Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích đối tượng của hợp đồng dân sự và trình bày hình thức của hợp đồng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.93 KB, 16 trang )

Phản biện Chủ đề 9

BÀI PHẢN BIỆN CHỦ ĐỀ 9

Phân tích đối tượng của Hợp đồng dân sự và
Trình bày hình thức của Hợp đồng dân sự
-----I. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ:
1. Khái niệm:
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng, có tần suất áp dụng rất cao
trên thực tế và có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành của phần lớn các giao dịch dân
sự.
Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên trao đổi ý chí với
nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự. (Theo Điều 388 BLDS 2005).
Hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: các bên giao kết
thống nhất ý chí về việc ràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng thái độ
xử sự của một bên nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực
ràng buộc đối với các bên giao kết và không tạo ra bất kỳ một nghĩa vụ nào đối với
người thứ ba
Hợp đồng trong luật Việt Nam làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, tức là
nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của bộ máy Nhà nước, chứ
không phải là nghĩa vụ tự nhiên, đạo đức hay nghĩa vụ của lòng nhân ái, của tâm hồn
cao thượng.
2. Phân loại các loại hợp đồng:
2.1. HĐ song vụ và HĐ đơn vụ:
Theo BLDS Ðiều 405, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên kết ước
đều có nghĩa vụ đối với nhau, mỗi bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền;
còn hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng mua bán
là hợp đồng song vụ (bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu, giao vật, bảo hành,...;
bên mua có nghĩa vụ trả tiền, nhận vật;...); hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng đơn vụ (chỉ
có người bảo lãnh có nghĩa vụ).


Trong luật thực định Việt Nam, quan hệ giữa các bên trong hợp đồng song vụ
chịu sự chi phối của một số quy tắc không được áp dụng cho hợp đồng đơn vụ: nếu
một bên trong hợp đồng song vụ không thể thực hiện nghĩa vụ do lỗi của bên kia, thì
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

1

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Ðiều 413); trong trường
hợp các bên trong hợp đồng song vụ không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ
trước, thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đó đối với nhau (Ðiều 411 khoản
2).
2.2. HĐ có đền bù và HĐ không có đền bù
2.2.1. HĐ không có đền bù
Điều 465 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho
bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Qua định nghĩa đó ta nhận thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng hoàn toàn vì lợi
ích của bên được tặng cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải
thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên kia. Nếu một hợp đồng nào đó
mang tên “Hợp đồng tặng cho tài sản” mà trong đó các bên thỏa thuận với nhau rằng
“bên A tặng cho bên B chiếc đồng hồ với điều kiện bên B phải tặng cho lại bên A chiếc
xe đạp” thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng trao đổi tài sản chứ không phải hợp
đồng tặng cho. Cũng xuất phát từ tính chất không đền bù này mà pháp luật của một số
quốc gia quy định rằng đối với bên được tặng cho thì không yêu cầu phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ (bởi lẽ bên được tặng cho chỉ tiếp nhận lợi ích mà thôi).
2.2.2. HĐ có đền bù

Tính chất đền bù của hợp đồng mua bán thể hiện ở chỗ: sau khi bàn giao tài sản
mua bán thì bên bán sẽ nhận được lợi ích, ngược lại dưới dạng tiền mua mà bên mua
phải thanh toán. Tính chất đền bù của hợp đồng trao đổi được thể hiện bởi tài sản mà
mỗi bên nhận được sau khi bàn giao tài sản của mình cho bên kia. Đối với hợp đồng
mua bán và hợp đồng trao đổi mà trong đó các bên thỏa thuận không phải trả tiền mua
(hoặc không phải bàn giao tài sản ngược lại trong hợp đồng trao đổi tài sản) thì khi đó
sẽ trái với bản chất pháp lý của hai loại hợp đồng đó. Hợp đồng khi đó sẽ có bản chất
của hợp đồng tặng cho tài sản và khi phát sinh tranh chấp sẽ áp dụng quy định đối với
hợp đồng tặng cho tài sản để giải quyết.
Tính chất đền bù của hợp đồng thuê tài sản thể hiện ở việc trả tiền thuê. Điều
480 BLDS 2005 có quy định mang tính chất bắt buộc rằng “… , còn bên thuê phải
trả tiền thuê”. Nếu hợp đồng thuê mà trong đó các bên có thỏa thuận rằng không phải
trả tiền thuê thì hợp đồng đó sẽ được coi là hợp đồng mượn tài sản, chứ không phải
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

