Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHCN KẾT THÚC TỪ NĂM 2015 VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.75 KB, 163 trang )

DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHCN KẾT THÚC TỪ NĂM 2015
VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Contents
I. NHIỆM VỤ KẾT THÚC NĂM 2015...........................................................................................7
Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác ngô vụ thu đông bền vững trên đất
dốc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.....................................................................................7
Dự án: Nhân rộng mô hình trồng cây Mây nếp dưới tán rừng trên địa bàn huyện Lục Yên...........9
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhân giống Khoai tây bằng công nghệ khí canh tại
Yên Bái..........................................................................................................................................10
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên
.......................................................................................................................................................11
Dự án: Xây dựng mô hình xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ sinh học để
cải thiện độ phì của đất và nâng cao hiệu quả canh tác lúa, rau màu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................13
Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi Ba ba gai thương phẩm tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái......15
Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thỏ NewZealand thương phẩm tại
huyện Văn Chấn............................................................................................................................16
Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sản xuất trứng giống tằm sắn mới bồi
dục phục tráng SL1 tại tỉnh Yên Bái..............................................................................................17
Dự án: Xây dựng mô hình áp dụng TBKT nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên ngách hồ Thác
Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................................................................................................19
Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đường nghiệp trong ao tại huyện Lục Yên...21
Dự án: Nhân rộng mô hình áp dụng tiến bộ KT nuôi cá nheo (Parosilurusasotas) trong lồng trên
hồ Thác Bà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái....................................................................................22
Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đường nghiệp trong ao tại huyện Trấn Yên,
TP YB............................................................................................................................................23
Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại thị xã Nghĩa Lộ.......................................24
Đề tài: Thực trạng công tác phát triển đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................25


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông thôn trong khu vực
kinh tế hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Yên Bái.......................................................................................26
Đề tài: Bảo tồn hội “Hạn Khuống” của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò - thị xã Nghĩa
Lộ).................................................................................................................................................27
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc tại 2 huyện vùng
cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.............................................................................28
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng tại
Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Yên Bái................................29
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái................................................................30
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái....................................................................................31
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị thị trường các sản phẩm từ cây Sơn Tra tại tỉnh Yên Bái..............32

1


Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng ngô nếp lai HN88 tại Thị xã Nghĩa
Lộ...................................................................................................................................................33
II. NHIỆM VỤ KẾT THÚC NĂM 2016.......................................................................................34
Dự án: Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ bằng loài cây lâm nghiệp bản địa (cây Sơn tra và
cây Thông) tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái......................................................................34
Đề tài: Chọn lọc, bảo tồn, phát triển giống lúa nếp Tú Lệ tại xã Tú Lệ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................35
Đề tài: Trồng thử nghiệm giống Hồng giòn Fuju MC1 tại huyện Mù Cang Chải.........................36
Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo phương pháp thâm canh bền vững hữu cơ tại thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái..................................................................................................................37
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng cây Atiso trên địa bàn huyện
Mù Cang Chải................................................................................................................................38
Dự án: Ứng dụng hệ thống tưới phun mưa cố định và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật

nâng cao năng suất chè Bát Tiên trên địa bàn huyện Trấn Yên.....................................................39
Đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp
với nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững.....................................................................40
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây su su lấy ngọn tại
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái...............................................................................................42
Dự án: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây cam sành theo hướng bền
vững tại huyện Lục Yên.................................................................................................................43
Đề tài: Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và mở rộng mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng
chống mối (Isoptera) trên cây chè Shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn...............................45
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng chế phẩm EMINA trong chăn nuôi lợn tại huyện Trấn
Yên, thành phố Yên Bái.................................................................................................................46
Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò BBB và bò cái nền lai
Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái......................................................................................................47
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus - Rafinesque, 1818)
thương phẩm trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái...................................48
Dự án: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus slbus) trong bể xây
không bùn trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.................................49
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá chép V1 thương phẩm trong ao đất tại
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.......................................................................................................50
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi giống thỏ NewZealand tại huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Yên Bái................................................................................................................51
Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông giảm sinh con thứ 3 trở lên đối với đồng bào
dân tộc thiểu số ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái..........................................52
Đề tài: Nghiên cứu lịch sử tỉnh Yên Bái thông qua sưu tầm, phân tích tư liệu ảnh giai đoạn 19002015...............................................................................................................................................53
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém và yếu kém từng mặt ở
Đảng bộ tỉnh Yên Bái....................................................................................................................55
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng thay đổi khúc xạ của học sinh trung học cơ sở
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................57
Đề tài nghiên cứu đã thu được những kết quả có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn, trung
thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp các giải pháp tốt vào thực tế để

chăm sóc sức khỏe thị lực cho học sinh tại các huyện, xã vùng cao của tỉnh Yên Bái...........57
2


Đề tài: Sưu tầm, đánh giá thực trạng cây thuốc nam bản địa và các bài thuốc gia truyền trên địa
bàn tỉnh và xây dựng mô hình vườn thuốc nam của trạm y tế xã tại các huyện Yên Bình, Văn
Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái............................................................................................58
Đề tài: Sưu tầm, nghiên cứu các điệu múa dân gian trong lễ hội văn hóa các dân tộc Tày, Thái,
Khơ Mú tại huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ..........................................................................59
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................................................................................................60
Đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu các mặt
hàng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái...............................................................................................61
Đề tài: Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh trật tự tại các trường trung học phổ thông, cao
đẳng, trung cấp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái.....................................................................62
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng nông sản chủ yếu góp phần phát triển sản xuất
nông nghiệp tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.............................................................................63
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình ''Dân vận khéo" phục vụ xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
Yên Bái..........................................................................................................................................65
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính công ở tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................66
Đề tài: Phân tích, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Yên Bái............................67
Đề tài: Nghiên cứu, chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có
ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải..........................................................................................68
Đề tài: Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm vôi công nghiệp từ nguồn đá hoa trắng thải loại trên
địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái............................................................................................69
Đề tài: Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải làng nghề Miến dong tại xã Giới Phiên,
thành phố Yên Bái và đề xuất biện pháp xử lý..............................................................................70
Dự án: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.............................................................................................................71

III. NHIỆM VỤ KẾT THÚC NĂM 2017.....................................................................................72
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống Sơn tra (táo mèo) bằng phương pháp ghép cành tại
huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.......................................................................................................72
Dự án: Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây dược liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................73
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................75
Dự án: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và trồng thử nghiệm giống Dâu thu hoạch quả tại huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái..................................................................................................................77
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây Ích mẫu phục vụ sản xuất dược liệu tại thành phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái....................................................................................................................79
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.......................................................................................................80
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Măng tây xanh (Asparagus Officinalis.
L) tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái..............................................................................................81
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản F1 BBB, theo hình thức chăn nuôi
công nghiệp trong nông hộ tại huyện Yên Bình, Văn Yên và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái................82

3


Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng môi trường BIOPIG để pha loãng và bảo quản tinh
dịch lợn đực giống ngoại trong nông hộ, phục vụ công tác phát triển đàn lợn lai chất lượng cao
trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái...................................................................................83
Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống “Vịt trời” thuần hóa tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái..........................................................................................................................................85
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Chạch sông Mastacembelus
armatus (Lacépêde, 1800) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại Trại giống Thủy sản Yên
Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.............................................................................................87
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông phòng chống bệnh chàm

và dị ứng thức ăn ở trẻ em 24-60 tháng tuổi tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.......................89
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh công tác hiến máu tình nguyện trong cộng đồng tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................91
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông tỉnh Yên Bái...........................................................................................................92
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng phục vụ bạn đọc và các giải pháp thu hút bạn đọc đến sử dụng tài
liệu của hệ thống thư viện tỉnh Yên Bái........................................................................................93
Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật cấp cứu nhi khoa cho bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh và trung tâm y tế - bệnh viện tuyến huyện, tỉnh Yên Bái.............................................94
Đề tài: Nghiên cứu phát triển loại hình Du lịch nghỉ nhà dân (Homestay) trên địa bàn tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................97
Đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả loại hình du lịch
nhà nghỉ nhà dân (Homestay) tại vùng đông hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái...........98
Đề tài: Thử nghiệm sử dụng ván ép tre thay thế gỗ tự nhiên trong thi công mặt cầu treo trên địa
bàn tỉnh Yên Bái............................................................................................................................99
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại
vùng hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
.....................................................................................................................................................100
Dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Gạo Mường Lò" cho sản phẩm gạo của cánh đồng Mường Lò,
tỉnh Yên Bái.................................................................................................................................102
Đề tài: Nghiên cứu, chế tạo lò đốt rác thải y tế ở các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái.....104
Dự án: Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông tỉnh Yên Bái............105
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý trực tuyến nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh
Yên Bái........................................................................................................................................106
Dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết lập hệ thống camera giám sát cơ động qua mạng
Internet phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các vị trí trọng điểm, mục tiêu quan trọng
trên địa bàn tỉnh Yên Bái............................................................................................................107
IV. NHIỆM VỤ ĐÃ KẾT THÚC NĂM 2018.............................................................................108
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn về bình đăng giới đối với
cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái.....................................................................................108

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm thực hiện Pháp luật về
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn
vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.........................................................................................................110
V. NHIỆM VỤ ĐANG TRIỂN KHAI SẼ KẾT THÚC NĂM 2018.........................................111
Đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái........................................................................................................................................111
4


