Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ: SỰ THAY ĐỔI VỀ NHU CẦU VÀ HÀNH VI VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.73 KB, 25 trang )


1
CHUYÊN ĐỀ:

SỰ THAY ĐỔI VỀ NHU CẦU VÀ HÀNH VI VUI CHƠI, GIẢI TRÍ
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ
THỊ HÓA


Ths. Đỗ Văn Quân
Viện Xã hội học
Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh




Đặt vấn đề
Hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động thiết yếu của xã hội, nó bắt
nguồn và phản ánh năng lực th
ực tiễn của con người trong quá trình lao động
sản xuất. Vui chơi giải trí là nhu cầu văn hoá cơ bản của con người, nhằm giải
toả những căng thẳng do lao động đưa lại, bù đắp những thiếu hụt về đời sống
tinh thần, tạo điều kiện để con người phát triển toàn dịên về thể chất, trí tuệ,
thẩm mỹ và tình cảm, thoả mãn nhữ
ng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của xã
hội. Nhìn vào vòng đời của con người, hoạt động vui chơi giải trí gắn bó suốt
cuộc đời con người, từ lúc thơ ấu đến khi về già. Nhìn vào xã hội, hoạt động
vui chơi giải trí gắn liền với bối cảnh xã hội trong từng thời điểm cụ thế và các
giai tầng xã hội khác nhau. Nhìn vào lịch sử chúng ta nhận thấy có sự vận
động phát triển c
ủa các hoạt động vui chơi giải trí với xu hướng ngày càng


hiện đại, đa dạng, phong phú và đóng vai trò quan trọ trong đời sống của con
người (Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 2004; tr. 15).

2
Vui chơi giải trí là một dạng hoạt động xã hội, diễn ra chủ yếu trong
thời gian rỗi, nhằm lập lại thế cân bằng tâm sinh lý, đồng thời đáp ứng nhu
cầu phát triển toàn diện của con người. Vui chơi giải trí là hoạt động mang
tính nhu cầu tự giác, tự nguyện, tự do rất cao của từng cá nhân hoặc nhóm xã
hội, tuy nhiên đều phải hướng đến sự phù hợp với hệ th
ống giá trị chuẩn của
xã hội cũng như điều kiện kinh tế xã hội và khả năng chi trả của cá nhân và
nhóm xã hội.
Thực tế cho thấy ở những khu vực diễn ra quá trình công nghiệp hoá, đô
thị hoá, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mạnh mẽ càng có
sự biến đổi nhanh chóng, sự đa dạng hoá các hình thức hoạt động giải trí c
ũng
như các hệ quả xã hội của nó càng được thể hiện rõ. Bài viết dựa trên các dữ
liệu và nghiên cứu có liên quan trong những năm gần đây tại một số khu vực
ven đô Hà Nội và lân cận nhằm hướng đến phân tích thực trạng biến đổi, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của
người dân tại khu vực đô thị hoá, công nghi
ệp hoá. Đồng thời, đưa ra những
hệ quả xã hội- trở ngại cho sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình
và cộng đồng xã hội, mà nguyên nhân là do sự tác động của hoạt động vui
chơi giải trí mang lại.
1. Sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi, giải trí- một chỉ báo về
biến đổi mức sống và lối sống của người dân
Có nhiề
u cách phân chia các loại hình vui chơi giải trí, tuy nhiên trong
khuôn khổ phân tích này tác giả chỉ hướng hướng vào vận dụng cách phân

chia theo chủ thể tham gia hoạt động vui chơi giải trí này dựa vào dựa vào quy
mô của chủ thể tham gia( bao gồm cá nhân, nhóm- gia đình; nhóm xã hội hay
cộng đồng) và không gian vui chơi giải trí( trong gia đình và bên ngoài ra

3
đình). Qua đó phân tích cho thấy bức tranh đa dạng về sự biến đổi hoạt động
vui chơi giải trí, cụ thể là những nhu cầu, khả năng và hành vi vui chơi giải trí
khác nhau của các nhóm dân cư trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Sự biến đổi về khả năng và nhu cầu đáp ứng hoạt động vui chơi, giải
trí
Thông qua những nghiên cứu về biến đổi mức sống gần
đây cho thấy
(Tổng Cục thống kê 2006; Nguyễn Hữu Minh 2003; Trần Văn Thạch 2005;
Đỗ Văn Quân 2006…), trong các gia đình ở khu vực đô thị hoá công nghiệp
hoá đang có sự thay đổi mức sống đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. Các
nghiên cứu này cho biết, chính thu nhập của ngươi dân có điều kiện hưởng thụ
cuộc sống vật chất đầy đủ hớn và cuộc sống tinh thầ
n phong phú hơn. Theo số
liệu của Tổng cục Thống năm năm 2006, mức cho tiêu của người dân thành
phố Hồ Chí Minh dành cho vui chơi, giải trí chiếm 30% tổng chi phí của gia
đình, đối với khu vực Hà Nội và Huế có mức thấp hơn với khoảng 20%.
Chính vì vậy, các phương tiện sinh hoạt nhằm phục vụ cho vui chơi giải trí
như: báo, đài, ti vi, đầu vi deo, karaoke, điện thoại, internet… đang có xu
hướng đượ
c người dân tiếp cận nhiều hơn. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Hữu Minh cho biết, so với thời điểm năm 1995 thì tại thời điểm năm 2003 tỷ
lệ các hộ có phương tiện nghe nhìn của một số khu vực đô thị hoá, công
nghiệp hoá của thủ đô Hà Nội tăng lên rõ rệt.

