Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân số 2 môn công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.62 KB, 4 trang )

Bài tập cá nhân số 2
Đề bài:
Tàu X treo cờ của quốc gia KAMA tiến hành đo đạc, nghiên cứu mẫu nước
và các yếu tố tự nhiên của vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia GANA mà không
được sự đồng ý của quốc gia này. Khi bị lực lượng cảnh sát biển của GANA phát
hiện, tàu X đã chạy trốn. Ngay lập tức, GANA cử tàu quân sự phát tín hiệu và
truy đuổi liên tục. Tàu X chạy đến vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia SETA thì
bị tàu quân sự của GANA đuổi kịp, bắt giữ và đưa về cảng gần nhất để giải quyết
theo quy định của pháp luật. Hãy cho biết:
- Hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia GANA có phù hợp với quy định
của Luật quốc tế không? Tại sao?
- Trong quá trình điều tra, tàu X đã đâm vào một đảo nhân tạo của quốc gia
LYON đặt tại vùng đặc quyền kinh tế của SETA. Hãy cho biết, thẩm quyền tài
phán đối với hành vi này của tàu X thuộc về quốc gia nào?


Bài làm:
1. Hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia GANA có phù hợp với
quy định của luật quốc tế không? Tại sao?
Tàu biển hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế thường xuyên đi qua
hoặc ghé vào cảng của nhiều nước trên thế giới. Các nước đều thực hiện chủ
quyền trên hải phận của mình, còn tàu biển khi đi vào nội thủy hay lãnh hải của
nước nào thì buộc phải tuân thủ luật lệ của nước đó. Trường hợp tàu biển không
tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hàng hải
dân sự, hình sự… thì có thể bị giữ tàu, bị tạm giữ hoặc bắt giữ, bị cầm giữ hàng
hải.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 111 Công ước 1982 về Quyền truy
đuổi:
1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà đương
cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng
chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc truy đuổi


phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó
đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay trong vùng
tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới
của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián
đoạn…………
Theo như đề bài đưa ra, tàu X tiến hành đo đạc, nghiên cứu mẫu nước ở vùng
tiếp giáp lãnh hải của quốc gia GANA trong khi không được sự cho phép của
quốc gia này. Như vậy, tàu X đã vi phạm đến quyền chủ quyền của quốc gia
GANA, do đó GANA đã cử tàu quân sự phát tín hiệu và truy đuổi liên tục theo


tàu X. Do đó, hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia GANA phù hợp với
quy định của luật quốc tế.
Theo điều 111 Công ước năm 1982 thì quyền truy đuổi chỉ bị chấm dứt
khi tàu bị truy đuổi đi vào vùng lãnh hải của quốc gia nó mang cờ hoặc quốc
gia khác. Trong khi đó pháp luật không hề quy định về việc bắt giữ (không
cấm tức là đc phép làm trong giới hạn quyền của mình). Vì tàu X vi phạm
trong vùng tiếp giáp lãnh hải nên được áp dụng quyền tài phán của vùng đặc
quyền kinh tế cho hành vi này (vùng tiếp giáp có quy chế kép tức là bao gồm
quy chế của vùng đặc quyền kinh tế với quy chế của vùng tiếp giáp), do đó
nên GANA có quyền truy đuổi và bắt giữ tàu X.
Vậy hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia GANA là phù hợp với
quy định của luật quốc tế.
2. Thẩm quyền tài phán đối với hành vi này của tàu X thuộc về quốc gia
SETA vì:
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 56 Công ước 1982: Trong vùng đặc
quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có: Quyền tài phán theo đúng những quy
định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;

iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 60:


2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các
thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế
khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
Theo đề bài thì do quốc gia LYON đặt đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia SETA nên quốc gia SETA có quyền tài phán đặc biệt đối với
các đảo nhân tạo của quốc gia LYON. Trong quá trình tàu X trốn chạy và va phải
một đảo nhân tạo của quốc gia LYON đặt tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia
SETA nên xét theo quy định của Công ước luật biển 1982 thì quốc gia SETA có
thẩm quyền tài phàn đối với tàu X.



×