Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 so với luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.37 KB, 8 trang )

Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian vừa qua, việc xây
dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết
quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều văn bản bản khiếm khuyết ở những
mức độ khác nhau như: ban hành không đúng thẩm quyền, nội dung trái pháp luật…
đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, xác định và xử lý những tồn tại trong việc xây dựng
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Với mong muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này
em chọn đề tài “Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 so
với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi bổ sung năm
2002”. Để thực hiện bài tập lớn học kỳ..

Giải quyết vấn đề
I.Lý luận chung
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hoặc trong Luật ban hành Văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.Khái niệm về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Theo Từ điển luật học thì “Thẩm quyền” được định nghĩa là Quyền chính thức
được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền
với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ
1


những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và


nhiệm vụ của họ.
Từ đó ta có thể hiểu: Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là các
quy định quyền hạn của các cơ quan, các cá nhân nắm giữ chức vụ lãnh đạo trong
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm quyền ban hành văn bản của
các cơ quan, các cá nhân đó phụ thuộc vào các lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính
của chính các tổ chức, cá nhân đó.
3. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2002) và
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
3.1. Thẩm quyền ban hành VBQPPL của Luật ban hành VBQPPL 1996.(sửa đổi bổ
sung năm 2002) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
- Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị,
thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
-Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
3.2 Thẩm quyền ban hành VBQPPL tại Điều 2 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008,
hệ thống VBQPPL của cơ quan nhà nước gồm có:
- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2



- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh
án Toà án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
II. Phân tích điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
so với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi năm 2002)
Thứ nhất, So với thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2002) thì
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008 đã giảm bớt hình thức văn bản QPPL cho một số chủ thể
có thẩm quyền ban hành VBQPPL:
Theo quy định của Luật BHVBQPPL năm 1996, hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật của nước ta bao gồm hơn hai mươi loại văn bản, do nhiều cơ quan có thẩm
quyền khác nhau ban hành; mỗi cơ quan ban hành từ hai đến ba loại văn bản. Để
khắc phục tình trạng hệ thống văn bản QPPL phức tạp, quá nhiều loại văn bản, gây
khó khăn khi theo dõi, xác định thứ bậc hiệu lực của các loại văn bản , hệ thống văn
bản QPPL được quy định trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008 được rút gọn, Cụ
thể:

3


Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 quy định Chính phủ có
quyền ban hành văn bản QPPL dưới hình thức nghị quyết, nghị định; bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ có quyền ban hành văn bản QPPL dưới hình thức quyết
định, chỉ thị, thông tư... Nhưng theo Luật năm 2008, Chính phủ chỉ ban hành văn bản
QPPL dưới một hình thức duy nhất là nghị định; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ ban hành dưới một hình thức thông tư; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân
tối cao cũng ban hành dưới hình thức là thông tư.
Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự thay đổi về thẩm quyền ban hành.
Theo pháp luật hiện hành, Chính phủ không ban hành Nghị quyết đồng thời không
ban hành Nghị định với tư cách là văn bản áp dụng cho 1 đối tượng mà chỉ ban hành
Nghị định với tư cách là VBQPPL (chủ yếu là hướng dẫn Luật, Pháp lệnh). Trước
đây, Nghị quyết của Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây
dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; phát triển
văn hóa, xã hội…; thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; phê duyệt
các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Thì nay, Nghị định của Chính
phủ theo Luật ban hành VBQPPL năm 2008 được ban hành không những bao hàm cả
những lĩnh vực mà Nghị quyết của Luật ban hành VBQPPL năm 1996 điều chỉnh,
đồng thời còn chứa đựng những nội dung cơ bản của Nghị định. Cũng như Quyết
định của Thủ tướng chính phủ theo pháp luật hiện hành đã chứa đựng nội dung ban
hành của cả Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ theo Luật ban hành
VBQPPL năm 1996. Ngoài ra, việc thu gọn hình thức ban hành VBQPPL của Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân tối cao là hợp lý. Vì việc này đã làm giảm bớt tình trạng
quyết định, chỉ thị quy định giống như thông tư, thông tư sao chép nội dung của nghị
định.
Ví dụ như: cùng quy định về việc đào tạo lái xe cơ giới đường bộ mà có rất
nhiều quyết định của Bộ giao thông vận tải như: Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT

ngày 07/11/2007 “Ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới
đường bộ”, số 55/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Quy chế quản lý
4


đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”, số 56/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban
hành Chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”, số 05/2008/QĐ-BGTVT ngày
20/3/2008 “Bổ sung một số nội dung trong đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe
cho người tàn tật” của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Thiết nghĩ, việc rút gọn những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
của Chính phủ làm đơn giản hóa công tác thực thi pháp luật cũng như tạo sự thuận lợi
cho người dân chấp hành pháp luật.
Thứ hai, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 cũng bổ sung
một số cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL như Quyết định của Tổng
Kiểm toán Nhà nước. Trước đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996 không quy định cho Tổng Kiểm toán quyền này mà thẩm quyền ban hành văn
bản QPPL của Tổng Kiểm toán được quy định tại khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm
toán Nhà nước. Sở dĩ có sự đổi mới như vậy là những lí do sau:
Thứ nhất: Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước là
cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, độc lập trong địa vị pháp
lí nên đòi hỏi Kiểm toán Nhà nước phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo
đảm cho lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả.
Thứ hai, Kiểm toán Nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng: Tổng
Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm về tổ
chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, Quốc hội, ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nên hoàn toàn có khả năng để ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
Thứ ba, Hoạt động kiểm toán Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động của các
cơ quan, tổ chức khác trong bộ máy Nhà nước; đồng thời giữa Kiểm toán Nhà nước
và các cơ quan, tổ chức khác phải có sự liên hệ, phối hợp nhất định. Như vậy, việc

phối hợp hoạt động và ban hành văn bản dưới thể thức văn bản quy phạm pháp luật
với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước phục vụ các nhiệm vụ chính trị
được giao là một tất yếu khách quan đòi hỏi Kiểm toán Nhà nước phải ban hành văn
bản quy phạm pháp luật để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.
5


Với những lý do trên, việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
là hết sức quan trọng.
Luật ban hành VBQPPL năm 2008 quy định thêm một loại VBQPPL nữa là
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Điểm mới thứ ba đó là sự thay đổi về loại văn bản: với Luật ban hành VBQPPL
năm 1996 quy định “cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức chính trị - xã hội
phối hợp ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch” thì Luật ban hành VBQPPL năm
2008 quy định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc
hội hay Chính phủ phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội ban
hành nghị quyết liên tịch chứ không có thông tư liên tịch nữa.
III. Đánh giá thẩm quyền được quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL 2008
1.Ưu điểm:
Thẩm quyền được quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL 2008 là tương đối
rõ ràng và đầy đủ, có thêm thẩm quyển ban hành của Tổng kiểm toán nhà nước
mà trước đây chưa quy định.
Hầu như các cơ quan, cá nhân chỉ được ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp
luật. Điều này giúp ta tránh nhầm lẫn giữa những văn bản do các cơ quan khác nhau
ban hành. So với luật ban hành văn bản trước kia thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
khác nhau ban hành loại văn bản có tên gọi giống nhau. Ví dụ: Nghị quyết của Quốc

hội, Nghị quyết của Chính Phủ; Quyết định của chủ tịch nước, quyết định của Thủ
tướng Chính phủ…
Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì có nhiều điểm mới,
hoàn thiện hơn so với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Điều này
góp phần đánh giá đúng thẩm quyển của các cơ quan nhà nước cũng như các cá nhân.
6


Thẩm quyền của Tổng kiếm toán là một nội dung mới, góp phần vào các vấn đề quản
lí chi tiêu ngân sách.
2. Nhược điểm:
Trên thực tế các quy định này, hiện nay nhiều nơi khi tiến hành áp dụng Luật ban
hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004
đều vướng mắc vì nguyên nhân chủ yếu là “không xác định rõ thẩm quyền”. Tại
nhiều nơi, một số văn bản do địa phương ban hành với tính chất quy định chi tiết
nhưng khi soạn thảo không thể hiện nội dung cần quy định chi tiết mà cắt xén và
chép lại không đầy đủ các quy định của trung ương. Việc làm này không đúng về
thẩm quyền ban hành về mặt nội dung, làm cho hệ thống VBQPPL chồng chéo, trùng
lặp. Đối với UBND thì văn bản chủ yếu là Chỉ thị nhưng cũng khó xác định đâu là
VBQPPL, đâu là chỉ thị cá biệt. Trong khi đó, theo Luật ban hành VBQPPL năm
2008, không có hình thức VBQPPL là Chỉ thị cá biệt. nhiều cán bộ làm công tác soạn
thảo văn bản chưa phân biệt được hình thức văn bản nên có những văn bản thực chất
là văn bản cá biệt nhưng lại soạn thảo theo hình thức VBQPPL. Trình tự thông qua
VBQPPL đôi khi chưa được thực hiện đúng quy định. Vì vậy, cần nhanh chóng hợp
nhất hai luật hơn.

Kết thúc vấn đề.
Việc xây dựng, ban hành Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 là một sự đổi
mới căn bản về quan điểm, kỹ thuật lập pháp. Đây là một văn bản luật quan trọng đã
phần nào giải quyết những vướng mắc, hạn chế trong việc xác định thẩm quyền ban

hành VBQPPL nói riêng, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản
QPPL nói chung, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị và
các cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.

7


Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, nxb
Công an nhân dân, Hà Nội năm 2008.

2.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 ( sửa đổi, bổ sung
năm 2002)

3.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

8



×