Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài tập nhóm tháng 2 môn luật hôn nhân và gia đình (10 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.33 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.
Tài sản là một nội dung quan trọng trong quan hệ giữa vợ và chồng. Chính
vì lẽ đó, vấn đề quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nói riêng và giữa các thành viên
trong gia đình nói chung là một trong những nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật
hôn nhân và gia đình. Bên cạnh việc quy định tài sản chung của vợ chồng để đảm
bảo nền tảng vật chất cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, bền vững, pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam còn quy định về việc
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chế định này hàm chứa
nhiều nội dung tích cực, tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội
hiện nay. Để phần nào làm dõ hơn vấn đề này, nhóm em xin trình bày bài tập nhóm
số 2 của mình theo đề tài : “Chứng minh việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay”. Dù đã
rất cố gắng, nhưng vì nhiều lý do nên bài làm của chúng em vẫn không tránh khỏi
có những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cô
và các bạn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

1

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


NỘI DUNG.
I. CHẾ ĐỊNH PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
1. Căn cứ pháp lý.
Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình. Do đó chúng ta có thể tìm
thấy các quy phạm pháp luật về vấn đề trên trong Luật hôn nhân và gia đình( Luật
HN&GĐ) năm 2000 và các văn bản hướng dân có liên quan.


Xuất phát từ thực tế ngày càng nhiều các cặp vợ chồng muốn chia tài sản
chung của mình trong thời kỳ hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng, để thực hiện
nghĩa vụ tài sản riêng, để cấp dưỡng riêng và lý do chính đáng khác, Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000, trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 18 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 1986 , đã tiếp tục quy định chế định tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.Quy định tại điều 29 và điều 30.
Điều 29 quy định: “ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài
sản không được pháp luật công nhận.
Điều 30 quy định hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng:

2

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không
chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”
Các quy định này hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000.
2. Nội dung việc phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng.
a. Các trường hợp chia tài sản.
Theo quy định tại điều 29 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn
nhân tồn tại được tiến hành trong các trường hợp sau:

-

Trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng: xuất phát từ việc tôn trọng

quyền tự do kinh doanh của cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh
doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng
có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh. Mặt khác, quy định này còn nhằm bảo
vệ lợi ích của gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia
đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.
-

Trường hợp vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: nếu vợ (chồng)

phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản riêng hoặc tài sản
riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để
giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.
-

Trường hợp có lý do chính đáng khác: việc xác định có lý do chính đáng để

chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích của gia
đình, lợi ích vợ chồng hoặc của người thứ ba. Vì vậy, lý do chính đáng khác để
chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại tùy từng trường hợp có khác
nhau.
3

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp vợ, chồng muốn trốn tránh

thực hiện nghĩa vụ riêng của mình đã cùng nhau bàn bạc thỏa thuận chia tài sản
chung. Để tránh tình trạng này, Khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ quy định : “2. Việc
chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản
không được pháp luật công nhận.” Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba (người có quyền lợi liên qua đến tài
sản của vợ chồng). Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định các trường hợp
vợ chồng chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ tài sản sẽ bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu bao gồm: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; Nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh
nghiệp; Nghĩa vụ nộp thuế, tài chính đối với Nhà nước; Nghĩa vụ trả nợ…
b. Nguyên tắc phân chia.
Việc phân chia tài sản dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng

-

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ chồng có thể thoả thuận
chia tài sản chung”. Nếu vợ chồng thoả thuận được trong việc chia tài sản thì sự
thoả thuận của vợ chồng đó được lập thành văn bản và được Nhà nước công nhận.
Nguyên tắc phân chia tài sản:

-

Thông thường để đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên ngang nhau thì cách
chia hợp lí nhất đó là chia đôi khối lượng tài sản cần chia. Khoản 1 Điều 29 Luật
HN&GĐ quy định vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được.
Theo đó : Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản
chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn
4


