Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.53 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, có tính quyết định trong việc
giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao và tác động tích cực vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như biến đổi các vấn đề đời sống xã hội. Đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các hoạt động tài chính doanh nghiệp được
xem như những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất.
Pháp luật tồn tại và phát triển vì mục tiêu quản lý và điều tiết quan hệ xã hội. Vậy,
tại sao phải điều chỉnh hoạt động tài chính doanh nghiệp bằng pháp luật. Với đề tài
“Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động tài chính doanh
nghiệp. Cho ví dụ minh họa” nhóm 09 sẽ trả lời cho câu hỏi này.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát chung.
1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Trong kinh tế thị trường hiện nay, tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp là
một lượng vốn tiền tệ nhất định. Bằng cách thức nhất định, doanh nghiệp tạo lập
được số vốn ban đầu. Thông qua số vốn đó thì quá trình hoạt động của doanh nghiệp
cũng được hình thành. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các quá trình:
Tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ. Tất cả quá trình trên hợp thành hoạt động tài
chính doanh nghiệp. Quá trình vận động tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ
cũng là quá trình phát sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị cho nên chúng
nảy sinh các quan hệ tài chính, bao hàm:
- Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước;
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Như vậy ta có thể hiểu khái niệm của tài chính doanh nghiệp như sau:
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị


phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho
quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho nhà
2 nước.


2. Chức năng tài chính doanh nghiệp
2.1. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập
bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc
điểm vốn có của hoạt động kinh doanh và hình thức sở hữu DN.
- Phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được
trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất - kinh doanh như:
+ Bù đắp các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động đã bỏ ra;
+ Trả lương cho người lao động để tiếp tục chu kỳ sản xuất - kinh doanh mới;
+ Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước;
+ Phần còn lại doanh nghiệp sử dụng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực
hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có).
- Phân phối nguồn lực tài chính: Phân phối vốn cho các khâu các đơn vị trực thuộc
đơn vị.
2.2. Chức năng giám đốc tài chính
Chức năng giám đốc là khả năng giám sát, dự báo tính hiệu quả của quá trình phân
phối. Nhờ khả năng giám đốc tài chính, doanh nghiệp có thể phát hiện thấy những
khuyết tật trong kinh doanh để kịp thời điều chỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
doanh đã được hoạch định.
Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản
ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình đảm bảo vốn sản xuất - kinh doanh, tình hình
sản xuất - kinh doanh và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Cụ thể:
+ Qua tỷ trọng, cơ cấu nguồn huy động, việc sử dụng nguồn vốn huy động;
+ Việc tính toán các yếu tố chi phí vào giá thành và chi phí lưu thông;
+ Việc thanh toán các khoản công nợ với ngân sách, với người bán, với tín dụng

ngân hàng, với công nhân viên;
+ Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng
của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó giúp cho chủ thể quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, những
sơ hở trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh để có quyết định ngăn chặn kịp
thời các khả năng tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của chức năng giám đốc tài chính là toàn diện và
thường xuyên suốt quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Hoạt động tài chính doanh nghiệp – sự cần thiết phải điều chỉnh bằng
3

pháp luật.


Từ khi nền kinh tế thị trường ra đời đến những giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất
thì nó cũng làm cho nền kinh tế thế giới phải trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm
cùng với những học thuyết kinh tế. Khi thế giới bị rơi vào khủng hoảng vào những
năm 30 của thế kỷ XX, lúc này lý thuyết kinh tế mới của J. Maynard Keynes cùng lý
thuyết tăng trưởng kinh tế ra đời khẳng định lại vai trò của nhà nước cũng như chính
phủ đối với nền kinh tế và sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của nhà đối với các hoạt
động kinh tế nói chung và hoạt động tài chính của doanh nghiệp nói riêng.
Pháp luật về tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ phân phối nguồn tài chính (nguồn tài chính biểu hiện ra ngoài dưới
dạng tiền tệ và các tài sản khác ngoài tiền) trong quá trình doanh nghiệp tạo lập và
sử dụng, phân phối các quỹ tiền tệ và các nguồn vốn tiền tệ để đạt được các mục tiêu
khác nhau của các chủ thể. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật với hoạt động
tài chính doanh nghiệp được xét dưới hai khía cạnh sau:
1. Xuất phát từ tính tất yếu trong mối quan hệ biện chứng giữa tài chính
doanh nghiệp và pháp luật tài chính doanh nghiệp.
Theo Triết học Mác-Lênin: “Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai

phương diện cơ bản của đời sống xã hội - đó là phương diện kinh tế, và phương diện
chính trị- xã hội. Chúng luôn tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với
nhau, tác động lẫn nhau. Trong đó, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với
kiến trúc thượng tầng, đồng thời kiến trúc thượng tầng luôn có sự tác động trở lại cơ
sở hạ tầng”. Nếu ta coi tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của cơ sở hạ tầng thì
pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính doanh nghiệp được ví như kiến trúc thượng
tầng. Như vậy, vấn đề tài chính doanh nghiệp và pháp luật điều chỉnh hoạt động tài
chính doanh nghiệp là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Sự tác động của pháp luật
tới các hoạt động tài chính là tất yếu. Thông qua pháp luật, Nhà nước còn thực hiện
chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị,
bởi: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế” – theo
Ăngghen.
2. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của nhà nước và các chủ thể liên quan.
4


Lợi ích tài chính mà biểu hiện về mặt vật chất là mục tiêu lợi nhuận luôn là động
lực thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp. Và để đạt được mục tiêu này thì không
ít doanh nghiệp đã sử những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh làm phương hại
đến lợi ích của nhà nước, tổ chúc và cá nhân khác. Do vậy nhà nước cần phải tạo ra
khuôn khổ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng việc ban hành các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính
của doanh nghiệp đã đảm bảo cho các quan hệ tài chính chính của doanh nghiệp tồn
tại và vận động trong một trật tự phù hợp với lợi ích của nhà nước và các chủ thể
khác trong xã hội. Cụ thể:
- Thứ nhất, phải có pháp luật để bảo vệ lợi ích tài chính của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp được nhà nước bảo vệ về các lợi ích hợp pháp. Nhưng lợi ích
của doanh nghiệp không nằm ngoài lợi ích của xã hội, không xâm phạm đến lợi ích
của doanh nghiệp khác. Do đó, cần thiết phải có các quy định của pháp luật để doanh
nghiệp tham gia quan hệ tài chính với các doanh nghiệp khác trong những trật tự phù

hợp.
- Thứ hai, phải có pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các đối tác của doanh nghiệp
Trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, nếu không có một hành lang pháp lý chặt
chẽ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai bên sẽ rất dễ dàng phát sinh các hành vi
vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các bên. Do vậy, vấn đề đặt ra
về pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các đối tác của doanh nghiệp rất quan trọng.
Nếu không có các quy định của pháp luật thì vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp
có thể làm bất cứ điều gì kể cả chụp giật, lừa đảo, như: thiếu minh bạch với người
đầu tư, chây ỳ việc thanh toán nợ...
- Thứ ba, phải có pháp luật để bảo vệ lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp
Có thể nói, trong quan hệ lao động trong doanh nghiệp, người lao động luôn ở
thế bất lợi hơn so với người sử dụng lao động. Do vậy, người lao động luôn được
pháp luật bảo vệ khá toàn diện thể hiện qua các quy định cụ thể, chặt chẽ về các vấn
đề như bảo đảm thời gian làm việc và nghỉ, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, quyền
tự do dân chủ...Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần thiết có các quy định của pháp luật
để bảo vệ lợi ích tài chính của người lao động trong doanh nghiệp như công khai,
5

minh bạch về việc sử dụng các loại quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, việc chi trả


lương, thưởng..v..v.. để quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh
nghiệp được bảo vệ. Tránh tình trạng người sử dụng lao động lợi dụng lỗ hổng của
pháp luật để xâm phạm tới lợi ích của người lao động.
- Thứ tư, phải có pháp luật để bảo vệ lợi ích của Nhà nước trong việc doanh nghiệp
thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.
Bằng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ tài chính của doanh
nghiệp, các khoản thu của Nhà nước từ doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo trật tự
nhất định.
Có thể thấy tình trang điển hình hiện nay đó là các doanh nghiệp trốn thuế ngày

