Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bình luận hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN dưới những góc độ những vấn đề lý luận và pháp lý, các sáng kiến, biện pháp, ch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.12 KB, 6 trang )

Mục lục
Nội dung
I.
Mở đầu
II.
Nội dung
1.
Những vấn đề lý luận và pháp lý
2. Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển

Trang
2
2
2
3

khai
3.Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công Cộng 4
đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015
III.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

5
6

I. Mở bài
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc
gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào năm 2015, được hình dung là
một "thị trường chung", trong đó có tự do dịch chuyển: hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao
1




động có tay nghề. Tuy nhiên sự dịch chuyển các yếu tố vốn và lao động chưa hẳn là
hoàn toàn, mà ASEAN chỉ cho phép tự do dịch chuyển vốn hơn và tự do dịch chuyển
lao động lành nghề. Với mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, bài viết xin
được: “ bình luận hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN dưới
những góc độ: Những vấn đề lý luận và pháp lý, các sáng kiến, biện pháp, chương
trình và liên kết đã được triển khai, vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng
thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015”
II. Nội dung
1. Những vấn đề lý luận và pháp lý;
Dưới góc độ lý luận: AEC được thành lập nhằm đáp ứng những đòi hỏi tất yếu
của quá trình hội nhập ASEAN. Việc xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm cụ thể
hóa và thực hiện hóa mục tiêu liên kết kinh tế đã được xác định tại Tầm nhìn ASEAN
2020. Tự do di chuyển lao động lành nghề là một trong những nội dung mà AEC
hướng tới để xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Thông qua việc tự
do di chuyển các yếu tố của sản xuất, trong đó có người lao động, ASEAN sẽ là một
khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Bên cạnh đó thì các nước ASEAN có lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng,
nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng thêm việc làm, phát triển chất lượng lao
động, do đó mà thị trường lao động đang cần những công nhân lành nghề, tự do hóa
lao động và hội nhập kinh tế là một tất yếu. Vì vậy, sự hợp tác trong lĩnh vực này là
cần thiết.
Đối tượng của hoạt động này là lao động lành nghề. Lao động lành nghề (Skilled
Labor) được hiểu là lao động có kỹ năng, có trình độ nhất định.
Tuy nhiên ASEAN chỉ lao động lành nghề được di chuyển tự do trong khu vực. Sở
dĩ ASEAN đặt ra vấn đề giới hạn lao động di chuyển tự do bởi lẽ: Các nước thành viên
của ASEAN có sự chênh lệch về trình độ kinh tế đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ
lao động. Ở các nước phát triển trình độ lao động của họ cao hơn hẳn, do đó mà họ cần
những lao động lành nghề để phục vụ cho các công việc của mình. Bên cạnh đó ở các

nước chậm phát triển trình độ lao động thấp, thừa nhiều lao động kém lành nghề, các
lao động kém lành nghề này có xu hướng xuất khẩu lao động sang các nước có nền
kinh tế phát triển, làm cho những nước này tăng nhanh về dân số, cũng như gia tăng về
số lượng tội phạm ảnh hưởng đến các vấn đề về an sinh xã hội của những nước này.
Ngoài ra do sự phức tạp của xã hội Đông Nam Á, trình độ ngôn ngữ hạn chế cộng
thêm ham muốn kiếm tiền kiến cho các lao động kém lành nghề này có thể di cư bất
hợp pháp làm cho quốc gia sở tại không kiểm soát được gây ảnh hưởng đễn xã hội của
quốc gia sở
Cơ sở pháp lý: về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển Lao động trong
ASEAN được quy định trong các văn bản pháp lý sau:
Trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II ( Tuyên bố Bali II) nhấn mạnh: “Cộng đồng
Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng là hội nhập kinh tế như Tầm nhìn
ASEAN 2020 đã vạch ra, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh
vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu
2


chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói
nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020 ” 1.
Tại khoản 5 điều 1 Hiến chương ASEAN khẳng định mục tiêu kinh tế của ASEAN
là “ xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất, thống nhất ổn định thình vượng, cạnh
tranh cao và hội nhập kinh tế, tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư hiệu quả; và có
sự tư do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, các doanh nhân, chuyên gia, nhân
tài và lao động được di chuyển thuận lợi, và vốn được di chuyển tự do hơn”.
Theo Kế hoạch tổng thể xây dựng một AEC (AEC Blueprint) đã xác định rõ:
“các nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy nhanh việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
vào năm 2015 và chuyển đổi ASEAN thành một khu vực có di chuyển tự do của hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề cao, và chuyển tự do hơn về vốn” 2
2. Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai
Tự do di chuyển lao động lành nghề, ASEAN sẽ tạo điều kiện cho sự tự dịch chuyển