Đề tài: Nghiên cứu tính thích ứng của một số giống bơ trong nước và nhập nội tại huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái.......................................................................................................................113
Đề tài: Nghiên cứu chọn lọc, bình tuyển và nhân giống cây Mắc coọc (cây Lê bản địa) bằng
phương pháp vô tính tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.............................................................114
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vườn ươm giống Cam, Quýt đảm bảo chất lượng,
bằng phương pháp ghép tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái........................................................115
Đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm hạn chế hiện tượng rụng quả của
giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái....................................116
Đề tài: Nghiên cứu tính thích ứng và biện pháp kỹ thuật trồng giống ổi OĐL1 tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.......................................................................................................................117
Đề tài: Chọn lọc, bình tuyển và phát triển nguồn gen cây Cam sành tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái................................................................................................................................................118
Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh "Quả cầu xanh" đối với cây Cam tại huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái...............................................................................................................119
Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của 6 giống ngô lai chịu hạn có năng suất tại huyện Văn
Chấn và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.................................................................................................120
Đề tài: Nghiên cứu phòng trừ sâu hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd), Keo
lai (A. mangium x A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth) tại tỉnh Yên Bái.................................121
Đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Vược (Lates calcarifer) trong lồng tại hồ
Thác Bà, tỉnh Yên Bái..................................................................................................................122
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình,

tỉnh Yên Bái.................................................................................................................................123
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh sán lá gan nhỏ tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
.....................................................................................................................................................124
Đề tài: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái giai
đoạn 1946 - 2016.........................................................................................................................125
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Thác Bà......126
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp theo hướng
tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trên địa bàn huyện Trấn
Yên, Văn Yên, Yên Bình, tỉnh Yên Bái.......................................................................................127
Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất giải pháp tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững giai đoạn 2017 - 2025 và định hướng đến 2030.......129
Dự án: Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà" cho sản phẩm gạo của xã Bạch
Hà, huyện Yên Bình.....................................................................................................................130
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm măng tre Bát độ tại tỉnh
Yên Bái........................................................................................................................................131
Đề tài: Nghiên cứu khảo sát hàm lượng Zerumbone từ cây Gừng gió trên địa bàn huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái........................................................................................................................132
Dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tỉnh Yên
Bái................................................................................................................................................133
Dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng quy trình quản lý, vận hành Trung tâm Hành
chính công tỉnh Yên Bái..............................................................................................................134
Dự án: Ứng dụng công nghệ Internet of Things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy trình sản
xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.........................................135

5


Dự án: Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu của các điểm giới thiệu, bán những sản
phẩm thế mạnh và các điểm bán hàng Việt trực tuyến trên địa bàn tỉnh Yên Bái.......................136
VI. NHIỆM VỤ ĐANG TRIỂN KHAI.......................................................................................137

Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn mới phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu sắn
tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.................................................................................................137
Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái................................................................................................................................................138
Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống Quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái........................................................................................................................................139
Đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng của giống mận Úc (DowWorth) tại 2 huyện Mù Cang Chải
và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái...........................................................................................................141
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống từ cây đầu dòng và phát triển giống bưởi Đại
Minh, quýt Sen tại tỉnh Yên Bái..................................................................................................142
Đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng của giống Táo TAO05 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 143
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ loài sâu róm xanh ăn lá hại Quế.......144
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Stevia
rebaudiana) trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.............................145
Đề tài: Nghiên cứu phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) tại
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái......................................................................................................146
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý, điều trị bệnh tăng
huyết áp tại huyện Văn Yên, Lục Yên, tỉnh Yên Bái...................................................................147
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp thực hiện hiệu quả công tác giám sát đối với tổ chức đảng và
đảng viên của Cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ tỉnh Yên Bái.......................148
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh
Yên Bái........................................................................................................................................149
Đề tài: Nghiên cứu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - An ninh trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.............................150
Dự án: Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận "Cá hồ Thác Bà" cho sản phẩm cá của hồ
Thác Bà, tỉnh Yên Bái..................................................................................................................152
Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển giống cam BH tại tỉnh Yên Bái.........154
Đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng chế phẩm EMINA đối với cây ăn quả có múi trên địa
bàn tỉnh Yên Bái..........................................................................................................................155

Dự án: Nghiên cứu, sản xuất giống và phát triển cây Khôi tía làm nguyên liệu sản xuất thuốc tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái......................................................................................................156
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu
chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.......................................................157
Đề tài: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở
huyện Văn Chấn và Lục Yên, tỉnh Yên Bái.................................................................................159
Đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ hại cây Cam sành tại huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái...............................................................................................................160

6


I. NHIỆM VỤ KẾT THÚC NĂM 2015
Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác ngô vụ thu đông bền vững
trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trạm Khuyến nông huyện Mù Cang Chải
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Trần Quyết Tiến
* Mục tiêu nhiệm vụ: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 12 ha canh tác ngô
vụ thu đông bền vững trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái; Tổ chức tập huấn
hướng dẫn kỹ thuật canh tác ngô vụ thu đông bền vững trên đất dốc cho 120 lượt hộ dân tham
gia thực hiện mô hình và một số hộ dân trong vùng dự án; Tuyên truyền, thúc đẩy canh tác ngô
vụ thu đông bền vững trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải.
* Nội dung thực hiện
- Điều tra, khảo sát, chọn hộ tham gia thực hiện mô hình
- Hội nghị triển khai dự án
- Tập huấn quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai trên đất dốc cho 120 lượt nông dân.
- Xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác ngô bền vững và có hiệu quả trên đất dốc
trong vụ thu đông tại huyện Mù Cang Chải. Thời gian thực hiện: Vụ thu đông năm 2014 và vụ
thu đông năm 2015. Quy mô: 12 ha/2 vụ/2 xã. Trong đó: Năm 2014: xã Cao Phạ = 3 ha; xã Púng

Luông = 3 ha. Năm 2015: xã Cao Phạ = 3 ha; xã Púng Luông = 3 ha.
- Hội nghị đầu bờ: Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện dự án; khuyến cáo về quy trình canh tác ngô bền vững và hiệu quả tới
các đại biểu dự hội nghị.
* Kết quả nhiệm vụ
- Đã xây dựng thành công 12 ha mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác ngô vụ thu
đông bền vững trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Mô hình cho năng suất bình
quân đạt từ 61-62 tạ/ha; sản lượng đạt 73-74 tấn, tận dụng được đáng kể nguồn thức ăn xanh cho
trâu, bò. Mô hình được xây dựng trên các nương dốc khác nhau về hướng phơi, độ dốc nhưng đã
cho kết tương đối đồng đều.
- Đã xác định được thời vụ gieo trồng ngô vụ đông từ 10/7đến 10/8 là hoàn toàn phù hợp
và đảm bảo cho ngô sinh trưởng và phát triển.
- Hai giống ngô CP501 và NK66 được gieo trồng theo kỹ thuật đều cho năng xuất tương
đối cao so với tiềm năng, năng suất của giống. Đặc biệt 2 giống này đều có bộ lá xanh kéo dài
nên rất phù hợp cho việc tận dụng sản phẩm phụ làm thức ăn cho gia súc lớn.
- Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác ngô vụ thu đông bền vững trên đất dốc
cho 120 lượt hộ dân tham gia thực hiện mô hình và một số hộ dân trong vùng dự án. Kết quả các
hộ được tham gia trực tiếp làm mô hình đã biết kỹ thuật làm và hiểu được tác dụng của việc canh
tác bền vững trên đất dốc và nhân rộng ra một số hộ khác trong vùng.
- Tuyên truyền, thúc đẩy canh tác ngô vụ thu đông bền vững trên đất dốc tại huyện Mù
Cang Chải. Xây dựng 01 bản tin về kết quả thực hiện mô hình trong vụ thu đông năm 2014 trên
kênh đài Truyền thanh - Truyền hình của huyện và của tỉnh. Bên cạnh đó kết quả của mô hình
còn được phổ biến tuyên truyền thông qua các ban ngành đoàn thể của các xã thực hiện dự án
cùng hệ thống khuyến nông viên cơ sở của huyện.
- Qua 2 năm thực hiện mô hình nhận thấy các diện tích đất canh tác theo phương pháp này
cho kết quả là đất đai được tăng thêm độ mùn cho đất, hạn chế được xói mòn, rửa trôi đất đáng
kể. Thao tác kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng với bà con vùng núi; năng suất tăng đáng kể Kết thúc
7



mô hình các hộ dân đều vui mừng về thành quả lao động của mình so với các làm cũ và đề nghị
với chính quyền cơ sở tiếp tục có sự quan tâm hơn nữa để mô hình được triển khai sâu, rộng hơn.

8


Dự án: Nhân rộng mô hình trồng cây Mây nếp dưới tán rừng trên địa bàn huyện Lục Yên
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Yên Bái
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Nguyễn Hữu Trà
* Mục tiêu nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Nhân rộng mô hình trồng cây Mây nếp dưới tán rừng nhằm hình thành
vùng nguyên liệu tập trung tại huyện Lục Yên; Đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản ngoài gỗ làm
hàng thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu; Góp phần tăng thu nhập từ rừng cho người dân, giảm thiếu
các tác động có ảnh hưởng lâu dài đến các sản phẩm từ rừng hoặc các sản phẩm từ những khu
rừng nghèo kiệt; tạo thêm việc làm cho người dân trong vùng.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng 10 ha mô hình trồng Mây nếp dưới tán rừng tự nhiên; Tập
huấn kỹ thuật cho 50 người dân trong vùng dự án
* Nội dung thực hiện
- Điều tra khảo sát chọn hộ tham gia dự án.
- Xây dựng mô hình. Quy mô: Trồng 10 ha cây Mây nếp dưới tán rừng tại huyện Lục Yên.
Giống mây: Mây nếp. thời gian trồng: tháng 4-5/2014.
- Tập huấn kỹ thuật hướng dẫn cách quản lý và khai thác bền vững sản phẩm của mô hình.
* Kết quả nhiệm vụ
Trong hai năm thực hiện dự án đã đạt được một số kết quả sau:
Đã xây dựng được mô hình trồng cây Mây nếp dưới tán rừng trên địa bàn huyện Lục Yên.
Quy mô 10 ha do cộng đồng nhân dân thôn Bản Lẹng (110 hộ) tham gia, cây trồng đạt được tỷ lệ
sống khá cao: 98,4%, hiện cây Mây đang sinh trưởng và phát triển tốt, chưa thấy có sự xuất hiện
sâu bệnh hại. Đây là một mô hình mới, một hướng đi mới cho người dân nhằm tăng thu nhập từ
rừng cho người dân sống gần rừng và đặc biệt khi cây Mây nếp thành thục sẽ là hàng rào bảo vệ