2

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
hợp đồng thuê tài sản. Ví dụ: hợp đồng thuê biểu diễn ca nhạc- trong đó một bên sẽ
nhận được một lợi ích vật chất là tiền thù lao biểu diễn, catxê… và một bên sẽ đạt
được lợi ích về mặt tinh thần – đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức âm nhạc.
2.3. HĐ ưng thuận, HĐ trọng thức và HĐ thực tại
Hợp đồng ưng thuận được giao kết chỉ do sự gặp gỡ của ý chí của các bên mà
không cần xúc tiến bất kỳ một thủ tục nào.
Hợp đồng trọng thức được giao kết không chỉ trên cơ sở có sự gặp gỡ của ý chí
của các bên mà còn phải bằng cách hoàn tất một vài thủ tục do pháp luật quy định. các
thủ tục được dự liệu tùy theo trường hợp: có những hợp đồng phải được lập thành văn

bản (hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thuê tài sản,...); có hợp đồng phải lập thành
văn bản có chứng thực, chứng nhận (hợp đồng tặng cho bất động sản, hợp đồng mua
bán nhà ở,...).
Hợp đồng thực tại được giao kết không chỉ từ sự gặp gỡ của ý chí của các bên
mà còn từ việc giao vật, đối tượng của hợp đồng, ví dụ: hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp
đồng cho mượn tài sản.
2.4. HĐ thương lượng, HĐ theo mẫu
Hợp đồng thương lượng là hợp đồng đạt được như là kết quả sự thảo luận bình
đẳng và tự nguyện giữa các bên liên quan: sự hình thành hợp đồng phản ánh diễn biến
của quá trình thảo luận. Ðây là loại hợp đồng cổ điển. Trong thực tiễn, có nhiều hợp
đồng mà nội dung được một bên chuẩn bị sẵn, được công bố rộng rãi cho mọi người
và người đối tác chỉ có thể lựa chọn giữa chấp nhận và không chấp nhận giao kết chứ
hầu như không có cơ hội thảo luận. Ðiển hình của loại thứ hai này là các hợp đồng vận
chuyển đường sắt, đường không, hợp đồng cung ứng điện, nước, hợp đồng bảo hiểm,
hợp đồng mua bán hàng hóa trong siêu thị. Loại hợp đồng này càng lúc càng trở nên
thông dụng, theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ. Luật gọi đó là hợp đồng theo mẫu
(BLDS Ðiều 406 khoản 1).
Hợp đồng theo mẫu không thể được giải thích bằng cách dựa vào ý chí chung
của các bên giao kết, bởi ý chí đó, suy cho cùng, không tồn tại. Trong trường hợp hợp
đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải
chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó (Ðiều 406 khoản 2).
3. Giao kết hợp đồng dân sự
3.1. Nguyên tắc giao kết HĐDS
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

3

NHÓM THỰC HIỆN: 18



Phản biện Chủ đề 9
Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân
sự Việt Nam năm 2005 gồm:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Như vậy, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể
tham gia dựa trên nguyên tắc tự do giao kết và tự nguyện, bình đẳng khi giao kết vì
vậy tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa là những hợp
đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện, tự do khi giao kết hay là những hợp
đồng có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội đều bị coi là vô hiệu.
3.2. Trình tự giao kết
Trình tự giao kết hợp đồng: là một quá trình trong đó các bên bày tỏ ý chí với
nhau bằng cách trao đổi các ý kiến trong việc cùng nhau đi đến những thỏa thuận làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ. Về thực chất, đó là quá trình mà hai bên “mặc cả” với
nhau về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng.
Quá trình này diễn ra qua hai giai đoạn được pháp luật dân sự quy định như sau:
3.2.1. Giai đoạn thứ nhất: Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu
sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước
người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người
đó một hợp đồng dân sự.
Về mặt hình thức, việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều
cách thức khác nhau như:
- Người đề nghị có thể gặp trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị trao đổi
thỏa thuận hoặc có thể thông qua các đường liên lạc khác như đện thoại, liên lạc ở trên
mạng Internet….Trong những trường hợp này thời hạn trả lời là một khoảng thời gian
do hai bên thỏa thuận ấn định.
- Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự còn có thể được thực hiện bằng việc
chuyển, gởi công văn, giấy tờ qua đường bưu điện….Trong trường hợp này thời hạn