lao động lành nghề có tay nghề cao thông qua:
- Cho phép nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực (visa) và di
chuyển của các chuyên gia và lao động có tay nghề cao tham gia vào thương mại hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư. Trong lĩnh vực này Việt Nam đã ký các Hiệp định, thỏa thuận
miễn thị thực với 71 nước, trong đó với 67 nước mà các Hiệp định, thỏa thuận đang có
hiệu lực; Hiệp định với 04 nước sau đây chưa có hiệu lực: Ăng-gô-la, Ixra-en, Xlôven-ni-a, Xây-Sen, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong việc di
chuyển để giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế xã hội 3
- Tăng cường hợp tác giữa các mạng lưới thành viên Mạng lưới các trường đại
học ASEAN ( ASEAN University Netword- AUNA) để tạo thuận lợi cho sinh viên và
cán bộ các trường đại học trong đi lại, học tập và làm việc trong khu vực.
ASEAN đã thực hiện dự án Thành lập mạng lưới nghiên cứu các trường đại học:
ba nhóm nghiên cứu đầu tiên được thiết lập sẽ dựa trên các thế mạnh của vùng, tập
trung vào y tế và dược, hợp tác giữa Singapore và Thái Lan; hợp tác lương thực và
nông nghiệp với các nước trọng điểm là Việt Nam, Thái Lan và Malaysia và năng
lượng, môi trường và đa dạng sinh học, với Philippines và Indonesia đóng vai trò
chính. sẽ được giao trực tiếp cho các trường đại học, do Thái Lan làm tiên phong là
một phần của kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN duy nhất vào năm 2015, bao gồm
việc hòa hợp giáo dục bậc cao.
- Phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kỹ năng của các giảng viên đại học
trong các nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và các
lĩnh vự dịch vụ khác.
- Tăng cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên để nâng cao
trình độ và kỹ năng của người lao động.
Từ năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã tổ chức các
cuộc họp với đại diện Hội đồng cấp phép hành nghề và lãnh đạo điều dưỡng các nước
1

xem phần b1 Tuyên bố hòa hợp ASEAN II nguồn d.pdf

2


mục I kế hoạch tổng thể xây dựng AEC nguồn />
3



3


trong khu vực để xây dựng và đã nhất trí thông qua Bộ Tiêu chuẩn năng lực chung cho
Điều dưỡng chuyên nghiệp (có thời gian đào tạo từ 3 năm trở lên).
Tháng 12 năm 2006, Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận khung thừa nhận lẫn nhau về
dịch vụ điều dưỡng với các nước trong khối ASEAN và cam kết thực hiện thỏa thuận
này vào tháng 7 năm 2009. Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam với sự hỗ trợ của Trường Đại học
Tổng hợp Quensland (Úc) và Hội Điều dưỡng Canada đã tổ chức xây dựng dự thảo
tiêu chuẩn năng lực cho Điều dưỡng Việt Nam có trình độ từ cao đẳng trở lên
- Phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động giữa các nươc thành viên
ASEAN. Hội nghị Bộ trưởng về lao động - việc làm ASEM lần thứ 4 tổ chức tại Việt
Nam năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội vừa tổ chức các chương trình
hội thảo, diễn đàn về lao động, việc làm với sự tham gia của đại diện Ủy ban châu Âu,
Công đoàn ASEAN và chuyên gia lao động nhiều nước Úc, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Mông Cổ… Nhằm thúc đẩy hợp tác về lao động, các đại biểu thống nhất việc xây dựng
hệ thống thông tin việc làm các nước ASEAN dựa trên các nguyên tắc và chỉ tiêu của
tổ chức lao động quốc tế ILO. Theo đó, các nước cùng thống nhất chỉ số đo lường về
việc làm bền vững, chỉ số lương ổn định và giờ làm việc 24/5
Năm 2008 hoàn thành MRAs đối với lao động trong các ngành nghề dịch vụ
chính, bao gồm cả các nghành dịch vụ ưu tiên hội nhập. Năm 2009 hài hòa các kỹ năng
và tiêu chuẩn cho lao động trong các ngành dịch vụ ưu tiên hội nhập. Năm 2015 hài
hòa các kỹ năng và tiêu chuẩn cho lao động trong tất cả các ngành dịch vụ. (nguồn:
Strategic Schedule for AEC)

3.Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công Cộng đồng kinh
tế ASEAN vào năm 2015
Vai trò quan trong trọng trong việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015,
là tiền đề cho phát triển kinh tế khu vực và ổn định. Tạo ra“ một khu vực kinh tế
ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều có tính cạnh tanh cao và hội nhập
vào nên kinh tế toàn cầu”. Việc hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển Lao động
trong ASEAN có vai trò quan trọng thể hiện ở những điểm sau:
Để đạt được mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN năng động, hiệu quả thì
không thể thiếu một thị trường lao động có tay nghề và sự dịch chuyển lao động kỹ
năng trong ASEAN. Chỉ khi thị trường lao động được tự do lưu thông thì người lao
động mới có thể tự do tìm kiếm việc làm, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Hơn
nữa, tự do hóa lao động là một trong những mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN,
do vậy, chỉ khi nào mục tiêu này đạt đươc thì AEC mới thực sự thành công.
Cùng với sự di chuyển thuận lợi của lao động có tay nghề, AEC khuyến khích các
lao động có chuyên môn trong ASEAN có thể đóng góp vào việc mở rộng tầng lớp
trung lưu, giảm khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy ổn định xã hội, bên cạnh việc thúc
đẩy việc thiết lập thị trường tiêu dùng với sức mua hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, AEC
không đơn thuần là tập hợp của hàng loạt cam kết tự do hóa mà được xây dựng dựa
trên sự thống nhất, hài hòa cao độ về hệ thống tiêu chuẩn, quy trình quản lý hoạt động
thương mại, đầu tư và khả năng điều phối chặt chẽ các chính sách vĩ mô giữa các thành
4


viên. Tạo ra dòng di chuyển lao động có tay nghề cao. Nâng cao cấp độ liên kết kinh tế
ASEAN, giúp cho các nước ASEAN không bị hòa tan vào các liên kết kinh tế khu vực
rộng lớn hơn, như liên kết đông á hoặc APEC
III. Kết luận
Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở hệ
thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng một ASEAN trở thành một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa

các nền kinh tế thành viên trong đó tự do dịch chuyển lao động, vốn, dịch vụ và hàng
hóa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, 2012. Trường ĐH Luật Hà Nội – Nxb Công an
nhân dân
5


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb.CAND, Hà Nội, 2004
Hiến chương ASEAN năm 2007

d.pdf
/>
6



×