càng gia tăng với hành vi tinh vi hơn và lợi dụng những quy định của pháp luật vẫn
còn thiếu sót, hoặc chưa quy định để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Do
vậy, việc pháp luật đưa ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, toàn diện nhằm điều chỉnh
các hoạt động của TCDN là rất quan trọng và cần thiết.
Ví dụ cụ thể: trong thị trường chứng khoán, một thị trường luôn luôn tiềm ẩn rủi
ro, những biến động xấu không thể lường trước được. Dù biến động đó là lớn hay
nhỏ đều có ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp phát hành, của nhà đầu tư. Do
đó, Nhà nước bằng cách đặt ra các quy định của pháp luật, để gián tiếp tham gia vào
công tác quản lý và điều chỉnh thị trường. Điều này, không chỉ có ở Việt Nam mà ở
tất cả các quốc gia trên thế giới đây luôn được coi là một việc làm cần thiết. Đặc biệt,
chứng khoán khi được chào bán ra công chúng sẽ được giao dịch trên thị trường tập
trung, được bán rộng rãi cho công chúng nên pháp luật phải có sự quản lí chặt chẽ
nhằm đảm bảo chất lượng của chứng khoán, bảo vệ quyền lợi của nhà nước sẽ đảm
bảo sự công bằng cho các chủ thể tham gia vào thị trường, đảm bảo cho các nguồn
vốn huy động trên thị trường được sử dụng một cách tối ưu nhất cho sự phát triển
kinh tế.
 Như vậy, từ vai trò của tài chính doanh nghiệp và nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích
của các chủ thể đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật vào “sân chơi” này nhằm tạo môi
trường pháp lý hoàn chỉnh và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan có thể thấy pháp luật không chỉ là cơ
6

sở quan trọng, không những tạo ra một hành lang pháp lí có hiệu quả của nhà nước
đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp, mà còn tạo ra một sân chơi lành mạnh, mà


ở sân chơi đó các doanh nghiệp như là người chơi được đối xử một cách công bằng,
cạnh tranh lành mạnh với nhau, nhằm thúc đẩy nền kinh tế xã hội và mục đích hội
nhập phát triển.
III. Phân tích thông qua ví dụ minh họa

Công ty cổ phần chế biến thủy sản Phương Nam (Công ty PN) là doanh nghiệp
lớn về chế biến thủy sản; từng nằm trong top 10 doanh nghiệp thủy sản hàng đầu Việt
Nam. Năm 2012, công ty PN đã gặp vấn đề lớn về tài chính và đứng trên bờ vực phá
sản khi bà Phạm Thị Diệu Hiền đương nhiệm, tiếp sau được hồi sinh dưới sự kế
nhiệm của ông Trần Văn Trí – giữ chức Giám đốc điều hành.
Công ty PN từng đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 88 triệu USD vào năm
2007 và tạo công ăn việc làm cho trên 3.200 công nhân. Chính vì điều này, nhiều
ngân hàng tin tưởng cho công ty PN vay nhiều khoản tiền lớn (thậm chí gấp nhiều lần
vốn điều lệ của công ty PN). Có nguồn vốn trong tay nhưng do “kinh doanh không
khôn ngoan” đã dẫn đến công ty PN “vỡ nợ” với tổng số nợ là 1600 tỷ đồng. Khi đó,
kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt gần 10 triệu USD, cùng khoảng 650 nhân
công sản xuất cầm chừng.
Nói về nguyên nhân, ông Nguyễn Minh Trí, Tổng giám đốc Công ty CP Thực
phẩm Phương Nam “Doanh nghiệp trước đây được điều hành giống như công ty gia
đình, đầu tư vốn dàn trải, trong đó có 300 tỷ đồng xây mới nhà máy thủy sản Phương
Nam và mua nhiều bất động sản lúc lãi ngân hàng cao. Trước đây, nhiều chủ nợ
đồng loạt rút vốn lưu động khoảng 220 tỷ đồng làm cho Thủy sản Phương Nam đứng
bên vực phá sản”1. Có thể thấy dưới sự lãnh đạo của bà Diệu Hiền, nguồn vốn đã
không được sử dụng hiệu quả. Trong quá trình đầu tư, công ty PN đã không thực hiện
đánh giá, lựa chọn các dự án, việc sử dụng số tiền vay không đúng mục đích, đầu tư
dàn trải mà không tính đến sự biến động của thị trường dẫn đến công ty mất thanh
khoản dẫn đến nợ xấu. Trong thời điểm, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, thị
trường bất động sản đang có những dấu hiệu “xuống dốc”, bà Diệu Hiền đã liên tục
đầu tư vào thị trưởng bất động sản, do vậy tính khả thi của các dự án không cao,
nhiều dự án “chết yểu”.
7