LỚP N02 TL02 NHÓM 3


cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật
HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các
điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ. Tuy nhiên luật HN&GĐ năm 2000 lại không
quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân như
Luật HN&GĐ năm 1986. Đây có thể là do nhà làm Luật đã lãng quyên.
c. Cách thức phân chia tài sản
Phân chia theo thoả thuận.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 29 khoản 1, việc chia tài
sản chung phải được lập thành văn bản. Điều luật chắc chắn chỉ được áp dụng
trong trường hợp giữa vợ và chồng có sự thoả thuận về cách chia. Nếu vợ và chồng
không đồng ý với nhau về cách chia, thì không thể có chuyện vợ hoặc chồng ký
vào văn bản phân chia một cách tự nguyện. Cần nhấn mạnh rằng luật chỉ đòi hỏi
việc thoả thuận chia tài sản chung phải được lập thành văn bản, chứ không yêu cầu
lập văn bản trước cơ quan công chứng, chứng thực. Các nội dung chủ yếu của văn
bản bao gồm:
- Lý do chia tài sản;
- Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó
cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
- Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
- Các nội dung khác, nếu có.
Phân chia bằng con đường tư pháp .

5

LỚP N02 TL02 NHÓM 3



Việc phân chia bằng con đường tư pháp là trường hợp phân chia theo quyết
định của tòa án. Trường hợp này được luật dự kiến cho trường hợp giữa vợ và
chồng không có được sự thoả thuận cần thiết (“nếu không thỏa thuận được thì có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”- Khoản 1 điều 29 Luật HN&GĐ). “Không có
được sự thoả thuận cần thiết” bao hàm cả trường hợp “không thể có sự thoả
thuận” do vợ hoặc chồng vắng mặt, mất tích hoặc ở trong tình trạng không thể
nhận thức được hành vi của mình.
Thực ra, ngay cả trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận thức được
hành vi của mình mà có người giám hộ, ta không biết chắc liệu, trong khung cảnh
của luật thực định, việc chia tài sản chung có thể được thực hiện bằng con đường
thoả thuận giữa chồng (vợ) và người giám hộ của vợ (chồng) không nhận thức
được hành vi của mình. Luật viết chưa có quy định rõ ràng ở điểm này. Trong
trường hợp vợ hoặc chồng ở trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi, dường
như người làm luật muốn rằng người bị hạn chế năng lực hành vi phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật để tham gia vào việc thoả thuận phân chia tài sản
chung của vợ chồng, bởi vì rõ ràng, phân chia tài sản chung không phải là giao
dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề, dẫu sao, có thể trở nên
rắc rối, nếu người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi lại
là vợ hoặc chồng của đương sự. Tất nhiên, người bị hạn chế năng lực hành vi
không thể xin phép người đại diện để phân chia tài sản chung, rồi sau đó, lại thoả
thuận với chính người đại diện này về nội dung của việc phân chia. Hẳn, người bị
hạn chế năng lực hành vi phải yêu cầu người đại diện từ bỏ vai trò đại diện của
mình, để Toà án có thể chỉ định một người đại diện khác. Trường hợp phân chia tài
sản chung theo yêu cầu của chủ nợ riêng. Khi thay mặt người mắc nợ để yêu cầu
phân chia tài sản chung, chủ nợ chỉ thực hiện các quyền của người mắc nợ; bởi
vậy, việc phân chia tài sản chung theo sáng kiến của chủ nợ của vợ hoặc chồng
6


LỚP N02 TL02 NHÓM 3


không nhất thiết phải được thực hiện bằng con đường tư pháp. Chủ nợ có thể thay
người mắc nợ yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng; nếu vợ (chồng) của
người mắc nợ đồng ý, thì các bên có thể thoả thuận về việc phân chia; nếu vợ
(chồng) của người mắc nợ không đồng ý, thì chủ nợ có thể yêu cầu phân chia bằng
con đường tư pháp.
Ấn định khối tài sản chia phân chia theo thoả thuận.

-

Việc ấn định khối tài sản chia trong trường hợp phân chia theo thoả thuận
không phức tạp. Vợ chồng có quyền tự do xác định nội dung khối tài sản chia theo
ý mình: hoặc chia toàn bộ tài sản chung hiện hữu, hoặc chỉ chia một phần tài sản
chung. Phân chia bằng con đường tư pháp.
Việc ấn định khối tài sản chia trong trường hợp phân chia bằng con đường tư

