Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

YẾU tố SÔNG nước TRONG văn hóa MIỀN tây NAM bộ QUA PHIM tài LIỆU TRUYỀN HÌNH tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.29 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------o0o--------

VĂN NỮ QUỲNH TRÂM

YẾU TỐ SÔNG NƯỚC TRONG VĂN HÓA
MIỀN TÂY NAM BỘ QUA PHIM TÀI LIỆU
TRUYỀN HÌNH

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.70.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
Phản biện độc lập:
1.
2.
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ
sở đào tạo, họp tại


vào hồi ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư việnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.


1

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Văn Nữ Quỳnh Trâm “Phim tài liệu truyền hình về sông nước trong văn
hóa Tây Nam Bộ” Trang 62 số 372 tháng 6/2015 ISSN: 0866-8655 Văn
Hóa Nghệ Thuật (Cơ quan của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).
2. Văn Nữ Quỳnh Trâm “Văn hóa sông nước của cư dân đồng bằng sông
Cửu Long” Trang 22 số 375 tháng 9/2015 ISSN: 0866-8655 Văn Hóa
Nghệ Thuật (cơ quan của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Mảnh đất và con người Tây Nam Bộ từ lâu đã đi vào thơ ca, phim ảnh với
đặc trưng của một miền sông nước trù phú gắn với quá trình khai hoang mở đất của


2
người Việt. Nghiên cứu về mảnh đất con người nơi đây để truyền bá, bảo tồn, phát

huy và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống là trách nhiệm của những người
làm công tác truyền thông.
Tây Nam Bộ là miền đất có điều kiện địa lý và tự nhiên đặc biệt. Những cơn
lũ hàng năm mang về lượng phù sa lớn cùng nguồn thủy sản dồi dào; đem đến cho
gần 20 triệu cư dân cuộc sống đặc sắc gắn liền với sông nước và đồng ruộng phì
nhiêu. Theo đó, một nền văn hóa đặc trưng thể hiện nổi bật ở nếp sống và lao động, ở
tính cách và phong thái riêng. Những đặc điểm và tính chất ấy không chỉ thể hiện
trong sinh hoạt đời thường mà bộc lộ trong kho tàng văn chương, thơ ca, đờn ca tài tử
ở địa phương. Nhờ đó có sức lôi cuốn đặc biệt với giới sáng tác và nghiên cứu của
chuyên sâu.
Phim tài liệu truyền hình là loại hình nghệ thuật – báo chí hiện đại có khả
năng phản ánh trực tiếp, trung thực và lý thú các biểu hiện văn hóa của vùng đất đặc
biệt này. Đây là nhiệm vụ nghề nghiệp của các Đài truyền hình cùng đội ngũ tác giả
làm phim tài liệu truyền hình nhằm phản ánh hiện thực đời sống đất nước cũng như
tạo tư liệu để lưu trữ - phục vụ nghiên cứu lâu dài của quốc gia. Từ nhiều năm qua, đã
có những công trình nghiên cứu hoặc có những phim tài liệu truyền hình đề cập, khai
thác các khía cạnh nào đó của văn hóa Tây Nam Bộ, song chưa thực sự đạt hiệu quả
mong muốn.
Nghiên cứu sinh mong muốn, với việc chọn đề tài này để nghiên cứu sâu
nhằm góp phần bổ sung, làm đầy đặn thêm những công trình đã nghiên cứu về yếu tố
sông nước trong văn hóa miền Tây Nam Bộ, đồng thời góp phần hoàn thiện hơn
nghiệp vụ làm phim tài liệu truyền hình đối với loại đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án sẽ tìm hiểu bản chất nội dung phản ánh yếu tố sông nước của văn
hóa miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam. Với mục đích đó, luận
án sẽ tìm hiểu các thành tố vật chất (không gian, phương thức sản xuất, hình thái cư
trú, ẩm thực, trang phục, giao thông) và tinh thần (tôn giáo – tín ngưỡng, phương ngữ,
văn hóa nghệ thuật) trong văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ được thể hiện cụ thể
qua phim tài liệu truyền hình như thế nào?



3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khoảng thời gian 1950-1990, nhà văn Sơn Nam cho xuất bản một loạt
các tác phẩm về Nam Bộ như Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959), Nói về miền Nam
(1965), Đồng bằng sông Cửu Long hay là văn minh miệt vườn (1970), Hương rừng
Cà Mau (1972), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Cá tính của miền Nam (1974),
Bến Nghé xưa (1981), Đất Gia Định xưa (1984), Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh
hoạt xưa (1985)...Những công trình này là tài liệu quý giá cho việc tìm hiểu vùng đất
Nam Bộ. Đặc biệt, những ghi chép, điều tra tại chỗ của Sơn Nam tạo nên bức tranh rất
chân thực về đất, về người Nam Bộ. Trong các tác phẩm trên, tập truyện ngắn Hương
rừng Cà Mau đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc thẩm mỹ về sông nước
phương Nam. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường
trong Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long (1990) đã cung cấp một diện mạo
về nhiều mặt của văn hóa đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh việc miêu tả về văn
hóa sông nước của người Việt, Những vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long
(1991) có sự kết hợp tư liệu thành văn và tư liệu điền dã dân tộc học, nghiên cứu văn
hóa Nam Bộ dưới góc độ văn hóa của các cộng đồng tộc người Việt, Hoa, Chăm,
Khmer, phân tích sâu các khía cạnh làm nên bản chất văn hóa tộc người từ đặc điểm
cư trú, quá trình tộc người, đời sống văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục, ăn uống, kế
sinh nhai), tinh thần (văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng-tôn giáo).
Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ (1992) của Thạch Phương, Hồ Lê,
Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh đã kế thừa những công trình sưu tập và biên khảo về
văn hóa, lịch sử, triết lý, phong tục, ngôn ngữ, nghệ thuật....Công trình đề cập đến tất
cả các vấn đề văn hóa của Nam Bộ từ văn hóa vật chất (thói quen ăn uống, cách ăn
mặc, nhà ở, phương tiện đi lại, các nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật tạo hình
dân gian) đến văn hóa tinh thần (phong tục tập quán trong các nghi lễ vòng đời người:
sinh đẻ, cưới xin, tang ma, lễ giỗ, các dạng sinh hoạt diễn xướng dân gian (hò, lý, nói,
hát), diễn xướng sân khấu dân gian). Có thể khẳng định, đây là công trình giàu tính tư
liệu nhưng thế mạnh vẫn nghiêng về mô tả đời sống văn hóa của cư dân sông nước

Tây Nam Bộ.
Công trình Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông
Cửu Long (1993) của Phan Thị Yến Tuyết đề cập đến ba dạng thức được xem là cơ
bản nhất của văn hóa vật chất: nhà ở, trang phục, ăn uống. Tác giả chọn góc độ tiếp
cận văn hóa tộc người (Việt, Khmer, Hoa, Chăm) nên giúp chúng ta có thể thấy được
điểm chung và riêng giữa các tộc người này trong quan hệ giao lưu văn hóa ở khu
vực.