1 />

Để giải cứu công ty, ông Trần Văn Trí - chồng của bà Diệu Hiền, đã đóng vai trò

nhà đầu tư mới, làm việc với lãnh đạo tỉnh và các chủ nợ ngân hàng. Sau đó, ông Trí
vào vị trí điều hành Thủy sản Phương Nam thay cho bà Diệu Hiền. Sau khi có
phương án cơ cấu lại công ty, công ty PN đã được tái cơ cấu bởi sự tham gia của rất
nhiều chủ thể khác nhau.
+ Các ngân hàng có dư nợ tại công ty Phương Nam cam kết đối với các khoản nợ
bằng cách góp vốn, khoanh nợ. Nợ với LienVietPostBank được bán cho công ty Cổ
phần dịch vụ Đất Việt (Hà Nội), nợ với ngân hàng ABBank được bán cho ông
Nguyễn Minh Trí – thành viên Hội đồng quản trị công ty Thủy sản Phương Nam.. Để
Thủy sản Phương Nam hoạt động ổn định, LienVietPostBank và ABBank cam kết
tiếp tục cho vay. Số vốn cấp mới này được thu lãi bình thường, quản lý theo dòng tiền
và ưu tiên thu hồi trong trường hợp công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh không
hiệu quả.
+ Đối với các ngân hàng có dư nợ không tham gia góp vốn, có thể hỗ trợ cho vay
vốn lưu động hoặc cho vay tài trợ xuất khẩu tùy theo chủ trương của mỗi ngân hàng.
Về công nợ, cổ đông mới có trách nhiệm trả cho các nhà cung cấp trong quá trình
hoạt động kinh doanh sau khi tái cấu trúc thành công.
Sau khi được “giải cứu”, Thủy sản Phương Nam đang liên hệ các khách hàng
truyền thống tại thị trường Nhật Bản, Mỹ, châu Âu… để ký lại các hợp đồng cung
cấp hàng hóa, đồng thời phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới. Để giảm chi
phí, Phương Nam sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý, dây chuyền sản xuất theo
hướng tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thông báo tuyển thêm 1.000
lao động mới.
Ngày 7/6/2013, công ty Thủy sản Phương Nam được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Sóc Trăng cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các cổ đông mới, người
đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Minh Trí - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc với vốn điều lệ 295 tỷ đồng.
8


Qua ví dụ này có thể thấy, hoạt động tài chính của doanh nghiệp rất cần có sự điều

chỉnh của pháp luật, thể hiện qua:
Thứ nhất, vai trò của tài chính doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong sự vận
hành công ty Thủy sản Phương Nam cũng như tháo gỡ các vướng mắc trong quá
trình công ty hoạt động. Cụ thể:
+ Vốn là thứ tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp của
Công ty Thủy sản Phương Nam, pháp luật về huy động vốn là công cụ hữu hiệu để
giúp công ty có được số vốn cần để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
Vấn đề đáng nên nói thêm ở đây là vấn đề huy động vốn thông qua tổ chức tín
dụng. Thực tế, các ngân hàng đã cho công ty PN vay lượng tiền lớn hơn rất nhiều lần
so với giá trị tài sản thế chấp. VDB và LienVietPostBank cho vay hơn 300 tỷ đồng
nhưng chủ yếu nhận thế chấp bằng tài sản lưu động là hàng tồn kho. Tương tự, tại
Sacombank, trong số 147 tỷ đồng đã cho Phương Nam vay, chỉ 40 tỷ có tài sản thế
chấp, hơn nữa lại là hàng tồn kho thay vì tài sản cố định. Trong trường hợp này, các
ngân hàng vì quá tin tưởng vào những nguồn thu ngoại tệ đều đặn của công ty mà dễ
dàng cho công ty vay nhiều tiền nhưng lại không có tài sản bảo đảm phù hợp. Bởi
vậy, tới khi doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán, thì không chỉ phía công ty, mà
các ngân hàng cũng bị thiệt hại. Từ đây có thể thấy, quy định của pháp luật là hết sức
cần thiết để điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty, đặc biệt là huy động vốn
thông qua vay tín dụng ngân hàng.
+ Pháp luật cần thiết trong hoạt động tài chính doanh nghiệp bởi nó giúp doanh
nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Trong trường hợp của công ty Phương
Nam, có thể thấy, việc công ty sử dụng vốn dàn trải và đầu tư vào nhiều bất động sản
là chưa đúng với mục đích vay vốn ngân hàng của công ty. Đây cũng chính là hậu
quả của việc công ty không tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành sử dụng
vốn vay. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) có quy
định tại Điều 56 nghĩa vụ của khách hàng vay là “sử dụng tiền vay đúng mục đích và
9 thực hiện đúng các nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”, trong khi