-

pháp.
Nếu giữa vợ và chồng đã có sự thoả thuận về nội dung khối tài sản chia
nhưng không có sự thoả thuận về cách chia, thì thẩm phán có thể tạm yên tâm khi
thực hiện công việc xét xử của mình: vấn đề chỉ là chia như thế nào. Trái lại, nếu
vợ và chồng muốn chia nhưng lại không thoả thuận được về nội dung khối tài sản
chia (chẳng hạn, người chỉ muốn chia một phần, người kia muốn chia toàn bộ;
người muốn chia một số tài sản này, người muốn chia một số tài sản khác), thì
thẩm phán sẽ gặp khó khăn trong việc xác định khối tài sản chia. Tương tự, trong
trường hợp một người muốn chia tài sản chung nhưng người khác lại không muốn:
ngay nếu như xác định được rằng người muốn chia hoàn toàn có lý do chính đáng

để yêu cầu chia, thì thẩm phán vẫn còn phải đứng trước vấn đề chia bao nhiêu thì
vừa và chia những thứ nào. Có vẻ như việc phân chia tài sản chung bằng con
đường tư pháp chỉ được dự kiến trong trường hợp thứ nhất nêu trên, nghĩa là khi
vợ chồng đã thoả thuận được về nội dung khối tài sản chia nhưng không thoả thuận
7

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


được về cách chia. Tất nhiên, khi quyết định chia như thế nào trong trường hợp
này, thẩm phán phải dựa vào công sức đóng góp: việc chia tài sản được thực hiện
như trong trường hợp ly hôn.
d. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung giữa vợ và chồng.
Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về hậu quả việc chia
tài sản trong thời kỳ hôn nhân như sau: “Trong trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng
của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ
chồng”. Như vậy, theo tinh thần của quy định này thì các tài sản không được chia
vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân làm phát sinh quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ/chồng với
khối tài sản mà họ được phân chia và cả hoa lợi lợi tức từ khối tài sản này.
Không thể chia những tài sản sẽ có trong tương lai, cũng không thể thỏa
thuận đi ngược lại so với những nguyên tắc chi phối thành phần cấu tạo của các
khối tài sản trong thời kì hôn nhân, nên vợ chồng cũng không thể bằng việc chia tài
sản chung mà chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật quy
định. Các quy tắc liên quan vẫn tiếp tục được áp dụng: tài sản được tạo ra trong
thời kì hôn nhân là tài sản chung, tài sản chung còn lại không chia hết, tài sản được
tặng cho chung, di tặng chung, hoa lợi, lợi tức có được từ phần tài sản chung còn
lại…
Việc chia tài sản chung không làm ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân giữa vợ

và chồng. Chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam
không phải là sự quy định gián tiếp cho việc ly thân, pháp luật Việt Nam hiện
không có chế định ly thân.

8

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


II. TÍNH PHÙ HỢP CỦA VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾXÃ HỘI HIỆN NAY.
1. Tình hình kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986,
nước ta đã xóa bỏ chế độ kinh tế bao cấp mà thay và đó là một chế độ kinh tế thị
trường định hướng XHCN (Xã hội chủ Nghĩa). Biểu hiện cụ thể đầu tiên dễ nhận
thấy là việc xuất hiện nhiều hình thức sở hữu và đa dạng về thành phần kinh tế.
Cho đến nay, dù hình thức sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế nhà nước vẫn
chiếm vai trò quan trọng nhất nhưng nhà nước luôn công nhận quyền sở hữu của cá
nhân, của các tổ chức, khuyến khích cá nhân lao động, kinh doanh làm giàu hợp
pháp, thành phần kinh tế tư nhân, ngoài quốc doanh được tạo nhiều điều kiện phát
triển. Điều đó được nhà nước quy định trong Hiến pháp 1992, BLDS 2005… Cá
nhân có quyền sở hữu tài sản và tự do kinh doanh, đầu tư kinh doanh. Chính vì
vậy, qua từng năm, tình hình kinh tế của các đơn vị kinh doanh ngoài quốc doanh
ngày càng phát triển cả về chất và lượng. Chất lượng cuộc sống của người dân
ngày càng cao, nhu cầu sinh hoạt đã không dừng lại ở “ăn no, mặc ấm”.
b) Tình hình xã hội
Dân trí ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, mỗi cá nhân ngày càng có
sự nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình thông qua học tập, tuyên truyền,
thông tin đại chúng. Nhu cầu văn hóa, giáo dục, y tế rất được quan tâm. Bình đẳng

giới ngày càng được tôn trọng. Trong gia đình, vai trò của người phụ nữ được nhìn
nhận khác trước. Công tác thực hiện bình đẳng giới, “vì sự tiến bộ của phụ nữ”
được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội coi trọng. Chủ trương sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật ngày càng được quán triệt sâu rộng trong xã hội.