rừng rất hữu ích.
Đã tổ chức tập huấn theo đúng kế hoạch: 70/50 lượt người tham gia (bằng 140%) là cán
bộ, các hộ tham gia mô hình và bà con nông dân trong xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên đã cơ
bản nắm được kỹ thuật trồng trồng cây Mây nếp dưới tán rừng.
Thông qua quá trình thực hiện dự án đã giúp cho cán bộ kỹ thuật của đơn vị từng bước
nâng cao trình độ chuyên môn vào thực tế
Qua quá trình thực hiện theo dõi và đánh giá nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị:
Qua gần hai năm triển khai thực hiện dự án, đối với một loài cây lâm nghiệp (chu kỳ kinh
doanh cây Mây nếp từ 4- 5 năm trở lên) chưa thể đánh giá được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
của dự án mang lại. Do vậy, đề nghị các cấp có thẩm quyền, các cơ quan quản lý tạo điều kiện,
có các chính sách hỗ trợ để tiếp tục theo dõi hết chu kỳ kinh doanh để đánh giá được hiệu quả
kinh tế, xã hội của dự án mang lại làm cơ sở cho việc khuyến cáo nhân rộng diện tích Mây nếp,
hình thành vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho người dân địa phương.
Đề nghị cấp có thẩm quyền có chính sách khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình
trong những năm tới. Có cơ chế chính sách cho nông dân vay vốn đầu tư cây giống, vật tư, phân
bón để xây dựng và nhân rộng mô hình trồng cây Mây nếp dưới tán rừng. Tăng cường công tác
tuyên truyền quảng bá, để mô hình trồng cây Mây nếp dưới tán rừng được phát triển trên toàn
tỉnh.

9


Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhân giống Khoai tây bằng công nghệ khí canh
tại Yên Bái.
* Đơn vị chủ trì thực hiện: T.tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sỹ Lê Hải Hà
* Mục tiêu nhiệm vụ:
Nghiên cứu nhân giống khoai tây bằng công nghệ khí canh từ cây nuôi cấy mô tại tỉnh

Yên Bái; Xây dựng mô hình sản xuất củ giống nguyên chủng, xác nhận từ củ giống siêu nguyên
chủng tạo được từ công nghệ khí canh; Đào tạo được 3-5 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên sâu
về công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh.
* Nội dung thực hiện
- Sơ đồ và mô tả công nghệ áp dụng
- Nhân giống cây khoai tây trong invitro:
+ Nhân giống cây khoai tây trong invitro;
+ Từ bình giống gốc nhập về nhân nhanh số lượng bình và duy trì từ 200 đến 300 bình
250ml để cung cấp cây mô cho hệ thống khí canh (bình giống 1 tháng được nhân 1 lần).
- Nhân giống cây khoai tây trên hệ thống khí canh nhỏ. Quy mô hệ thống khí canh nhỏ:
10m2 (Được sử dụng cùng với hệ thống khí canh lớn). Thời gian thực hiện: Tổ chức sản xuất
làm 2 đợt (đợt 1 từ tháng 8- 10/2014 và đợt 2 từ tháng 8-10/2015).
- Nhân giống củ bi (củ siêu nguyên chủng) bằng công nghệ khí canh. Hệ thống khí canh
có diện tích 84 m2. - Thời gian thực hiện: Được thực hiện làm 2 lần: Lần 1: Từ tháng 10 đến
tháng 12 năm 2014. Lần 2: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015.
- Bảo quản kho lạnh
- Nhân giống củ khoai tây cấp nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng tại vùng cách ly.
Qui mô: 0,5 ha. Địa điểm: Tại thị xã Nghĩa Lộ. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 4
năm 2015.
- Kiểm định chứng nhận chất lượng của củ giống khoai tây. Qui mô: 84.000 củ giống siêu
nguyên chủng và 2 tấn củ giống nguyên chủng
* Kết quả nhiệm vụ
Đã nhân giống cây khoai tây đạt được hệ số nhân đạt 2,5 lần, tỷ lệ nhiễm thấp 5,7%, cây
phát triển tốt. Đảm bảo cung cấp mỗi năm từ 1.000 – 2.000 cây giống.
Triển khai sản xuất thành công củ giống khoai tây siêu nguyên chủng với năng suất 25,2
củ/m2. Củ giống đã được kiểm định đảm bảo theo tiêu chuẩn QCVN 01-52: 2011/BNNPTNT.
Kết quả bảo quản trong kho lạnh đảm bảo chất lượng và tỷ lệ hao hụt < 10%.
Đã triển khai trồng thử nghiệm 0,5 ha mô hình sản xuất củ giống nguyên chủng từ củ siêu
nguyên chủng tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ. Kết quả tỷ lệ sống trung bình đạt 73,4% và
năng suất thực thu của mô hình đạt 0,57 kg/m2, tổng thu được 2850 kg củ, trong đó có 2160 kg

củ giống nguyên chủng đảm bảo tiêu chuẩn làm giống.
Qua quá trình triển khai thực hiện đề tài đã đào tạo được 04 cán bộ kỹ thuật của đơn vị có
trình độ chuyên sâu về công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh.

10


Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Trần Trung Kiên
* Mục tiêu nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho cây ngô, sắn trên đất
dốc của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Xác định công thức phân viên nén thích hợp cho hiệu quả
kinh tế cao nhất đối với ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Xác định lượng
phân phù hợp cho ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng mô hình sản
xuất ngô (2 ha), sắn (2 ha) trên đất dốc sử dụng phân viên nén nhằm tăng năng suất và hiệu quả
kinh tế (10 – 15% so với sản xuất của người nông dân) tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
* Nội dung thực hiện
 Năm 2014
- Điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác ngô, sắn của
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm.
- Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất dinh
dưỡng của đất cho ngô, sắn năm 2014.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô
trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2014.
+ Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Thời gian thực hiện: Vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2014.
+ Quy mô: 2.000 m2/vụ x 2 vụ/năm = 4.000 m2.
+ Vật liệu nghiên cứu: Giống ngô lai VN8960; Phân đạm: Phân Urê (46% N); Phân lân:

Phân lân Supe (16% P2O5) ; Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O) ; Phân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh
+ Công thức thí nghiệm: CT 1: 110N + 70 K2O; CT 2: 130N + 70 K2O; CT 3: 150N + 70
K2O; CT 4: 170N + 70 K2O; CT 5: 190N + 70 K2O; CT 6: 110N + 90 K2O; CT 7: 130N + 90
K2O; CT 8: 150N + 90 K2O; CT 9: 170N + 90 K2O; CT 10: 190N + 90 K2O; CT 11 (đ/c): 150N
+ 80P2O5 + 80 K2O (bón vãi thông thường)
Ghi chú: CT 1 – CT10:Lượng phân khoáng dạng viên nén Nền: 2 tấn phân vi sinh +
80P2O5.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sắn
trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2014.
+ Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2014.
+ Quy mô: 3.000 m2.
+ Vật liệu nghiên cứu: Giống sắn KM94; Phân đạm: Phân Urê (46% N); Phân lân: Phân
lân Supe (16% P2O5); Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O) ; Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.
+ Công thức thí nghiệm: CT 1: 60N + 60 K2O; CT 2: 80N + 80 K2O; CT 3: 100N + 100
K2O; CT 4: 120N + 120 K2O; CT 5: 140N + 140 K2O; CT 6: 160N + 160 K2O; CT 7: 180N +
180 K2O; CT 8 (đối chứng): 100N + 50P2O5 + 100 K2O (bón vãi thông thường)
Ghi chú: CT 1 – CT7: Lượng phân khoáng dạng viên nén. Nền: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh
+ 60P2O5
11


 Năm 2015
- Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất dinh
dưỡng của đất cho ngô, sắn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô
trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2015 (lặp lại như
năm 2014)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sắn

trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2015 (lặp lại như
năm 2014).
- Xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh ngô bằng bón phân viên nén trên đất dốc (đối
chứng là mô hình canh tác ngô thông thường tại địa phương) Quy mô: 1 ha/vụ x 2 vụ = 2 ha.
Thời gian thực hiện: Vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2015.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh sắn bằng bón phân viên nén trên đất dốc (đối
chứng là mô hình canh tác sắn thông thường tại địa phương). Quy mô: 2 ha.
- Hội nghị, hội thảo
+ Tập huấn Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân viên nén cho cây sắn và cây ngô trên đất
dốc cho 50 lượt người
+ Tổ chức hội nghị đầu bờ tổng kết, tuyên truyền kết quả ứng dụng phân nén cho sắn và
ngô
* Kết quả nhiệm vụ
- Diện tích ngô gieo trồng và sắn gieo trồng tại Văn Yên chủ yếu trên đất dốc, hầu hết các
biện pháp kỹ thuật người dân đang áp dụng đều không theo quy trình dẫn đến đất bị thoái hóa,
năng suất cây trồng không cao, chưa chú trọng thâm canh.
- Ngô, sắn thí nghiệm và mô hình được trồng trên đất đồi có độ dốc >10%, đại diện cho
điều kiện đất đai tại địa phương.
- Đối với cây ngô, công thức phân nén (150 N + 90 K2O) cho năng suất và hiệu quả kinh
tế đạt giá trị cao nhất, năng suất lần lượt là 88,4 tạ/ha, 52,4 tạ/ha (vụ Thu Đông 2014); 68,4 tạ/ha
và 54 tạ/ha (vụ Xuân 2015) và…(vụ Thu Đông 2015). Hiệu quả kinh tế đạt 9.769.000 đồng/ha
(vụ Thu Đông 2014); 11.332.000 đồng/ha (vụ Xuân 2015) và 11.295.000 đồng/ha (vụ Thu Đông
2015).
- Đối với cây sắn, công thức 5 (140 N + 140 K2O) trên nền 2 tấn phân vi sinh + 60 P2O5
cho năng suất củ tươi, hệ số thu hoạch, chất lượng củ và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94
trồng trên đất dốc đạt giá trị cao nhất (hiệu quả kinh tế đạt 26,5 triệu đồng/ha (năm 2014) và 22,0
triệu đồng/ha (năm 2015)).
- Mô hình thử nghiệm phân viên nén trên cây ngô cho thấy năng suất ngô đạt từ 46,7 –
52,0 tạ/ha cao hơn so với phương pháp đối chứng bón vãi thông thường (40,6- 43,6 tạ/ha) và cho
hiệu quả kinh tế từ 7.179 – 10.889 nghìn đồng/ha. Mô hình được người dân chấp nhận và mong

muốn nhân rộng sản xuất.
- Mô hình thử nghiệm phân viên nén trên cây sắn có năng suất đạt từ 40 – 70 tấn/ha ở các
địa điểm trồng. Mô hình có năng suất củ tươi cao hơn hẳn so với đối chứng bón vãi thông
thường từ 10 – 30 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế thu cao hơn so với phương pháp bón truyền thống từ
15.683 – 42.214 nghìn đồng/ha, được người dân chấp nhận và mong muốn mở rộng ra sản xuất.