4
Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước, Nguyễn Phương Thảo
trong Văn hóa dân gian Nam Bộ - Những phác thảo (1997) khái quát những nét riêng
của làng Việt Nam Bộ như: là làng mới, kéo dài trên diện rộng, thiếu chất kết dính
chặt. Đồng thời, khẳng định Nam Bộ cũng là nơi xuất hiện những tôn giáo bản địa
như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo. Tác giả lập
luận rằng văn hóa dân gian Nam Bộ phản ánh môi trường tự nhiên với sự phong phú
của hệ thống sông ngòi, kênh rạch, tài nguyên động vật, thực vật vừa giàu có vừa
phong phú, khí hậu thuận lợi. Sinh hoạt văn hóa tinh thần có các thể loại hò sông
nước, truyện cổ hướng đến thiên nhiên nhiều hơn xã hội, truyện cổ tích giải thích các
địa danh.
Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch Nam Bộ (1999) của Lê
Quốc Sử nghiên cứu văn hóa Nam Bộ trong mối quan hệ với địa-kinh tế. Tác giả quan
niệm văn hóa vật chất (kinh tế) là hạ tầng cơ sở, quyết định tư tưởng, ý thức (văn hóa
tinh thần) là thượng tầng kiến trúc. Ông sử dụng thuật ngữ “văn minh kênh rạch” diễn
tả yếu tố “nước” (tự nhiên và nhân tạo) là đặc trưng của vùng Nam Bộ không đâu có.
Vùng đất mới xa lạ nhiều gian khổ hiểm nguy của sông nước mênh mông khô hạn sáu
tháng mà lũ lụt cũng kéo dài 6 tháng.
Đồng quê Nam Bộ (2004) của Vương Liêm là ký ức của tác giả về quê ngoại
ở ấp Tập Rèn, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Tác giả chỉ dừng lại
miêu tả quang cảnh đồng quê với những cánh đồng bát ngát cùng nếp sinh hoạt của cư

dân Việt, Hoa, Khmer từ trang phục, ăn ở, lao động sản xuất; cảnh nhộn nhịp của mùa
gặt “tới mùa lúa chín, lúa được chở về phơi đầy cả dải sân rộng trước mười ngôi nhà.
Lúc này, mọi người trong nhà đều tất bật với công việc phơi lúa, giê lúa và vô bồ liên
tiếp nhiều ngày”. Tác giả cũng đúc kết những kinh nghiệm dân gian như việc đoán
biết nước lớn hay nước ròng (“chim bìm bịp kêu nước lớn”), kinh nghiệm bắt cá, lấy
tổ chim…
Sắc thái văn hóa sông nước vùng U Minh (2007) của Nguyễn Diệp Mai tập
trung làm nổi bật những nét sinh hoạt thường ngày (ăn, ở, mặc, phương tiện đường
thủy) cùng với sinh hoạt tâm linh (tục thờ Bà - Cậu, thờ thần sông Cái Lớn, Hà Bá, ma
da, thần sấu,…) của cư dân vùng sông nước U Minh (Kiên Giang).
Trong luận văn cao học Ghe xuồng trong đời sống văn hóa người Việt Tây
Nam Bộ (2008), từ góc độ một loại hình văn hóa vật chất-ghe xuồng, Phan Thái Bình
đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về các hoạt động khai thác, đánh bắt, nghề
đóng ghe, những sinh hoạt hàng ngày, tục thờ, kiêng kỵ liên quan đến phương tiện
giao thông thủy đặc trưng của miền Tây sông nước.
Nghề cá Đồng Tháp Mười năm xưa (2010) là một chuyên khảo quý của
Nguyễn Hữu Hiếu. Lần đầu tiên nghề đánh cá nội đồng ở Nam Bộ được đề cập khá
toàn diện về ngư cụ và hoạt động đánh bắt cá, cá trong một số nghề thủ công, ẩm thực
với con cá, đời sống tâm linh của cư dân nghề cá, chính sách khai thác,...


5
Trong cuốn sách mới xuất bản Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (2013)
do Trần Ngọc Thêm (chủ biên), ở phần Dẫn nhập cũng đã nhận xét: Tây Nam Bộ là
một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển đặc biệt, con người đặc biệt, vai trò
và sự đóng góp cho sự phát triển của đất nước cũng rất đặc biệt. Đặc biệt ở trong công
trình này các tác giả dành một tiểu mục về tính sông nước (tr.647-671):” Ba chữ “tính
sông nước” là kết tinh của toàn bộ nền văn minh sôngnước, văn minh kênh rạch Tây
Nam Bộ. Nó chứa đựng trong mình hệ giá trị chỉ ra trình độ phát triển của một vùng
đất trong việc khai thác thế mạnh của sông nước, tận dụng sông nước và đối phó với

sông nước trong suốt lịch sử tồn tại của mình.
Nhìn chung, yếu tố đặc trưng sông nước trong văn hóa Nam Bộ (Tây Nam
Bộ) đã được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận
khác nhau tuy nhiên đặc trưng ấy được phản ánh như thế nào trong phim tài liệu
truyền hình thì cho đến nay vẫn còn chưa được quan tâm của giới nghiên cứu văn hóa
điện ảnh.