9

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


2. Tính phù hợp của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì
hôn nhân.
a) Tính phù hợp với điều kiện kinh tế
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân hoàn toàn phù
hợp với điều kiện của kinh tế hiện nay và tạo điều kiện cho vợ/chồng thực hiện
quyền có tài sản riêng và các quyền tự do kinh doanh, tiến hành các giao dịch dân
sự có giá trị lớn. Điều này nhằm khắc phục tình trạng người chồng nắm quyền
quản lý toàn bộ tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, dẫn đến nhiều khi thua
lỗ, phá sản tài sản trong khi người vợ không được phép lên tiếng, không được phép
can thiệp vào công việc kinh doanh của chồng chỉ vì muốn giữ cho gia đình mình
yên ấm. Đây chính là trường hợp cần áp dụng việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kì hôn nhân. Khi đó, vợ/chồng sẽ có thể thực hiện quyền tự do
kinh doanh, quyền có tài sản riêng, đây là quyền đã được Hiến định. Bên cạnh đó,
quyền tự do cá nhân của riêng vợ/chồng ấy lại không làm ảnh hưởng đến lợi ích
chung của gia đình.
Giả sử anh A và chị B đã kết hôn. Do anh A cần vốn để kinh doanh nên anh
chị thỏa thuận chia 1 tỷ đồng là tài sản chung của vợ chồng. Trong văn bản thỏa
thuận ghi rõ chia cho anh A 300 triệu đồng, chị B 700 triệu đồng. Ngoài ra, anh chị
không có thỏa thuần nào khác. Sau đó, anh A làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất.
Như vậy, trong tình huống này, do anh A và chị B đã chia tài sản chung nên anh A

chỉ có thể lấy 300 triệu của riêng mình để kinh doanh cũng như trả nợ, đền bù thiệt
hại do làm ăn thua lỗ. Còn số tiền 700 triệu là tài sản riêng của chị B nên dù vẫn
trong thời kì hôn nhân nhưng không ai có thể yêu cầu chị B trích lấy số tiền 700
triệu để thực hiện nghĩa vụ về tài sản cho anh A. Nếu anh A và chị B không chia tài
sản thì số tiền thực hiện nghĩa vụ tài sản ngay lúc đó sẽ lớn hơn nhiều. Điều này
không có nghĩa khuyến khích chia tài sản trong thời kì hôn nhân để kinh doanh,
đến khi gặp rủi ro đỡ phải trả nợ nhiều. Bởi bồi thường thiệt hại, trả nợ, thực hiện
10

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


nghĩa vụ tài sản không sớm thì muộn đều phải thực hiện. Tuy nhiên, nếu hai vợ
chồng chia tài sản chung thì sẽ hạn chế mức chi trả ngay lúc gặp rủi ro, có điều
kiện hơn trong việc cùng nhau gây dựng lại, vẫn đảm bảo đời sống thiết yếu cho
gia đình. Đó mới là ý nghĩa của vấn đề đang được đề cập. Vậy phải chăng cứ làm
ăn thua lỗ là chia tài sản chung để trốn tránh nghĩa vụ tài sản? Điều này đã được
pháp luật dự liệu và quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000. Trong trường hợp kinh doanh không thành công, gặp rủi ro, việc chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân đã phát huy vai trò tích cực. Vậy khi kinh doanh
không thành thì gia đình là “phao cứu sinh” nhưng khi kinh doanh lời lãi thì sao?
Sau khi phân chia tài sản chung, vợ/chồng hoàn toàn có thể khôi phục lại chế độ tài
sản chung hoặc sáp nhập một phần tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung
của vợ chồng. Việc thỏa thuận này được thực hiện bằng văn bản và được làm
chứng hoặc công chứng, chứng thực.
Bên cạnh đó, việc chia tài sản chung còn có thể được chấp nhận khi để thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Thoạt tiên, khi nghe đến chia tài sản chung với mục
đích để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, chúng ta có thể suy nghĩ ngay, đó là nhằm
bảo đảm quyền và lợi ích của người thứ ba. Tuy nhiên, theo nhóm, quy định này
vừa đảm bảo quyền và lợi ích cho cả vợ chồng lẫn người thứ ba.