12


Dự án: Xây dựng mô hình xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ sinh
học để cải thiện độ phì của đất và nâng cao hiệu quả canh tác lúa, rau màu tại huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: ViệnThổ nhưỡng nông hóa
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Đoàn Thị Kim Hạnh
* Mục tiêu nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý rơm và gốc rạ làm phân bón hữu
cơ sinh học tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lúa và rau màu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái.
- Mục tiêu cụ thể:
- Áp dụng quy trình sử dụng chế phẩm Compost Maker để xử lý rơm rạ (đã cắt), phụ
phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại chỗ phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng của cây
trồng.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sản xuất từ nguồn rơm rạ, phụ phẩm nông
nghiệp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa và rau màu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái.
- Xây dựng 2 mô hình canh tác lúa và rau màu có sử dụng phân bón hữu cơ sản xuất từ
nguồn rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Tổ chức 4 lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ từ nguồn
rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp.

* Nội dung thực hiện
- Áp dụng quy trình sử dụng chế phẩm Compost Maker để xử lý phụ phẩm rơm rạ đã cắt
làm phân bón hữu cơ sinh học.
- Xây dựng mô hình xử lý rơm và gốc rạ ngay tại ruộng nhằm hạn chế hiện tượng nghẽn
thối rễ lúa do ngộ độc hữu cơ trong vụ mùa (vụ mùa 2014 và vụ mùa 2015)
+ Xử lý gốc rạ làm phân bón: Thời vụ: Vụ mùa năm 2014 và vụ mùa năm 2015; - Quy
mô: với 4 công thức x 3 lần nhắc x 50 m2/1 lần nhắc x 1 giống lúa x 2 vụ thí nghiệm (1.200
m2/vụ). Công thức: CT1: Nền (không xử lý gốc rạ); CT2: Nền + chế phẩm Fito-biomix xử lý
gốc rạ trước khi cấy; CT3: Nền + chế phẩm Stevia xử lý gốc rạ trước khi cấy; CT4: Nền + chế
phẩm Stu (chế phẩm được sản xuất tại bộ môn vi sinh)
Ghi chú: nền chung của các công thức là: 270 Kg ure + 540 Kg lân + 216 Kg kali.
+ Xử lý toàn bộ rơm rạ làm phân bón cho lúa: Thời vụ: Vụ mùa năm 2014 và vụ xuân
năm 2015. Quy mô: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, với 4 công thức x 3 lần nhắc x 50 m2/1
lần nhắc x 1 giống lúa x 2 vụ. Công thức: CT1: Nền 1; CT2: Nền 1 + phân hữu cơ sinh học (sử
dụng toàn bộ rơm rạ/ruộng là phân bón); CT3: Nền 2 + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh; CT4: Nền 2 +
(thay thế 1 tấn phân HCVS bằng toàn bộ phân bón hữu cơ sinh học sản xuất được/ha).
* Ghi chú: Nền 1: nền chung cho công thức 1 và 2 là: 50 Kg ure + 400 Kg phân NPK (510-3) + 270 Kg phân NPK (12-5-10) + 80 Kg kali; Nền 2: nền chung cho công thức 3 và 4: 270
Kg ure + 540 Kg lân + 216 Kg kali.
- Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học bón cho rau màu: Thời vụ: Vụ mùa năm 2014 và vụ
xuân năm 2015. Quy mô: 2 công thức x 3 lần nhắc x 50 m2/1 lần nhắc x 3 loại rau x 2 vụ thí
nghiệm (900 m2/vụ). Công thức: CT1: Nền + 1 tấn Phân hữu cơ vi sinh; CT2: Nền + 6 tấn phân
hữu cơ sinh học.
Ghi chú: nền phân bón chung cho các công thức là: 200 kg ure + 300 kg lân, 170 kg kali.
13


- Xây dựng mô hình canh tác lúa và rau màu có sử dụng phân bón hữu cơ sinh học.
+ Mô hình canh tác lúa: Vụ xuân năm 2015 và vụ mùa năm 2015; Quy mô: Diện tích 5,0
ha (2,5 ha/1vụ x 2 vụ, trồng tập trung); Công thức phân bón: 270 Kg ure + 540 Kg lân + 216 Kg
kali + 5 tấn phân hữu cơ sinh học.

+ Mô hình canh tác rau: Thời vụ: Vụ mùa năm 2015; Quy mô: 1,5 ha (0,5 ha/loại cây
trồng/1 vụ x 3 loại cây, trồng tập trung); Công thức phân bón: 200 kg ure + 300 kg lân, 170 kg
kali + 5 tấn phân hữu cơ sinh học.
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ từ phụ phẩm nông nghiệp.
* Kết quả nhiệm vụ
Đã xây dựng được 02 quy trình kỹ thuật xử lý rơm đã cắt và gốc rạ trên ruộng thành phân
bón hữu cơ sinh học tại chỗ phục vụ nhu cầu canh tác của người dân. Chất lượng phân bón sản
xuất được có chất lượng, hàm lượng hữu cơ đạt 40,71%, hàm lượng đạm đạt 0,83%, hàm lượng
lân đạt 1,56% và hàm lượng kali đạt 1,86%
Thí nghiệm xử lý gốc rạ tại ruộng bằng các loại chế phẩm đều cho năng suất lúa cao hơn
so với công thức không xử lý gốc rạ. Xử lý gốc rạ bằng chế phẩm Stu cho năng suất lúa vụ mùa
năm 2014 và 2015 đạt từ 56,46 - 61,04 tạ/ha, tăng hơn so với không xử lý gốc rạ từ 19,5 - 20,1%.
Thí nghiệm xử lý toàn bộ rơm và gốc rạ tại ruộng làm cho năng suất của lúa Nưu 89
trồng trong vụ mùa 2014 đạt 64,22 tạ/ha tăng hơn so với đối chứng không xử lý rơm rạ 28,8%.
Khi có xử lý rơm và gốc rạ tại ruộng thì năng suất lúa Nghi hương 2308 trồng trong vụ xuân
2015 đạt 72,72 tạ/ha tăng hơn so với đối chứng không xử lý rơm và gốc rạ 20,5%.
Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học bón cho bắp cải NH1737 đã đạt năng suất 45,95 46,85 tấn/ha, tăng hơn so với công thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ 9,2 – 13,0%; su hào B40
đạt năng suất 32,94 – 34,05 tấn/ha, tăng hơn so với công thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ 9,0
– 10,3% và với bí hạt đậu lai F1 868 năng suất đạt 18,13 – 18,63 tấn/ha, tăng hơn so với công
thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ 25,0 – 26,6%.
Năng suất lúa Nghi hương 2308 trong mô hình xử lý rơm và gốc rạ tại ruộng làm phân
bón đạt 71,32 tạ/ha, tăng hơn so với đối chứng trồng thường của dân 19,9%. Năng suất lúa N ưu
89 trong mô hình đạt 62,38 tạ/ha, tăng hơn so với đối chứng trồng thường của dân 17,5%. Hiệu
quả kinh tế của mô hình trồng lúa là 8,352,000 – 10,688,000 đồng/ha
Năng suất của mô hình bắp cải NH1737 đạt 46,43 tấn/ha, tăng hơn so với đối chứng 8,3%,
hiệu quả kinh tế của mô hình là 3,810,000 đồng/ha. Năng suất của mô hình su hào B40 đạt 31,54
tấn/ha, tăng hơn so với đối chứng 11,0%, hiệu quả kinh tế của mô hình là 13,101,000 đồng/ha.
Năng suất của mô hình bí hạt đậu lai F1 868 đạt 17,9 tấn/ha, tăng hơn so với đối chứng 14,5%,
hiệu quả kinh tế của mô hình là 4,695,000 đồng/ha.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật giới thiệu về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại

chỗ từ rơm rạ tại chỗ cho 80 lượt bà con nông dân trên địa bàn xã Liễu Đô và thị trấn Yên Thế.
Giúp cho các hộ tự sản xuất phân bón hữu cơ sinh học phục vụ canh tác nông nghiệp của chính
gia đình mình.

14


Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi Ba ba gai thương phẩm tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Hội Nông dân tỉnh Yên bái
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Tiến Nam
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhân rộng mô hình nuôi baba gai thương
phẩm tại huyện Văn Chấn, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo ra sản phẩm có giá trị, nâng
cao thu nhập và ổn định đời sống của người nông dân.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng 05 mô hình nuôi baba gai thương phẩm, mỗi mô hình nuôi 105 con giống với
diện tích ao nuôi phải đạt tối thiểu là 250 m2/mô hình;
+ Chuyển giao quy trình nuôi Baba gai thương phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương;
+ Tập huấn cho 30 hộ nông dân về kỹ thuật nuôi baba gai thương phẩm;
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức, khuyến khích người dân tham gia phát triển mô hình.
* Nội dung thực hiện:
- Điều tra, khảo sát chọn hộ tham gia xây dựng mô hình: Thực trạng các ao hồ hiện có và
tình hình phát triển nuôi baba gai thương phẩm tại các hộ nông dân ở xã Nghĩa Tâm huyện Văn
Chấn, lựa chọn 05 hộ có đủ điều kiện nuôi baba gia thương phẩm;
- Tập huấn kỹ thuật nuôi baba gai thương phẩm: Kỹ thụât xây dựng ao nuôi, chọn giống,
nuôi baba gai thương phẩm, phòng trị bệnh baba gai;
- Xây dựng mô hình nuôi baba gai thương phẩm: Tại 05 hộ gia đình ở xã Nghĩa Tâm (250
m2 ao nuôi/mô hình).