trả lời là một khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định.
Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên
đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

4

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp
đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 391 Bộ luật dân sự 2005
được xác định như sau: Do bên đề nghị ấn định hoặc nếu bên đề nghị không ấn định
thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề
nghị đó.
3.2.2. Giai đoạn thứ hai: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Chấp nhận giao kết hợp
đồng thực chất là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao
kết hợp đồng với bên đã đề nghị
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được hiểu như sau: (Điều 397 Bộ
luật dân sự 2005):
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có
hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận
được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của
bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm
vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì
thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả

lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận
hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Nếu việc trả
lời được chuyển qua đường bưu điện, thì ngày gửi đi theo dấu bưu điện được coi là
thời điểm trả lời, căn cứ vào thời điểm đó để bên đề nghị xác định việc trả lời đề nghị
có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định.
3.3. Thực hiện giao kết
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự: Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các
bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi
cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng dân sự cũng xem
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

5

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu
có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên
sau cùng ký vào văn bản.
4. Đối tượng của hợp đồng:
Là nội dung của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc là sự đáp ứng của người
giao kết đối với người cùng giao kết trong khuôn khổ thực hiện hợp đồng.
4.1. Chuyển giao một quyền:

* Vật: Dù hữu hình hay vô hình, vật phải tồn tại (ví dụ: HĐ chế biến sản phẩm),
định giá được bằng tiền, lưu thông được (vi dụ: xe cộ), xác định được (ví dụ: Laptop
Dell), vật phải thuộc về người chuyển giao. ( Điều 181 BLDS)
* Số tiền: được ấn định như là đối tượng của nghĩa vụ trả tiền, còn được gọi
trong ngôn ngữ thông dụng là giá trị hợp đồng
4.2. Làm hoặc không làm một việc: đều có thể thực hiện được mà pháp luật
không cấm và không trái với đạo đức xã hội.
* Chế tài:
- Đối tượng của HĐ không hợp pháp, HĐ vô hiệu ( Điều 128 BLDS)
- Đối tượng của HĐ không thể thực hiện được ( Điều 411 BLDS)
II. Hình thức của hợp đồng:
1. Khái niệm:
Là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng
vật chất hữu hình nhất định.
Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể
hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp
đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định.
Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào
uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong
việc giao kết hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
Điều 401 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng
dân sự như sau:

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

6

NHÓM THỰC HIỆN: 18



Phản biện Chủ đề 9
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng
một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng
văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân
theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Từ quy định trên có thể thấy hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng, phong
phú, tựu trung lại thì hình thức của hợp đồng dân sự có mấy dạng sau đây:
- Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa
thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này thường
được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc các
đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví
dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ….
- Hình thức viết (bằng văn bản): Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ
được ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những
nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp
đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
- Hình thức có chứng thực: Hình thức này áp dụng cho những hợp đồng có tính
chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của hợp đồng là những tài sản mà nhà
nước quản lý, kiểm soát thì khi giao kết các bên phải lập thành văn bản có Công chứng
hoặc chứng thực của Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền trong lĩnh vực này.
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 467 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005)
quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng
thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký
quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;
nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực
kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

- Hình thức khác: ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực hiện
bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…)