Ví dụ, anh A và chị B kết hôn năm 1999, đến năm 2001, chị B sinh cháu C.
Năm 2006, do mâu thuẫn sâu sắc, tình trạng hôn nhân trầm trọng, anh A và chị B ly
hôn. Theo thỏa thuận, chị B sẽ nuôi cháu C và anh A sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng
hàng tháng. Năm 2007, anh A kết hôn với chị X và vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng cho cháu C. Năm 2009, anh A thất nghiệp do công ty phá sản. Đồng
thời lúc đó, chị B yêu cầu anh A tăng mức cấp dưỡng. Anh A và chị X quyết định
chia tài sản chung với tỉ lệ phù hợp, nhằm để anh A tiếp tục cấp dưỡng cho cháu C
với mức phù hợp với tình hình kinh tế xã hội lúc đó và trong điều kiện kinh tế cho
11

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


phép của gia đình. Qua ví dụ trên, có thể thấy việc chia tài sản của anh A và chị X
là hoàn toàn hợp lý. Không những để đảm bảo quyền lợi cho cháu C tiếp tục nhận
được cấp dưỡng từ bố. Mà gia đình anh A – chị X cũng đảm bảo tránh vì việc cấp
dưỡng dẫn đến việc ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh đòi hỏi quá đáng của chị
B. Số tiền cấp dưỡng chỉ được lấy trong số tài sản riêng của anh A. Nên dù có thể tỉ
lệ chia tài sản của anh A và chị X không bằng nhau, nhưng không ai có thể đòi hỏi
anh A phải lấy tiếp tài sản riêng của chị X, bởi cấp dưỡng cho cháu C là nghĩa vụ
dân sự của riêng anh A, không phải của chị X. Cũng không thể đòi hỏi anh A lấy
tiếp thêm trong tài sản chung bởi sử dụng tài sản chung phải có sự đồng ý của chị
X. Nếu anh A và chị X không chia tài sản, thì rất có thể việc cấp dưỡng cho cháu C
sẽ lại là điều tạo bất hòa giữa hai vợ chồng, thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp
như vậy. Việc cấp dưỡng có thể không chỉ dừng lại như trong ví dụ về con riêng ở
trên mà còn có thể mở rộng ra trường hợp cấp dưỡng cho cha mẹ, anh chị em
khác .
b) Tính phù hợp với điều kiện xã hội
Việc Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 công nhận vợ chồng có quyền
chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là hợp lý. Bởi từ năm 2000, nước ta đã

trải qua gần 15 năm đổi mới và 8 năm thực hiện Hiến pháp 1992, Hiến pháp của
thời kỳ Đổi mới, công tác thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, “vì sự tiến bộ của phụ
nữ” được đặc biệt coi trọng. Hiến pháp 1992 đã kế thừa các chế định về quyền
bình đẳng nam nữ của các Hiến pháp trước đây. Trong Nghị quyết Nghị quyết số
11-NQ/T.Ư về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước ngày 27 tháng 4 năm 2007 cũng ghi nhận mục tiêu của Đảng :
“Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống
12

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình
đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn
đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất
của khu vực”.
Việc quy định phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ở Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 có thể nói đã làm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và
quy định của Hiến pháp. Ngoài ra, bước sang thế kỉ mới, những quan niệm của
người dân ngày càng mở rộng hơn nên sẽ dễ dàng chấp nhận quy định đó hơn. Nếu
tinh thần này được đặt vào Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, chắc chắn sẽ là
quy định chẳng bao giờ được áp dụng và nhân dân sẽ phản ứng rất gay gắt, thậm
chí giảm niềm tin vào đường lối của Đảng, vào con đường xây dựng xã hội chủ
nghĩa, bởi con đường đó, đường lối đó được coi là đi ngược hẳn lại những quan
niệm bao đời, những gì đã ăn sâu vào nếp sống nếp nghĩ của nhân dân. Bởi vào
thời điểm đó, nếu một gia đình phân định ra đây là tài sản của anh, đây là tài sản
của tôi, thì đó là một điều “vô cùng bất bình thường”, người vợ trong gia đình đó
sẽ được coi là “mất nết”.