* Kết quả nhiệm vụ:
- Chuyển giao khoa học, kỹ thuật nuôi baba gai thương phẩm: Đã chuyển giao quy trình
nuôi ba ba gai thương phẩm theo "Quy trình kỹ thuật nuôi baba gai thương phẩm” của Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho 30 hộ dân của xã Nghĩa Tâm; 05 hộ dân tham gia dự án đã
tiếp nhận được quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao/bể nuôi; cách cho ăn, xử lý môi trường,
chăm sóc qua các giai đoạn sinh trưởng của ba ba; biết cách theo dõi và phòng, trị bệnh phổ biến
cho ba ba... Có khả năng tiếp tục áp dụng và phổ biến quy trình kỹ thuật sau khi kết thúc dự án.
- Kết quả xây dựng 05 mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm: Đã cấp cho 05 hộ tham gia
mô hình 525 con giống ba ba gai đảm bảo tiêu chuẩn thả nuôi có kích cỡ từ 50-100g/con (Mỗi
mô hình thả 105 con baba giống). Kết quả theo dõi: Giai đoạn nuôi từ 01 - 6 tháng nuôi có tỷ lệ
hao hụt từ 5-7%, trọng lượng bình quân đạt từ 100-110g/con (tăng trọng bình quân đạt
18g/con/tháng) và kích thước mai tăng gấp 2 -2,5 lần khi thả giống. Giai đoạn nuôi từ 6 - 12
tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 300-350g/con (tăng trọng bình quân đạt 38,8g/con/tháng)
và kích thước mai tăng gấp 3-4 lần khi thả giống. Giai đoạn nuôi từ 12-18 tháng nuôi trọng
lượng bình quân đạt 600-800g/con (tăng trọng bình quân đạt 40 -50g/con/tháng) và kích thước
mai tăng gấp 6-8 lần khi thả giống. Kết quả sau 18 tháng nuôi thương phẩm baba gai tại 5 mô
hình đạt tăng trọng trung bình 45g/con/tháng; tỷ lệ nuôi sống đạt 93,3%; Tỷ lệ nhiễm bệnh rất
thấp, không bị dịch hại chết hàng loạt.

15


Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thỏ NewZealand thương phẩm
tại huyện Văn Chấn
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Hùng Lương
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Chuyển giao tiến bộ, giúp nông dân địa phương tiếp thu và làm chủ kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng giống thỏ NewZealand; góp phần từng bước chuyển đổi cơ cấu vật

nuôi, tạo ra sản phẩm có giá trị, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của người dân.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng 15 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thỏ Newzealand
tại huyện Văn Chấn; mỗi mô hình 2 thỏ đực và 9 thỏ cái; Tập huấn, hướng dẫn cho 90 hộ dân ở 3
xã triển khai xây dựng mô hình nắm được kỹ thuật nuôi giống thỏ Newzealand; Tuyên truyền,
khuyến khích người dân tham gia xây dựng, phát triển mô hình.
* Nội dung thực hiện:
- Tham quan, học tập kinh nghiệm nuôi giống thỏ Newzealandc tại các hộ nuôi thỏ thuộc
hiệp hội chăn nuôi thỏ ngoại tỉnh Yên Bái;
- Chọn hộ và ký hợp đồng thực hiện mô hình;
- Xây dựng mô hình nuôi thực nghiệm giống thỏ Newzealand qui mô hộ gia đình theo
quy trình của Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây tại huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái: 15
mô hình nuôi thực nghiệm tại 15 hộ gia đình ở 3 Xã Đại Lịch, Sơn Lương và Phúc Sơn, huyện
Văn Chấn. mỗi mô hình nuôi 9 con cái và 2 con đực. thời gian nuôi 17 tháng.
- Tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giống thỏ Newzealand: 90 hộ; 5. Hội nghị đầu
bờ tham quan mô hình và đánh giá kết quả: 90 đại biểu
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Chọn hộ tham gia mô hình: Đã chọn được 15 hộ gia đình tại xã Phúc Sơn, Sơn Lương,
Đại Lịch. Các hộ đều có khả năng và nguồn lực để thực hiện mô hình, đều có diện tích vườn
trồng cỏ, có 12 ô chuồng đảm bảo kỹ thuật, 200 m2 diện tích vườn trồng cỏ. Cam kết vốn đối ứng
theo đúng quy định.
2. Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn sóc nuôi dưỡng thỏ Newzealand: Đã tổ chức được 3 lớp
tập huấn cho 90 hộ dân tại 3 xã thực hiện dự án.
3. Xây dựng và cải tạo chuồng trại: Đã hướng dẫn 15hộ tham gia mô hình cải tạo chuồng
nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để nuôi 9 thỏ cái 2 thỏ đực giống.
4. Hỗ trợ giống thỏ NewZealand: Đã cấp 165 con thỏ Newzealand bố mẹ (30 thỏ đực và
135 con thỏ cái) đã được tiêm phòng và tuyển chọn đủ tiêu chuẩn làm giống, thỏ khoẻ mạnh
nhanh nhẹn.
5. Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của thỏ tại 15 mô hình: Tuổi và trọng
lượng động dục lần đầu của thỏ cái: 90 ngày tuổi, trọng lượng thỏ ở giai đoạn động dục lần đầu
là 2,5 kg. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu của thỏ cái: 140 ngày tuổi và trọng lượng là 3,7

kg/con. Thời điểm phối giống tốt nhất từ khi động dục tới khi phối trung bình là 38,7 giờ. Giai
đoạn kết thúc chịu đực trung bình là 68 giờ. Chu kỳ phối giống tiếp theo sau đẻ là 15 ngày. Tỷ lệ
phối đạt kết quả là 96%. Thời gian mang thai: trung bình là 30,1 ngày. Số con đẻ ra/lứa là 4,6
con; Trọng lương sơ sinh là 62 gam/con: Số con còn sống sau 24 giờ/lứa là 4,37 con. Trọng
lượng trung bình của thỏ 1 tháng tuổi là 0,7 kg/con; 2 tháng tuổi là 1.5 kg/con; 3 tháng tuổi là 2,4
kg/con; 4 tháng tuổi là 3,1 kg/con. Thời điểm kết thúc dự án có 237 con thỏ sinh sản, tăng 72 con
so với đầu kỳ, với tổng số lứa đẻ toàn kỳ là 506 lứa tương ứng với 2.353 con thỏ con được sinh
ra.
16


Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sản xuất trứng giống tằm sắn
mới bồi dục phục tráng SL1 tại tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trạm nghiên cứu dâu tằm tơ Việt Hùng – Trung tâm dâu tăm
tơ Trung ương
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thị Len
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Hoàn thiện 01 “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sản xuất trứng giống tằm sắn mới bồi dục
phục tráng SL1 tại tỉnh Yên Bái” cho hệ số nhân giống đạt 30g trứng/kg kén giống, tỷ lệ nở >
95%, tỷ lệ bệnh gai <3%, năng suất đạt từ 15-18 kg kén/20g trứng.
- Xây dựng 02 mô hình nuôi và sản xuất trứng giống tằm sắn mới được bồi dục phục
tráng với quy mô 500 vòng trứng/mô hình sản xuất trứng và 50 vòng trứng/mô hình nuôi tằm.
- Tổ chức 2 lớp hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tằm và sản xuất
trứng giống, quy mô 50 người/lớp.
* Nội dung thực hiện:
- Nghiên cứu năm 2014: Nghiên cứu hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm và sản xuất
trứng giống.
+ Hoạt động 1: Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi tằm (Thí nghiệm 1: Nghiên cứu kỹ
thuật nuôi tằm con "tuổi 1, 2 và 3" ăn cả lá: Thí nghiệm 2: Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm lớn

"từ tuổi 4 đến hết tuổi 5" trên nền nhà).
+ Hoạt động 2: Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật sản xuất trứng giống (Thí nghiệm 3:
Nghiên cứu thời gian hãm lạnh trứng tằm thích hợp: Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của
thời gian hãm lạnh kén tằm đến năng suất, chất lượng trứng giống
- Nghiên cứu năm 2015:
+ Xây dựng mô hình nuôi và sản xuất trứng giống tằm sắn mới được bồi dục phục tráng
SL1.
+ Xây dựng Mô hình sản xuất trứng giống tằm sắn SL tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên;
+ Lựa chọn 01 hộ để chuyển giao kỹ thuật sản xuất trứng giống tằm sắn; Quy mô sản xuất
500 vòng trứng/mô hình.
+ Xây dựng Mô hình nuôi tằm sắn tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên;
+ Lựa chọn từ 4-5 hộ để chuyển giao kỹ thuật nuôi giống tằm sắn mới được bồi dục phục
tráng SL1; Quy mô 50 vòng trứng/mô hình).
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm và sản xuất trứng giống tằm
sắn; 02 lớp, 50 người/lớp tại huyện Văn Yên và Trấn Yên.
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi tằm:
- Thí nghiệm 1: Ở giai đoạn tằm con (tuổi 1, 2 và 3) cho tằm ăn cả lá so thái lá theo độ
tuổi đã tiết kiệm được 9,74- 24,44% công lao động; 7,45 - 11,71% lượng lá sắn tiêu hao/vòng
trứng.
- Thí nghiệm 2: Giai đoạn tằm lớn (tuổi 4, 5) nuôi trên nền nhà tằm cho ăn sắn cả cành 3
bữa/ngày (CT2) có hiệu quả nhất tiết kiệm được 19,17% công lao động (tiết kiệm 0,83 công/hộp
trứng), 11,55% lượng lá sắn tiêu hao/kg kén tươi (tiết kiệm 1,97 kg lá sắn/kg kén tươi), năng suất
kén tăng 5,70%. Cho tằm ăn sắn cả cành 6 bữa/ngày đã tiết kiệm 3,59% công lao động, 5,28%
lượng lá sắn (tương đương tiết kiệm 0,90 kg lá sắn/kg kén tươi), năng suất kén tăng 2,88% so với
nuôi tằm bằng lá cho ăn 6 bữa/ngày (đ/c).
17


2. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật sản xuất trứng giống:

- Thí nghiệm 3: Khả năng chịu hãm lạnh của trứng tằm sắn không tốt, có thể hãm lạnh
trứng từ 1-4 ngày ở nhiệt độ 30C ± 1, ẩm độ 80-85%, trong thời gian đó tỷ lệ trứng nở đạt 80,02 98,45%. Quá 5 ngày trở đi thời gian càng dài thì tỷ lệ trứng nở càng giảm, trứng ghi nhưng
không nở thậm chí không chuyển phôi. Nuôi tằm ở trứng giống đã qua hãm lạnh từ 1-4 ngày có
ảnh hưởng kết quả lứa tằm. Trứng đã qua hãm lạnh từ 1-2 ngày không ảnh hưởng nhiều đến các
chỉ tiêu sinh học, năng suất kén nhưng thời gian hãm lạnh từ 3-4 ngày năng suất giảm 3,26 5,94%. –
Thí nghiệm 4: Đối với kén dùng để sản xuất trứng giống chỉ nên hãm lạnh kén ở điều kiện
nhiệt độ 100C ± 1, ẩm độ 80-85% không quá 20 ngày. Trong thời gian này tỷ lệ ra ngài đạt từ
81,25 - 96,50%; Số ổ trứng thu đạt 55,00-87,5%; số quả trứng của một con ngài từ 255-345 quả
và tỷ lệ trứng nở đạt từ 78,67-91,01%. Thời gian hãnh lạnh càng dài chất lượng trứng giống càng
giảm. Thời gian bảo kén càng dài thì mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tằm càng lớn. Bảo quản
lạnh kén 5 ngày có mức độ ảnh hưởng là ít nhất tỷ lệ tằm sống đạt 91,33%, năng suất kén đạt
678,3g (giảm 1,91 và 3,33%) khối lượng toàn kén đạt 2,697g tương đương so với đối chứng.
Thời gian bảo quản kén trong kho lạnh là 20 ngày thì các thành tích đều giảm mạnh, cụ thể tỷ lệ
tằm sống chỉ đạt là 65,33% (giảm 29,83%), năng suất kén chỉ đạt 508,3g (giảm 193,4g tương
đương với giảm 27,55%).
Kết quả nghiên cứu của 4 thí nghiệm đã bổ xung để hoàn thiện Hướng dẫn kỹ thuật nuôi
tằm và sản xuất trứng giống tằm sắn. Hướng dẫn kỹ thuật dễ hiểu, dễ thực hiện có giá trị cho
công tác nghiên cứu và chỉ đạo phát triển sản xuất.
3. Xây dựng mô hình: Đã xây dựng được 01 mô hình sản xuất trứng giống tằm sắn SL1,
quy mô sản xuất 548 vòng trứng (vượt 48 vòng - 9,6%). Và 01 mô hình nuôi giống tằm sắn mới
được bồi dục phục tráng SL1. Quy mô 60 vòng trứng/mô hình (vượt kế hoạch 10 vòng - 12%).
Năng suất kén đạt trung bình 15,53 kg kén/hộp 20g trứng, hiệu quả kinh tế tăng 14,95%.
4. Đào tạo, tập huấn: Tổ chức được 02 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm và sản
xuất trứng giống tằm sắn, quy mô 50 người/lớp tại xã Tân Đồng và Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

18


Dự án: Xây dựng mô hình áp dụng TBKT nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên ngách hồ
Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Bình
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Phùng Thế Hồng
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Ứng dụng quy trình kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi ghép 05 loại cá (Trắm cỏ, Rô phi
đơn tính, Chép lai, Trôi, Mè trắng) theo phương thức bán thâm canh, sử dụng lưới chắn eo ngách
hồ Thác Bà thay cho bờ bao, không làm ảnh hưởng đến quy mô diện tích hồ chứa, đảm bảo môi
trường sinh thái và giao thông đường thủy khu chăn nuôi.
- Thực hiện thành công mô hình nuôi cá bán thâm canh theo hình thức quây lưới trên
ngách hồ Thác Bà với quy mô 0,85 ha sau chu kỳ nuôi 10 - 11 tháng. Dự kiến sản lượng thu
được trên 9 tấn cá các loại, đạt trọng lượng trung bình từ 0,7 - 2kg/con, cụ thể: cá Trắm cỏ
2kg/con; cá Rô phi đơn tính 0,7kg/con; cá Trôi 0,7kg/con, cá Chép lai 0,7kg/con; cá Mè trắng
0,9kg/con.
- Áp dụng hình thức nuôi cá bán thâm canh theo hình thức quây lưới trên ngách hồ Thác
Bà sẽ tăng sản lượng cá từ 6 - 7 tấn/ha so với nuôi quảng canh (nuôi quảnh canh đạt từ 3 - 4
tấn/ha, nuôi bán thâm canh đạt 10 - 11 tấn/ha).
- Làm cơ sở khoa học để đề xuất chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình phát triển nuôi
trồng thủy sản theo phương thức quây lưới các eo ngách của hồ Thác Bà, góp phần giải quyết
công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân sống quanh hồ Thác Bà.
* Nội dung thực hiện:
1. Điều tra khảo sát thực trạng vùng dự kiến triển khai xây dựng mô hình: Điều tra khảo
sát thực trạng: Chọn hộ tham gia mô hình dự án. Địa điểm thực hiện mô hình không ảnh hưởng
đến giao thông đường thuỷ, khai thác lâm sản và tình hình an ninh trật tự an toàn.
2. Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, quản lý cá trên eo ngách hồ Thác Bà: phương
pháp làm đăng chắn lưới; kỹ thuật nuôi ghép các loại cá trên cùng một đơn vị diện tích; Phổ
biến, tuyên truyền các văn bản của tỉnh, huyện về Quy định quản lý, bảo vệ và khai thác thủy sản
hồ Thác Bà, cho 50 hộ dân.
3. Xây dựng mô hình nuôi cá bằng biện pháp quây lưới chắn eo ngách trên hồ Thác Bà:
Bố trí lưới đăng chắn eo ngách tại mô hình. Ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng vật tư, con
giống thực hiện dự án. Thả cá giống: Cá trắm cỏ, Cá trôi, Cá Mè, Cá Chép lai, Rô phi đơn tính.

4. Tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả và khuyến cáo mô hình: 60 người tham gia
(trong đó: 10 đại biểu hưởng lương từ ngân sách, 50 đại biểu không hưởng lương).
* Kết quả nhiệm vụ:
- Các nội dung của dự án đã được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo Hợp đồng đề ra, các
khoản kinh phí đều được thực hiện theo đúng mục đích. Đã tiến hành nuôi ghép 05 loại cá trong
eo ngách hồ Thác Bà tại thôn Ao Khoai - xã Thịnh Hưng - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái với
tổng diện tích thả nuôi là 0,85 ha ở cốt 46 và lên đến 2,10 ha ở cốt 58; Tổng số lượng cá thả nuôi
là: 1.714,7 kg, trong đó: Cá Trắm cỏ 1.278 kg, cá Trôi 131,25 kg, cá Mè 43,75 kg, cá Chép
131,05k g, cá Rô phi đơn tính 130,65 kg.
- Dự án đã tập huấn cho 50 lượt hộ nông dân nắm được kỹ thuật làm lưới đăng chắn, kỹ
thuật chăm sóc và nuôi ghép các loại cá trong eo ngách hồ Thác Bà; tiềm năng lợi ích của mặt
nước hồ Thác Bà đem lại từ đó áp dụng thực hiện tại hộ gia đình và tuyên truyền hướng dẫn các
hộ khác cùng thực hiện. Kết quả sau 9 tháng nuôi ghép các loại cá trong eo ngách hồ Thác Bà
(bắt đầu từ tháng 09/2014 đến hết tháng 5/2015) đã thu được kết quả tương đối khả quan.Tỷ lệ
sống của 05 loại cá đạt 77,89 % (gần đạt mục tiêu đề ra). Đàn cá nuôi sinh trưởng phát triển tốt,
19


cụ thể là: Cá Trắm cỏ đạt trọng lượng trung bình 1,78 kg/con, tăng trọng 1,48 kg/con; cá Trôi đạt
trọng lượng trung bình 0,71 kg/con, tăng trọng 0,61 kg/con; cá Mè đạt trọng lượng trung bình
0,83 kg/con, tăng trọng 0,73 kg/con; cá Chép lai đạt trọng lượng trung bình 0,74 kg/con, tăng
trọng 0,64 kg/con; cá Rô phi đơn tính đạt trọng lượng trung bình 0,71 kg/con, tăng trọng 0,61
kg/con. Tổng sản lượng cá thu hoạch được 8.494 kg, đạt 94,37% so với mục tiêu của dự án đã
đề ra là 9.000 kg. Nguyên nhân sản lượng cá thu hoạch chưa đạt được so với mục tiêu là nước hồ
Thác Bà ở thời điểm thu hoạch cá rút chậm hơn so với chu kỳ các năm trước đây, dưới đáy hồ
còn một gốc cây và cành cây... nên việc đánh bắt cá gặp rất nhiều khó khăn, không thu hoạch
triệt để được.
Đánh giá chung: Việc ngăn eo ngách của hồ Thác Bà bằng lưới để nuôi ghép các loại cá
đã thu được kết quả tương đối khả quan, đối tượng cá nuôi trong mô hình có khả năng thích ứng
khá tốt với điều kiện môi trường, nhiệt độ nước, PH… cá lớn nhanh, không dịch bệnh. Ngoài các

loại thức ăn cho cá ăn hàng ngày theo định mức, thì còn tận dụng được thức ăn sẵn có trên hồ
Thác Bà (như cá sinh vật phù du, các loại cỏ...) nên đã góp phần giảm đáng kể chi phí mua thức
ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi. Kết quả của mô hình là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình
nuôi cá bằng biện pháp quây lưới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước hồ Thác Bà;
đặc biệt là kinh nghiệm lựa chọn các eo ngách có địa hình thuận lợi để lắp đặt lưới chắn an toàn,
dễ thu hoạch...góp phần tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng hồ. Tuy
nhiên, nuôi cá tại các eo ngách cần vốn đầu tư ban đầu lớn. Để nhân rộng mô hình cần có cơ chế,
chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người dân có điều kiện đầu tư hệ thống phao lưới tốt để sản
xuất bền vững.