4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phim tài liệu truyền hình (dòng tài liệu
ký sự) tập trung vào chủ đề yếu tố sông nước trong văn hóa của người Việt (Kinh) ở
miền Tây Nam Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu các phim tài liệu truyền hình về văn hóa sông nước miền Tây Nam
Bộ sản xuất sau năm 1975, tập trung chủ yếu sau năm 2005 đến năm 2017 kết hợp với
khảo sát nghiên cứu thực địa các địa bàn phản ánh trong phim còn giữ lại nhiều yếu tố
truyền thống, đặc trưng về con người văn hóa Tây Nam Bộ
+ Thời gian nghiên cứu
Các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần đặc trưng văn hóa sông nước miền
Tây Nam Bộ được tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan của các
nhà nghiên cứu đi trước. Trong phạm vi tài liệu thu thập được, chúng tôi tập trung
nghiên cứu khoảng thời gian từ năm 1975 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nhận diện được bản chất nội dung phản ánh yếu tố sông nước của văn hóa
miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam, luận án chủ yếu sử dụng
phương pháp phân tích diễn ngôn. Diễn ngôn trong luận án này đó chính là các bộ
phim tài liệu truyền hình Việt Nam bao gồm:
1. Mai Xuân Hòa đạo diễn (2005), Dư địa chí, Đài truyền hình Việt Nam.
2. Nguyễn Hồ (chủ biên), Phạm Khắc đạo diễn (2002), Đất chín rồng, Hãng

phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh TFS.


6
3. Phạm Khắc đạo diễn (2006), Mekong ký sự, Hãng phim truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh TFS.
4. Chín cửa sông rồng (2009- 2010 – 2011) Đài phát thanh truyền hình Vĩnh
Long.
5. Hành trình đất Cù Lao (2013, 2014, 2015), Đài phát thanh truyền hình
An Giang.
6. Ký sự đôi bờ Vĩnh Tế (2010), Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long.
7. Rong ruổi đất phương Nam (2014), Đài truyền hình Việt Nam-VTV9.
8. Miền Tây mùa nước nổi (2014), Đài truyền hình Việt Nam VTV9.
9. Ký ức miền Tây (2012-2013-2014), Đài truyền hình Việt NamVTV Cần
Thơ.
10. Uống chung dòng nước (2007), Đài truyền hình Việt Nam hợp tác quốc
tế sản xuất.
11. Mùa nước nổi (2013), Đài truyền hình Việt Nam VTV2.
12. Tứ giác Long Xuyên (2014), Đài truyền hình Việt Nam- VTV CT.
13. Cải lương-Hành trình nghệ thuật ( 2005) , Hãng phim truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh TFS.
Diễn ngôn được phân tích trong luận án này là lời bình, nội dung và hình ảnh
được thể hiện trong các bộ phim tài liệu truyền hình khi đề cập đến chủ đề văn hóa
sông nước miền Tây Nam Bộ.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thư
tịch như sách báo, tạp chí, Internet để tham chiếu so sánh với “văn bản” phim tài liệu
truyền hình về cùng chủ đề yếu tố sông nước trong văn hóa Tây Nam Bộ. Ngoài ra, để
có thể cảm thụ trực quan các yếu tố văn hóa sông nước đã được phản ánh qua phim
truyền hình, tác giả còn đi thực tế tại các địa danh được các bộ phim nhắc tới như
Long An, Cần Thơ và An Giang. Việc kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực địa

giúp kiểm tra chéo, so sánh và cảm nhận với ghi lại các thông tin chính xác và trung
thực.
Để có thể đánh giá được thành tựu cũng như những tồn tại của phim tài liệu
truyền hình hiện nay, chúng tôi có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng công
cụ google. Với công cụ xây dựng mẫu điều tra cùng với xây dựng biểu mẫu kết quả.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học: Yếu tố sông nước trong văn hóa Tây Nam Bộ không
phải là một chủ đề mới. Chủ đề này đã được thể hiện qua nhiều khía cạnh như văn
học, địa chí học, sinh thái học, văn hóa học, nghệ thuật học, mỹ học, điện ảnh… Ở
mỗi lĩnh vực, chủ đề này được khắc họa theo những nét riêng. Nghiên cứu của luận án
là một nỗ lực góp phần hiểu về yếu tố sông nước trong văn hóa Tây Nam Bộ qua phân
tích diễn ngôn phim tài liệu truyền hình với cách thực hiện trực tiếp thu hình và thu
âm thanh đối với đối tượng phản ánh; nhờ đó đạt được độ chính xác cao và có sức
thuyết phục lớn so với các phương thức phản ánh khác. Tuy nhiên, sự phản ánh này
cũng chịu sự chi phối của đạo diễn, biên tập trên mỗi đề tài phim tài liệu.


7
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: từ việc nghiên cứu đề tài sử dụng phim tài liệu truyền
hình phản ánh yếu tố sông nước trong văn hóa miền Tây Nam Bộ nói riêng, luận án có
cơ sở đề xuất những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho các tác giả phim tài liệu
truyền hình nói chung ở các đài truyền hình Trung ương cũng như địa phương; cung
cấp phương án khảo cứu, phản ánh đối tượng một cách cụ thể và thực tế cho các nhà
làm phim tài liệu truyền hình, cố gắng đem lại cho họ những kinh nghiệm hữu ích. Từ
những nhận xét và đề xuất cụ thể, luận án có thể hỗ trợ các nhà làm phim tài liệu
truyền hình phát huy các thế mạnh đã có, khắc phục các hạn chế còn tồn tại. Ngoài ra,
nghiên cứu tác dụng, hiệu quả của phương thức sử dụng phim tài liệu truyền hình
trong việc khảo sát, phản ánh bộ mặt văn hóa của một vùng miền riêng biệt ở nước ta.
Từ thực tế sử dụng này, có thể rút ra những kết luận, kinh nghiệm cần thiết đối với
nghiệp vụ tổ chức sản xuất phim tài liệu truyền hình chuyên đề nói chung nhằm hoàn