Bảng 1: Tỷ lệ các hộ gia đình có các phương tiện nghe nhìn (%)

Địa bàn
Ti vi màu
Đầu video Đầu đĩa

4
1995 2000/0
3
1995 2000/0
3
1995 2000/03
1. Sài Đồng 46 94 16 47 1 3
2. Thạch Bàn 37 84 13 38 1 6
3. Gia Thuỵ 51 95 26 41 0 5
4. Cổ Nhuế 48 99 21 50 0,6 55
Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, tivi là phương tiện được hầu hết
các hộ gia đình mua sắm, điều này nó thể hiện sự biến đổi rõ rệt về điều kiện
khả năng tiếp cận phương tiện giải trí, cũng như như cầu về vui chơi giải trí
của người dân
ở khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá đã có sự khác biệt rất
lớn trong khoảng trên 1 thập kỷ vừa qua.
Không chỉ các cá nhân, nhóm hộ gia đình có sự biến đổi về điều kiện và
nhu cầu vui chơi giải trí mà bản thân các nhóm xã hội-cộng đồng tại các địa
bàn đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng được thể hiện rất rõ nét- theo xu hướng
thuận lợi hơn. Trong một nghiên cứu tác giả Nguy
ễn Hữu Minh viết : Với sự
đan cài giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn, việc sử dụng thời gian nhàn
rỗi của người dân vùng ven đô Hà Nội trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Cuộc sống chân lấm tay bùn dần bớt đi, việc đồng áng, lợn gà, bếp núc không
còn quá vất vả mà đã có những phương tiện hiện đại giúp sức. Người dân có

nhiều thời gian nhàn rỗ
i hơn. Không chỉ sang hành xóm trò chuyện, uống
nước, đánh cờ, chơi với cháu con họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động văn
hoá tinh thần trong và ngoài gia đình(Nguyễn Hữu Minh và cộng sự tr 44;
2003).

5
Các dữ liệu nghiên cứu định tính của nhóm tác giả thuộc Viện Xã hội
học và Vụ Gia đình cũng gợi lên một chiều hướng tương tự. Đó tại các khu
vực đô thị hoá, công nghiệp hoá đang xuất hiện sự biến đổi nhanh chóng theo
xu hướng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nhu cầu vui chơi giải trí mang
tính cộng đồng, tập thể cho các tầng lớp dân c
ư:
-Mọi tổ chức hình thành và hoạt động tốt. Như Câu lạc bộ
dưỡng sinh của các cụ tối nào cũng tập. Có Nhà văn hóa, các cụ
đến đó tập. Nhà văn hóa chúng tôi tự xây, tỉnh cho 7 triệu, xã cho 2
triệu nhưng để lấy được 7 triệu đó… Xây xong rồi, mãi mới có 7
triệu. Còn có Câu lạc bộ văn nghệ hoạt động được 8 năm nay rồi
nhưng gần đây phát triển. Do m
ột số bà yêu văn nghệ, được ban,
ngành, tổ chức tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần. Hôm
01/5 họ tổ chức giao lưu tại hội trường. Họ quyên góp được gần hai
triệu để tổ chức. Đời sống văn hóa đi lên. Ngày xưa mà hát, các cụ
chửi cho(Nữ, PVS).
-Nói chung thời gian rỗi của chúng tôi cũng qua ý kiến đề nghị ở
trên là chúng tôi vẫn còn chư
a xây dựng được nhà thờ gồm sân, chỗ
vui chơi thể thao, bóng bàn… nhưng đến giờ này xây dựng hết
không có điểm chơi. Số thanh niên cũng rất nhiều có cái đề nghị là
có chỗ vui chơi giải trí như là câu lạc bộ tuổi già, thanh

niên…(Nam, PVS).
Sự biến đổi về hành vi vui chơi giải trí của người dân.
Các nghiên cứu về biến đổi mức sống và lối sống tại các khu vực đô th

hoá, công nghiệp hoá (Nguyễn Hữu Minh 2003; Đỗ Văn Quân 2006; ) đều
có chung nhận định: xem ti vi và đọc báo là 2 hoạt động giải trí tại gia đình

6
được nhiều người dân lựa chọn tham gia hơn cả. Bởi vì nếu so sánh với các
loại hình giải trí khác nó mang tính cá nhân nhiều hơn, lại thuận lợi, dễ thực
hiện mỗi khi có thời gian nhàn rỗi.
Đồng thời, hai loại hình giải trí này cũng có chức năng phong phú hơn,
nó không chỉ thực hiện chức năng giải trí, thư giản mà còn thực hiện việc cung
cấp các thông tin hữu ích nâng cao kiến thức cho người dân. Kết quả
nghiên
cứu của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình cho biết có 81.5% khẳng định tiếp
cận thông tin tốt hơn trước đây; chỉ có 15.9% ý kiến đánh giá kém hơn và
0.3% ý kiến cho rằng: Khó đánh giá. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Minh và cộng sự cho thấy có tới 92% số người được hỏi ở Cổ Nhuế: xem ti vi,
và tỷ lệ ở Thạch Bàn- thấp nhất cũng có tỷ
lệ 73%(xem bảng 2).
Bảng 2: Tỷ lệ tham gia hoạt động giải trí tại gia đình(%).
Địa bàn Xem ti vi Đọc sách
báo
Nghe nhạc Không làm

1. Sài Đồng 74 20 0 21
2. Thạch Bàn 73 14 2 2
3. Gia Thuỵ 80 33 4 14
4. Cổ Nhuế 92 15 4 2

Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Quân vào năm 2006 tại một số
cộng đồng ven đô Hà Nội đã khẳng định xu hướng gia tăng tương đối rõ nét
về tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí taị gia đình (xem tivi, nghe
đài, đọc sách báo) trong vòng 5 năm(từ 2000-2005)(xem bảng 3).