20


Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đường nghiệp trong ao tại huyện Lục Yên
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trạm Khuyến nông huyện Lục Yên
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nông Ngọc Dũng
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án xây dựng mô hình năm 2013 của Chi
cục Thủy sản tỉnh Yên Bái, nhân rộng mô hình cá rô phi đơn tính - Đường nghiệp trong ao tại huyện
Lục Yên đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng thủy đặc sản trên địa bàn triển khai dự
án.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng 5 mô hình nuôi cá rô phi đơn tính Đường nghiệp. Tỷ lệ nuôi sống
đạt trên 85%. Năng suất dự kiến đạt từ 13,5 - 14 tấn/ha. Trọng lượng đạt trung bình 0,8 kg/con;
Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá cá rô phi đơn tính Đường nghiệp trong ao cho người dân nuôi
trồng thủy sản thuộc 2 xã Vĩnh Lạc và Minh Tiến, huyện Lục Yên.
* Nội dung thực hiện:
* Nhân rộng mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính đực đường nghiệp.
* Tập huấn kỹ thuật nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp: cải tạo ao nuôi trước khi thả cá
giống, thả cá giống, chăm sóc và phòng dịch bệnh.

* Hội nghị đầu bờ tham quan mô hình và đánh giá kết quả: Báo cáo sơ bộ về kết quả triển
khai dự án (thuận lợi, khó khăn, hiệu quả...); Hướng dẫn các đại biểu đi thăm quan trực tiếp các mô
hình nuôi giống cá Rô phi đơn tính đực đường nghiệp
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Khảo sát chọn hộ, ký hợp đồng cam kết với các hộ tham gia thực hiện mô hình: chọn được
5 hộ có đủ điều kiện về kinh tế, nhân lực, năng lực, diện tích ao nuôi, nguồn nước để tham gia thực
hiện mô hình.
2. Tập huấn kỹ thuật: đã tổ chức 01 lớp tập huấn hướng dẫn Quy trình kỹ thuật về nuôi giống
cá Rô phi đơn tính đường nghiệp thương phẩm cho 50 hộ nông dân (kỹ thuật cải tạo ao nuôi, thả cá
giống, chăm sóc và phòng dịch bệnh trong quá trình nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp).
3. Mua giống cá Rô phi đơn tính đường nghiệp, cung ứng giống phục vụ mô hình: Đã mua và
cấp cho 5 hộ tham gia mô hình 20.000 con cá giống Rô phi đơn tính đường nghiệp. Cá khỏe mạnh,
thân hình cân đối, không xây sát, bệnh tật. Trọng lượng trung bình 5g/con, kích cỡ 4-6cm. Cá giống
vận chuyển đạt tỷ lệ sống 100%. (Tổng trọng lượng đàn cá là 100 kg). Ngoài ra còn hỗ trợ đầy đủ vôi
bột khử trùng ao nuôi, thuốc thủy sản phòng trị bệnh cá, thức ăn công nghiệp viên nổi để nuôi cá tại
5 mô hình theo đúng quy định đã được phê duyệt trong thuyết minh dự án.
4. Kết quả thực hiện mô hình: Số hộ tham gia thực hiện mô hình là 5 hộ gồm 6 ao nuôi. Tổng
diện tích ao nuôi là 10.000 m2. Tổng số cá giống thả là 20.000 con; Mật độ nuôi thả là 2 con/ m 2.
Tổng trọng lượng cá giống thả là 100 kg tương đương 200 con/kg. Trọng lượng 5 g/con, chiều dài
thân cá trung bình 4-6 cm. Con giống khỏe mạnh, cân đối với chiều dài và trọng lượng, không xây
sát, không dị hình, không bị bệnh, độ đồng đều đàn giống cao. Sau 7 tháng nuôi thương phẩm trong
ao trọng lượng cá khi thu hoạch đạt 820 g/con. Tốc độ tăng trưởng trung bình 104,39 g/ con/ tháng
nuôi. Tỷ lệ nuôi sống đạt 85 %. Tổng số cá khi thu hoạch tại 5 mô hình là 17.000 con, năng suất đạt
13.940 kg/ha. Hệ số thức ăn tiêu tốn cho 1kg cá /chu kỳ nuôi 7 tháng là 1.076 kg thức ăn công nghiệp
viên nổi.
5. Tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ cho 5 hộ thực hiện mô hình và 45 người là các hộ dân
có nhu câu phát triển nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp và lãnh đạo, cán bộ nông Lâm 2 xã Vĩnh
Lạc, Minh Tiến.
Kết quả thực hiện dự án đá góp phần hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá
Rô phi đơn đường nghiệp trong ao phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.


21


Dự án: Nhân rộng mô hình áp dụng tiến bộ KT nuôi cá nheo (Parosilurusasotas) trong lồng
trên hồ Thác Bà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng NN&PTNT huyện Yên Bình
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Phùng Đức Chiến
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án xây dựng mô hình năm 2013, mở
rộng quy mô mô hình nuôi cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà, nhằm khai thác tiềm năng thế
mạnh của hồ Thác Bà, tạo công ăn việc làm và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn huyện.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng 20 lồng cá Nheo thương phẩm với sản lượng thu được trên 8
tấn cá, trọng lượng đạt từ 2,0 - 2,5kg/con; Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá Nheo
(Parasilurusasotus) trong lồng cho người dân nuôi trồng thủy sản thuộc 3 xã và 1 thị trấn ven hồ
Thác Bà huyện Yên Bình.
* Nội dung thực hiện:
- Chọn điểm, chọn hộ và ký hợp đồng cam kết với các hộ tham gia thực hiện dự án.
- Hội nghị tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá Nheo trong lồng: Cho các hộ
dân trong vùng triển khai dự án.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện nuôi cá Nheo trong lồng trên hồ Thác Bà: Quy mô 20 lồng;
mỗi lồng có thể tích 20m 3 (10 - 15 hộ; mỗi hộ thực hiện 01 - 03 lồng). Số lượng: 4.000 con (200
con/lồng). - Chuẩn bị cơ sở vật chất và vật tư: Đóng lồng nuôi; Mua cá giống, thức ăn, vôi bột,
thuốc phòng trị bệnh. Chăm sóc theo kỹ thuật nuôi cá Nheo trong lồng trên hồ Thác Bà và theo
dõi các chỉ tiêu kỹ thuật.
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Chọn hộ tham gia mô hình dự án: Đã lựa chọn và ký hợp đồng cam kết trách nhiệm với
11 hộ hội đủ các yếu tố quy định để tham gia mô hình nuôi cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà

thuộc các xã: Vĩnh Kiên, Hán Đà và Thị trấn Yên Bình.
2. Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá Nheo trong lồng: Đã
tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi cá Nheo (Parasilurusasotus) trong lồng, cách phòng trị bệnh, kỹ
thuật đóng lồng nuôi và phổ biến một số nội dung liên quan đến dự án cho 40 hộ dân trong vùng.
3. Chỉ đạo đóng lồng và vệ sinh lồng nuôi cá Nheo: - Đã chỉ đạo đóng lồng nuôi cá Nheo
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, .
4. Thả cá giống: Đã cấp cho 11 hộ tham gia mô hình 4.000 con cá Nheo giống, kích cỡ từ
12,5 - 14 cm/con, trọng lượng đạt trung bình 20g/con; cá đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giống,
bơi lội nhanh nhẹn, không dị hình dị tật.
5. Kết quả thực hiện mô hình nuôi cá nheo trong lồng: Công tác chăm sóc, quản lý, phòng
bệnh trong quá trình thực hiện mô hình có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhóm nghiên cứu và các
chủ hộ, nên sau 10 tháng nuôi thực nghiệm cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà của 11 hộ dân với
quy mô 20 lồng, mỗi lồng thả nuôi 200 con cá nheo giống đã thu được kết quả khá tốt.T ỷ lệ sống
đạt trung bình 85%, tổng sản lượng thu hoạch là 8.198,9 kg cá, năng suất đạt trên 400kg cá/lồng;
trọng lượng đạt trung bình 2,4 kg/con, đạt mục tiêu của dự án đề ra. Tổng lượng thức ăn tiêu tốn
trong cả quá trình nuôi 10 tháng là 48.600 kg thức ăn cá tạp, tương ứng với tiêu tốn thức ăn/1kg
cá tăng trọng là 5,98 kg. So sánh với dự án khoa học áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá Nheo trong
lồng năm 2013 hệ số thức ăn là 6,5 kg/1kg tăng trọng, thì mô hình nhân rộng nuôi cá nheo trong
lồng hệ số thức ăn trên 1 kg tăng trọng giảm được 0,52 kg thức ăn, nên đã tăng thêm hiệu quả
kinh tế cho một lồng nuôi. Về kết quả theo dõi về tình hình dịch bệnh trong suốt thời gian thực
hiện nuôi không phát bệnh trên cá.