thiện thêm lĩnh vực này. Bên cạnh các công trình viết, từ đây có thể mở rộng, phát
triển hình thức nghiên cứu một số đề tài khoa học xã hội bằng phim tài liệu truyền
hình.
Trong luận án này, ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn luôn quyện chặt vào
nhau. Nhờ đó, luận án cung cấp một cái nhìn tương đối cụ thể, nhằm làm sáng tỏ
những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nam Bộ, lý giải nét độc đáo sông nước trong
tính cách văn hóa của người và đất miền Tây Nam Bộ.
7. Khung phân tích
Để phân tích được yếu tố văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ được thể hiện
qua phim tài liệu truyền hình như thế nào, dựa trên hướng tiếp cận lý thuyết sinh thái
văn hóa, tôi sẽ phân tích diễn ngôn thể hiện cụ thể của một số phim tài liệu truyền
hình về văn hóa sông nước Tây Nam Bộ. Cụ thể, văn hóa được xem như một sự thích
nghi với môi trường tự nhiên. Từ góc nhìn sinh thái văn hóa chúng ta sẽ thấy yếu tố
sông nước đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ đã quy định nên đặc trưng của những
thích nghi này. Để có cái nhìn hệ thống, tôi đã phân tích theo phân loại văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Ở lĩnh vực thích nghi văn hóa vật chất, tôi đã xem xét các
biểu hiện về phương thức sản xuất, giao thông, trang phục, ẩm thực và hình thái cư
trú. Về thích nghi văn hóa tinh thần, tôi đã tập trung vào phương ngữ, sinh hoạt văn
hóa nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Qua phân tích diễn ngôn, yếu tố văn hóa sông
nước Tây Nam Bộ đã hiện lên rất sống động và chân thật.
Để có cái nhìn về định hướng phát triển sắp tới của phim tài liệu truyền hình
về chủ đề văn hóa sông nước Tây Nam Bộ, tôi đã đánh giá các thành công và hạn chế
của phim tài liệu truyền hình dựa trên các phân tích đã có về các thành tố vật chất và
tinh thần của văn hóa sông nước.


8

8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn và tổng quan về vùng đất Tây Nam Bộ.
Trình bày những nét chung về vai trò của sông nước đối với cuộc sống của người Việt
ở Tây Nam Bộ trong cái nhìn thời gian, không gian và chủ thể. Các tiêu chí để nhận
biết, đánh giá sự tác động này đến việc hình thành lối sống văn hóa, tính cách Tây
Nam Bộ. Chương này cũng nói đến vai trò đóng góp của phim tài liệu trong việc lưu
trữ, bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa bằng hình ảnh.
Chương 2: Thành tố vật chất trong văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ qua
phim tài liệu truyền hình Việt Nam. Trình bày các luận điểm nhằm lý giải quá trình tác
động của yếu tố sông nuớc đến cuộc sống vật chất người Việt, từ đó hình thành lối
sống và tính cách văn hóa đặc trưng của người Tây Nam Bộ.
Chương 3: Thành tố tinh thần trong văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ
qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam. Trình bày các luận điểm nhằm lý giải quá
trình tác động của yếu tố sông nước đến cuộc sống tinh thần người Việt, từ đó hình
thành lối sống và tính cách văn hóa đặc trưng của người Tây Nam Bộ.
Chương 4: Văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền
hình Việt Nam - Một số thành tựu và hạn chế. Miêu tả và chứng minh vai trò tích cực
của phim tài liệu truyền hình trong việc bảo tồn, phát huy, truyền bá các giá trị văn
hóa sông nước Tây Nam Bộ và những hạn chế còn tồn tại.
Phần Phụ lục: Bao gồm các phim tài liệu dưới dạng phim VCD, DVD, các tài
liệu khảo sát điều tra và tài liệu tham chiếu so sánh.


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Để làm cơ sở cho các nghiên cứu, luận án sẽ làm rõ các khái niệm “yếu tố
sông nước trong văn hóa” hay “văn hóa sông nước,” và “phim tài liệu truyền hình”

1.1.1.1. Khái niệm “yếu tố sông nước trong văn hóa” hay “văn hóa sông
nước”
Văn hóa là một khái niệm rộng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và
định nghĩa. Có thể hiểu văn hóa chính là lối sống của một nhóm người hay một cộng
đồng người. Theo nghĩa đó, khi đề cập đến văn hóa sông nước, chúng tôi muốn nói
đến lối sống được xây dựng trên hay được hình thành bởi yếu tố sông nước. Theo đó,
lối sống này bao gồm các phương thức sản xuất, giao thông, ẩm thực, trang phục, tôn
giáo – tín ngưỡng, văn học nghệ thuật… Hay có thể được hiểu qua yếu tố văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của cư dân tại đây trong quá trình thích nghi với sinh thái
sông nước. Do để nhấn mạnh đến yếu tố sông nước qua sự thích nghi trực tiếp của
người Việt miền Tây Nam Bộ nên chúng tôi dùng cụm từ “yếu tố sông nước trong văn
hóa”. Như vậy, hai khái niệm “yếu tố sông nước trong văn hóa” hay “văn hóa sông
nước” có nội hàm như nhau.
Tây Nam Bộ là một vùng sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt với
hơn 700 km bờ biển, khoảng 28.000km sông ngòi, hàng ngàn km kênh đào với hàng
trăm cù lao, cùng chín cửa sông đưa nước ra biển tạo thuận lợi cho cuộc sống của
người dân nơi đây. Chính đặc điểm này mà từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi nơi
đây là “xứ sở kênh rạch”, “văn minh kênh rạch”…Sơn Nam trong sách Đồng bằng
sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa và Văn minh miệt vườn đã viết: “Đường sông,
đường biển là huyết mạch. Ngoài sông Tiền, sông Hậu với nhiều nhánh nhóc ăn thông
vào lung, bào, láng (đất thấp, tù đọng) nên kể thêm nhiều rạch (hoặc gọi là xẻo) bắt
nguồn từ rừng U Minh Thượng hoặc U Minh Hạ chảy ra biển phía Tây.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc: văn hóa sông nước luôn gắn bó với người dân Việt Nam. Văn hóa ứng xử của
người Việt đối với sông nước là một phần không thể thiếu của Văn Hóa Việt Nam . Vì
vậy, sông nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh, văn hóa và lịch sử của
người dân miền Tây Nam Bộ. Văn hóa sông nước có một vai trò hết sức thiêng liêng.
Đồng thời, nó cũng hết sức gần gũi, cần thiết, đi vào mọi ngõ ngách của đời sống sinh
hoạt, văn hóa của nhân dân. Với những điều kiện địa lý đặc thù của vùng đất chằng
chịt sông rạch, sông nước tác động mạnh mẽ đến vấn đề định cư và phân bố dân cư