7
Bảng 3: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí tại gia đình trong
thời gian(2000-2005)(%)
Hình thức giải trí trong gia đình
Tăng lên Như cũ Giảm đi
1. Xem ti vi 22,9 75,1 3,0
2. Đọc sách báo 44,3 52,2 3,5
3. Nghe đài 19,9 67,7 12,4
Nguồn: Khảo sát của Đỗ Văn Quân năm 2006
Các nghiên cứu cũng cho thấy trong những năm vừa qua tại các khu
vực đô thị hoá, công nghiệp hoá tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động vui
chơi giải trí ngoài gia đình cũng có những biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, so với
hoạt động vui chơi giải trí tại gia đình, các hoạt động vui chơi giải trí bên
ngoài gia đình của người dân tại khu vực đang đô thị hoá, công nghiệp hoá
còn chưa cao. Khảo sát củ
a Nguyễn Hữu Minh và cộng sự(2003) cho biết, bên
cạnh những hình thức vui chơi giải trí bên ngoài gia đình mang tính chất
truyền thống(sang chơi nhà hàng xóm, đi tham bạn bè, họ hàng ), đã có một
bộ phận không nhỏ người dân tiếp cận với loại hình giải trí hiện đại(xem phim
ở rạp, xem ca nhạc, hát karaoke )(xem bảng 4).
Bảng 4: Tỷ lệ tham gia các hoạt động giải trí ngoài gia đình(%)
Địa bàn


Sang chơi
hàng xóm
Đi thăm
bạn bè
Đi thăm họ
hàng
Xem phim,
ca nhạc
Hát
karaoke
1. Sài Đồng 25 9 6 3 2
2. Thạch Bàn 32 14 21 0 14
3. Gia Thuỵ 25 9 9 1 5

8
4. Cổ Nhuế 36 13 11 0 9
Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003
Cũng theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm
3003 cho thấy có sự biến đổi rất rõ nét về sự tham gia của các hoạt động vui
chơi giải trí của người dân trong những năm vừa qua. Chẳng hạn qua nghiên
cứu tại địa bàn xã Cổ Nhuế các tác giả đã đưa ra bảng số liệu như sau(xem
bảng 5):
Bảng 5: So sánh mức độ tham gia các hoạt động vui chơi giả
i trí
ngoài gia đình trong vòng 5 năm(%).
Xu hướng Lể hội
văn hoá
Đi đình
chùa
Thượng thọ,

sinh nhật
Du lịch,
nghỉ mát
Các điểm
vui chơi
Tăng lên 13 14 9 11 10
Giảm đi 4 3 4 7 6
Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003
Các tác giả đi đến nhận định: có thể nói rằng việc tham gia các hoạt động
văn hoá tinh thần của cư dân ven đô là một nhu cầu thực tế. Những hoạt động
này càng ngày càng có xu hướng gia tăng theo đà tăng trưởng của kinh tế, sự
phát triển của xã hội(Nguyễn Hữu Minh và cộng sự: 2003; tr 45). Nghiên cứu
của tác giả Đỗ Văn Quân năm 2006 đã khẳng định rõ hơn cho nhận
định này.
Cụ thể là ở xu hướng biến đổi, với tỷ lệ gia tăng người dân tham gia các hình
thức vui chơi giải trí bên ngoài gia đình trong vòng 5 năm(xem bảng 6).




9
Bảng 6: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí tại gia đình
trong thời gian(2000-2005)(%)
Hình thức giải trí ngoài gia đình Tăng lên Như cũ Giảm đi
1.Tham gia lễ hội văn hoá, đi chùa 33.3 59.7 7.0
2. Tham quan du lịch 18.4 74.6 7.0
3.Chơi các môn thể thao 12.9 82.1 5.0
Nguồn: Khảo sát của Đỗ Văn Quân năm 2006
Đặc biệt, một khảo sát gần đây của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình cho
thấy, tại các khu vực đang đô thị hoá, công nghiệp hoá có sự biến đổi rõ rệt về

tần suất tiếp cận các hình thức vui chơi giải trí bên ngoài gia đình của bản thân
người dân. Chẳng hạn, thời điểm trước khi thu hồi ruộng đất để tiến hành đô
thị hoá, công nghiệ
p hoá chỉ có 0.3% số người được hỏi cho biết: thường
xuyên đi dự hoạt động sinh nhật, tuy nhiên vào thời điểm sau khi thu hồi
ruộng đất có tới 8.9% khẳng định vấn đề này.
Bảng 7: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí tại gia đình
trước và sau khi thu hồi ruộng đất(%).
Trước khi bị trưng dụng
ruộng đất
Sau khi bị trưng dụng ruộng
đất
Các loại hình vui
chơi giải trí
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
tham gia
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
tham gia
1. Dự sinh nhật 0.3 15.7 84.1 8.9 42.4 48.7
2. Mừng thọ 16.8 61.4 21.8 32.7 62.1 5.2
3. Dự lễ hội 18.1 55.0 27.0 24.9 59.9 11.8


10
4. Chơi thể thao 1.8 17.3 80.9 5.7 32.8 61.5
5. Đi du lịch 0.8 21.0 78.3 4.9 44.1 51.0
Nguồn: Khảo sát của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình năm 2009

5. Nguyên nhân và những thách thức đặt ra trong quá trình biến đổi
nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí
Nguyên nhân mang tính vĩ mô- bối cảnh xã hội chuyển đổi và phát
triển
Có thể nói sự ảnh hưởng trước hết và mang tính vĩ mô chính là bối cảnh
xã hội của Việt Nam hiện nay đang gia tốc chuyển đổi theo xu hướng: kinh tế
thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chính bối cảnh
chuyển đổi rộng lớn và sâu sắc này đã tất yếu dẫn đến sự biến đổi về điều
kiện, nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của các giai tầng trong xã hội nói
chung và ở các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá nói riêng.
Đặc trưng nổi bật trong các xã hội hiện đại là thời gian nhàn rỗi của các
tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng nhiều hơn, do năng xuất lao động tăng
lên và do các quy
định về nhu cầu tái sản xuất sức lao động của con người
được đảm bảo hơn. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng như sự quan tâm đến
nhu cầu về tái sản xuất sức lao động đã kéo theo quá trình hình thành một nền
văn hoá đại chúng được phổ biến sâu rộng đến các giai tầng khác nhau trong
xã hội. Với đặc tính là sản xuất công nghệ và hàng loạt, thời gian nhàn rỗi,
nhu cầ
u về vui chơi giải trí không còn là thứ đặc quyền của một bộ phận thiểu
số, mà nó trở thành một nhu cầu phổ biến trong xã hội.
Cùng với đó, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các quan hệ
trong hoạt động vui chơi giải tri chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá, đáp ứng
nhu cầu của các giai tầng trong xã hội. Chính quá trình đổi mới với việc thực


