Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

công pháp cá nhân tàu x treo cờ của quốc gia KAMA tiến hành đo đạc, nghiên cứu mẫu nước và các yếu tố tự nhiên của vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.6 KB, 4 trang )

Tàu X treo cờ của quốc gia KAMA tiến hành đo đạc, nghiên cứu mẫu nước và các
yếu tố tự nhiên của vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia GANA mà không được sự
đồng ý của quốc gia này. Khi bị lực lượng cảnh sát biển của GANA phát hiện , tàu X
đã chạy trốn. Ngay lập tức, GANA cử tàu quân sự phát tín hiệu và truy đuổi liên tục.
Tàu X chạy đến vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia SETA thì bị tàu quân sự của
GANA đuổi kịp, bắt giữ và đưa về cảng gần nhất đêt giải quyết theo quy định của
pháp luật.Hãy cho biết:
- Hành vi truy đuổi và bắt giữu tàu X của quốc gia GANA có phù hợp với quy
định của luật quốc tế không? Tại sao?
- Trong quá trình trốn chạy, tàu X đã đâm vào một đảo nhân tạo của quốc gia
LYON đặt tại vùng đặc quyền kinh tế cỷa SETA. Hãy cho biết thẩm quyền tài
phán đối với hành vi này của tàu X thuộc về quốc gia nào?

1


1. Hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X của quốc gia GANA có phù hợp với
quy định của luật quốc tế không? Tại sao?
Trước hết, tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh
hải; tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế
đối với tàu thuyền nước ngoài. Tại khoản 2, Điều 33- Công ước luật biển 1982 quy
định: “ Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng của lãnh hải ”. Đồng thời, theo quy định tại Điều 55 và Điều 57 của
Công ước 1982, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, đặt
dưới chế độ pháp lý riêng. Vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng quá 200 hải
lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Như vậy, có thể thấy vùng
tiếp giáp lãnh hải nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế nên tại đây quốc gia ven
biển có thể áp dụng quy chế của vùng đặc quyền kinh tế cho vùng tiếp giáp lãnh hải.
Tại Điều 246- Công ước luật biển 1982 về việc nghiên cứu khoa học biển trong
vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa quy định: “ Công tác nghiên cứu
khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa được tiến hành


với sự thỏa thuận”. Vậy nên, quốc gia KAMA muốn tiến hành đo đạc, nghiên cứu
mẫu nước hay các yếu tố tự nhiên của GANA thì phải được quốc gia này cho phép.
Tại Điều 111về quyền truy đuổi Công ước luật biển 1982 có quy định:
Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà đương cục
có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu
này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc truy đuổi phải bắt đầu khi
chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy,
trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy
đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp
với điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu
ra lệnh cho tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại
cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được
lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều 33, việc
2


truy đuổi chỉ có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng
tiếp giáp có nhiệm vụ bảo vệ.”
Hành vi truy đuổi của GANA được bắt đầu khi quốc gia này phát hiện con tàu X
của quốc gia KAMA hành vi tiến hành lấy mẫu nước đo đạc tại vùng tiếp giáp lãnh
hải( thuộc vùng đặc quyền kinh tế) mà không nhận được sự cho phép của quốc gia
GANA. Như vậy, quốc gia GANA có điều kiện để bắt đầu tiến hành truy đuổi đối với
tàu X. Tại khoản 5,Công ước có quy định việc truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi
các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có
mang các dấu hiện ở bên ngoài chỉ ràng rằng, các tàu hay phương tiện bay đó được sử
dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này.Quốc gia GANA đã
cử tàu quân sự tiến hành truy đuổi đối với chiếc tàu X và tiến hành truy đuổi liên tục.
Tàu X bị truy đuổi và đến vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia SETA thì đã bị quốc
gia GANA bắt giữ. Nhận thấy, vì tàu X chỉ chạy đến vùng đặc quyền kinh tế của quốc
gia SETA mà chưa đi vào vùng lãnh hải nên căn cứ theo quy định về quyền truy đuổi

của Công ước luật biển 1982 thì GANA hoàn toàn có thể tiến hành truy đuổi trong
khu vực này của SETA. Như vậy, hành vi truy đuổi của GANA là hoàn toàn hợp
pháp.
Về hành vi bắt giữ của quốc gia GANA cũng hoàn hợp pháp đối với luật quốc tế. Vì
hành vi bắt giữ này của GANA xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của SETA và
GANA tiến hành hành vi này bằng tàu quân sự.
2.Trong quá trình chạy trốn, tàu X đâm vào một đảo nhân tạo của quốc gia
LYON đặt tại vùng đặc quyền kinh tế của SETA. Hãy cho biết, thẩm quyền tài
phán đối với hành vi này của tàu X thuộc về quốc gia nào?
Trong trường hợp này, tàu X của KAMA bị tàu quân sự của GANA truy đuổi chạy
đến vùng đặc quyền kinh tế của SETA và đâm vào đảo nhân tạo của LYON đặt tại
quốc gia này. Xét thấy,tại vùng đặc quyền kinh tế của SETA có quyền chủ quyền đối
với việc xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng và khai thác và sử dụng đảo
nhân tạo,các thiết bị công trình ( Điều 56, Công ước luật biển 1982 ). Đồng thời,
3


Khoản 2,Điều 60 Công ước luật biển 1982 có quy định: “ Quốc gia ven biển có quyền
tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về
mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư ”.
Như vậy, vì đảo nhân tạo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia SETA nên
căn cứ theo quy định Điều 60 hành vi đâm vào đảo nhân tạo thuộc quyền tài phán của
SETA.

4



×