Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tư tưởng hồ chí minh về vấn đề giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.26 KB, 7 trang )

I. MỞ ĐẦU:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cũng là giải phóng
giai cấp, giải phóng con người chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh, chứa đựng nhiều luận điểm sáng tạo, làm phong phú đường lối đấu
tranh cách mạng của Đảng góp phần vô cùng to lớn vào giá trị thực tiễn và lý luận.
Giải phóng dân tộc, xét về thực chất là đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lược của
đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, hình thành Nhà nước dân tộc độc lập và tự
do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp xu hướng phát triển của thời
đại, tiến bộ xã hội.
Vì chứa đựng nhiều nội dung quan trọng, đáng quan tâm nên ta cần tập trung
tìm hiểu, làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc.
II. ĐỊNH NGHĨA VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ
thống các quan điểm về con đường cứu nước, về tổ chức lực lượng, chiến lược,
sách lược và những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khỏi chủ nghĩa thực dân đế quốc, xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam gắn liền với tính tất yếu lịch sử của con đường cách mạng Việt
Nam. Đó là việc Hồ Chí Minh ý thức được sự bất cập của đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam theo quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa yêu nước
truyền thống do các bậc sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Cuộc hành trình gần mười năm
khắp các châu lục là cơ sở thực tiễn quan trọng trong quá trình hình thành nhận
thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Trong hành
trình đó, chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối Quốc tế Cộng sản là nhân tố quan
trọng nhất, nhân tố quyết định hình thành nhận thức về con đường cách mạng giải
phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa biện chứng và vận
dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng
giải phóng dân tộc. Trên cơ sở ấy, Người đã vừa phát triển nhận thức, vừa xử lý vấn



đề đó theo quan điểm phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng.
III. TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA CÁCH MẠNG GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC
1. TÍNH CHẤT:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu như mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản
chủ nghĩa phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì mâu
thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp
bức với chủ nghĩa thực dân. Vì vậy, đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không
phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là
chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Nó quy định tính chất và nhiệm vụ hàng
đầu của cách mạng của các nước thuộc địa. Người chủ trương đưa cách mạng Việt
Nam theo con đường cách mạng vô sản, nhưng chưa làm ngay cách mạng vô sản,
mà thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc với đế
quốc xâm lược và tay sai.
2. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU:
Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc. Cách mạng ở
thuộc địa trước hết phải “ lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc” chứ chưa phải
là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột chung. Người đưa ra chủ trương
tạm gác khẩu hiệu “ cách mạng ruộng đất” và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức
độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải
là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân
tộc.
IV. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PHẢI ĐI THEO CON ĐƯỜNG
CÁCH MẠNG VÔ SẢN
- Các nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh:



+ Cuối thế kỉ XIX, con đường đấu tranh theo tư tưởng phong kiến với đại
diện tiêu biểu là phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế và bước sang
đầu thế kỉ XX, con đường cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản với
sự tham gia của hai vị tiền bối là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều bị
dập tắt. Như vậy, trước mắt Hồ Chí Minh lúc này cả hai con đường trên đều
đã thất bại, người nhận thấy do gắn liền với hệ tư tưởng phong kiến hay hệ
tư tưởng tư sản, nên cách mạng không có khả năng đề ra đường lối và
phương pháp đấu tranh đúng đắn, không có khả năng quy tụ, tập hợp quần
chúng đấu tranh để phát triển thành một phong trào mang tính chất toàn
quốc. Vì vậy để giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh cần phải tìm ra một con
đường cứu nước mới khác với hai con đường trên.
+ Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ đều là cách mạng tư sản
nhưng cách mạng không triệt để, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì
tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, chúng ta đã hi sinh thì làm
cách mạng đến nơi, làm sao khi cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng
số nhiều, thế thì dân chúng mới khỏi phải hi sinh nhiều lần.
+ Trong thế giới bấy giờ chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là thành công
thực sự triệt để, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do bình đẳng
thực sự. người thấy đây không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là
một tấm gương sáng về giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
+ Người hoàn toàn tin theo Lenin và Quốc tế thứ ba. Người thấy trong lí
luận của Lê nin có một phương thức mới để giải phóng dân tộc: Con đường
cách mạng vô sản.
+ Lực lượng của giai cấp vô sản ở Việt Nam vô cùng đông đảo. Hơn
nữa, cuộc cách mạng vô sản ở nước ta có thể liên kết với các cuộc cách mạng
vô sản trên thế giới để tạo nên sức mạnh chung đánh đuổi chủ nghĩa tư bản
thực dân, đế quốc, vì trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, họ có chung một kẻ
thù là chủ nghĩa tư bản thực dân, đế quốc.

- Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội
dung sau:


+ Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Lãnh đạo cách mạng giai cấp công nhân mà đội tiền phong là đảng
cộng sản
+ Lưc lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là
liên minh công – nông – trí.
+ Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. cách mạng
thuộc địa phải gắn chặt với cách mạng vô sản ỏ chính quốc.
V. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI MỚI PHẢI DO
ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO.
Trong các phong trào chống Pháp trước 1930 ở nước ta đã xuất hiện các
Đảng phái, hội, đoàn thể nhưng những đảng này thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ
chức chặt chẽ, thiếu cơ sở rông rãi trong quần chúng nên không thể lãnh đạo kháng
chiến thành công và bị tan rã với các khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng
phong kiến, tư sản.
Từ thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga do Đảng cộng sản lãnh đạo, người
khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng
lãnh đạo, không có Đảng chân chính lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi.
Đảng muốn vững thì phải có công nhân làm nòng cốt. đảng phải xác định rõ mục
tiêu, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt
Đảng theo học thuyết Đảng kiểu mới của Lê Nin.
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam,
chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.
VI. LỰC LƯỢNG CỦA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC BAO GỒM
TOÀN DÂN TỘC.
Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân chúng, do vậy phải

đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông. Nghĩa là, tất cả sĩ, nông, công,
thương, già, tre, gái trai, giàu nghèo, học trò, điền chủ… kể cả tư sản dân tộc, địa


chủ yêu nước, đều có thể tham gia vào lực lượng cách mạng, nhưng “… công nông
là người chủ cách mệnh,…công nông là gốc cách mệnh”.
Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh lại trò động
lực cách mạng của công nhân và nông dân. Người phân tích: các giai cấp công
nhân và nông dân có số lượng đông nhất, nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp
bức, bóc lột nặng nề nhất, nên “lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng
quyết”.
Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nông, Hồ Chí Minh không coi
nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp
khác. Người coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn
đồng minh của cách mạng.
VII. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CẦN ĐƯỢC TIẾN HÀNH CHỦ
ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIÀNH THẮNG LỢI TRƯỚC CÁCH
MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC.
Từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản vẫn cho rằng cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chỉ thành công sau khi giai cấp vô sản ở các
nước chính quốc giành được thắng lợi. Quan điểm này đã làm giảm tính chủ động,
sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Tháng 6 năm 1924, phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh
đã nhận thức được rằng: “...vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận
mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh
của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”, “... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư
bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa...” và nếu khinh thường cách mạng ở
thuộc địa tức là “... muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.



Người khẳng định công cuộc giải phóng dân tộc thuộc địa chỉ có thể thực
hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng của nhân dân thuộc địa. Vận dụng công
thức của C.Mác: Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân là sự nghiệp của bản
thân giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đi đến kết luận “Công cuộc giải phóng anh
em (thuộc địa) chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.Các dân
tộc thuộc địa phải chủ động sáng tạo, tránh tư tưởng bị động, ngồi chờ sự giúp đỡ
bên ngoài.
Người đã khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nổ ra
và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ cho
những người anh em của mình ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn
toàn.Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn, một
cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin đã được phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
VIII. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐƯỢC THỰC HIỆN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG BẠO LỰC, KẾT HỢP ĐẤU TRANH CHÍNH
TRỊ VỚI ĐẤU TRANH VŨ TRANG.
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu bạo lực trong cách mạng giải phóng dân tộc
thuộc địa và Người chỉ ra bạo lực trong cuộc cách mạng này là tất yếu vì đế quốc
thực dân đã sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị nhân dân thuộc địa “ Chế độ
thực dân bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”,
vì thế con đường giải phóng dân tộc thuộc địa phải tiến hành cách mạng bằng con
đường bạo lực.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của
quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu
kết với những kẻ phản động. Bạo lực cách mạng ở Việt Nam là sức mạnh tổng hợp


của hai yếu tố chính trị và quân sự, hai lực lượng là lực lượng chính trị quần chúng
và lực lượng vũ trang nhân dân. Từ năm 1924, đề cập đến một cuộc khởi nghĩa vũ
trang ở Việt Nam, Người viết: “Để có cơ thắng lợi cuộc khởi nghãi vũ trang đó phải

có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn…”
Vận dụng tư tưởng này, Hồ Chí Minh đã xây dựng lực lượng cách mạng gồm lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang gồm hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu
tranh vũ trang. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình cụ thể so sánh lực lượng giữa ta
và địch để chọn hình thức đấu tranh chủ yếu để giành thắng lợi. Hồ Chí Minh cho
rằng đấu tranh chính trị càng mạnh càng làm cho cơ sở lực lượng vũ trang và đấu
tranh vũ trang phát triển.
Tuy nhiên đối với Hồ Chí Minh, tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt
buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám
giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự thì Hồ Chí Minh
mới kiên quyết phát động chiến tranh. Vì vậy Người luôn kêt hợp đấu tranh quân
sự với đấu tranh ngoại giao để tạo kết thúc chiến tranh thắng lợi.
IX. KẾT BÀI.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối Quốc tế Cộng sản kết hợp với
điều kiện cụ thể của nước Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy đấu tranh giải phóng
dân tộc ở nước mình phải được tiến hành chủ động, sáng tạo theo con đường cách
mạng vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo, cần kết hợp đấu tranh chính trị và đấu
tranh vũ trang với sự đồng lòng của toàn thể quần chúng nhân dân.
Thắng lợi của cách mạng tháng tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ đã chứng minh hùng hồn tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng,
sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở
Việt Nam.



×