Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đề 3 học kỳ bình luận nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong cơ chế ra quyết định của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.62 KB, 4 trang )

Đề số: 03

MỞ ĐẦU
Sau hơn 40 năm tồn tại, ASEAN đã có những bước tiến đáng kể về cơ
cấu tổ chức cũng như phạm vi và lĩnh vực hợp tác. Nhằm đáp ứng nhu cầu hợp
tác phát triển, các quốc gia thành viên ASEAN cũng thỏa thuận xây dựng hệ
thống nguyên tắc, quy phạm của pháp luật ASEAN theo hướng ngày càng
hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Và sự ra đời của Hiến chương ASEAN năm 2007
là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện ASEAN. Trong đó, cơ chế ra
quyết định của ASEAN được quy định tại Hiến chương là dựa trên nguyên tắc
tham vấn và đồng thuận. Để hiểu rõ hơn về cơ chế này, em xin đi vào đề tài:
“Bình luận về nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong cơ chế ra quyết
định của ASEAN”.
NỘI DUNG
Nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong cơ chế ra quyết định của
ASEAN đã được quy định trong Điều 20 Hiến Chương ASEAN: “1. Việc ra
quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của
ASEAN. 2. Khi không có đồng thuận, cấp cao ASEAN có thể xem xét việc
đưa ra quyết định cụ thể. 3. Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng
tới các phương thức ra quyết định đã được nêu trong các văn kiện pháp lý liên
quan khác của ASEAN. 4. Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc
không tuân thủ, vấn đề này sẽ được trình lên cấp cao ASEAN để quyết định.”
Theo đó, ta có thể hiểu tham vấn là có sự trao đổi ý kiến và đặt ra nghĩa vụ
phải trả lời, còn về nguyên tắc đồng thuận là sự nhất trí của tất cả các thành
viên từ quá trình tham vấn đó và nhờ đó quyết định được thông qua.
Xuất phát từ sự đa dạng trong ASEAN, đa dạng về mặt thể chế chính trị,
trình độ phát triển kinh tế và nhiều nét khác biệt về văn hóa xã hội mà nếu
không áp dụng đồng thuận thì các quyết định khó có thể thông qua được khi
mà có sự chênh lệch như vậy. Đặc biệt, quyết định nào hơi ngược thì chỉ có lợi
cho nhóm đối tượng nào đó thôi. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh tế muốn đẩy nhanh
tốc độ kinh tế khu vực, thì một quyết định là nhanh chóng cắt giảm thuế quan


thì nhập khẩu đối với hàng hóa qua các nước thành viên bằng 0. Để đưa ra
quyết định như vậy, các nước phát triển ASEAN mong muốn thông qua thuế
bằng 0 công bố nền kinh tế phát triển nhưng các nước có nền kinh tế kém phát
triển luôn luôn muốn duy trì chính sách bảo hộ của mình, bởi vì nếu nhập khẩu
thuế bằng 0 thì đồng nghĩa với việc thuế không còn nữa mà thuế là nguồn thu
chủ yếu của các quốc gia, các quốc gia sẽ phải từ bỏ rất lớn nguồn thu từ thuế.
Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN


Đề số: 03

Mặt khác, thuế bằng 0 thì hàng hóa nước ngoài ồ ạt vào trong nước, cạnh tranh
hàng hóa trong nước, nếu hàng hóa trong nước không đáp ứng được yêu cầu
của xã hội thì nó sẽ nhường chỗ lại cho hàng hóa nước ngoài có chất lượng tốt.
Như vậy thì Chính phủ sẽ không thể nào bảo hộ được các hàng hóa trong nước
và có thể sẽ tạo ra sự khủng hoảng kinh tế của quốc gia đó. Đó là lí do vì sao ở
ASEAN việc thông qua hàng rào thuế rất lâu và kéo dài. Ngoài ra, sự chênh
lệch đó cũng khiến các quốc gia vì thể chế khác nhau nên mục đích, mục tiêu
khác nhau và để dung hòa lợi ích thì chỉ có cách để các quốc gia thể hiên tiếng
nói của mình trong quyết định của ASEAN. Nếu muốn được thông qua một
cách nhanh chóng thì có quá trình tham vấn. Các quốc gia tham vấn với nhau
để trao đổi với nhau và có thể đưa ra một số nhượng bộ. Giả sử như Singapor
là quốc gia rất phát triển trong ASEAN, muốn cùng kích trong lĩnh vực kinh tế
năng động nhanh chóng đã đưa ra một số nhượng bộ đối với những nước kém
phát triển hơn như Lào, Campuchia, Việt Nam; có thể dành cho VN một số ưu
đãi mà quốc gia khác không có để các quốc gia này có thể thấy được rằng, nếu
mình tham gia bỏ phiếu về vấn đề đó thì mình sẽ có lợi nhất định khi dành
được một số ưu đãi của quốc gia phát triển hơn. Đây là lí do vì sao quá trình
tham vấn nó gắn liền với nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, xuất phát từ
nhược điểm của đồng thuận là cần tham vấn.

