Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.75 KB, 1 trang )
BóT TRE Lµ AI ?
Từ nửa sau thế kỉ XX đến nay, cái gọi là thơ Bút Tre đã trở thành một hiện tượng
trong đời sống văn hóa của Việt Nam. Với những câu thơ theo quan niệm thông
thuờng thì không phải là thơ, nhưng lại được nhiều người nhớ, truyền tụng và nhại
theo, kiểu như:
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng.
Đó là bí danh của ông Đặng Văn Đăng (1922 - 1987), quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê
(nay là huyện Sông Thao) tỉnh Phú Thọ. Đỗ Tú tài Tây, trước cách mạng tháng Tám 1945, ông
dạy học ở Tuyên Quang và từng viết truyện dài, in nhiều kì trên Tiểu thuyết thứ bảy của báo
Đông Pháp với bút danh Lục Y Lang (chàng áo xanh). Cách mạng tháng Tám thành công, ông
được bầu làm Ủy viên thư kí Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Đồng Lương. Tháng 6 –
1946, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1947, làm báo Giải phóng khu 10, rồi là cán bộ tuyên
huấn khu 10, cán bộ Ban Tuyên huấn tỉnh ủy Phú Thọ. Năm 1951, là huyện ủy viên huyện
Thanh Sơn (Phú Thọ). Năm 1952 làm Phó ti Tuyên truyền văn nghệ tỉnh Phú Thọ, rồi tuyên
huấn đoàn ủy cải cách ruộng đất. Năm 1956, về Hà Nội làm Bí thư cho Thứ trưởng Ngoại giao
Ung Văn Khiêm. Năm 1960, về làm Trưởng phòng thông tin Ủy ban Hành chính tỉnh Phú Thọ.
Năm 1962, làm Trưởng Ti văn hóa tỉnh Phú Thọ. Năm 1968, làm Phó ban Tuyên giáo tỉnh ủy
Vĩnh Phú.
Khi làm Trưởng Ti văn hóa Phú Thọ, ông đã in các tập thơ: Rừng cọ đồi chè, Sông Lô sông
Chảy, Đồng tâm thắm thịt thay da, Một ngày của Phú Thọ, Quê hương Phú Thọ.
Năm 1963, trên báo Cứu quốc, ông bị nhà thơ trào phúng Xích Điểu phê phán “tóe khói”, cho
thơ ông là nôm na, tự nhiên chủ nghĩa. Từ đó, ông đã “cạch đến… già” không in thơ nữa.
Nhưng thực tế cho đến nay, cái gọi là thơ Bút Tre vẫn có mảnh đất riêng để sống và được lưu
hành.