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

7

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thõa thuận
giao kết trên thực tế.
- Theo quy định hiện hành thì hình thức HĐ là điều kiện có hiệu lực của HĐ
nếu pháp luật có quy định, và khi HĐ vi phạm hình thức thì có thể bị vô hiệu hoặc
không có giá trị pháp lý đối với người thứ ba ( Điều 122, 124, 127, 134, 401 BLDS
2005)
2. Một số quy định đặc biệt:
2.1. Hình thức:
- Hợp đồng trọng thức: là HĐ muốn có hiệu lực pháp lý phải tuân thủ đúng
những qui định của pháp luật.
Ví dụ: HĐ mua bán nhà phải được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực
từ thời điểm HĐ được công chứng, chứng thực (Khoản 3 Điều 4 Luật Công chứng
2006), hay HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( Luật Đất đai)
- Hợp đồng thực tại: Được giao kết bằng cách chuyển giao vật mà các bên
quan tâm. Việc giao kết đó cũng được coi là điều kiện về hình thức HĐ: không có hình
thức đó, sự thỏa thuận đơn thuần giữa hai bên không có hiệu lực ràng buộc.
Ví dụ: Hợp đồng cho mượn tài sản: nếu chỉ có thỏa thuận về việc cho mượn mà
không có việc chuyển giao tài sản từ người cho mượn sang người mượn thì HĐ chưa
hình thành

2.2. Thủ tục:
- Đăng ký: Đối với tài sản có giá trị cao, Nhà nước, tổ chức hệ thống đăng ký
để đặt cơ sở cho việc xác định lai lịch của người có quyền, đặc biệt là quyền sở hữu.
- Xin phép cơ quan có thẩm quyền: Với các trường hợp có tính chất quan
trọng của tài sản giao dịch hoặc của bản thân giao dịch đối với kinh tế quốc dân hoặc
đối với trật tự công cộng. Ví dụ: HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2.3. Hiệu lực:
- Hình thức là điều kiện để HĐ phát sinh hiệu lực (Điều 134 BLDS 2005)
- Hình thức là chứng minh sự tồn tại của hợp đồng (Điều 528 BLDS 2005)
- Hình thức là điều kiện công bố HĐ...
3. Tìm hiểu về luật giao dịch điện tử:
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp
dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

8

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
Rõ ràng, cơ sở pháp lý của hình thức thông điệp dữ liệu đã được khẳng định một cách
chắc chắn trong BLDS. Bên cạnh đó, theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch
Điện tử (GDĐT) có hiệu lực ngày 01/03/2006, thì: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký
hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”, “Giao dịch điện tử là
giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”
“Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được
lưu trữ bằng phương tiện điện tử”(Khoản 12 Điều 4 Luật GDĐT)
“Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự

khác
Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì
thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” (Điều 10 Luật GDĐT)
Điều 12 Luật GDĐT khẳng định “Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn
bản”.Không chỉ vậy, Điều 13 của Luật còn khẳng định mạnh mẽ hơn nữa: “Thông điệp
dữ liệu có giá trị như bản gốc.
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau
đây:
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi
tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp
dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về
hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng
hoàn chỉnh khi cần thiết.”
Điều 14 Luật GDĐT nhấn mạnh “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là
một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy
của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm
và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và
các yếu tố phù hợp khác.”
Đối với thông tin trích xuất từ trang thông tin điện tử, theo Điều 23 Luật Công
nghệ Thông tin (có hiệu lực ngày 01/01/2007) “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập
trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội
dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình”.
Như vậy, với các căn cứ pháp lý được viện dẫn như trên, chúng ta có thể rút
được 3 kết luận quan trọng sau:
- Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản pháp lý thông thường.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


