Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bình luận về định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN dưới các góc độ sự hình thành định hướng trung lập biểu hiện cụ t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.79 KB, 5 trang )

ĐỀ BÀI
Bình luận về định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN dưới
các góc độ:
-

Sự hình thành định hướng trung lập;

-

Biểu hiện cụ thể của định hướng này trong chính sách chính trị - an ninh và quan hệ

hợp tác kinh tế ngoại khối của ASEAN;
-

Vai trò của định hướng này trong từng giai đoạn phát triển của ASEAN.


LỜI MỞ ĐẦU
ASEAN là tổ chức quốc tế liên chính phủ cực kì đa dạng với nhiều nền văn hóa, chế độ chính
trị rất khác nhau, lại nằm trên vị trí địa lý rất nhạy cảm của chính trị thế giới. Làm thế nào cho tổ
chức duy trì được hoạt động này một cách độc lập, bền vững, phát triển mà lại không phụ thuộc
vào các “ông lớn” thế giới là một câu hỏi lớn đối với những người lập ra ASEAN. Để trả lời được
câu hỏi đó, ASEAN đã tự mình đưa ra giải pháp đó là phải hoạt động theo định hướng trung lập từ
xuyên suốt từ quá trình thành lập đến lúc phát triển như bây giờ. Bài viết học kì của em sẽ đi sâu
vào đề tài định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN để có cái
nhìn rõ hơn về cách thức hoạt động của ASEAN.
NỘI DUNG
Để thực hiện được yêu cầu của đề tài, cần thực hiện việc bình luận về định hướng trung lập
trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN dưới những góc độ để từ đó có được những
hiểu biết sâu sắc hơn về ASEAN.
1. Bình luận về định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN


dưới góc độ sự hình thành định hướng trung lập.
1.1: Tiêu chí của định hướng trung lập.
Định hướng trung lập thể hiện ở chỗ không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác,
tôn trọng chủ quyền độc lập của nhau, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa
bình cũng như là không liên kết, không tham chiến và không ủng hộ bất kì một phe phái nào, định
hướng trung tập đề cao vai trò tự cường, tự đề kháng dân tộc và khu vực, không muốn có sự can
thiệp của các nước vào công việc nội bộ của mình.
1.2: Sự ra đời của ASEAN đã là trung lập.
ASEAN chính thức được thức thành lập ngày 8/8/1967, với mục tiêu hợp tác về kinh tế và xã
hội nhưng do tình hình chiến tranh Đông Dương khi đó đã khiến cho vấn đề chính trị an ninh khu
vực trở thành mục tiêu đặc biệt quan trọng, chi phối hoạt động của ASEAN trong một phần tư thế
kỉ tiếp theo. Lí do thành lập ASEAN hoàn toàn phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát
triển và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên Đông Nam Á lúc bấy giờ lại đang lại là một
điểm nóng trong thời kì chiến tranh lạnh, cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành từ Việt Nam lan ra
toàn Đông Dương và có tác động mạnh mẽ đến toàn khu vực do vậy để có thể hợp tác, phát triển
được về mặt kinh tế thì hòa bình và ổn định chính trị là một yêu cầu tất yếu, thực tế cũng cho thấy.
Chính vì những lẽ đó mà xây dựng ASEAN thành một “khu vực trung lập” là một trong những
mục tiêu quan trọng hàng đầu mà 5 nước sang lập ASEAN hướng tới và mục tiêu đó được cụ thể
hóa trong tuyên bố ZOPFAN tại Kuala Lumpur năm 1971. ZOPFAN khẳng định các nước thành
viên quyết tâm xúc tiến những cố gắng cần thiết để có được sự công nhận và tôn trọng Ðông -


Nam Á như một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức
và phương cách nào của các nước ngoài khu vực.
1.3: Biểu hiện của việc thành lập định hướng trung lập ASEAN.
Ngay tại thời điểm mới thành lập ASEAN, tính trung lập đã được định hình qua tuyên bố Băng
Cốc 1967:
“…Các nước Đông Nam Á có trách nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã
hội của khu vực và đảm bảo sự phát triển một cách hòa bình và tiến bộ; và rằng các nước này
quyết tâm đảm bảo sự ổn định và an ninh của mình không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất

cứ hình thức hoặc biểu hiện nào nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc của mình phù hợp với những lý
tưởng và nguyện vọng của nhân dân”
Và sau đó định hướng trung lập được biểu hiện rõ ràng nhất được thể hiện trong tuyên bố
ZOPFAN 1971 về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập nói rõ mục tiêu trở thành “khu vực
trung lập” – mục tiêu chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển ASEAN. Định hướng đó còn
được nhắc đến và hoàn thiện hơn thông qua các văn bản khác như: Tuyên bố về sự hòa hợp
ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) năm 1976; Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ
khí hạt nhân (SEANWFZ) năm 1995; Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) năm
2003; Hiến chương ASEAN năm 2007.
Đây là những biểu hiện rõ nét nhất cho định hướng xây dựng một ASEAN trung lập, tôn trọng
chủ quyền các quốc gia Đông Nam Á, xây dựng một cộng đồng khu vực độc lập, tự chủ , vững
mạnh.
2. Bình luận về định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
thông qua Biểu hiện của định hướng này trong chính sách chính trị, an ninh và quan hệ hợp
tác kinh tế ngoại khối ASEAN.
2.1: Chính sách chính trị - an ninh
Về lĩnh vực này, ASEAN tỏ ra thái độ cứng rắn trong việc đóng vai trung lập đối với các mâu
thuẫn về chính trị -an ninh. Cụ thể là với việc Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN được thông qua tại
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất tại Bali ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Hiệp ước hữu nghị
và hợp tác Đông Nam Á đã bước đầu thể hiện quyết tâm của các thành viên trong việc thực hiện
hóa ý tưởng của các thành viên về định hướng trung lập. Theo đó các bên cam kết duy trì nền hòa
bình vĩnh viễn, tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc riêng của
các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác với nhau một cách có hiệu
quả. Tư tưởng trung lập này trở thành định hướng chính trong chính sách chính trị - an ninh của
ASEAN trong một khoảng thời gian dài và cho đến ngày nay mặc dù với việc hướng tới xây dựng