Nam Bộ. Người dân Nam Bộ ban đầu ở trên các miệt giồng, các gò đất cao, về sau mở
rộng địa bàn cư trú ở miệt vườn, miệt cù lao, miệt kênh…hoặc ở một dạng khác là
sống theo tuyến (sông, kênh rạch, đường lộ) và tỏa đi. Chính từ nền tảng văn minh
sông nước đó đã hình thành nền văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ.
1.1.1.2. Khái niệm “Phim tài liệu truyền hình”, thể loại và các thành tố


10
Đến nay, trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng
phim tài liệu truyền hình. Tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả sẽ có
những quan niệm riêng về loại phim này. Tuy còn tồn tại những quan niệm khác nhau,
nhưng phần lớn vẫn tập trung vào hai khuynh hướng sau đây:
Thứ nhất, đề cao tính chân thực của phim tài liệu truyền hình, đây là khuynh
hướng được nhiều học giả và nhà chuyên môn ở Việt Nam và quốc tế theo đuổi.
Thứ hai, đề cao tính nghệ thuật của phim tài liệu truyền trình lẫn tính báo chí
của nó. Phim tài liệu truyền hình chuyển tải những sự kiện, hiện tượng nóng bỏng của
cuộc sống thông qua những thủ pháp nghệ thuật. Vì vậy, phim tài liệu truyền hình vừa
thể hiện rõ nét tính chính luận và tính thời sự của báo chí, đồng thời vừa thể hiện ý đồ
sắp đặt của tác giả theo hướng gia tăng tính sinh động, hấp dẫn của bộ phim.
Từ điển bách khoa toàn thư Encartna (Mỹ) ở mục từ Documentaries cho
rằng: “Phim tài liệu truyền hình là những tác phẩm truyền hình có cấu trúc chặt chẽ
nhằm mục đích khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực một
cách chi tiết”. Phim tài liệu theo quan điểm này liên quan chặt chẽ với mọi mặt của
đời sống xã hội, từ lịch sử, văn hóa, chính trị cho tới thế giới tự nhiên.
Trong giáo trình Nghệ thuật điện ảnh, David Bordwell và Kristin Thompson,
thuộc Trường Đại học Wisconsin, định nghĩa: “Phim tài liệu là một tác phẩm chứa
đựng trong nội dung của nó những thông tin chân thực về thế giới bên ngoài” . Định
nghĩa này cũng nhấn mạnh vào tính chân thực của phim tài liệu truyền hình như Từ
điển bách khoa toàn thư Encarta. Tính chân thực được hai tác giả coi như đặc tính
quan trọng nhất, quy định những đặc tính khác của phim tài liệu.

Theo quan điểm của Andrew Britton - nhà nghiên cứu phê bình về điện ảnh –
ông cho rằng: trước hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được những
góc cạnh khác nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn thấy
mà là một sự thực được đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra chúng. Quan niệm
này của Andrew Britton đã thoát khỏi được tính tự nhiên chủ nghĩa mà nhiều nhà làm
phim tài liệu phương Tây mắc phải. Sự thực trong phim tài liệu phải được đặt trong
bối cảnh đã sinh ra nó, nằm trong mối quan hệ biện chứng với những sự kiện, hiện
tượng khác.
Các thể loại phim tài liệu truyền hình
Phim tài liệu truyền hình với nguyên tắc hàng đầu là loại bỏ sự hư cấu, chất
liệu của nó là những hình ảnh quay người thực, việc thực.
Phim tài liệu truyền hình có thể chia làm ba nhóm: phim tài liệu chân dung,
phim tài liệu ký sự ( phóng sự), phim tài liệu thời sự chính luận và nhằm vào ba đối
tượng là: con người, sự kiện, vấn đề. Cả ba nhóm thể loại này thường có sự giao thoa,
hòa nhập và hỗ trợ lẫn nhau.
Phim tài liệu chân dung
Đối tượng thể hiện chính là nhân vật có thực với đầy đủ số phận, tính cách
trong cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, với con người, với bản thân
mình. Trong phim tài liệu chân dung, tác giả phải tôn trọng các sự kiện trong thời
gian, không gian lịch sử, nhưng có quyền giới thiệu những nhân vật có thực ấy theo


11
cách nhìn và cách hiểu của riêng mình; việc hư cấu các chi tiết hoặc sự kiện của nhân
vật, đôi khi có sự khác biệt thậm chí ngược hẳn lại với quan niệm đương thời.
Phim phóng sự tài liệu hay còn gọi là phim tài liệu ký sự
Phim phóng sự (ký sự) tài liệu hướng ống kính vào những đối tượng khác
nhau và bố cục theo những cách thức khác nhau để làm nổi bật con người, sự kiện hay
một vấn đề xã hội mang tính thời sự nhất. Qua lời bình, tác giả dẫn giải, phân tích,
đánh giá, bình luận theo quan điểm, cảm nghĩ của riêng mình.