đó, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 tuy không có quy định này, nhưng lại trao

quyền cho tổ chức tín dụng “yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay
và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn” tại Khoản 4 Điều 94.
Như vậy có thể thấy, nếu như công ty Phương Nam nhận thức được tầm quan trọng
của quy định pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích thì đã có thể đầu tư
hiệu quả hơn và không gặp phải rủi ro.
+ Sau khi công ty lâm vào tình trạng khó khăn, ông Trí đã vận dụng một cách linh
hoạt các quy định pháp luật về tài chính doanh nghiệp để kích thích và điều tiết hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ông đã tiến hành tổ chức lại công ty
Thủy sản Phương Nam theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, thực hiện mua bán
nợ cho công ty theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà
nước về quy chế mua bán nợ của các tổ chức tin dụng… và thực hiện nhiều hoạt động
khác. Từ đây có thể thấy, khi hoạt động tài chính của công ty tuân theo những quy
định thống nhất và có trình tự của pháp luật thì sẽ có khả năng kéo lại sự ổn định và
phát triển cho sản xuất kinh doanh.
+Sự cần thiết của pháp luật đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp còn thể hiện
qua cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp
luật về kế toán và kiểm toán giúp công ty kiểm soát việc thu chi, đồng thời giám sát
giệu quả của việc dùng vốn để từ đó phát hiện ra nguyên nhân gây thiệt hại là ở khâu
đầu tư và có phương án phục hồi doanh nghiệp.
Thứ hai, pháp luật cần thiết trong hoạt động tài chính doanh nghiệp để bảo vệ
quyền lợi các bên liên quan. Thông qua tình huống, có thể thấy như sau:
+ Các quy định của pháp luật đã góp phần bảo vệ công ty Thủy sản Phương Nam
trước bờ vực phá sản. Từ những quy định về góp vốn, khoanh nợ cho đến các quy
định về mua bán nợ, giãn nợ… được thực hiện theo trình tự luật định đã dần dần khắc
phục tình trạng nợ nần của công ty, ổn định lại sản xuất và khôi phục tình hình tài
chính của công ty.
10