11
hiện hàng loạt các chính sách thích hợp đối với việc phát triển các giá trị văn
hoá, tâm linh truyền thống. Đồng thời, sự phát triển về kinh tế đã tạo ra những
điều kiện vật chất thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham
gia các hoạt động vui chơi giải trí, nhất là các hoạt động bên ngoài gia đình.
Những dữ liệu định tính do Viện Xã hội học và Vụ Gia đình khả
o sát sau đây
sẽ chứng minh cho các nhận định vừa nêu:
- Cuộc sống bay giờ phát triển. Xưa khó khăn, không tổ
chức được lễ hội, chỉ cúng ở đình, tế lễ. Giờ tổ chức rước kiệu,
diễn nhiều trò (chơi cờ…), khác với ngày xưa. Loại hình vui
chơi giải trí trước đây trông chờ vào nhà nước. Hiện nay có
dịch vụ nhiều: cà phê, ca nhạc…(Nữ TLN)
- Nói chung qui mô tố
t hơn ngày xưa bởi bây giờ đời
sống văn hoá tinh thần nó cũng khá hơn, cho nên chính vì thế
điều kiện mở ra các lễ hội làng thí dụ như những ngày tiệc,
ngày rằm, những ngày trung thu, những ngày kỷ niệm là chúng
tôi mở rất là tốt. Ngày tiết vừa rồi chúng tôi cũng đã đầu tư
cho thanh niên một bộ đầy đủ sư tử quần áo, mũ, gậy sư tử để
múa phục vụ những ngày tết có thể nói là hoạt động rất làm
rôm rả, chúng tôi đã khuấy động phong trào của làng này và
đồng thời các làng khác nó còn mời chúng tôi đến(Nam PVS).
- Cả nhà đi xem ca nhạc ở nhà thi đấu, đi hội chợ, đi lễ
hội ở đình, chùa, đi du lịch, đi chơi, thăm thú. Trước vất, ai đi
đâu được. Giờ vẫn nghèo nhưng có cái khác hơn ngày xưa. Tốt
đẹp hơn. Nói chung hơ
n nhiều. Nhờ Đảng, chính phủ, chính
sách hội nhập nên buôn bán được, xã hội văn minh, phát triển
nên gia đình cũng phát triển. Phần đa tốt đẹp vẫn nhiều, mặt


12
phải phát triển vẫn nhiều. Gia đình là nhà nước thu nhỏ. Tất
nhiên còn khó khăn nhưng tôi thấy phát triển nhiều(Nữ PVS).
-Lễ hội nhiều hơn ngày xưa. Phát triển nhiều hơn,
phát triển rộng. Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư điện, đường
trường trạm, chùa khang trang hơn ngày xưa. Người dân tham
gia nhiều hơn ngày xưa, cả về công sức và tiền. Thôn xóm huy
động nên tham gia mạnh mẽ, phấn khở
i. Mình theo dân làng,
theo chính quyền. Lãnh đạo như thế nào thì mình thực hiện
thế.
Vấn đề thu hồi ruộng đất - Một yếu tố tác động trực đến biến đổi hoạt
động vui chơi giải trí của người dân
Từ những dữ liệu do cuộc khảo sát của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình
tiến hành vào năm 2009 tại Vĩnh Phúc cho thấy quá trình chuyển đổi mục đích
sử dụng ruộng đất là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi nhu cầu
và hành vi vui chơi giải trí của người dân trong các cộng đồng đô thị hoá và
công nghiệp hoá. Có thể nhận thấy sư tác động này ở trên hai phương diện sau
đây.
Một là, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất, dẫn đến
người nông dân không còn hoặc gi
ảm hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn rất
vất vả. Đồng thời, việc chuyển đổi sang nghề mới của phần lớn người dân gặp
khó khăn, đặc biệt một bộ phận không nhỏ người dân thất nghiệp, hoặc thiếu
việc làm. Điều này đồng nghĩa với quỹ thời gian rãnh rỗi của họ nhiều hơn-
một trong nhữ
ng điều kiện tiên quyết tạo ra nhu cầu và khả năng thực hiện
hành vi vui chơi giải trí của người dân.


13
Người dân nhìn về lễ hội bây giờ là có cái tiến bộ
hơn, kể cả đình đám bây giờ là vui vẻ hơn, người dân tham
gia đông hơn, vui vẻ hơn. Nhiều dịch vụ vui chơi giải trí. Về
ăn mặc: áo, quần ngắn hết cỡ. Trước đây, làm ruộng suốt
ngày nên thường mệt mỏi. Nay mất đất nên được đền bù,
không phải làm ruộng vất vả, nhiều ti
ền, ăn uống nhiều nên
tăng cân, tập thể dục tăng. Có rất nhiều người đi bộ từ các
thôn, xóm ra đường cái lớn(Nam TLN).
Về lối sống công nghiệp thì nó có thay đổi mạnh hơn
nhiều, từ cách nghĩ cách làm cho đến sử dụng thời gian.
Trước đây có thể trong lúc nông nhàn thì thanh niên đi chơi
nhiều, bây giờ lứa tuổi dỗi việc thì lại dồn vào trung niên, là
vì ruộng đất nó ít đi thì th
ời gian đi làm đồng nó cũng ít đi,
dỗi dãi nhiều nhưng tầng lớp trung niên lại khó tìm việc
làm, bản thân tuổi trẻ bây giờ cũng khó tìm việc làm nên
những ông già cũng chẳng đâu họ nhận vào làm(Nam PVS).
Năm nay thu hồi đất rồi những người lớn tuổi thì rỗi
việc thôi, đôi khi tụ tập nhau đi học hát, đi chùa thì nó
cũng vui, có khi lại rủ nhau thêm chuyến xe đi Yên Tử(Nữ
PVS).
Hai là, trong tổng số tiền đền bù do thu hồi ruộng đất ,phần lớn được
các cá nhân và hộ gia đình chú ý sử dụng, gia tăng chi phí cho các hoạt động
vui chơi giải trí. Thông qua các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh(2003),
Viện Xã hội học-Vụ Gia đình(2009) cho biết, phần lớn các hộ gia đình dùng
một phần số tiền nhận được để mua sắm các phương tiện giải trí hiện đại, hoặc
tham gia các ho
ạt động vui chơi giải trí bên ngoài gia đình. Tác giả Nguyễn


