình độ cao, kéo theo
đó là các thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng trở nên phổ biến và hiện đại, cùng với
sự trợ giúp của internet, hình ảnh được phát tán rộng với tốc độ lớn, không chỉ giới hạn ở
Việt Nam mà cịn trên phạm vi thế giới. Vì vậy nguy cơ xâm phạm về hình ảnh lên tới
mức báo động, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm phạm hình ảnh. Trong
phạm vi bài luận này, em xin chọn đề tài “Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân
đối với hình ảnh”, qua đó hiểu rõ hơn về pháp luật quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân, thực trạng và đưa ra các kiến nghị thiện pháp.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
1. Khái niệm hình ảnh
Điều 31 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về quyền của cá nhân đối với
hình ảnh, tuy nhiên BLDS và các văn bản pháp luật khác cũng chưa đưa ra khái niệm cụ
thể về hình ảnh. Hiện nay, khái niệm hình ảnh được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau
như:
Dưới góc độ xã hội, khái niệm “hình ảnh” được hiểu cơ bản là những biểu hiện ra
bên ngồi của một vật thể nào đó, được cảm nhận và tiếp thu thơng qua thị giác, xúc giác,
thính giác,... hay cảm giác của con người. Nó khơng chỉ đơn thuần là những hình cụ thể
mà cịn có thể là những cảm nhận, nhận xét về tính cách, học thức hay gia đình của một

cá nhân cụ thể nào đó trong xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, căn cứ vào Điều 31 BLDS thì khái niệm hình ảnh có thể hiểu
là bao gồm mọi hình thức, nghệ thuật ghi lại hình dáng con người như ảnh chụp, ảnh vẽ,
ảnh ghép, suy rộng ra có thể bao gồm những bức tượng của cá nhân hoặc cả hình ảnh có
được do ghi hình (quay video). Đối với mỗi loại hình nghệ thuật cũng bao gồm nhiều loại
khác nhau như: ảnh chụp có thể bao gồm ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu, ảnh
phóng sự... đều có thể chụp lại hình ảnh của con người; ảnh vẽ có thể bao gồm vẽ truyền
thần, vẽ ký họa...
Như vậy, ở góc độ pháp lý, hình ảnh của cá nhân là khái niệm có phạm vi rộng. Trên
đây chỉ là cách hiểu mang tính chất pháp lý về hình ảnh của cá nhân được trình bày trong
cơng trình khoa học, để có cách hiểu thống nhất, cần phải đưa ra khái niệm về hình ảnh
của cá nhân, trình bày khái niệm đó trong văn bản hướng dẫn thi hành BLDS.
2


2. Khái niệm quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Hình ảnh của cá nhân được pháp luật tơn trọng và bảo vệ bằng việc quy định là
quyền nhân thân của cá nhân tại Điều 31 BLDS Quyền đối với hình ảnh của cá nhân tuy
nhiên điều luật này khơng đưa ra khái niệm về quyền đối với hình ảnh của cá nhân, các
văn bản pháp luật khác cũng không đưa ra khái niệm. Vì vậy, để giúp cho việc hiểu rõ
bản chất của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân, căn cứ vào khái niệm hình
ảnh được đưa ra ở trên, xin đưa ra khái niệm về quyền đối với hình ảnh cá nhân như sau:
“Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng và cho phép sử dụng
hình ảnh của mình”.
3. Đặc điểm quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc quyền nhân thân nên mang đầy đủ những
đặc điểm chung của quyền nhân thân, ngồi ra quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân còn mang một số những đặc điểm đặc trưng phân biệt với các quyền nhân thân khác
như:

- Quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân thuộc nhóm quyền nhân
thân mang tính cá biệt hóa cá nhân.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh chỉ thuộc về cá nhân.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được bảo hộ vơ thời hạn.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân có thể là quyền nhân thân khơng
gắn liền với tài sản hoặc là quyền nhân thân gắn với tài sản.
II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân
1.1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình
BLDS quy định quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ản của mình, khoản 1
Điều 31 BLDS quy định: “cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”, đây là sự khẳng
định của nhà nước về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bản thân. Thơng qua điều
luật này, có thể thấy nội dung của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân bao
gồm: 1, quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình; 2, quyền cho người khác sử dụng
hình ảnh của mình; 3, quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử
dụng hình ảnh trái phép.
3


1.2. Mối liên hệ giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh với nhóm quyền nhân thân
liên quan đến giá trị tinh thần của con người
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể bao gồm:
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bí mật đời tư, tự do cư trú, quyền
lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do nghiên cứu sáng tạo. Trong những quyền
đó thì có hai quyền liên quan mật thiết đối với quyền hình ảnh của cá nhân là: quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền bí mật đời tư. Việc xác định rõ mối
liên hệ giữa các quyền này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo thực hiện quyền của cá
nhân đối với các quyền nhân thân của mình mà pháp luật thừa nhận.
2. Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Theo khoản 2 Điều 31 BLDS thì: “việc sử dụng... có quy định khác”. Điều luật này
cho thấy về nguyên tắc thì khi sử dụng hình ảnh của cá nhân đều cần phải xin phép, tuy
nhiên trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng cộng hoặc pháp luật có quy
định khác. Pháp luật quy định mở như vậy, cho nên khó có thể xác định các trường hợp bị
giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh: giới hạn trong xung đột với quyền lợi
chung; quyền của bên thứ ba hoặc cá nhân từ bỏ quyền đối với hình ảnh của mình.
3. Bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Quy định về quyền của cá nhân, thực hiện các quyền này không thể tách rời với cơ
chế bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân là nội dung quan trọng trong
việc thực hiện hóa các quy định của pháp luật về đối với hình ảnh của cá nhân.
Việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi xác định
được những hành vi xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Vì vậy, BLDS
cũng đã quy định các biện pháp bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh như: biện
pháp tự bảo vệ, biện pháp kiện dân sự. Hay các biện pháp bảo vệ đối với hình ảnh theo
quy định của các ngành luật khác như: biện pháp xử lý kỹ thuật (Luật cán bộ, cơng chức
năm 2008); biện pháp hành chính (pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2000 đã
được sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008); biện pháp hình sự (Luật hình sự).
III. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH
ẢNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
1. Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Hiện nay chưa có một số liệu cụ thể của mộ tổ chức, cơ quan nào về tất cả các
trường hợp xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh nhưng theo báo cáo tổng kết
cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các
4


phương tiện thông tin đại chúng đã cho thấy các trường hợp xâm phạm quyền của cá
nhân đối với hình ảnh ngày một nhiều, có chiều hướng đa dạng và phức tạp.
Bên cạnh đó các quy định của pháp luật mà đặc biệt là BLDS về bảo vệ quyền của
cá nhân đối với hình ảnh về cơ bản là quy định đầy đủ các phương thức đảm bảo và các

