Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập học kỳ ASEAN đề số 9 bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN dưới các góc độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.99 KB, 5 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 9
Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN dưới
các góc độ:
-

Những vấn đề lý luận và pháp lý

-

Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai

-

Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công Cộng đồng
kinh tế ASEAN vào năm 2015


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng
ASEAN cùng với Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng văn hóa – xã hội theo
đuổi mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng chung trong khu vực.
Trong mô hình liên kết của AEC, tự do dòng vốn là một trong năm yếu tố cốt lõi góp
phần vào việc xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Do
đó, bài làm sau đây xin được phân tích và đánh giá một số điểm lớn về hoạt động
hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN.

B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
Tự do di chuyển dòng vốn là hoạt động được thực hiện thông qua tăng cường
hội nhập và phát triển thị trường vốn của khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến chứng khoán, thanh toán quốc tế, thị trường vay nợ và cho phép di chuyển các


khoản vốn lớn và có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
Hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN đã được nhắc
đến trong kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và được ghi nhận trong Hiến chương
ASEAN. Tại Điều 1 quy định các mục tiêu của Hiến chương ASEAN, trong đó có
nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn
định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho
thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu
tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao,
những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các
dòng vốn”.
Như vậy, có thể thấy tự do hóa trong di chuyển dòng vốn là một yêu cầu quan
trọng và bắt buộc khi chúng ta tiến tới xây dựng thành công một cộng đồng kinh tế
ASEAN và rộng hơn nữa là hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
II. CÁC SÁNG KIẾN, BIỆN PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH VÀ LIÊN KẾT ĐÃ
ĐƯỢC TRIỂN KHAI
Có thể kể đến một số sáng kiến, biện pháp, chương trình, liên kết đã được
triển khai như sau:
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 16 (AFMM16) diễn ra tại
Phnompenh, Campuchia. Trong lĩnh vực tự do di chuyển dòng vốn, đặc biệt là phát
2


triển thị trường vốn, các Bộ trưởng nhất trí giao Ủy ban công tác phát triển thị
trường vốn thực hiện một nghiên cứu mang tính toàn diện có thể đánh giá được mức
độ phát triển hiện tại của thị trường vốn và hội nhập trong khu vực ASEAN, và đưa
ra những biện pháp cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập thị trường vốn
vào năm 2015. Đồng thời, triển khai chương trình tăng cường năng lực cho các nước
thành viên để từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển thị trường theo những tiêu
chí đã được xác định trong Bộ thang bảng chấm điểm về sự phát triển, độ mở cửa và
tính thanh khoản của các thị trường trái phiếu. Đại diện các nước bày tỏ quyết tâm

sẽ tiếp tục thực hiện tự do lưu chuyển dòng vốn để ủng hộ tiến trình hội nhập kinh tế
và tài chính trong khu vực theo mục tiêu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Tự do trong lưu chuyển vốn được thực hiện với việc tăng cường liên kết và
phát triển thị trường vốn ASEAN; cho phép dòng vốn được di chuyển rộng hơn.
Hiệp định về thương mại hàng hóa mới của ASEAN thay thế cho Hiệp định
CEPT/AFTA trước đây có hiệu lực từ ngày 1-5-2010 đã kịp thời khắc phục những
hạn chế pháp lý và mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy các chương
trình thuận lợi hóa thương mại. Các luồng di chuyển vốn, dịch vụ được cởi mở
thông thoáng trên định hướng của AEC.
Hay tại Bản kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN đã được thông qua tại Summit
17, trong đó cũng nêu lên nhiều kì vọng về dòng di chuyển tự do của hàng hóa, dịch
vụ tài chính, dòng vốn, lao động có kĩ năng và phát triển nhân lực và kinh tế xuyên
vùng.
Các chương trình hợp tác về kinh tế – thương mại của ASEAN cho thấy
những nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ nhằm
mục tiêu tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của ASEAN, thúc
đẩy hiệu quả kinh tế trong một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất.
III. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG TỰ DO DI CHUYỂN
DÒNG VỐN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN VÀO NĂM 2015.
Kế hoạch tổng thể cho tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập của ASEAN cho
tới năm 2015 là thành lập AEC. Theo kế hoạch, từ năm 2015, AEC sẽ là một thị
trường chung, một không gian sản xuất thống nhất. Thị trường ấy sẽ phát huy lợi thế
chung của khu vực ASEAN để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính
3


cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc
gia ASEAN. Khi AEC trở thành hiện thực, sẽ tồn tại một khu vực kinh tế ASEAN
cạnh tranh, thịnh vượng và ổn định, ở đó có sự dịch chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ

và đầu tư, dịch chuyển tự do hơn cho các dòng vốn. Hàng hóa, dịch vụ, vốn, công
nghệ và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu chuyển trong ASEAN mà không
chịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, để xây dựng được
thành công cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thì hoạt động hợp tác trong tự
do di chuyển dòng vốn của ASEAN cũng góp một phần không nhỏ làm làm tự do
hóa luồng lưu chuyển vốn, phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu giữa các
nước ASEAN cũng dễ dàng hơn, thậm chí mở rộng các mối quan hệ đối ngoại và
toàn cầu hoá nhanh chóng. Khi đó, nó làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế khu vực dựa
trên sự hội tụ các lợi ích của các nước thành viên. Đây là một trong các bước đi tiến
tới xây dựng thành công cộng đồng kinh tế ASEAN.
Bên cạnh đó, sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn cũng đã góp phần thay đổi
nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực và có chính sách, bước đi
đúng đắn.
Tóm lại, việc thành lập AEC là nhằm mục tiêu xây dựng ASEAN thành một
khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao, có sự chu chuyển
tự do hàng hoá,.... Do đó, muốn đạt được mục tiêu này thì dĩ nhiên hoạt động hợp
tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN là bàn đạp tất yếu để hoàn thành
việc xây dựng thành công cộng đồng kinh tế ASEAN. Tự do hóa di chuyển dòng
vốn nhằm tạo thuận lợi và tự do hóa hơn nữa các luồng luân chuyển vốn được đề ra
trong Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

C. KẾT THÚC
Một trong những mục tiêu của sự phát triển Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) là để thúc đẩy các dòng vốn đầu tư và dòng vốn tự do lưu chuyển hơn. Vì
vậy, nếu hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN được đẩy
mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi lớn để mục tiêu nói trên sớm được hoàn thành và
Cộng đồng kinh tế ASEAN sớm được xây dựng thành công.

4



TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN – trường Đại học Luật Hà Nội

-

Hiến chương ASEAN

-

Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC

-

Một số website

5



×