14
Hữu Minh cho rằng, sự khác biệt về mức độ hưởng thụ vui chơi giải trí có mối
quan hệ nhân quả mật thiết với quá trình đô thị hoá. Tại các cộng đồng diễn ra
quá trình đô thị hoá nhanh dẫn đến sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi
giải trí của người dân cũng diễn ra mạnh mẽ và phong phú hơn.
Chẳng hạn, tại Thạch Bàn và Gia Thuỵ tốc độ
đô thị hoá chậm hơn ở
Cổ Nhuế và Sài Đồng, điều này đã dẫn đến các hoạt động vui chơi giải trí bên
ngoài gia đình mang tính chất hiện đại, phải chi phí nhiều của Thạch Bàn và
Gia Thuỵ cũng thấp hơn. Ngược lại, tại các cộng đồng này các hoạt động vui
chơi, giải trí truyền thống- chi phí thấp được nhiều người dân lựa chọn hơn(
tham gia lễ h
ội văn hoá ở Thạch Bàn và Gia Thuỵ có tỷ lệ tương ứng: 55% và
68%; đối với Sài Đồng, Cổ Nhuế hoạt động này tỷ lệ chỉ đạt: 23% và
36%)(Nguyễn Hữu Minh và công sự; 2003 tr 46).
Những dữ liệu định tính trong nghiên cứu của Viện Xã hội học và Vụ
Gia đình(2009) sẽ chứng minh rõ hơn.
Được đền bù, mua ti vi nên xem tivi. Tuổi các cụ, trước
đây tụ tập. Còn hiện nay thì ít khi sinh hoạt tập th
ể(Nam PVS).
Sau chuyển đổi đất, đời sống người dân nâng lên rõ
rệt từ 1 lên 10. Các câu lạc bộ phát triển mạnh, phong trào
đều đến tận khu dân cư nhưng hiện nay đạo đức mai một,
cần hàng năm tổ chức tập huấn. Đầu tư về kinh phí cho các
hoạt động hội họp, tập huấn, chia sẻ với nhau thông tin.
Trước đây, có 10 tổ dân phố và đều có nhà văn hóa. Nhưng
từ nă
m 2008 đến nay, chúng tôi xây mới được 3 nhà văn hóa
(Nam TLN).


15
Vẫn bình thường thôi, tất nhiên là khi chuyển đổi
nghề mà hết ruộng ấy, người ta có đồng vốn làm ăn, rồi
việc sinh hoạt ngày đại lễ nó khá hớn. Khi có tiền trong
túi và có điều kiện thì anh mua những cái nó khác hơn
trước đây. Đời sống tăng rồi các đám hiếu hỉ, sinh hoạt
nó cũng tăng người tham gia, tổ chức hoành tráng. Người
ta cũng dành tiền công đức nhiều hơn(Nữ PVS).
Xuất hiện từ cái ngày chuyển đổi đến bây giờ mà
càng ngày càng gia tăng. Đây đời sống tinh thần chỉ có
tiến lên thôi, ví dụ cô trước đây thì cô cũng chả biết đi
múa đi hò đi hát đâu, nhưng từ ngày giải phóng mặt bằng
đến giờ được đi nghe múa hát…. đời sống tinh thần
phong phú hơn, người dân có điều kiện cả về thời gian và
vật chất để tham gia các ho
ạt động vui chơi giải trí(Nữ
PVS).
Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình( nghề nghiệp và học vấn; mức sống;
nhóm lứa tuổi)- Những khác biệt về hoạt động vui chơi giải trí
Mức sống và khác biệt về hoạt động vui chơi giải trí
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự cho thấy, mức thu nhập
của cá nhân, hộ gia đình ảnh hưởng quy
ết định đến hoạt động vui chơi giải trí
của bản thân họ. Chẳng hạn, các hoạt động giải trí như đọc báo, đi xem phim,
ca nhạc ở rạp, đi nghỉ mát du lịch, hát karaoke thường phải chi phí một khoản
tiền tương đối lớn, do vậy các hoạt động này thường được các cá nhân, hộ gia
đình có thu nhập cao lựa chọn. Ví dụ, đối với hoạt động đọc báo tại Sài
Đồng,
nhóm gia đình có thu nhập trên 25 triệu đồng/năm có 32,5% tham gia, trong

khi ở nhóm gia đình có thu nhập dưới 10 triệu đồng, tỷ lệ này chỉ đạt 15,4%.

