Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.45 KB, 5 trang )

Bài tập học kỳ
Môn : Luật luật so sánh
Đề bài: Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong
hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.

Pháp và Đức là hai quốc gia có nền dân chủ phát triển khá lâu đời và là
láng giềng của nhau về mặt địa lý. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ
dẫn đến sự giống nhau về mô hình đào tạo luật và nghề luật, tuy nhiên thì thực tế
đã cho thấy việc đào tạo luật và nghề luật ở Đức và Pháp ngoài những điểm
chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law thì lại có
những nét đặc trưng riêng.

Hệ thống pháp luật của Đức và Pháp chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của
pháp luật La Mã. Các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự Napo leon năm 1804 của
Pháp, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ sở của việc kết
hợp giữa tập quán địa phương và luật La Mã. Trải qua quá trình phát triển cộng
thêm với việc du nhập, tác động qua lại của các hệ thống pháp luật không thành
văn thuộc dòng họ pháp luật common law đã khiến cho hệ thống pháp luật của
hai quốc gia Pháp và Đức nói riêng và cả dòng họ pháp luật civil law nói chung
mang tính hoàn thiện tương đối cao. Chính vì sự phát triển khá sớm của luật
pháp thành văn nên ở Đức và Pháp, việc đào tạo luật và nghề luật đã bắt đầu từ
khá sớm và ngày càng có xu hướng phát triển rộng. Ngay từ thế kỉ XI khi ở
Châu Âu bắt đầu xuất hiện xu hướng giảng dạy pháp luật trong các trường đại
học tổng hợp, trong đó trường đại học tổng hợp Bologna của Ý được biết đến
như một cái nôi của giảng dạy luật đầu tiên trên toàn Châu Âu lục địa và đó là
nơi quy tụ các giảng viên và học viên ở khắp Châu Âu, trong đó có các học viên
của Pháp và Đức. Thừa hưởng kiến thức pháp luật cũng như các phương pháp
áp dụng trong giảng dạy, những luật gia được đào tạo ở Bologna là những người
đã đặt nền móng cho truyền thống pháp luật ở quốc gia của họ sau này.
Tại Pháp và Đức, tuy cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật
La Mã, nhưng cho tới hiện nay, thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế và thế mạnh


của mỗi quốc gia mà có quy trình đào tạo luật phù hợp với quốc gia mình. Điểm
chung về quá trình đào tạo Luật tại Pháp và Đức đó là sinh viên để có thể hành
nghề luật trong các lĩnh vực khác nhau thì đều phải hoàn thành hai giai đoạn đào
tạo.

1. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO LUẬT.
Giai đoạn này chủ yếu trang bị cho sinh viên các kiến thức pháp luật cơ
bản, tổng hợp, với mục đích cung cấp kiến thức toàn diện cho sinh viên.
Sinh viên luật tại Pháp và Đức đều phải trải qua 4 năm đào tạo cơ bản tại
khoa luật của các trường đại học. Trong 4 năm này thì sinh viên phải học các
môn học mang tính chất cơ sở về khoa học luật như: lịch sử các học thuyết pháp
luật, lịch sử pháp luật, triết học, xã hội pháp luật và các môn học mang tính chất
bắt buộc như luật hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật tố
tụng dân sự,… kết thúc chương trình đào tạo này, sinh viên phải thi để có thể
nhận được tấm bằng cử nhân Luật.
Tuy nhiên thì ở Pháp, thì kì thi này chỉ đơn thuần là kì thi tốt nghiệp đại
học như các ngành nghề khác, do trường tổ chức kết hợp với Bộ tư pháp Pháp,
nếu không đậu thì sinh viên có thể tiếp tục thi lại nhiều lần, và khi đã đậu tốt
nghiệp sinh viên được cấp bằng “Maitrise en droit” (cử nhân luật). Còn ở Đức
thì kì thi này được đánh giá là khá khó, vì đó là kì thi quốc gia được tiến hành
dưới sự giám sát cả hai cấp: chính quyền liên bang và Bộ tư pháp bang. Nếu
vượt qua được kì thi này thì sinh viên mới có thể tiếp tục theo học ở giai đoạn
thứ hai. Khác với ở Pháp, thì sinh viên Luật tại Đức chỉ được thi lại một lần, nếu
trượt thì không được phép thi tiếp mà phải quay lại đào tạo lại từ đầu, và sẽ bỏ
phí mất mấy năm học tại trường. Nhìn vào quy trình tổ chức và đánh giá kì thi
tốt nghiệp đào tạo cử nhân luật của Đức, có thể thấy nước Đức khá coi trọng
việc giảng dạy và đào tạo luật. Luật pháp nước này còn quy định: Bộ tư pháp
của mỗi bang có trách nhiệm giám sát, quản lý, đánh giá kì thi này, thậm chí cả
việc ra câu hỏi thi.


2. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT
Tại Pháp, bằng đại học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau
4 năm học luật muốn trở thành thẩm phán hoặc công tố viên thì phải học qua
trường đào tạo thẩm phán ở Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực
tập, học viên tốt nghiệp được bổ nhiệm làm thẩm phán hoặc công tố viên; những
người muốn trở thành thẩm phán tại toà án hành chính thì phải học tại học viện
hành chính quốc gia, riêng có một điểm đặc biệt thẩm phán toà án thương mại
lại được cử ra từ các thương nhân có uy tín và kinh nghiệm. Để trở thành luật sư
học viên phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở trung tâm đào tạo luật sư và phải
là thành viên của hội luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm. Nghề luật sư ở
Pháp được coi là một nghề tự do, độc quyền trong trợ giúp và đại diện cho các
bên trước toà.
Còn tại Đức, việc đào tạo luật và nghề luật của Đức cũng có nét đặc trưng
riêng, nhìn chung ở Đức không có mô hình đào tạo nghề luật như ở Pháp, bậc
đại học kéo dài 4 năm và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có
chứng chỉ phải có tiếp 3 năm thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học
kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, tranh tụng…), nửa năm thực
tập tại toà án, nửa năm thực tập tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc
thi quốc gia lần hai. Người tốt nghiệp sau kỳ thi quốc gia lần hai mới có bằng
chính thức, người muốn trở thành luật sư không phải học để lấy bằng luật sư và
người muốn trở thành thẩm phán thi xong ra thực tập có thể được bổ nhiệm
không phải học như ở Pháp. Nghề luật sư ở Đức được coi là nghề phục vụ công
lý không giống như ở Pháp là một nghề tự do phục vụ cho khách hàng, có thoả
thuận thù lao với khách hàng, còn ở Đức thì không được tự ý thoả thuận, luật sư
chỉ được lấy thù lao theo qui định. Luật sư có thể chuyên sâu vào một lĩnh vực
nếu đã có chứng chỉ chuyên ngành, đã hành nghề 2 năm và chỉ được chuyên sâu
tối đa 5/ 5 lĩnh vực.
Như vậy, việc quy định hai bước trong quy trình đào tạo pháp luật ở
Đức vừa có những điểm tương đồng với các nước trong hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa, đồng thời, cũng có những đặc điểm riêng, thể hiện rõ nét ở việc đào

tạo nghề luật trong giai đoạn thứ hai. Để có thể hành nghề luật trong một lĩnh
vực như: Luật sư, thẩm phán, công tố viên,… thì thời gian đào tạo ở Đức yêu
cầu phải mất khoảng 7 năm với một chương trình duy nhất cho tất cả các ngành
nghề, tuy thời gian hơi dài nhưng sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm đương
bất kì một vị trí nào liên quan đến nghề luật trong tất cả các lĩnh vực. Còn ở
Pháp thì thời gian yêu cầu đối với sinh viên luật ít hơn, ví dụ như để có thể hành
được nghề luật sư thì sinh viên chỉ mất 4 năm đào tạo cử nhân luật và 1 năm đào
tạo nghề tại Trung tâm đào tạo chuyên ngành. Kết thúc 1 năm học luật tại Trung
tâm đào tạo luật sư, sinh viên Pháp được cấp bằng luật sư tập sự. Để trở thành
một luật sư thực thụ, người đã có chứng chỉ khả năng hành nghề luật sư phải gia
nhập một Đoàn luật sư, tuyên thệ trước Tòa án phúc thẩm và phải ghi tên vào
danh sách những người tập sự thuộc Trung tâm khu vực đào tạo nghề nghiệp,
thời gian tập sự là hai năm. Trung tâm khu vực quy định những yêu cầu của luật
sư tập sự, những việc phải giao cho học viên và giám sát thực hiện. Trung tâm
lập danh sách những luật sư hướng dẫn, luật sư được giao nhiệm vụ không được
từ chối. Các luật sư tập sự bên cạnh một luật sư, một người chuyên nghề nghiệp
pháp lý, một chuyên gia kinh tế trong cơ quan pháp chế có từ 3 luật gia trở lên
hoặc có thể tập sự tại một cơ quan công quyền.
Nhìn chung ta thấy điểm khác biệt cơ bản nhất trong đào tạo Luật
và nghề luật của Pháp và Đức chính là mô hình giảng dạy tổng thể trong khung
chương trình đào tạo, trong khi đào tạo luật và hành nghề luật của Đức là đào
tạo tổng hợp, một khung chương trình học cho tất cả các ngành nghề thì đào tạo
Luật của Pháp là đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực cụ thể.

Dựa vào các cơ sở đã nêu trên ta nhận thấy, tuy Pháp và Đức là hai quốc
gia thuộc cùng một dòng họ pháp luật và là láng giềng của nhau về mặt địa lý,
nhưng lại có những điểm khác biệt khá căn bản về mô hình đào tạo luật và nghề
luật. Chính những điều đó đã tạo nên cho Pháp và Đức những nét đặc trưng
riêng, tạo nên thế mạnh cho mỗi quốc gia trong lĩnh vực phát triền nghề luật.
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ

thống pháp luật trên thế giới, đặc biết là các quốc gia có nền luật pháp phát triển
như Pháp và Đức có một ý nghĩa rất thiết thực trong đời sống của mỗi chúng ta,
giúp chúng ta nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách
sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau, đồng thời tạo điều kiện giao lưu
quốc tế và đối thoại với đồng nghiệp nước ngoài. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
pháp luật nước mình, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan
điểm mới, để từ đó xây dựng một mô hình đào tạo luật và ngành luật thích hợp
áp dụng vào trong giảng dạy ở nước ta.…

×