Hiện trong luận án nghiên cứu sinh tập trung khá nhiều phim tài liệu ký sự do
chất liệu hiện có tại các đài truyền hình địa phương hay Trung ương. Theo xu thế thời
đại, sự tách biệt này không còn rõ ràng nữa mà gần như được pha trộn, tổng hợp nhằm
đáp ứng được thị hiếu người xem, tăng sự thu hút, rating cao và dòng ký sự tài liệu về
miền Tây Nam Bộ đang chiếm ưu thế và chiếm cảm tình khán giả vì sự gần gủi, chân
thực và luôn có chất thơ trong đó.
Phim tài liệu thời sự chính luận
Phim tài liệu thời sự chính luận thường phản ảnh một bối cảnh xã hội – kinh
tế- văn hóa – chính trị nhất định ở thời điểm sự kiện xảy ra có dấn ấn và gây sự chú ý
tác động nhất định đối với bối cảnh lịch sử xã hội đó hay công chúng nghe nhìn có thể
sản xuất định kỳ hay đột xuất.
Các yếu tố trong kịch bản phim tài liệu truyền hình
Lời bình
Lời bình thường được viết sau khi phim đã dựng xong và nhiều khi cũng do
người khác viết chứ không phải tác giả kịch bản hay đạo diễn, nhưng ngay trong kịch
bản cũng phải tính đến điều này.
Đối thoại ( phỏng vấn)

Lời của các nhân vật (phát biểu, trả lời phỏng vấn, trao đổi với nhau…) và
câu hỏi của tác giả trong những trường hợp cần thiết, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng
không gì thay thế được vì tính xác thực, trực tiếp của nó
Chạy phụ đề
Giới thiệu nhân vật, bối cảnh, không gian, thời gian, nguồn gốc, xuất xứ…
của tư liệu trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo tính chân thực, tránh sự hiểu
lầm, suy diễn….
* Điểm lưu ý là hiện nay những dòng phim tài liệu hiện thực thường bỏ qua
lời bình, lấy tự sự nhân vật hay người dẫn truyện làm kết nối câu chuyện tạo sự chân
thực, sống động nhất có thể.
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
Để lý giải sự phản ánh của phim truyền hình về yếu tố sông nước trong văn

hóa người Việt miền Tây Nam Bộ, chúng tôi dùng lý thuyết sinh thái văn hóa.
Sinh thái văn hóa trong nhân học phát triển vào những năm 1950 đã cung cấp
một cái nhìn cụ thể về sự tương tác giữa con người và môi trường qua thích nghi văn
hóa.


12
Thuyết sinh thái văn hóa gắn liền với tên tuổi của Julian Steward (1902-1972)
nằm trong trào lưu tiến hóa đa tuyến như một hướng phát triển tách ra khỏi ảnh hưởng
của quan điểm đặc thù luận lịch sử vốn chiếm ưu thế trong nhân học Mỹ vào nửa đầu
thế kỷ XX.
Theo Ngô Thị Phương Lan (2016), sự quan tâm của Steward đến yếu tố môi
trường là chịu ảnh hưởng của các tiền bối trước đó như Clark Wissler (1870-1947) và
C. Daryll Forde (1902-1973) vốn quan tâm đến sự tác động của môi trường đến văn
hóa. Clark Wissler qua tác phẩm Indians of the United States (1940) thao tác khái
niệm vùng văn hóa (culture area). Mặc dù, Ông nhấn mạnh đến vai trò sáng tạo của
văn hóa trong việc định hình các cách con người tương tác với môi trường vật chất và
cho là có sự tương ứng giữa vùng văn hóa và vùng môi trường tự nhiên nhưng Ông
vẫn cho là có một số yếu tố quyết định của tự nhiên đối với văn hóa. Sinh thái văn hóa
của Julian Steward tập trung vào sự thích nghi của các nền văn hóa riêng biệt với các
môi trường cụ thể. Như vậy, với hướng tiếp cận này, khái niệm thích nghi (adaptation)
là trung tâm của mối tương tác giữa con người và môi trường. Thích nghi cho thấy
tính chủ động của con người thông qua văn hóa để lựa chọn các khả năng mà môi
trường cung cấp.
Hướng tiếp cận lý thuyết này sẽ giúp lý giải tại sao con người ở những vùng
đất khác nhau lại lựa chọn cách sống, cách ăn mặc hay phương tiện đi lại phù hợp với
điều kiện sinh thái của họ. Về mối quan hệ giữa thích nghi văn hóa với môi trường
sông nước của cư dân Nam Bộ, Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Chính yếu tố nước
đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như
sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có

cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình”.
Với đặc điểm là một vùng sông nước, vùng Tây Nam Bộ đã hình thành cho
mình một lối sống rất riêng mang đậm tính thích nghi với đặc điểm sinh thái này. Do
vậy, với góc nhìn sinh thái văn hóa qua dữ liệu là các bộ phim tài liệu truyền hình,
chúng tôi sẽ phân tích được các yếu tố thích nghi riêng biệt và đặc sắc này trên nhiều
khía cạnh như vấn đề định cư, phân bố dân cư, phương thức sản xuất, văn hóa nghệ
thuật …của Nam Bộ.
1.1.3 Tổng quan về vùng đất Tây Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực Nam của Việt Nam, còn được
gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ khu biệt hơn là miền Tây Nam Bộ (ngắn gọn theo
cách gọi của người người Việt Nam là miền Tây) có 1 thành phố trực thuộc trung
ương và 12 tỉnh.
Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi
dần qua thời gian; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc
theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất
phù sa phì nhiêu dọc theo ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn
trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên –
Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.


13
Đồng bằng này còn được hình thành từ dòng chảy sông Mê Công mang phù
sa bồi lắng. Người dân Việt khi đến định cư đã có tập quán chọn các vị trí gần các
vùng tập trung nước như hai bên bờ sông rạch, kênh mương, các vùng trũng chứa
nước hoặc vùng ven biển. Nhờ nguồn nước dồi dào và trong lành, từ xưa đồng bằng
sông Cửu Long được cả nước ví như vựa lúa, giỏ cá và rổ trái cây của đất nước.
Là vùng đất mới với lịch sử trên 300 năm, trong quá trình khai phá, vùng Tây
Nam Bộ có những đặc thù về tự nhiên, lịch sử, xã hội. Với cảnh trí thiên nhiên và môi
trường sinh thái đa dạng, phức tạp, người dân Tây Nam Bộ đã lập nên những vùng
quần cư, định cư với các tên gọi rất mộc mạc. Đó là những “miệt giồng”, “miệt