16
Đối với hoạt động đi du lịch tại Cổ Nhuế, nhóm gia đình với mức thu
nhập trên 25 triệu đồng/năm có 16,7% tham gia hoạt động du lịch, tuy nhiên
nhóm hộ gia đình thu nhập dưới 25 triệu đồng/năm chỉ có 6.7% tham
gia(Nguyễn Hữu Minh và cộng sự 2003; tr 48). Tại khu vực Sài Đồng số
người thường xuyên và thỉnh thoảng có đi hát karaoke ở những gia đình có thu
nhập cao hơn nhiều so với những gia
đình có thu nhập trung bình: 2.9% so với
1.4%. Tuy vậy, đối với các gia đình nghèo, nghiên cứu của Viện Xã hội học
và Vụ Gia đình( 2006) đã chỉ ra rằng, họ có rất ít cơ hội và khả năng tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại, bên ngoài gia đình, chi phí lớn.
Lúc rỗi cô cũng chăm làm rau, chỉ mỗi rau thôi nên
lúc nào rỗi thì cô nghỉ. Chùa thực ra chỉ đi đầu xuân thôi. ở
khu mình cũng tổ chức hội hè cô cũ
ng không tham gia, nói
chung là lôi thôi không có thời gian đi tuy là ít ruộng, cô
làm rau xong sáng thì đi chợ, nhặt cỏ, buổi chiều thì đi thả
con bò(Nữ PVS).
Làm gì có thời gian đi chơi, bởi lúc bây giờ còn lo
làm kinh tế, lúc đó còn nghèo. Rỗi rãi thì đi chơi hoặc là
thăm bạn bè, hoặc sinh hoạt xã hội, tham gia các đoàn thể.
Trước bận làm ruộng thì không có thời gian dỗi. Nên nhà
cửa không gọn gàng. Giờ có thời gian dỗi, chẳng biết làm
gì, thu dọn nhà cửa(Nữ PVS).

Nghề nghiệp, học vấn và sự khác biệt vui chơi giải trí
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự 2003 cho biết, nghề
nghiệp chính của hộ gia đình và học vấn của chủ hộ là hai nhân tố có ảnh


17
hưởng quan trọng đến nhu cầu và hành vi tham gia các hoạt động vui chơi,
giải trí của người dân trong các cộng đồng đang đô thị hoá và công nghiệp
hoá. Chẳng hạn, đối với hoạt động giải trí đi du lịch-một loại hình giải trí hiện
đại-chi phí tốn kém, các gia đình làm nông nghiệp là chính có mức độ tham
gia ít hơn so với các hội làm nghề phi nông nghiệp. Ví dụ, tại Sài Đồng và Cổ
Nhuế con số tương ứng là: Sài
Đồng: 8.3% gia đình nông nghiệp so với
18.5%; Cổ Nhuế: 11% gia đình nông nghiệp so với 20.5%.
Cũng theo tác giả Nguyễn Hữu Minh thì đặc trưng nghề nghiệp cũng
quyết định đến việc sang chơi nhà hàng xóm và đi hát karaoke(hai hình thức
giải trí đối lập-truyền thống và hiện đại). Khảo sát tại Sài Đồng cho thấy rõ
những người làm nông nghiệp sang chơi nhà hàng xóm nhiều hơn những
người làm nghề phi nông nghiệp: 38.1% so với 23,3%; Còn đố
i với hoạt động
hát karaoke ở Cổ Nhuế có tỷ lệ tương ứng là: 0% và 12.3%.
Đặc biệt, khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003 còn cho
biét, mối quan hệ mật thiết giữa trình độ học vấn và hoạt động vui chơi giải trí
của người dân. Chẳng hạn người có học vấn cao đọc sách báo nhiều hơn
người có học vấn thấp: cấp 2: 13.8%; cấp 3: 24,3%; cao đẳng và
đại học:
66.7%(Nguyễn Hữu Minh và cộng sự 2003 tr 49).
Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi mà thu nhập trung
bình/năm của các gia đình nông nghiệp thấp hơn hẳn so với thu nhập trung
bình/năm của các gia đình phi nông nghiệp. Đồng thời, nó cũng cho thấy
ngoài việc phụ thuộc và thu nhập, hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài gia
đình còn liên quan đến: học vấn, thói quen, lối sống, thi hiếu của các nhóm xã
hội.
Nhóm lứ

a tuổi và sự khác biệt về vui chơi giải trí

18
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh và cộng sự(2003) cho thấy
có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm lứa tuổi: trung niên trở lên và thanh
thiếu niên trong việc lựa chọn loại hình vui chơi giải trí. Chẳng hạn, nhóm
thanh thiếu niên, thường quan tâm và tiếp cận nhiều hơn các loại hình vui chơi
giải trí hiện đại: hát karaoke; internet Tác giả viết: Trong thời kỳ đổi mới,
một loại hình giải trí mới xuất hiệ
n ở Việt nam trong khoảng chục năm gần
đây, đó là hát karaoke. Đây là hình thức giải trí, thư giản khá hấp dẫn với
người dân đô thị. Với những người khá giả, nhóm cư dân trẻ tuổi hoặc những
người có chút năng khiếu ca nhạc thì đây là một sinh hoạt văn hoá rất thú vị,
vừa được giải trí vừa được thể hiện năng khiếu của mình(Nguyễ
n Hữu Minh
và cộng sự 2003; tr 50).
Khảo sát của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình cho biết rõ hơn vấn đề
này thông qua dữ liệu định tính:
Chúng bây giờ chơi hiện đại hơn, khoa học hơn: chơi
internet, máy tính, điện tử. Mặt tốt là phát triển trí tuệ.
Nhưng mặt trái là ảnh hưởng kinh tế, cắm nợ hàng trăm
nghìn, ăn trộm tiền của bố mẹ(Nam PVS).
Có thay đổi nhiều, các gia đình ngày xưa cái điện thoại
không có, bây giờ nhiều gia đình mỗi đứa con cái điện
thoại. Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con cái học hành nhiều,
được truy cập những phương tiện hiện đại chúng tôi rất
mừng(Nam PVS).
Cũng theo khảo sát của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình năm
2009, cho thấy nhóm trung niên, người cao tuổi lại có xu hướng tiếp
cận các hoạt

động vui chơi giải trí tại gia đình và mang tính chất
truyền thống nhiều hơn:

