Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bảo hộ công dân tình huống số 2, ông a là công dân quốc gia x năm 1990, ông a cùng gia đình sang định cư tại quốc gia y, điểm 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.6 KB, 3 trang )

BÀI SỐ 1
Ông A là công dân quốc gia X. Năm 1990, ông A cùng gia đình sang định cư
tại quốc gia Y. Năm 2000, ông A nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Y và được quốc
gia này chấp nhận. Tuy nhiên, pháp luật của Y không yêu cầu người xin gia nhập
phải từ bỏ quốc tịch gốc nên ông A không làm thủ tục xin thôi quốc tịch X của
mình. Tháng 9/2001, ông A trở về quốc gia X, tụ tập, lôi kéo các thành phần chống
đối chính quyền tiến hành biểu tình trước trụ sở các cơ quan chính phủ của quốc
gia X, đồng thời trực tiếp đặt bom tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Z của X, phá
sập toàn bộ khu nhà và làm nhiều người bị thương. Ông A đã bị cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia X bắt giữ và tiến hành điều tra để đưa ra xét xử. Bộ ngoại giao
quốc gia Y đã đưa ra yêu cầu bảo hộ công dân đối với ông A và đề nghị quốc gia X
dẫn độ ông A về quốc gia Y để xét xử theo pháp luật của Y. Hãy cho biết:
- Quốc gia Y có quyền đưa ra yêu cầu bảo hộ công dân đối với ông A không? Vì
sao?
- Theo quy định của Công ước Lahay 1930 về xung đột quốc tịch, quốc gia X có
thể từ chối yêu cầu bảo hộ của quốc gia Y không? Vì sao?

Tóm tắt sự kiện:
Ông A là công dân X. Năm 2000, ông A nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Y và
được chấp nhận. Pháp luật của Y không yêu cầu người xin gia nhập phải từ bỏ
quốc tịch gốc nên ông A vẫn giữ quốc tịch X của mình. Tháng 9/2001, ông A trở về
quốc gia X, tụ tập, lôi kéo các thành phần chống đối chính quyền tiến hành biểu
1


tình trước trụ sở các cơ quan chính phủ của quốc gia X, đặt bom tại trụ sở Ủy ban
Nhân dân tỉnh Z của X, phá sập toàn bộ khu nhà và làm nhiều người bị thương.
Ông A đã bị quốc gia X bắt giữ và tiến hành điều tra để đưa ra xét xử. Bộ ngoại
giao quốc gia Y đã đưa ra yêu cầu bảo hộ công dân đối với ông A và đề nghị quốc
gia X dẫn độ ông A về quốc gia Y để xét xử theo pháp luật của Y.
Tình huống trên đề cập tới vấn đề bảo hộ công dân. Trong quá trình thực


hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Việc
bảo hộ được tiến hành ở mức độ nào phụ thuộc vào các yếu tố quyền lợi bị vi
phạm, mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại,… Ở trong tình huống trên, ông A
là người mang hai quốc tịch, vừa có quốc tịch X lại vừa có quốc tịch Y. Theo khoa
học luật quốc tế, người có hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng
một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc
gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng
thời được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia.
Thực tiễn cho thấy, những người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại
rất lớn cho quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, và
trong một chừng mực nhất định nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp
tác quốc tế.
Việc mang hai quốc tịch này sẽ ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của cá nhân
này. Ông A là công dân nước Y, ông sẽ được hưởng quyền lợi kinh tế chính trị,
phúc lợi của các quốc gia mà ông A là công dân, ông A sẽ có những thuận lợi rất
lớn trong việc xuất nhập cảnh cư trú đi lại trên lãnh thổ Y, và được quốc gia Y bảo
hộ khi họ ở nước ngoài.
Trong trường hợp này, Quốc gia Y có quyền đưa ra yêu cầu bảo hộ công
dân đối với ông A vì ông A cũng là công dân của quốc gia Y.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc mang hai quốc tịch lại gây khó
khăn trong việc tiến hành bảo hộ ngoại giao. Điều này xuất hiện tình huống một
2


quốc gia thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với công dân của mình ở quốc gia mà
người đó cũng có quốc tịch, việc bảo hộ này là không có cơ sở. Theo Điều 4 Công
ước Lahay về xung đột quốc tịch quy định: “A State may not afford diplomatic
protection to one of its nationals against a State whose nationality such person also possesses”;
(Một nước không được bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình tại một nước
khác mà người này cũng có quốc tịch và hiện đang cư trú);

Theo đó, ông A đã có hành vi tụ tập, lôi kéo các thành phần chống đối chính
quyền tiến hành biểu tình trước trụ sở các cơ quan chính phủ của quốc gia X, đặt
bom tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Z của X, phá sập toàn bộ khu nhà và làm
nhiều người bị thương trên lãnh thổ X. Quốc gia X có thể từ chối yêu cầu bảo hộ
của quốc gia Y bởi lẽ A cũng là công dân của X, A phạm tội trên lãnh thổ X. Do đó,
theo nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc lãnh thổ, X đều có quyền xét xử A. Cơ sở
pháp lý của quyền từ chối yêu cầu bảo hộ này được quy định trong Điều 4 Công
ước trên đây.

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Công ước Lahay về xung đột quốc tịch năm 1930
2. Giáo trình luật quốc tế
Chủ biên: T.S. Lê Mai Anh
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004
3. Một số vấn đề chung về quốc tịch
Website: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

3



×