Ưu điểm của tham vấn: Chính vì quá trình các quốc gia trao đổi với
nhau, thảo luận với nhau để đạt được tiếng nói chung đó là việc đồng thuận
trong các vấn đề của ASEAN. Các quốc gia có cơ hội ngồi lại với nhau, chia sẻ
các quan điểm của mình.Thứ hai, dễ dàng đạt được đồng thuận khi tham vấn
thành công. Khi tham vấn thành công, các quốc gia đã hiểu quá rõ ý đồ và
chấp nhận ý đố đó rồi và chấp nhận tất cả cái quan điểm của quốc gia rồi nên
chỉ đưa ra bỏ phiếu thôi thì việc đồng thuận đương nhiên đạt được. Tuy nhiên
nhược điểm của tham vấn là kéo dài thời gian ra quyết định. Giả sử vào thời
điểm này tham vấn thành nhưng vào thời điểm khác khi ta xác định khác.. các
yếu tố xã hội thay đổi cho nên các quốc gia không đồng ý nữa, các quốc gia lại
quay lại tham vấn nên sẽ ké dài thời gian ra quyết định của ASEAN và tốn kém
rất nhiều công sức, tiền bạc cho các quá trình tham vấn đó.
Ưu điểm của đồng thuận: Xuất phát từ sự đa dạng trong ASEAN thì ưu
điểm của đồng thuận là đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia không phân
biệt giàu nghèo, lớn nhỏ đều có 1 lá phiếu như nhau. Khác hoàn toàn với các
quốc gia trong Liên hợp quốc lá phiếu trong lien hợp quốc như quốc gia có
quyền phủ quyết như các nước trong hội đồng bảo an liên hợp quốc còn các
Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN


Đề số: 03

quốc gia khác lại không có quyền đó có thể là bất bình đẳng nhưng bởi vì các
quốc gia nào đóng góp nhiều hơn nên có quyền lợi nhiều hơn so với các quốc
gia còn lại. Nhưng trong ASEAN xuất phất từ nguyên tắc bình đẳng giữa các
quốc gia nên các quốc gia được bình đẳng về quyền cũng như nghĩa vụ. Các
quốc gia được hưởng như nhau thì đóng góp cũng phải như nhau trong chính
sách của ASEAN. Xuất phát từ lí do đó, đồng thuận đảm bảo cho lợi ích của
các quốc gia thành viên ASEAN. Thứ hai, đảm bảo các quốc gia có quyền
quyết định đối với các vấn đề quan trọng của tổ chức, đảm bảo cho ASEAN

có thể tồn tại và phát triển theo định hướng “thống nhất trong đa dạng” trong
suốt những năm qua. Khi 1 vấn đề được đưa ra đều cần ý kiến của 10 thành
viên khi 1 thành viên im lặng hay 1 thành viên giơ tay không đồng ý thì quyết
địnhn đó cũng không được thông qua mà tất cả đều được thể hiện bằng một lá
phiếu hợp lý. Thứ ba, phù hợp với điều kiện của ASEAN là sự đa dạng. Nhược
điểm của đồng thuận: Thứ nhất, khó đưa ra được quyết định. Chính sự tuyệt
đối đó khiến cho nguyên tắc này khó thực hiên được. Bởi vì xuất phát từ sự
chênh lệch như vậy khó có thể 1 quyết định vừa làm hài lòng nhóm nước phát
triển, vừa làm hài lòng nhóm nước kém phát triển. mặt khác, đồng thuận làm
chậm tiến trình hợp tác khi liên quan đến quá trình tham vấn khi đồng thuận
không thành công, lại tiếp tục tham vấn cho đến khi đạt được đồng thuận thì
thôi còn nếu tham vấn mãi không đạt được đồng thuận thì buộc các quốc gia
ASEAN quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Thứ ba, khó đạt được được
mức độ liên kết cao. Với “nguyên tắc đa số phiếu kép” của Liên minh châu Âu
thì quyết định thông qua 1 cách nhanh chóng, khi quyết định thông qua nhanh
chóng thì chuyển sang quy phạm cụ thể đó thì sẽ làm tăng tốc độ liên kết của
liên minh châu Âu còn ASEAN chính vì quá trình thương lượng để có được sự
đồng thuận kéo dài rất lâu, quyết định hoặc văn bản quy phạm pháp luật chậm
thông qua nên cũng làm chậm khả năng liên kết cuả ASEAN.
KẾT LUẬN
Với những bình luận trên, có thể thấy, cơ chế ra quyết định của ASEAN
nhằm định hướng thống nhất trong đa dạng và cơ chế này đã có rất nhiều ưu
điểm. Tuy nhiên song song đó là những hạn chế còn tồn tại của cơ chế trong
quá trình ra quyết định của ASEAN. Dù vậy, thì nguyên tắc đồng thuận và
tham vấn cũng tạo ra sự khác biệt với cơ chế ra quyết định của các tổ chức
quốc tế khác, xuất phát từ hoàn cảnh của khu vực.

Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN



Đề số: 03

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội – 2012.
Hiến chương ASEAN năm 2007 (có hiệu lực từ ngày 15/12/2008).

Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN



×