biện pháp bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Nhưng các quy định này cịn mang
tính chất khái quát, chung chung; trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề
này không hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều bất cập vướng
mắc. Nên để thấy được thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh hiện
nay em xin phân tích các dạng hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
điển hình.
1.1. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Trong thực tế những hành vi xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh diễn
ra rất đa dạng, có thể phân thành những dạng sau đây:
Một là, sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại khơng được sự đồng ý của chủ
thể có hình ảnh. Đây là một dạng của hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà khơng có
sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh đẻ kinh doanh thương mại, dùng với hình thức sử dụng
hình ảnh của những người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa. Những vụ việc về
loại hành vi này trên thực tế xảy ra rất nhiều.
Ví dụ: Ngay sau khi Trần Nguyễn Uyên Linh đạt giải nhất cuộc thi Việt Nam Idol
2010, các phương tiện truyền thông ca ngợi cô là một thần tượng hiếm có trong làng ca
nhạc. Trong lúc “cơn sốt” Un Linh cịn chưa hạ nhiệt, cơng ty cổ phần dịch vụ phần
mềm trò chơi Việt cho ra thị trường game online trò game với cái tên “Em muốn làm
Uyên Linh” để câu khách và thu lợi nhuận. Điều đáng nói, cách thức của trị chơi này lại
là một sự bơi nhọ chính Un Linh và các thành viên Idol 2010 như nhạc sỹ Quốc Trung,
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhà báo Diễm Quỳnh, ca sỹ Siu Black, MC Phan Anh,
Văn Mai Hương,... theo mặc định của trò chơi, người chơi sẽ chọn ra năm đối thủ để thi
đấu bằng cách ném trứng vào mặt đối thủ. Các “đối thủ” bị ném trứng chính là những cái
tên nêu trên. Trò chơi ăn theo hiện tượng Uyên Linh và cuộc thi Idol 2010, nhiều người
cho rằng đây là sự bơi nhọ hình ảnh của Un Linh và các thành viên khác của Việt Nam
Idol. Căn cứ Điều 31 BLDS thì cơng ty trị chơi Việt phải được sự đồng ý cho khai thác
hình ảnh từ Uyên Linh cũng như các thành viên khác của Việt Nam Idol thì mới có quyền
sản xuất game online này. Tuy nhiên, do chưa có sự đồng ý, hành vi này của cơng ty trò
5



chơi Việt đã xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của Uyên Linh cũng như các thành
viên của Việt Nam Idol khi sử dụng hình ảnh của họ làm game online.
Hành vi xâm phạm trên chủ yếu hướng tới đối tượng là những người nổi tiếng, có
sức ảnh hưởng đến cộng đồng như ca sỹ, diễn viên, người mẫu,... là những người của
công chúng. Họ bị các công ty sử dụng hình ảnh trái phép nhằm mục đích phục vụ cho
việc quảng cáo sản phẩm hàng hóa. Căn cứ vào Điều 31 BLDS về quyền nhân thân đối
với hình ảnh thì những đối tượng này có quyền đối với hình ảnh của mình, khi sử dụng
khai thác với các mục đích kinh doanh như làm game online, in bao bì quảng cáo... thì
đều phải xin phép người chủ hình ảnh (người thật có trong hình ảnh đó)
Hai là, phát tán hình ảnh cá nhân nhằm xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người khác. Hành vi này được thực hiện bằng cách thức khi có hình ảnh của một người,
có thể là hình ảnh thuộc đời sống riêng tư của cá nhân, hình ảnh thuộc loại “nhạy cảm”,
có thể do tư thù hoặc bất kỳ lý do nào đó đã tung lên mạng, lên các phương tiện thơng tin
khác những hình ảnh bị cấm lan truyền, nhằm mục đích bơi xấu danh dự, nhân phẩm, uy
tín của một người, những hành vi này cũng thường xảy ra đối với những người nổi tiếng.
Hình ảnh của cá nhân là quyền về nhân thân của cá nhân đó, được pháp luật quy
định và bảo vệ cụ thể trong Điều 31 BLDS khơng ai có quyền phát tán hình ảnh, thơng tin
bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Hành vi phân
tán ảnh khỏa thân, ảnh sinh hoạt, đặc biệt quay lén người khác nhằm xúc phạm đến nhân
phẩm, danh dự của người khác là vi phạm pháp luật dân sự và có dấu hiệu vi phạm Luật
hình sự tội làm nhục người khác quy định ở Điều 121 Bộ luật Hình sự (BLHS). Ngồi ra
nếu phát tán những hình ảnh nhạy cảm của người khác nhằm mục đích truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy có thể bị xử phạt theo tội quy định tại Điều 253 BLHS; phát tán hình ảnh
nhạy cảm của người khác nhằm mục đích đe dọa chiếm đoạt tài sản thì người có hành vi
vi phạm này có thể bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 235 BLHS.
Ba là, hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân
trong một số trường hợp. Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26/4/2002, nhà báo
được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên xét xử công
khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp tới các thẩm phán, luật sư để lấy

tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật. Đây là quyền mà pháp luật quy định cho báo
chí nhằm thực hiện quyền tự do thơng tin, tự do ngôn luận của công dân, tuy nhiên đã có
rất nhiều trường hợp báo chí lợi dụng quyền này xâm phạm bí mật đời tư, họ sử dụng
những hình ảnh nhằm câu khách, chạy theo thị hiếu của một số khán giả mà đăng hình
6


ảnh kèm theo những lời bình khiến bị can, bị cáo và nhân thân bị tổn thương nghiêm
trọng về mặt tinh thần, nhiều hậu quả thương tâm đã xảy ra. Ví dụ, câu chuyện xảy ra
cách đây gần hai chục năm, dư luận bị sốc khi hay tin con gái của một cán bộ ngành cơng
an tự tử vì khơng chịu nổi áp lực với những tin tức liên quan đến cha mình khi được
thơng tin trên báo chí. Hoặc như, hiện nay ngay trong giai đoạn điều tra, việc đưa tin,
hình ảnh liên quan đến bị can, đời tư của họ vẫn được thực hiện mặc dù chưa có kết luận
điều tra. Như vậy, căn cứ theo quy định của BLDS về quyền nhân thân đối với hình ảnh
của cá nhân thì việc đưa tin có kèm theo hình ảnh của bị can của báo chí trong trường
hợp trên là xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
Có thể thấy ở Việt nam, việc đưa tin kèm theo hình ảnh của bị can, bị cáo, đời tư của
họ và việc chụp ảnh tại phiên tịa, hình ảnh các bị cáo đăng trên báo chí rất phổ biến.
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Báo chí thì “khơng
được đăng phát ảnh cá nhân... các vụ trọng án đã bị tuyên”. Như vậy, theo quy định trên
thì hoạt động báo chí cho phép đăng hình, đưa tin về bị cáo trong các buổi xét xử cơng
khai của tịa án, những người phạm tội trong các vụ án. Tuy nhiên, trong thực tế không
phải lúc nào quy định này cũng được thực hiện một cách dễ dàng bởi xung quanh vấn đề
chụp ảnh tại tịa, sử dụng hình ảnh bị can, bị cáo, đương sự, người có liên quan ở các
phiên xét sử cơng khai chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Mặc khác, BLDS tại điều 31 quy định:“cá nhân có quyền đối với hình ảnh của
mình... của người có hình ảnh”. Việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân,
một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng Hình sự
là:“cơng dân có quyền được pháp luật bảo bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu

lực pháp luật”. Do đó, trong giai đoạn điều tra, tại phiên tịa sơ thẩm vẫn chưa bị coi là có
tội và quyền của họ đối với hình ảnh vẫn cần phải được tơn trọng và bảo vệ. Có thể thấy
trường hợp bị cáo được tuyên là vô tội, họ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần và
gặp khó khăn trọng việc tái hòa nhập đời sống cộng đồng do những hình ảnh thơng tin đã
được đăng báo nói trên. Như vậy, giữa quy định của của luật báo chí Và BLDS có sự mâu
thuẫn nhau dẫn đến trong hoạt động báo chí có trường hợp việc đưa tin, đăng hình ảnh bị
can, bị cáo đã xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
Bốn là, việc sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư. Hành vi này trên thực tế
được biểu hiện ở việc cá nhân bị phát tán những bức hình, cảnh quay riêng tư, nó thuộc
về đời sống sinh hoạt riêng tư của mỗi người hoặc mặc dù những hình ảnh bình thường
7