19
Không có thời gian. Không đi xa được. Chùa thì vẫn
đi vào ngày mùng một, rằm. Tôi ngoài 40 rồi, ngày rằm
hoặc tết thì có lên chùa. Bây giờ còn phải làm ăn, có khi
rằm với mùng 1 hoặc đình chùa có việc gì thì mình lên thôi.
Chẳng có gì khác. Rỗi thì quanh quẩn trong nhà, ngoài tivi
chẳng có gì khác(Nữ PVS).
Cái đấy thì bây giờ tiến bộ hơn, ví dụ gia đình nhà
ông nay ông ấy thích xem bóng đá, nhưng con lại thích xem
bộ phim này thì ông ấy lại sang nhà hàng xóm xem cùng
mấy ông khác(Nam PVS).
Sự biến đổi nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí-Nhữ
ng thách thức đặt
ra
Theo những dữ liệu từ các cuộc khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và
cộng sự(2003); Ngô Văn Giá (2006); Viện Xã hội học và Vụ Gia đình (2009)
cho thấy, sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của người dân
trong các cộng đồng đô thị hoá, công nghiệp hoá- chỉ báo về tích cực về mức
sống và lối sống xuất hiện những “mặt trái” mang tính tiêu cực t
ạo ra những
thách thức đối với sự phát triển lành mạnh, bền vững của mỗi cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội. Trong khuôn khổ phân tích này có thể đưa ra một
số hệ quả sau đây:
Một là, học sinh mãi vui chơi mà quên mất nhiệm vụ chính là học tập.
Tình trạng học sinh bỏ học nghiện game đang diễn ra khá phổ biến:
Tôi nghĩ mang vui chơi giải trí này bức xúc nhất là sự
phát triển của dịch vụ game, đây là dịch vụ thuần túy mà

nhà nước cho phép nhưng phải nói là những người sử dụng

20
dịch vụ này có cả học sinh (bỏ giờ, bỏ tiết học). Nếu như
dịch vụ này mà chúng ta quản lý chặt chẽ được và chúng ta
tuyên truyền được thì nó rất là tốt. Nhưng với điều kiện hiện
nay thì dịch vụ chơi game có phần bị lạm dụng là phổ
biến(Nữ PVS).
Tôi cứ nhẩm từ thôn tôi ra thì bao thôn nhân ra bấy
nhiêu, mà chúng tôi đã đi họp phụ huynh nhiều rồi.
Đấy là
khâu đầu tiên các cô giáo đáng lo ngại nhất về vấn đề này
để gia đình và nhà trường cùng phối hợp. Như thế là tôi
thấy rất nguy hiểm, các em cũng bỏ học tương đối, bây giờ
đi học bỏ, đang giờ học đi chơi, rồi nhà trường kỷ luật lần
1, lần 2, lần 3 thì đuổi, hiện tượng này xuất hiện cũng nhiều
rồi(Nam PVS).

Ở đất cũ, con cháu ít được tiếp xúc với công nghệ
thông tin. Tuy nhiên, sau khi ra khu mới có dịch vụ bia, điện
tử, các cháu được tiếp cận nhanh hơn. Tuy nhiên, cũng lo vì
con cháu mải chơi điện tử nên sao nhãng việc học hành
hoặc sa vào tệ nạn xã hội. Hiện nay xã mình là có bao nhiêu
tụ điểm game như thế. Chúng tôi không thống kê được,
chúng tôi không nắm được, nhưng hầu như thôn nào cũng
có, thôn nào cũng phải có vài tụ đi
ểm(Nữ PVS).
Hai là, người dân có xu hướng phục hồi tổ chức những lễ hội linh đình
tốn kém, tiền của, thời gian công sức đang bị lãng phí do sự thái quá về vui
chơi giải trí.

Cúng bái thì to. Lễ lạt to. Càng ngày càng to dần. Có
bà mở phủ mươi chục triệu. Đồng cốt nhảy tự do. Hàng mã

21
chở hàng xe ô tô. Cả những nhà nghèo. Sùng bái, mê tín
quay lại. Có hai tầng lớp. Một là cực giàu hoặc được lên
chức, cúng thoải mái không tiếc gì. Hai là nghèo nhưng thầy
phán phải mở phủ thế là mở. Cúng là từ mấy ông gia đình
có điều kiện, từ vợ sếp trước. Cả tháng giêng đi chùa chiền.
Thầy bói quen miệng phán luôn cho nhà nghèo. Đó là mặt
tiêu cực. Cúng bái, mở phủ như thế lãng phí. Thời bao cấp
mà thế công an đập ch
ết luôn(Nữ TLN).
Ba là, từ hình thức vui chơi giải trí có xu hướng biến tướng và làm gia
tăng các tệ nạn xã hội tại các cộng đồng:
Ngoài lạm dụng trò chơi đấy thành đánh bạc thì có
hiện tượng gì khác không mà từ góc độ phụ huynh, các bác
cảm thấy là lo lắng các tệ nạn khác. Chủ yếu là cái đấy,
riêng cái bàn bi a nay là nó thu hút tất cả lớp trẻ thanh niên,
thanh niên bây giờ 30 tuổi vẫn coi như là cắm đầu vào đấy
ch
ơi, chơi không phải là chơi ấy mà thậm chí chơi là hết
nhiệt luôn đất (Nữ TLN).
Bây giờ có người chơi thâu đêm suốt sáng, chơi đêm
trong lĩnh vực toàn mang tính chất là cờ bạc. Những quán
điện tử bây giờ ngoài những giờ các em đang đi học, đáng
nhẽ những cái giờ đấy các em mà sách cặp vào đấy nó chơi
là mình không cho chơi, không cho các em chơi như là sẵn
sàng các em ôm gà ra cắm, rồi ôm xe, rồ
i tất cả các thứ, xe

đạp cũng cắm rồi thì gà qué cũng bắt ra để cắm. Tất cả
những tụ điểm đấy đều như coi là thu hút hết(Nam PVS).