22


Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đường nghiệp trong ao tại huyện Trấn
Yên, thành phố Yên Bái.
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục thủy sản tỉnh Yên Bái
* Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Anh Tuấn

* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án xây dựng mô hình năm 2013, nhân
rộng mô hình cá rô phi đơn tính - Đường nghiệp trong ao tại huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái
đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng thủy đặc sản trên địa bàn triển khai dự án.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng 5 mô hình nuôi cá rô phi đơn tính Đường nghiệp. Tỷ lệ nuôi
sống đạt trên 85%. Năng suất dự kiến đạt từ 13,5 - 14 tấn/ha. Trọng lượng đạt trung bình 0,8
kg/con; Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá cá rô phi đơn tính Đường nghiệp trong ao cho
người dân nuôi trồng thủy sản thuộc huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
* Nội dung thực hiện:
(1) Điều kiện ao nuôi: Diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Độ sâu mực nước ao nuôi từ: 1,5 - 2
m. Độ dày bùn đáy ao nuôi từ: 20 - 25 cm (chất đáy là bùn cát). Độ pH nước ao nuôi từ: 7 - 8.
(2) Chuẩn bị ao nuôi: tẩy dọn ao nuôi theo quy trình kỹ thuật. (3) Chọn và thả giống nuôi: tuyển
chọn 40.000 con cá Rô phi đơn tính đường nghiệp kích cỡ từ 4 - 6 cm/con, (trọng lượng trung
bình 5g/con (200 con/kg). Mật độ thả: 2 con/m 2. (4) Chăm sóc cá sau khi thả: Nuôi bằng 100 %
thức ăn công nghiệp có độ đạm cao 30 - 35% trở lên. Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng
và sức khoẻ của cá nuôi. Tiến hành các biện pháp phòng bệnh cho cá. (5) Theo dõi các chỉ tiêu
về sinh trưởng và phát triển của cá trong quá trình triển khai thực hiện dự án. (6) Tập huấn kỹ
thuật nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp: 100 người. (7) Hội nghị đầu bờ tham quan mô hình
và đánh giá kết quả: 30 đại biểu.
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Chọn hộ, ký hợp đồng cam kết với các hộ tham gia thực hiện mô hình: chọn được 5 hộ
có đủ điều kiện về kinh tế, nhân lực, năng lực, diện tích ao nuôi, nguồn nước để tham gia thực
hiện mô hình.
2. Tập huấn kỹ thuật: đã tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn Quy trình kỹ thuật về nuôi giống
cá Rô phi đơn tính đường nghiệp thương phẩm cho 100 hộ nông dân (kỹ thuật cải tạo ao nuôi, thả cá
giống, chăm sóc và phòng dịch bệnh trong quá trình nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp).
3. Mua giống cá Rô phi đơn tính đường nghiệp, cung ứng giống phục vụ mô hình: Đã
mua và cấp cho 5 hộ tham gia mô hình 40.000 con cá giống Rô phi đơn tính đường nghiệp. Cá
khỏe mạnh, thân hình cân đối, không xây sát, bệnh tật. Trọng lượng trung bình 5g/con, kích cỡ 46cm. Cá giống vận chuyển đạt tỷ lệ sống 100%. (Tổng trọng lượng đàn cá là 200 kg). Ngoài ra
còn hỗ trợ đầy đủ vôi bột khử trùng ao nuôi, thuốc thủy sản phòng trị bệnh cá, thức ăn công

nghiệp viên nổi để nuôi cá tại 5 mô hình theo đúng quy định đã được phê duyệt trong thuyết
minh dự án.
4. Kết quả thực hiện mô hình: Số hộ tham gia thực hiện mô hình là 5 hộ gồm 5 ao nuôi.
Tổng diện tích ao nuôi là 20.000 m 2. Tổng số cá giống thả là 40.000 con; Mật độ nuôi thả là 2
con/ m2. Tổng trọng lượng cá giống thả là 200 kg tương đương 200 con/kg. Trọng lượng 5 g/con,
chiều dài thân cá trung bình 4-6 cm. Con giống khỏe mạnh, cân đối với chiều dài và trọng lượng,
không xây sát, không dị hình, không bị bệnh, độ đồng đều đàn giống cao. Sau 7 tháng nuôi
thương phẩm trong ao trọng lượng cá khi thu hoạch đạt 804 g/con. Tỷ lệ nuôi sống đạt 85 %.
Tổng sản lượng cá thu hoạch tại 5 mô hình là 27.351 con, năng suất đạt 13.670 kg/ha. Hệ số thức
ăn tiêu tốn cho 1kg cá tăng trọng là 1,4 kg thức ăn công nghiệp viên nổi.
5. Tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ cho 5 hộ thực hiện mô hình và 30 người là các hộ
dân có nhu câu phát triển nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp.
Kết quả thực hiện dự án đá góp phần hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nuôi thương
phẩm cá Rô phi đơn đường nghiệp trong ao phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
23


Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại thị xã Nghĩa Lộ
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ
* Thời gian thực hiện: 2015
* Chủ nhiệm: Lê Thị kim Hoa
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Phát triển mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng chăn nuôi bán
công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo mô hình trực quan để tham quan học tập kinh
nghiệm và cung cấp giống chim bồ câu Pháp tại chỗ cho người dân địa phương.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng 30 mô hình nuôi giống chim bồ câu Pháp tại các hộ gia đình ở các xã, phường
trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ. Quy mô 15 cặp chim bồ câu Pháp bố mẹ (giống VN1)/01hộ. Sinh
sản được 300 con chim bồ câu Pháp con.
+ Tập huấn kỹ thuật nuôi giống chim Bồ câu Pháp cho 30 hộ nông dân tham gia thực hiện

dự án và các hộ nông dân trên địa bàn có nhu cầu.
* Nội dung thực hiện:
1. Điều tra, khảo sát, chọn hộ tham gia mô hình:- Lựa chọn địa điểm, hộ gia đình đáp ứng
một số điều kiện và tự nguyện để tham gia thực hiện dự án.
2. Xây dựng mô hình: Quy mô 30 hộ tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ; Quy
mô 15 cặp chim bồ câu Pháp giống VN1/hộ. Thực hiện nuôi chim bồ câu Pháp theo đúng "Quy
trình nuôi giống chim bồ câu Pháp của Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thụy Phương".
3. Tập huấn: Tập huấn kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp cho 30 hộ nông dân thực hiện dự
án.
4. Hội nghị đầu bờ tham quan mô hình: Đánh giá kết quả, những tồn tại, khó khăn trong
quá trình thực hiện dự án; Tham quan mô hình, trao đổi, thảo luận, hỏi đáp rút kinh nghiệm. Số
lượng 30 đại biểu.
* Kết quả nhiệm vụ:
Kết quả nhân rộng mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp tại thị xã Nghĩa Lộ đã đạt được
yêu cầu đề ra. Đàn chim bồ câu Pháp sinh trưởng phát triển và sinh sản tốt, không xuất hiện dịch
bệnh. Cụ thể như sau: Đàn chim bồ câu Pháp bố mẹ nuôi tại các mô hình đều sinh trưởng phát
triển và sinh sản tốt, với quy mô nuôi ban đầu là 450 cặp chim bồ câu Pháp bố mẹ, tương ứng
với 900 con, đến cuối kỳ còn 864 con, đạt tỷ lệ sống 96%. Tỷ lệ trứng ấp nở đạt trung bình
chiếm 70% và không nở chiếm 30%. Nguyên nhân là do những cặp đẻ 1 quả và không đẻ quả
thứ hai, những quả trứng đó thường có màu trong suốt do thiếu sống, chim ấp luôn thường bị
thối không nở. Trọng lượng chim 7 ngày tuổi đạt trung bình 0,384 kg/con; chim 28 ngày tuổi đạt
trung bình 0,64 kg/con; Tỷ lệ nuôi sống đạt trên 96,226%. So sánh với trọng lượng chim bồ câu
Pháp với giống chim bồ câu địa phương, thì chim bồ câu Pháp cao hơn rất nhiều. Trọng lượng
trung bình chim bồ câu Pháp 7 ngày tuổi cao hơn chim bồ câu địa phương là 0,204 kg/con; 28
ngày tuổi là 0,34 kg/con; tỷ lệ nuôi sống cao hơn 3%.
Chim bồ câu Pháp đẻ trong vòng 3-4 ngày là song và bắt đầu vào ấp được 16 - 20 ngày thì
chim nở. Từ lúc bắt đầu nở chim mẹ chỉ nuôi con 15-20 ngày thì lại bắt đầu đẻ tiếp lứa tiếp theo,
chim mẹ vừa đẻ và nuôi con. Như vậy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của chim bồ câu Pháp trung
bình khoảng 38-40 ngày.
Chim bồ câu Pháp ở giai đoạn chim bồ câu tiêu tốn thức ăn là 80g/đôi/ngày; Chim bồ câu

ở giai đoạn nuôi con tiêu tốn thức ăn là 120-130g/đôi/ngày; Chim bồ câu ở giai đoạn không nuôi
con tiêu tốn thức ăn là 90-100g/đôi/ngày; Tổng lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm tiêu tốn từ 42 43kg thức ăn. Đây là mức độ tiêu tốn thức ăn khá thấp, yếu tố then chốt để đảm bảo cho chăn
nuôi chim đạt hiệu quả cao.
24


Đề tài: Thực trạng công tác phát triển đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên
địa bàn tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái
* Thời gian thực hiện: 2015
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Cử nhân Vũ Vinh Quang
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 2010 - 2014.
- Đề xuất các giải pháp về công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà
nước trong thời gian tiếp theo (2015- 2020
* Nội dung thực hiện:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài thông qua các công trình nghiên cứu có nội dung
phù hợp, có liên quan hoặc bổ sung, làm sáng tỏ cho các nhận định
- Điều tra thực trạng các doanh nghiệp ngoài tại 7/9 huyện thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
(trừ 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải)
* Kết quả nhiệm vụ:
Qua 10 tháng triển khai đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 7/9 huyện thị, khảo sát
lựa chọn 54 doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức đảng và 60 doanh nghiệp ngoài nhà nước
chưa có tổ chức đảng. Tổng số: 1.000 phiếu (50 doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức
đảng/102 doanh nghiệp với 1.746 đảng viên tại 7 huyện thị, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (trừ
02 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải:
- Tổ chức 01 cuộc Hội thảo khoa học: xin ý kiến chuyên gia chỉnh sửa hoàn thiện báo
cáo kết quả triển khai đề tài.
Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại các địa phương. Ban chủ nhiệm đề tài và nhóm

thực hiện đề tài căn cứ vào các số liệu, đánh giá thực trạng hoạt động công tác phát triển Đảng
trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm nâng cao công tác phát
triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã có tổ chức đảng và giải pháp cho việc
phát triển đảng viên, phát triển mới tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa
có tổ chức đảng, từ góp phần xây dựng và nâng cao vai trò lãnh đạo sức chiến đấu của đảng
trong giai đoạn hiện nay.

25


×