9

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
- Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản gốc nếu nó được bảo đảm toàn vẹn
từ khi khởi tạo lần đầu, được lưu trữ và có thể truy cập được.
- Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.
III.Thực tiễn
1. Thực tiễn của đối tượng hợp đồng dân sự
Hiện nay đối tượng của hợp đồng dân sự rất phong phú (hợp đồng mua nhà,
hợp đồng mua xe, hợp đồng mua bán mùa màng chưa thu hoạch,…), ngoài những đối
tượng mà pháp luật điều chỉnh thì trong thực tiễn còn có các đối tượng giao kết mà
pháp luật chưa quy định. Tức là trong giao lưu dân sự có xuất hiện các đối tượng này
và vấn đề đặc ra là đối tượng đó có được phép giao kết hay bị cấm giao kết; trình tự
thủ tục ký kết như thế nào…, chưa có cơ sở pháp lý thực hiện, mặc dù các đối tượng
giao kết này là chính đáng, không trái đạo đức xã hội, đều do các bên bình đẳng, tự
nguyện thỏa thuận.
Cụ thể là giao kết hợp đồng “mang bầu thuê”. Đối tượng của hợp đồng chính
là con người. Ngày nay tình trạng hiếm muộn đang là vấn đề phổ biến. Nhiều cặp vợ
chồng không có khả năng sinh con mặc dù có điều kiện kinh tế ổn định khá, nhu cầu
cần một người con để gia đình trọn vẹn niềm hạnh phúc. Trong khi đó, một số người
có khả năng sinh con nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ chấp nhận việc mang
bầu thuê.
Hai bên chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng “mang bầu thuê ” không nhằm
mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, mà các bên chỉ mong muốn, người không có con
sẽ có được đứa con để chăm sóc, người mang bầu thuê thì có được một khoản tiền thỏa
đáng. Y học ngày nay rất phát triển, việc thụ tinh nhân tạo, cấy gen, cho tặng trứng …
được thực hiện thành công và phổ biến.

Theo quan điểm của nhóm, đối tượng của hợp đồng dân sự cần điều chỉnh
thêm vấn đề “con người” để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiến bộ của khoa học công nghệ
nhất là y học. Ngày nay, việc cho, bán, tặng một quả tim hay một quả thận là việc có
xảy ra trong thực tiễn đời sống. Pháp luật cần thiết phải điều chỉnh vấn đề này vì một
khi có xảy ra tranh chấp thì chủ thể của giao kết hợp đồng có thể tiến hành khiếu nại
theo các trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
2. Thực tiễn của hình thức hợp đồng dân sự
Trong Điều 450 về hình thức hợp đồng mua bán nhà có quy định “hợp đồng
mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

10

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định là vậy nhưng thực tiễn lại khác, tại
TAND, UBND các cấp hiện nay hầu hết các hợp đồng bị khởi kiện, khiếu nại đều
không tuân thủ theo thủ tục, hình thức đã quy định.
Đối với những hợp đồng chuyển nhượng QSD đất được ký kết trước ngày 01
tháng 07 năm 2004, đa số là hợp đồng được xác nhận, chứng thực không đúng thẩm
quyền (các hợp đồng được giao kết trong thời gian này luật đất đai quy định là do
phòng công chứng, hoặc UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận),
phần lớn các hợp đồng lại là giấy viết tay, chỉ do UBND xã chứng thực, hoặc do khóm
trưởng, tổ trưởng khu phố ký nhận, làm chứng (điển hình của các trường hợp này là do
hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, hợp đồng thế chấp giá trị QSD đất để vay tiền giữa
các cá nhân với nhau, loại thế chấp này đôi khi là giao kết hợp đồng bằng miệng với
nhau,…); đất chuyển nhượng, tặng, cho chưa có giấy chứng nhận QSD đất…
Một vấn đề khác cần quan tâm đó chính là sự phát triển của khoa học công nghệ