nhưng cá nhân thực hiện việc bảo mật những hình ảnh đó, thì việc cơng bố, phát tán
những bức hình, cảnh quay đó, xâm phạm tới bí mật đời tư của cá nhân, vì theo quy định
tại điều 38 BLDS thì quyền bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tơn trọng và bảo vệ:
“Bí mật đời tư là những thông tin... mà pháp luật thừa nhận”.
Như vậy, hình ảnh của cá nhân cũng thuộc về bí mật đời tư trong một số trường hợp
nhất định, hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà khơng được sự đồng ý của người đó
cũng có thể xâm phạm tới quyền bí mật đời tư.
Năm là, hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân từ vi
phạm pháp luật dân sự chuyển hóa sang vi phạm pháp luật hình sự. Hiện nay, việc xâm
phạm hình ảnh cá nhân với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như máy quay, máy
chụp ảnh hiện đại giúp người ta quay lén, chụp ảnh ở các góc độ đã ghi lại những hình
ảnh “khơng đẹp” của một số người. Chính điều này đã làm tăng độ nguy hiểm cho hành
vi xâm phạm hình ảnh đối với xã hội, từ đó hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân đã
không chỉ là xâm phạm tới quan hệ dân sự, đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự nữa
mà chuyển hóa sang xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật hình sự điều chỉnh. Như:
tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 253 BLHS, tội làm nhục người khác theo
Điều 121 BLHS... Ví dụ: tại TP.HCM đã từng xảy ra một vụ “xì-căng-đan” gây xôn sao

dư luận khi cựu hoa hậu L.T.T bị chính người giúp việc của mình bỏ thuốc mê và chụp
một loạt ảnh khỏa thân để dùng vào mục đích kiếm tiền.
1.2. Nhận xét về thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Như chúng ta biết, bảo vệ quyền nhân thân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cũng như của chính chủ thể quyền. Mà đặc biệt, quyền của cá nhân đối với
hình ảnh, thì việc chủ thể quyền tự bảo vệ hình ảnh của mình là rất cần thiết. Có thể thấy
theo quy định tại điều 25 BLDS, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người
có quyền đó được bảo vệ bằng các biện pháp như: tự mình cải chính; tự mình u cầu
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai; tự yêu cầu người
vi phạm bồi thường thiệt hại. Việc BLDS quy định người có quyền nhân thân bị xâm hại
được bảo vệ có tác dụng giúp họ ngăn chặn kịp thời được những hậu quả của hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến quyền hình ảnh của họ.
Tuy nhiên, để người có quyền hình ảnh bị xâm hại thực hiện việc tự bảo vệ của họ
thì pháp luật phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện việc cải chính của họ
nhưng do các văn bản pháp luật liên quan khơng có quy định, hướng dẫn cụ thể nên việc
8


tự bảo vệ những trường hợp xâm phạm hình ảnh cá nhân trên thực tế hầu như không thể
thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng khơng hiệu quả.
Hiện nay những vụ xâm phạm hình ảnh của cá nhân, chủ thể quyền bảo vệ hình ảnh
bằng cách khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên việc đòi bồi thường của chủ thể quyền bị xâm
hại hình ảnh hiện nay cịn bất cập. Tùy theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh
doanh mà người có hình ảnh địi thanh tồn bằng một khoản tiền vài triệu đồng, có khi
vài chục triệu đồng hay vài trăm triệu đồng. Ví dụ như: năm 2004, gia đình bé Minh Khơi
kiện cơng ty Biti’s, yêu cầu bồi thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Cơng ty Biti’s đã sử
dụng hình ảnh bé Khơi in trên bìa lịch, tập quảng cáo chưa được sự đồng ý của gia đình.
Tháng 9/2004 TAND quận 6 TP.HCM đã phán quyết Biti’s phải thực hiện xin lỗi công
khai gia đình bé Khơi, chấm dứt vơ điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé và
bồi thường gần ba triệu đồng cho gia đình bé Khơi. Chúng ta thấy rằng Tòa án xử mức