cộng đồng chính trị - an ninh APSC ASEAN đã cởi mở hơn trong vấn đề chính trị - an ninh nhưng
trung lập vẫn là lựa chọn khôn ngoan, đó cũng là một điểm độc đáo, biểu hiện sự trưởng thành của
ASEAN và tính mềm dẻo, khôn khéo của tổ chức này và thường được nói đến như là “bản sắc

ASEAN”. Ngoài ra đó là việc Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ) năm 1995, không muốn ASEAN vào các cuộc chạy đua vũ trang, Hình thành ARF
đóng vai trò trung tâm, lôi kéo các nước lớn và đó và giữ vai trò điều phối, hợp tác Đông Á EAS.
2.2: Hợp tác kinh tế ngoại khối
Về quan hệ hợp tác kinh tế ngoại khối của ASEAN, tư tưởng trung lập cũng là một trong
những định hướng chính khi mà mục đích hợp tác của ASEAN là thiết lập quan hệ đối tác kinh tế
toàn diện (CEP) hoặc thành lập các khu vực thương mại tư do (FTA) nhằm thúc đẩy tự do hóa
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Như vậy trong quan hệ hợp tác kinh tế đối
ngoại, ASEAN nêu cao khẩu hiệu hợp tác thân thiện với tất cả các đối tác với phương châm hợp
tác cùng có lợi, không theo bất kì một phe phái nào.
3. Vai trò của định hướng trung lập trong từng giai đoạn phát triển của ASEAN
3.1. Giai đoạn đầu tiên: Đó là từ khi thành lập năm 1967 đến trước Hội nghị thượng đỉnh lần
thứ tư 1992.
Đây là lúc tuyên bố ZOPFAN được thông qua thể hiện mong muốn xây dựng ASEAN thành
một khu vực trung lập. Vấn đề trung lập hóa mà tuyên bố đưa ra tại thời điểm đó đã đáp ứng được
nhiệm vụ giữ được nguyên trạng tình hình ở Đông Nam Á, ngăn chặn sự can thiệp của các cường
quốc mới như Trung Quốc, Nhật Bản xuống khu vực, buộc các nước ngoài Đông Nam Á chính
thức cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực và trên thực tế, hình thức này
cũng dễ chấp nhận với một số nước ngoài khu vực và ngay cả đối với Liên Hợp Quốc. Với việc
giữ vững được sự độc lập về mặt chính trị - an ninh nên ASEAN mới có thể phát triển về mặt kinh
tế, tiến hành một số hoạt động ngoại giao và kinh tế riêng lẻ. Và từ Hội nghị Bali 1976 đến trước
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư 1992, đây là giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến hành hợp
tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối. Như vậy, với giai đoạn đầu tiên
khi cơ cấu tổ chức của ASEAN còn lỏng lẻo thì định hướng trung lập chính là cơ sở nền tảng để
ASEAN tiến hành những bước tiếp theo để xây dựng cộng đồng trong những giai đoạn kế tiếp.
Sau đó, từ năm 1976 trở đi, giai đoạn này định hướng trung lập tiếp tục phát huy vai trò của mình
trong việc hình thành các chính sách của ASEAN, giữ cho ASEAN ở một vị thế trung lập tránh tất
cả những mâu thuẫn có thể nhằm tạo lập một môi trường chính trị ổn định để phát triển kinh tế và
thực hiện những mục tiêu chung của khu vực.



3.2.Giai đoạn thứ hai: từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư 1992 đến trước thời điểm thành

lập Cộng đồng ASEAN 2003, cũng giống như những giai đoạn trước định hướng trung lập vẫn
tiếp tục phát huy vai trò của mình trong quá trình phát triển của ASEAN.
3.3.Giai đoạn thứ ba: từ thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN 2003 đến nay. Đây là lúc
cộng động ASEAN đã dần khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, trung lập
không được thể hiện một cách quá rõ ràng nhưng vẫn nắm vai trò định hướng trong chính sách
của ASEAN nó thể hiện trong chính sách chính trị - an ninh, trong các phát biểu của ASEAN
trước những biến động của thế giới. Ngay cả việc thành lập AEC của ASEAN cũng là con
được để thực hiện chính sách trung lập, “đứng cách đều” và “cân bằng quyền lực” giữa các
nước lớn.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Có thể nói rằng, việc chọn lựa định hướng hoạt động trung lập cho ASEAN là đúng đắn và
sáng suốt. Nó chính là câu trả lời cho bài toán làm sao để vẫn tự chủ về kinh tế, chính trị, văn hóaxã hội, mà vẫn hòa nhập với các nước trên thế giới một cách chủ động. Đứng ngoài các mâu thuẫn
trên trường quốc tế nhưng vẫn đưa ra những lập trường cứng rắn, dứt khoát, ASEAN đang ngày
càng chứng minh mình là ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị quốc tế, một tổ chức quốc tế liên
chính phủ trẻ trung, vững mạnh, ổn định, phát triển.



×