thông tin, làm xuất hiện các hình thức hợp đồng giao kết với nhau qua mail, internet,
…các hình thức giao kết dạng này cũng chưa thật sự có cơ sở pháp lý cụ thể. Chính vì
vậy mà khi xảy ra tranh chấp thì việc thụ lý hồ sơ của các hình thức hợp đồng này gây
ít nhiều khó khăn cho người có thẩm quyền giải quyết. Bởi lẽ các HĐDS dưới hình
thức này không vi phạm phám luật, cũng không bị pháp luật cấm, song cũng không có
cơ sở pháp lý nào để giải quyết.
Nhìn chung, đối tượng và hình thức hợp đồng dân sự ở nước ta được nhà nước
quy định tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ, đã điều chỉnh được phần lớn các vấn về
HĐDS, có sự kế thừa và phát huy những ưu điểm của pháp luật trước đây. Tuy nhiên
qua 10 năm thi hành bộ Luật dân sự, thực tiễn cho thấy đối tượng và hình thức của hợp
đồng dân sự bộc lộ một số bất cập nhất định, gây khó khăn cho viêc thực hiện giao kết
hợp đồng dân sự dẫn đến thực trạng đáng lo ngại về hợp đồng dân sự vô hiệu. Chưa kể
đến việc một số chủ thể cố tình lừa dối, giao kết giả tạo, nhầm lẫn, hoặc thực hiện
những giao kết trái pháp luật (hợp đồng mua bán dâm, hợp đồng mua bán ma túy, vũ
khí,…); các hợp đồng đó trên thực tế là một con số đáng kể. Thiết nghĩ chúng ta cần
phải nhanh chóng đề ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những lỗ hổng của
pháp luật, đảm bảo điều chỉnh toàn diện các nhu cầu trong giao lưu dân sự, ổn định
kinh tế, chính trị, xã hội.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

11

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


12

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9

CÂU HỎI
-----1) Nêu những đặc điểm cơ bản của một hợp đồng?
- Có sự tham gia của từ hai bên trở lên.
- Có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia.
- Nhằm làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
2) Điểm khác nhau giữa hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại ?
- Hợp đồng trọng thức phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật thì mới có
hiệu lực.
- Hợp đồng thực tại được giao kết bằng cách chuyển giao vật mà các bên quan tâm.
3) Vợ chồng anh A nhờ chị B “mang bầu thuê” đây có phải là hợp đồng
dân sự không? Giải thích?
Trả lời: Không. Vì đối tượng điều chỉnh của hợp đồng dân sự không có con người cho
nên đây không thể xe m là một hợp đồng dân sự.
4) Thông điệp dữ liệu trong Luật giao dịch điện tử có giá trị như bản gốc
khi đáp ứng được các điều kiện như thế nào? Cơ sở pháp lý?
Theo Điều 12 Luật giao dịch điện tử năm 2005
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi
tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp
dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về
hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng
hoàn chỉnh khi cần thiết.”
5) Theo anh/chị hiểu "chữ ký điện tử an toàn" là như thế nào? Cơ sở pháp

lý?
Chữ ký điện tử an toàn là chữ ký điện tử thông thường và đáp ứng thêm các
điều kiện quy định tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử, cụ thể như dữ liệu tạo chữ ký
điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh chữ ký được sử dụng, dữ liệu tạo
chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký… Như vậy, chữ
ký điện tử an toàn sẽ không nhất thiết phải là chữ ký được chứng thực, nói cách khác
mọi chữ ký được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử thì đều
là chữ ký điện tử an toàn nhưng không phải tất cả chữ ký điện tử an toàn đều cần phải
được chứng thực. Công nhận điều này cũng chính là tôn trọng sự tự do của các bên
trong giao dịch đối với việc tự do lựa chọn hình thức công nghệ để thoả mãn các điều
kiện của chữ ký điện tử an toàn.
6) Hình thức hợp đồng bằng miệng rất thường diễn ra và nó có thể nói
chiếm đa số trong giao dịch dân sự. Vậy theo quan điểm của các anh chị hình

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

13

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
thức hợp đồng miệng được áp dụng trong những trường hợp nào? Và cho ví dụ
để làm rõ hơn vấn đề này cho từng trường hợp mà các anh chị biết.
Trả lời
Hình thức miệng được coi là hợp đồng có lích sử lâu đời và được áp dụng phổ biến
nhất trong giao dịch dân sự. Hình thức hợp đồng miệng thường áp dụng phổ biến cho
các trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, hình thức miện được áp dụng trong những trường hợp các bên tham
gia giao kết hợp đồng đã có độ tin cậy lẫn nhau. Độ tin cậy giữa các chủ thể