bồi thường với khoản tiền thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu của gia đình bé Khơi vì đây
là bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS trong trường hợp xâm phạm tới hình ảnh
cá nhân. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp hành vi xâm phạm hình ảnh là sử dụng hình
ảnh mà khơng được sự đồng ý của chủ sở hữu hình ảnh, nếu hình ảnh bị xâm phạm là tác
phẩm tạo hình hoặc tác phẩm nhiếp ảnh thì đây lại là xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm nên sẽ áp dụng Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh, khi đó mức bồi thường sẽ lớn hơn rất
nhiều, cụ thể như điều 2005 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã được sữa đổi bổ sung năm 2009
(LSHTT). Thì số tiền được bồi thường thiệt hại theo về tinh thần cho chủ sở hữu hình ảnh
tối đa là 50.000.000 đồng. Bên cạnh đó theo BLDS thì mức tối đa bồi thường thiệt hại về
tinh thần cho các hành vi xâm phạm hình ảnh cũng chỉ bằng 10 tháng lương tối thiểu do
nhà nước quy định theo từng thời kỳ, hiện nay là 10.000.000 đồng (Điều 611 BLDS năm
2005). Như vậy, so sánh quy định của BLDS với LSHTT cho thấy xâm phạm về hình ảnh
của cá nhân nếu thuộc trường hợp xâm phạm quyền tác giả thì mức bồi thường thiệt hại
sẽ lớn hơn, có thể là vài trăm triệu, lúc này người được bồi thường là chủ sở hữu quyền
tác giả, còn bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS thì người được bồi thường là
người thực có ảnh. Do đó, trước hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân thì cá nhân bị
xâm phạm cần xác định hành vi xâm phạm hình ảnh thơng thường hay xâm phạm quyền
tác giả mà có u cầu địi bồi thường thiệt hại một cách hợp lý hơn.
Như vậy, qua đó ta có thể thấy thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình
ảnh ngày càng diễn ra nhiều hơn và phức tạp hơn trong xã hội.
9


1.3. Nguyên nhân thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Thực trạng nêu trên ta thấy một phần xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Quy phạm nội dung luật chưa chặt chẽ. Điều 31 BLDS năm 2005 quy định:“Cá
nhân có quyền đối với hình ảnh... pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa có giải thích thế nào là“vì lợi ích nhà nước, vì lợi ích cơng cộng”. Mặt khác, luật
cịn quy định một cách chung chung “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thì sử
dụng hình ảnh khơng cần xin phép, vậy pháp luật quy định ở đâu? Hiện nay, chưa có quy

định cụ thể khi nào sử dụng hình ảnh cá nhân khơng phải xin phép nên người sử dụng lúc
nào cũng dễ bị coi là vi phạm pháp luật.
Giữa quy định BLDS và quy định của luật báo chí có sự đan xen nhau, bổ sung cho
nhau, nhưng vẫn tồn tại những điểm khơng tương tích. Mâu thuẫn nhau ví dụ như Điều
31 BLDS với khoản 3 Điều 5 Nghị định 51/2002 của chính phủ.
Hơn nữa quy định quyền cá nhân đối với hình ảnh theo Điều 31 BLDS năm 2005 là
không phù hợp với thực tiễn. Như quy định sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự
đồng ý của người đó, nếu dưới 15 tuổi thì phải có sự đồng ý của gia đình... (khoản 2 Điều
31 BLDS). Quy định đó là chặt chẽ, phản ánh tình trạng lâu nay sử dụng hình ảnh cá
nhân dễ dãi. Nhưng với quy định như vậy thì khơng đảm bảo tính khả thi. Ví dụ như, trên
thực tế có nhiều trường hợp việc sử dụng hình ảnh phải xin phép là khơng phù hợp như:
hình ảnh trong sinh hoạt tập thể như lễ hội, mít tinh... chụp ảnh đám đơng thì nếu phải xin
phép từng người là rất khó. Mà hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc “sử
dụng hình ảnh”; trường hợp nào cần phải xin phép.
Ngồi ra, cịn do sự hiểu biết về pháp luật của người dân về pháp luật quyền nhân
thân đặc biệt là quyền của cá nhân đối với hình ảnh là chưa cao, nên nhiều trường hợp họ
bị xâm phạm quyền hình ảnh của mình mà khơng biết đến khi có hậu quả xảy ra thì họ
mới biết và dùng các biện pháp tự bảo vệ mình và nhờ đến pháp luật bảo vệ.
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Thứ nhất, cần sửa đổi bổ sung quy định của BLDS về bảo vệ quyền nhân thân. Cụ
thể là: cần sửa đổi, bổ sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng quy định khơng chỉ
người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ mà cả người đại diện
của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ và việc yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả trường
hợp có người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã chết, quy định như vậy là phù hợp với
khoản 2 Điều 31 BLDS.
10


Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 BLDS theo hướng quy định rõ cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc bảo quyền nhân thân của cá nhân để tạo thuận lợi

cho cá nhân bị xâm hại kịp thời thực hiện quyền bảo quyền nhân thân của bản thân trách
được sự đùn đẩy trách nhiệm cho giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thứ hai, phải xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn thế nào là “sử dụng hình
ảnh” trong trường hợp sử dụng hình ảnh khơng cần xin phép vì Điều 31 chỉ quy định “trừ
trường hợp vì lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng hoặc pháp luật quy định khác” song
pháp luật chưa có quy định về những trường hợp đó.
Thứ ba, về quy định của pháp luật liên quan đến Luật báo chí, hiện nay Luật báo chí
đang được sửa đổi bổ sung, thiết nghĩ trong dự thảo sửa đổi tới đây của luật báo chí cần
đề cập quyền hạn của báo chí khi đăng hình theo hướng phù hợp với tinh thần của Điều
31 BLDS về quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
Thứ tư, sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 5 nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày
26/4/2002 theo hướng gia hạn trong việc chụp, đăng hình ảnh của cơ quan báo chí. Nhằm
tránh tạo quy định mở tạo điều kiện cho cơ quan báo chí lạm dụng xâm phạm đời tư của
cá nhân nhằm thu hút độc giả.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số nội dung khơng phù hợp với hình ảnh báo chí
hiện nay như làm rõ thêm việc liên kết trong hoạt động báo chí, quy định cung cấp thơng
tin cho báo chí, quyền tự do báo chí, tư do ngơn luận trên báo chí của cơng dân, nhiệm vụ
quyền hạn của báo chí...
Thứ sáu, về vấn đề bồi thường thiệt hại, cần quy định một mức phạt hợp lý nhằm
ngăn chặn, răn đe không tái phạm hành vi vi phạm của những người có dụng ý xấu. Cần
quy định mức bồi thường cao hơn, vì nếu mức bồi thường thiệt hại thấp hơn lợi nhuận
của các cơ quan báo chí hoặc tổ chức thu được từ một hành vi xâm phạm hình ảnh của cá
nhân thì việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh coi như là vơ hiệu, đặc biệt đối
với những trường hợp sử dụng hình ảnh vào mục đích kinh doanh.

KẾT LUẬN
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một quyền nhân thân quan trọng của cá nhân,
không ai được phép xâm phạm. Nhưng trên thực tế chỉ vì những lợi ích riêng mà các cá
nhân lại xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Địi hỏi pháp luật ngày càng
phải hồn thiện để tạo cơ sở pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi xâm phạm

đến quyền của cá nhấn đối với hình ảnh.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2005;
2. Nghị định của chính phủ số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định hi tiết thi
hành luật báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí;
3. Khóa luận tốt nghiệp. Đặng Thị Dạ Lan, “Quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”;
4. Luận văn thạc sỹ Luật học. Phùng Bích Ngọc. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam”. Hà
nội-2011;
5.
6.

12



×