vườn”, “miệt cù lao”, “miệt kênh”, “miệt thứ”, “miệt trên”, “miệt dưới. Mỗi “miệt”
đều có những đặc điểm địa hình, kinh tế, dân cư riêng. Hình thức cư trú của dân cư
vùng lúa nổi cũng khá đặc biệt. Họ tập trung ở ven sông, các trục lộ, trục kênh lớn,
trên những nhà sàn. Chuồng trâu bò cũng ở trên sàn cao. Đồng ruộng xa nhà từ vài
kilômét đến vài chục kilômét.
Nghề trồng lúa nước gắn liền với lịch sử khai thác và phát triển đồng bằng
sông Cửu Long. Với một đồng bằng phẳng, có chế độ ngập lũ hàng năm lại nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa nên việc trồng lúa nước là hình thức sử dụng có hiệu quả nhất
nguồn tài nguyên của khu vực này. Đây được xem là vựa lúa lớn nhất nước với sản
lượng lương thực hàng năm lên đến hàng triệu tấn, không những bảo đảm cho nhu cầu
tiêu thụ trong nước mà còn cho xuất khẩu.
Cùng với việc trồng lúa, cư dân Tây Nam Bộ ngay từ những ngày đầu khai
khẩn vùng đất mới này đã biết lập vườn trồng cây ăn trái. Vườn thường ở sát nơi cư
trú, gần nhà. Những vùng đất phù sa có nước ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là địa bàn
của các vườn tược, người ta gọi đó là miệt vườn hay văn minh miệt vườn.
Ngoài những cây chính, người ta còn trồng xen một số loại cây khác hoặc
trồng kiểu vườn tạp. Một số nơi trong các nhà vườn, trên cao là dừa, rồi đến cây ăn
trái, kết hợp với các thùng ong, trồng nấm, rau xanh, chuồng heo, dưới mương là tôm
càng xanh, cá.
Hệ thống sông rạch chằng chịt, đồng bằng Tây Nam Bộ là môi trường lý
tưởng cho việc chăn nuôi vịt. Cá là nguồn sản vật phong phú, dồi dào ở Tây Nam Bộ,
gần như chỗ nào có nước là có cá. Ngoài sông Tiền, sông Hậu, đồng bằng sông Cửu
Long còn có diện tích mặt nước kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng mông mênh cho cá tôm
sinh sống, phát triển. Hàng năm, cá tôm từ Biển Hồ (Campuchia) theo mùa nước tràn
về đồng bằng sông Cửu Long; các bưng, bàu, đìa, ao, hồ, ruộng đều ngập trong lũ.
Các loài cá đen, cá trắng lên đồng ruộng sinh đẻ và tăng trưởng nhanh nhờ nguồn thức
ăn dồi dào.
Song song với việc đánh bắt, để làm giàu nguồn lợi thủy sản, người dân đồng
bằng sông Cửu Long đã biết nuôi trồng các loại thủy sản bằng những phương cách
sáng tạo.

Với hệ thống sông rạch chằng chịt, dọc ngang, giao thông chủ yếu bằng
đường thuỷ, diện mạo văn hóa tinh thần gắn bó rất chặt chẽ với đời sống sông nước,
biểu hiện cụ thể qua số từ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến nước ở vùng đất


14
này rất phong phú, đa dạng. Nó bao gồm những từ trong tiếng Việt phổ thông và
những từ riêng trong phương ngữ Tây Nam Bộ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quá trình phát triển truyền hình của Việt Nam
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phim tài liệu Việt Nam đã phát
triển mạnh ở cả hai miền Nam – Bắc, phản ánh kịp thời thực tế chiến đấu, sản xuất ở
chiến trường lớn cũng như ở hậu phương, góp phần vào thắng lợi năm 1975. Sau khi
đất nước thống nhất, phim tài liệu chuyển dần sang hình thức phát sóng trên các đài
truyền hình, phản ảnh những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày trong nước và thế giới.
Từ 1954 đến 1983, phim tài liệu Việt Nam giành được 46 giải Bông sen vàng,
71 Bông sen bạc trong các liên hoan phim quốc gia, 15 Huy chương vàng, 7 Huy
chương bạc trong các liên hoan phim quốc tế. Trong đó có nhiều phim tài liệu truyền
hình ý nghĩa, góp phần vào xây dựng hàng trăm phim tài liệu của điện ảnh Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ,
phim tài liệu truyền hình trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được
của đại chúng, đóng góp đắc lực vào sự nghiệp nâng cao dân trí và đấu tranh tư tưởng.
1.2.2. Quá trình phát triển phim tài liệu truyền hình phản ánh văn hóa
sông nước miền Tây Nam Bộ
Phim tài liệu truyền hình về văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ thực sự
phát triển sau năm 1975. Bên cạnh mảng đề tài về cuộc sống và chiến đấu của nhân
dân hai miền, mảng đề tài mới về cuộc sống cư dân Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ
được quan tâm sản xuất.
Khoảng 10 năm sau chiến tranh, 26 tên phim về sông nước Tây Nam Bộ ra
đời trong bộn bề khó khăn về kỹ thuật và phương tiện. Với chừng đó bộ phim, cũng

có thể hình dung về một vùng văn hóa với mênh mang sông nước, những con người
bình dị hiền hòa đang xây dựng cuộc sống trên cả bình diện vật chất và tinh thần.
Thành tựu của dòng phim này chưa nhiều lắm nhưng cũng là sự ghi nhận sự
đóng góp của những nhà làm phim tài liệu. Đó là các giải thưởng Bông sen bạc “ Hạt
thóc vàng” (1983), Bông sen vàng “Cây lúa Tháp Mười” (1987), Giải A Liên hoan
phim môi trường châu Á- Thái Bình Dương phim “Giọt mật” (1987)...
Từ những năm đầu 1990, cuộc sống của người dân khởi sắc và về kinh tế có
nhiều cơ chế thuận lợi hơn, tạo đà cho sự phát triển. Trong thời kỳ này số lượng các
phim truyền hình về đề tài sông nước không tăng lên, chỉ có 14 bộ phim. Tuy vậy, giai
đoạn này chứng kiến một sự thay đổi về kỹ thuật. Về nội dung, đề tài và mục đích làm
phim cũng thể hiện một sự thay đổi và đột phá. Trong 14 bộ phim giai đoạn này, có 4
bộ phim phản ánh về đời sống vật chất của cư dân Tây Nam Bộ, 2 bộ phim phản ánh
đời sống tinh thần, 6 bộ phim có nội dung đan xen (vừa phản ánh đời sống vật chất và
đời sống tinh thần), có 2 bộ phim cảnh báo về việc con người đang tàn phá, hủy hoại
môi trường thiên nhiên trong quá trình khai thác và chinh phục của mình.
Từ năm 2000 đến nay, chủ yếu bắt đầu từ 2005, thống kê cho thấy có khoảng
11 bộ phim tài liệu ký sự truyền hình, chủ yếu do Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh
(TFS) sản xuất và một số đài truyền hình địa phương Tây Nam Bộ như Đài truyền
hình Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đài truyền hình Trung ương (VTV). Hơn nữa,