Thậm chí đến giờ,vẫn sẽ có những ý kiến thủ cựu cho rằng, chia tài sản
chung là một sự ích kỷ, rằng “việc anh, anh lo, việc tôi, tôi lo”, làm mất bản sắc
văn hóa tuyền thống yêu thương, gắn bó, hòa hợp giữa vợ và chồng: “của chồng
công vợ”. Tuy nhiên, thực tế, pháp luật chỉ công nhận việc chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân ở một số trường hợp, chứ không phải tùy tiện. Thứ hai, không
phải cứ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là mọi tài sản đều phải chia. Vợ,
chồng vẫn có thể để lại tài sản chung để duy trì cuộc sống gia đình, tùy theo thỏa
thuận của hai bên. Và pháp luật cũng đã quy định trong trường hợp tài sản chung
đã được chia hết hoặc tài sản chung không đủ đề thực hiện những nhu cầu thiết yếu

13

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


của gia đình thì mỗi bên vợ/ chồng có nghĩa vụ trích tài sản riêng của mình để duy
trì cuộc sống gia đình.
Như đã trình bày ở trên, quan niệm của mỗi người giờ không còn đặt nặng lễ
giáo, tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu. Nếu trước đây, dù người chồng có vũ
phu, có cờ bạc, rượu chè, trăng hoa… thì người vợ vẫn phải chấp nhận, thậm chí
vẫn phải phục tùng chồng lẫn nhà chồng mà không một lời oán thán, coi đó là
nghĩa vụ, là chuyện đương nhiên. Còn nay, người vợ trong mỗi gia đình đã được
yêu thương nhiều hơn, đã được thông cảm, dần dần được bình quyền, đã có hiểu
biết hơn để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu hôn nhân lâm vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được,
vợ chồng có thể được Tòa án giải quyết cho ly hôn mà không còn bị dư luận xì
xào. Nhưng nếu vì con cái, vì danh dự, họ không muốn ly hôn, họ có thể thỏa
thuận để chia tài sản chung. Luật hôn nhân và gia đình tôn trọng vấn đề này bởi
việc chia tài sản chung là do có sự thỏa thuận và nhất trí của cả hai vợ chồng nhằm
ổn định cuộc sống của mỗi bên và hôn nhân của họ vẫn tồn tại trước pháp luật. Tuy

nhiên, một điều cần lưu ý đó là “lý do chính đáng” phải là lý do hết sức đặc biệt.
Việc Tòa án cho phép chia tài sản chung phải được đánh giá kỹ lưỡng về bản chất
và mức độ trầm trọng của các nguyên nhân làm rạn nứt gia đình. Nếu không đánh
giá đúng lý do chính đáng sẽ dẫn tới việc lạm dụng các quy định của pháp luật,
nhằm mục đích không chính đáng làm phản tác dụng và giảm giá trị của quy phạm
pháp luật.

KẾT LUẬN
Từ những trình bày ở trên, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Việc quy định phân
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
14

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


có thể nói đã làm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp. Tuy
nhiên Luật quy định về vấn đề này vẫn còn những thiếu sót và bất cập, quy định
“mở” chưa được cụ thể hóa, vì vậy pháp luật cần dự liệu và bổ sung thêm về vấn
đề này cho hoàn thiện, tạo thuận lợi cho quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong
trường hợp này cũng như thực tiễn xét sử các vụ án tại Tòa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.
2.
3.
4.

Luật HN&GĐ năm 2000.
Luật HN&GĐ năm 1986.

Luật Dân sự Việt Nam 2005.
Chính phủ (2001), nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định

5.

chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000.
Nguyễn Văn Cừ (2008), chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ

6.

Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội
Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ

7.

Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
Nguyễn Văn Cừ (2000) “ chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân khi

8.

hôn nhân đang tồn tại”, tạp chí tòa án nhân dân, trang 18-21.
Nguyễn Hồng Hải (2003) “ Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng
trong TKNH”, tạp chí Luật học.

15

LỚP N02 TL02 NHÓM 3


9.


Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2003), :Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam,
NXB Công an nhân nhân, Hà Nội.
11. />
16

LỚP N02 TL02 NHÓM 3



×