+ Nhờ có các quy định của pháp luật mà lợi ích của các ngân hàng cho công ty

Thủy sản Phương Nam vay đã được bảo vệ. Trong sự việc này, đã có tới 20 cán bộ
của 5 ngân hàng khu vực miền Tây vướng vào vòng lao lý vì đã cho công ty này vay
thế chấp bằng lượng hàng tồn kho. Có thể thấy, nếu các ngân hàng này tuân thủ theo
đúng quy định về vay vốn tín dụng thì đã không phải chịu hậu quả như vậy. Như
trường hợp của Agribank, tuy là ngân hàng cho công ty Thủy sản Phương Nam vay
nhiều nhất, nhưng lại không chấp nhận cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho, mà tài
sản đảm bảo chủ yếu là các khu nhà xướng, những biệt thự, căn hộ giá trị ở khu đô thị
Phú Mỹ Hưng… Bởi vậy, ngân hàng này vẫn thu hồi được nợ và chịu ít thiệt hại hơn
so với các ngân hàng khác. Rõ ràng, quá trình vay vốn tín dụng rất cần có sự điều
chỉnh của pháp luật để bảo vệ chính các ngân hàng cho vay.
+ Trong giai đoạn khủng hoảng, công ty Thủy sản Phương Nam chỉ còn dưới 1000
công nhân. Do vậy, không chỉ những công nhân bị cắt giảm do sự suy yếu tài chính
doanh nghiệp, mà những công nhân còn làm việc tại công ty cũng cần được bảo vệ
quyền và lợi ích tài chính. Để có thể thực hiện được việc này, rất cần các quy định
của pháp luật.
+ Với một doanh nghiệp lớn như công ty Thủy sản Phương Nam thì sự bất ổn tài
chính của doanh nghiệp cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước. Bởi vậy, các quy định giúp phục hồi tài chính doanh nghiệp sẽ góp
phần làm cho công ty có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Mặt
khác, đây là công ty xuất khẩu lớn, nên bảo vệ được công ty cũng có nghĩa là bảo vệ
sự ổn định kim ngạch xuất khẩu thủy sản và hệ thống tín dụng của cả nước.
 Đánh giá chung: các quy định của pháp luật điều chỉnh khá toàn diện, tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Đối với hoạt động huy động vốn pháp luật quy định ở Luật doanh nghiệp, Bộ luật
dân sự…hay các luật chuyên nghành như Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo
hiểm đã quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề như vốn điều lệ, vốn pháp định,
11 cách thức, phương thức huy động vốn...( đi vay hoặc sử dụng các công cụ của thị


trường tiền tệ như: tín phiếu, thương phiếu, hối phiếu … hoặc các công cụ của thị

trường chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, hay các loại chứng khoán phái sinh…)
và các biện pháp bảo đảm khi huy động vốn, các trường hợp không được huy động
vốn, chuyển nhượng vốn, rút vốn… đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Đối với hoạt động sử dụng vốn pháp luật quy định các lĩnh vực được đầu tư, định
mức sử dụng vốn tối thiểu, tối đa, điều chỉnh cách thức ra quyết định sử dụng vốn của
các bộ phận trong doanh nghiệp…..
Đối với hoạt động phân phối lợi nhuận thì pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa
ba bên nhà nước- doanh nghiệp- người lao động nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên.
Nhà nước quy định các loại thuế phải nộp, định mức thuế phải nộp, các loại quỹ nhất
là quỹ dự phòng rủi do và định mức của quỹ, các khoản được giảm trừ…. Ngoài ra
pháp luật còn tác động gián tiếp bằng cách quy định mức lương tối thiểu của người
lao động hay các quy định về bảo hiểm cho người lao động.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận các hạn chế trong các quy định của pháp luật tài
chính doanh nghiệp. Theo khảo sát, mỗi năm đều có số lượng không nhỏ doanh
nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Thống kê, năm 2013 số doanh nghiệp gặp khó
khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60737 doanh nghiệp, tăng 11,9%
so với năm 2012. Về lý do ngừng hoạt động, 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản
xuất thua lỗ kéo dài, 5,1% trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5%
trả lời do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được
thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại 2. Từ đó có thể thấy là sự
chưa hoàn thiện trong các quy định của pháp luật, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
đến hoạt động tài chính doanh nghiệp chưa cao.
C. KẾT THÚC
Tài chính doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của một
quốc gia. Một quốc gia không thể ổn định và phát triển nếu tài chính của các doanh
2 />
12 2013/39075.tctc


nghiệp suy thoái. Do đó, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của

pháp luật đối với hoạt động là yêu cầu cấp bách để thúc đẩy cạnh tranh; tạo điều kiện
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam
theo xu hướng hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật. Đại học Luật Hà nội. Nxb. CAND.
2. Giáo trình Luật tài chính. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà nội.
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Ts. Lưu Thị Hương, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân (bản pdf).
4. Tìm hiểu Luật Tài chính. TS. Võ Đình Toàn, Nxb. Tư pháp.
5. Bài viết “Thủy sản Phương Nam hồi sinh”.
/>6. Bài viết “'Đại gia' thủy sản nợ nghìn tỷ đã có lãi sau tái cơ cấu”
/>7. Bài viết “Tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 2013
/>
13



×