22
Ngày xưa, ông chồng rất quan tâm đến lao động.
Hiện nay, có tiền sinh ra la cà, uống rượu từ sáng tới trưa,
cờ bạc… Con cái ngày xưa tích cực chăn trâu. Có tiền đòi
mua xe, đàn đúm, sa vào tệ nạn xã hội(Nữ PVS).
Bốn là, từ sự tự do hoá cá nhân trong tham gia vui chơi giải trí đang làm
ảnh hưởng xấu đến các giá trị chuẩn mực và lợi ích của cộng đồng.
Về âm thanh thì nó ồn ào hơn trước, bên c
ạnh nhà
cũng có nhà làm nghề sắt cũng đập ồn ào suốt ngày, có
người thì lại sửa chữa đài vô tuyến mở cũng chả có cái giờ
giấc nào cả, rồi bản thân trong gia đình các phương tiện âm
thanh cũng nhiều hơn trước, chẳng hạn như đài, vô
tuyến(Nam PVS).
Có thay đổi chứ cái ăn măc chắc chắn là sẽ hơn trước
nhiều rồi, cư xử thì nói th
ật với anh thanh niên bây giờ nó
cũng có nhiều cái nó đua đòi nhau nên trong cách ứng xử
nhiều cái nó cũng chưa đẹp lắm. Anh em chúng tôi cũng
đang muốn làm thế nào để tôn giáo này, xã hội này để cùng
với linh mục làm thế nào để có một cái tác động để cái sinh
hoạt văn hoá của thanh niên nó cải thiện đi chứ thanh niên
bây giờ đua đòi dễ phát sinh ra các thói hư tật xấu(Nữ
PVS).
Năm là, sự lúng túng của các cấ
p uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức xã
hội trước hiện thực xã hội.

Bây giờ mình phải dẹp được những tụ điểm đấy. Như
ở thôn tôi những tụ điểm như thế là phải được quản lý, giám

23
sát hoặc là mình dành vào những ngày chủ nhật chơi ở
những câu lạc bộ mà có đoàn viên thanh niên chơi hẳn hỏi,
chơi mang tính chất là vui chơi, thể thao giải trí thì được.
Nhưng mà khó lắm(Nam PVS).
Điện thoại, ti vi năm vừa rồi phát triển nhiều lắm
không thể kể hết được, chỉ riêng có Internet anh em chúng
tôi cũng tính là làm sao không cho thanh niên sử dụng
Interner, bởi có một số chơi cũng không lành mạnh, ông
linh mục trong nhà thờ cũ
ng nhắc mấy lần rồi(Nam PVS).

4. Một số kết luận và khuyến nghị
Một là, sự gia tốc về biến đổi hoạt động vui chơi giải trí của người dân
gắn liền với sự biến đổi về mức sống và lối sống do tác động của quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là khá rõ ràng. Với đặc trưng của nó là
sự gia tăng các nhu cầ
u và hành vi về vui chơi giải trí mang tính hiện đại, công
nghiệp và đô thị của người dân trong các cộng đồng. Tất nhiên, quá trình này
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính đặc trưng cá nhân và hộ gia đình:
học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi
Hai là, cùng với sự gia tăng các loại hình vui chơi giải trí mang tính
hiện đại, công nghiệp và đô thị, nhiều loại hình vui chơi giải trí mang tính
truyền thống, nông nghiệp, nông thôn vẫ
n tiếp tục được bảo lưu, phát huy và
phát triển. Đặc biệt, các lễ hội văn hoá được tổ chức sâu rộng ở nhiều địa
phương thu hút nhiều người tham dự.


24
Ba là, có một xu hướng phân tầng khá rõ nét về nhu cầu và hành vi vui
chơi giải trí giữa các nhóm dân cư, xét theo mức sống, học vấn, nghề nghiệp,
lứa tuổi. Nhìn chung, nhóm dân cư có mức sống cao, làm phi nông nghiệp,
học vấn cao và trẻ tuổi có xu hướng gia tăng về nhu cầu, cơ hội, điều kiện,
động cơ và hành vi tham gia loại hình vui chơi giải trí đa dạng, đa chức năng,
hiện đại, thuận lợ
i, mạnh mẽ và nhiều hơn so với nhóm dân cư có mức sống
thấp, làm nông nghiệp, học vấn thấp và ở lứa tuổi trung niên trở lên.
Bốn là, sự biến đổi hoạt động vui chơi giải trí tại các cộng đồng đô thị
hoá, công nghiệp hoá đang đặt ra những thách thức-nan giải mà bản thân họ
không tự giải quyết được. Điều này đòi hỏi phải có sự
quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học; tăng cường các biện pháp quản lý phù hợp của chính
quyền, cơ quan chức năng và sự tham gia tích cực của người dân trong các
cộng đồng cùng giải quyết vấn đề.
Năm là, sự gia tăng biến đổi về vui chơi giải trí của cộng đồng dân cư
muốn đi vào quỹ đạo lành mạnh, tích cực cần phải quan tâm vấn đề giải quyết
công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm cư dân trong độ tuổi lao
động; quan tâm định hướng giáo dục thanh thiếu niên(nhất là tiếp cận
internet); chú ý thoả đáng đến đến đặc điểm và nhu cầu vui chơi giải trí của
người cao tuổi(cần chú ý xây dựng và phát triển các thiết chế vui chơi giải trí
hiện đại bên cạnh những thiết chế truyền thống)./.


25
Tài liệu tham khảo



1. Ngô Văn Giá và cộng sự(2006), Những biến đổi về giá trị văn hoá truyền
thống ở các làng ven đô thuộc địa bàn Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Đề
tài cấp bộ
2. Nguyễn Hữu Minh và cộng sự(2003), Những biến đổi kinh tế-xã hội ở
vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, Đề tài cấp cơ sở thuộc
Vi
ện Xã hội học.
3. Đỗ Văn Quân(2006), Biến đổi mức sống của hộ gia đình vùng nông thôn
ven đô Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Hn
4. Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội(2004), Nghiên cứu phát truển các hoạt
động vui chơi giải trí ở Thủ đô Hà Nội-Thực trạng và giải pháp, Đề tài
khoa học cấp thành phố.
5. Tổng Cục Thống kê(2007), Kết quả khả
o sát mức sống hộ gia đình năm
2006, Nxb Thống kê
6. Viện Xã hội học, Vụ Gia đình(2009), Dữ liệu định tính và định lượng đề
tài: Tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến lối sống
tại các khu vực đang công nghiệp hoá, đô thị hoá.


×