thường được xác lập thông qua các quan hệ ruột thịt, quan hệ hàng xóm láng
giềng, quan hệ bạn bè,… sự tin tưởng giữa các chủ thể ở đây đóng vai trò như
một nhân tố chủ quan bổ sung thêm cho sự xác thực của hình thức miệng.
Trong nhiều trường hợp do thiếu độ tin cậy nên các chủ thể không thể áp dụng
được hình thức miệng.
- Thứ hai, hình thức miệng được áp dụng với những hợp đồng có giá trị nhỏ. Đối
với những trường hợp có giá trị quá nhỏ (ví dụ: mua bó rau, một viên xirum,..)
thì các bên không có cách nào khác ngoài cách áp dụng hình thức miệng, nếu áp
dụng các hình thức khác sẽ có thể tạo nên những chi phí quá lớn, mà giá trị hợp
đồng thì quá nhỏ nên các chi phí đó làm cho việc kí kết hợp đồng trở nên vô
nghĩa.
- Thứ ba, hình thức miệng được áp dụng đối với những hợp đồng mà có thể được
thực hiện và chấm dứt ngay sau khi giao kết. Ví dụ như đa số các hợp đồng bán
lẻ đều được thực hiện dưới hình thức miệng. Sauk hi thoả thuận miệng xong về
giá cả, số lượng và chất lượng, … thì hai bên thực hiện ngay thoả thuận đó (bên
bán cân đông và bàn giao hàng bên mua nhận lây hàng và trả tiền). Đến đây
hợp đồng coi như đã thực hiện xong và chấm dứt.
7) Năm 2008 anh A có vay tín dụng đen, thế chấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và hai bên có ký hợp đồng ủy quyền, thời hạn hợp
đồng ủy quyền là 02 năm kể từ ngày ký. Cho đến nay hợp đồng ủy quyền
đã hết thời hạn, vậy theo quan điểm của các anh chị anh A có được
quyền sử dụng miếng đất trên theo quy định của pháp luật không và có
được quyền xin lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó không?
Trả lời
Vay tín dụng đen có nghĩa là hai bên không ký hợp đồng vay dưới hình thức
có thế chấp mà việc thế chấp tài sản được che giấu dưới dạng hợp đồng ủy
quyền.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


14

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
Thứ hai, anh A có thực hiện đúng cam kết, trả hết số nợ hay chưa? Hai bên
thỏa thuận cụ thể về việc vay, trả nợ và xử lý tài sản thế chấp thế nào? Có thể
chia thành hai trường hợp sau:
Nếu anh A đã trả hết số nợ và lãi theo thỏa thuận, bên kia có nghĩa vụ phải
giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A, hợp đồng ủy quyền
hết thời hạn thì đương nhiên chấm dứt việc ủy quyền. Tuy nhiên, mặc dù hợp
đồng đã ủy quyền nhưng nếu anh A chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ của
mình thì sẽ không đương nhiên được lấy lại giấy chứng nhận quyền sử đụng
đất. Bên cho vay có thể sẽ khởi kiện, khi đó, Tòa án sẽ xử vấn đề vay và vấn
đề hợp đồng ủy quyền đó như sau:
Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 129 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do
giả tạo
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật
này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
Như vậy, ở đây có thể thấy là hợp đồng ủy quyền của anh A với bên cho vay
là hợp đồng giả tạo, che dấu việc vay tín dụng đen có thế chấp. Như vậy, khi
tòa án phân xử sẽ ra quyết định tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu, và xét
các tình tiết cụ thể khác để xem xét về việc hợp đồng vay có thế chấp như thế
nào. Trên cơ sở đó Tòa án sẽ phân xử cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên
cũng như việc anh A có thể lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay

không.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
------ Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005
- Giáo trình luật dân sự (tập 1) - TS. Nguyễn Ngọc Điện (2008)
- Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội
- Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
- Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Đổ Văn Đại
/>ng_dan_su.368.html
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

15

NHÓM THỰC HIỆN: 18


Phản biện Chủ đề 9
/> />option=com_content&view=article&id=148%3Agia-tri-phap-ly-cua-chung-cu-giaodich-dien-tu&catid=1%3Anha-dat&Itemid=46&lang=vi
/> />
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

16

NHÓM THỰC HIỆN: 18



×