Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.23 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................5

1


I.

LỜI MỞ ĐẦU.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên chính phủ thành
lập ngày 8/8/1967 tại Bangkok trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với 5 thành viên
ban đầu.Hiện nay, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 nước ở Đông Nam Á là Inđô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam,
Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia. Việc mở rộng không chỉ có ý nghĩa với ASEAN
mà còn có ý nghĩa đối với chính các quốc gia gia nhập. Vì vậy trong bài tiểu luận
này em chọn đề bài: “Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của ASEAN”.
II.
NỘI DUNG.
1. Tiêu chí thành viên.
Tiêu chí kết nạp thành viên của ASEAN được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của
Hiến chương ASEAN như sau:
“2. Việc kết nạp dựa trên các tiêu chí sau:
a) Có vị trí địa lý nằm trong khu vực Đông Nam Á;
b) Được tất cả các quốc gia thành viên ASEAN công nhận;
c) Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương;
d) Có khả năng và sẵn sàng tuân thủ nghĩa vụ Thành viên.”
Theo Hiến chương thủ tục xin gia nhập và kết nạp vào ASEAN sẽ được Hội
đồng điều phối ASEAN quy định, còn việc kết nạp sẽ do Cấp cao ASEAN quyết
định dựa trên nguyên tắc đồng thuận.


2. Các lần mở rộng.
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đônê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Sin-ga-po và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a ký tại
Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
2


Ngày 1/1/1984, Bru-nây nộp đơn xin gia nhập ASEAN và ngày 7/1/1984, Brunây được chính thức kết nạp vào ASEAN và trở thành thành viên thứ 6.Ngày
28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của tổ chức
ASEAN đã diễn ra tại Bru-nây.Tháng 7/1997 tại Ma-ni-la, Lào và Mi-an-ma
chính thức gia nhập ASEAN. Ngày 30/4/1999, Lễ kết nạp Cam - pu - chia trở
thành viên thứ 10 của ASEAN diễn ra tại Hà Nội. Như vậy, đến nay ASEAN đã
bao gồm 10 quốc gia thành viên và 2 quan sát viên : Đong Timor và Papua New
Guinia.
3. Ý nghĩa của việc mở rộng thành viên.
3.1. Đối với ASEAN.
ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia ĐNA,
củng cố tình đoàn kết trong khu vực, giúp các nước có tiếng nói mạnh mẽ hơn
trong các vấn đề quốc tế, là cơ sơ để giải quyết các vấn đề trong khu vực.Các
nước thành viên đạt được sự nhất trí cao trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế,
tạo thành một thế mạnh của tổ chức trong quan hệ với các nước và khu vực khác.
Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần quan trọng thúc đẩy ASEAN từ “tổ
chức trong khu vực” trở thành “tổ chức ngoài khu vực”làm chấm dứt tình trạng
khu vực ĐNA chia rẽ thành 2 khối đối địch nhau, chuyển sang một kỷ nguyên
mới tất cả các nước trong khu vực đoàn kết với nhau. Đồng thời cũng thay đổi
cách nhìn của thế giới về ASEAN, ASEAN không phải là tổ chức chính trị
hoặc quân sự theo xu hướng phương Tây và đối đầu với các quốc gia có chế độ
chính trị khác trong khu vực.
Với ASEAN mở rộng bao gồm tất cả 10 quốc gia ĐNA đã nâng cao uy tín và vị
thế của ASEAN trên trường quốc tế, mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ của
ASEAN trên nhiều lĩnh vực. Đánh dấu việc ASEAN chuyển sang một chương

mới hướng tới việc gia tăng liên kết ở khu vực.
3.1. Đối với các quốc gia gia nhập.

3


Đối với các nước ĐNA, sự ra đời của ASEAN là thắng lợi của tinh thần hòa
giải, hòa hợp giữa các quốc gia trong khu vực. Sự hợp tác nhiều mặt trong cùng
một tổ chức đã dần gắn bó, liên kết các nước thành viên lại với nhau tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên.
Việt Nam gia nhập ASEAN thể hiện sự thay đổi cách nhìn của ASEAN và thế
giới đối với Việt Nam; chuyển từ đối đầu, nghi kị sang hòa bình và hợp tác.Việt
Nam gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của ASEAN,
mở đầu quá trình mở rộng ASEAN, tạo điều kiện để các nước Campuchia, Lào
và Myanmar gia nhập Hiệp hội, hoàn tất mục tiêu của Tuyên bố Bangkok về một
ASEAN bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á.
Tư cách thành viên của một tổ chức khu vực thành công đã làm tăng thêm vị trí
và thế mạnh cả của các nước ASEAN trong quan hệ với các nước khác, tạo điều
kiện xây dựng một môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành
viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một
khu vực ĐNA thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài.
Tuy nhiên, đến nay ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu
vực còn thấp; sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị-xã hội và trình
độ phát triển giữa các nước thành viên. Tình hình nội bộ của một số nước cũng
như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề
phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN.
III.

KẾT BÀI.


Ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động diễn ra trong khu vực và trên thế giới
sự thành lập và mở rộng hợp tác liên kết của ASEAN đã mang lại nhiều thời cơ
nhưng bên cạnh đó các thành viên cũng phải đối mặt với những thách thức nhất
định. Trên đây em đã đi bình luận cụ thể về quá trình mở rộng thành viên của
ASEAN từ khi thành lập cho đến nay. Bài làm đã có rất nhiều cố gắng, nhưng
không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy (cô).
4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN – Trường Đại học luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội – 2012.
2. Một số vấn đề vế sự phát triển của các nước Đông Nam Á – Giáo sư Vũ
Dương Ninh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993.
3. Vai trò của Asean đối với các nước thành viên và đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương- Nguyễn Phương Bình.
4. Một số trang web :
.
.
.

5



×