15
ở đây số lượng không còn là quan trọng nữa mà kỹ thuật làm phim, quay phim, nội
dung, thời lượng, nhà sản xuất, tất cả đều có một sự đổi mới ngoạn mục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Để triển khai các nội dung của luận án ở phần sau, trong chương 1 người
nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài với các nội dung sau:
- Các khái niệm cơ bản “yếu tố sông nước trong văn hóa” hay “văn hóa sông
nước,” và “phim tài liệu truyền hình”

- Lý thuyết tiếp cận (tiếp cận liên ngành, lý thuyết địa văn hóa, lý thuyết của
nhân học, ngôn ngữ học), lý luận và khái niệm về phim tài liệu truyền hình, chức năng
thể loại của phim tài liệu truyền hình, lược sử phát triển của truyền hình Việt Nam và
quá trình thực hiện các phim tài liệu truyền hình về văn hóa sông nước Tây Nam Bộ.
- Quá trình phát triển phim tài liệu truyền hình Việt Nam cũng như quá trình
phát triển phim tài liệu truyền hình phản ánh văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ.
Qua đó khẳng định phim tài liệu truyền hình đề tài sông nước trong văn hóa miền Tây
Nam Bộ là công cụ hiệu quả, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, truyền bá và phát
huy các giá trị văn hóa Tây Nam Bộ hiện nay.


16
CHƯƠNG 2
THÀNH TỐ VẬT CHẤT TRONG VĂN HÓA SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY
NAM BỘ QUA PHIM TÀI LIỆU TRUYỂN HÌNH VIỆT NAM

2.1. Không gian văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu
truyền hình Việt Nam
Các nhà làm phim tài liệu truyền hình về đề tài Nam Bộ đều đưa vào trong
tác phẩm của mình những đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng đất với các hình ảnh lời
bình chân thực và đầy tính nghệ thuật. Hình ảnh sông nước Nam bộ xuất hiện trong tất
cả các phim tài liệu, đặc biệt là phim Mekong ký sự.
Mặc dù chỉ là một ký sự về dòng sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, sau
khi đi qua Việt Nam, tuôn ra Thái Bình Dương, bộ phim Mekong ký sự như một công
trình khảo sát công phu về đời sống cư dân cùng các giá trị địa văn hóa của vùng sông
nước miền Tây Nam Bộ. Bộ phim phản ánh bức tranh chung, đồng thời làm nổi bật
nhiều mặt hoạt động riêng biệt, đặc thù mà sông nước là yếu tố chi phối trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Qua phim tài liệu, có thể hình dung quá trình di cư khai hoang lập ấp của
người Việt tại Nam Bộ, có một cái nhìn bao quát hơn về người Việt xưa trong quá

trình khai hoang mở đất. Cũng qua phim tài liệu, khán giả biết rõ hơn về vai trò của
người Hoa trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, họ gắn với rau màu và
biết tận dụng vùng đất phù sa màu mỡ này với những sản phẩm tiêu biểu.
Với cảnh trí thiên nhiên và môi trường sinh thái đa dạng, phức tạp, người dân
Nam Bộ đã lập nên những vùng quần cư, định cư với các tên gọi rất mộc mạc. Đó là
những “miệt giồng”, “miệt vườn”, “miệt cù lao”, “miệt kênh”, “miệt thứ”, “miệt trên”,
“miệt dưới. Mỗi “miệt” đều có những đặc điểm địa hình, kinh tế, dân cư riêng. Hình
ảnh các miệt này hiện lên ở hầu hết các trong các tập phim Dư địa chí, Đất chín rồng,
Mekong ký sự...chân thật sống động với đầy đủ các điều kiện tự nhiên đặc trưng đan
xen đời sống thực tại, các giá trị văn hóa của con người sinh sống ở đó.
Đất chín rồng (Tập 2, chuyên đề về miệt vườn) miêu tả sống động các vườn
cây ăn trái, sự hình thành phát triển và công sức con người đã tạo ra nó. Miệt vườn là
khu dân cư hình thành sớm và nhanh chóng phát triển với tất cả sự trù phú của nó ở
châu thổ Cửu Long.
Miệt cù lao là vùng đất cư trú trên các cù lao nằm giữa sông Tiền và sông
Hậu, kéo dài từ Tân Châu (An Giang) đến Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre. Ta có thể
thấy rõ nét trong các tập phim Mekong ký sự về An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Miệt
cù lao là vùng đất cư trú trên các cù lao nằm giữa sông. Các cù lao này như những “ốc
đảo” nổi cao giữa bốn bề sông nước. Đặc trưng trong phương thức sản xuất kinh tế
của kiểu quần cư này là: vườn cây – ao cá – đàn vịt – ruộng lúa - thương phẩm.
2.2. Phương thức sản xuất của cư dân miền Tây Nam Bộ qua phim tài
liệu truyền hình Việt Nam
2.2.1. Nghề trồng lúa nước
Phim tài liệu Đất chín rồng có riêng một tập phim để nói về cây lúa (tập 1) và
cuộc mưu sinh của lớp lớp người Việt dựa vào cây lúa ở mảnh đất phương Nam. Tập
phim lấy việc phản ánh công cuộc chinh phục Đồng Tháp Mười làm chủ đạo, thông


17
qua đó phản ánh nghề trồng lúa nước, các thành tựu từ cây lúa mà người nông dân

Nam Bộ đạt được. Phim làm nổi bật các giá trị lao động tiêu biểu của con người Nam
Bộ trong sản xuất nông nghiệp: cần cù, dám nghĩ dám làm, đi đầu với những cái mới.
Tập 1 trong phim Đất chín rồng đã dùng thủ pháp phóng sự chân dung thông
qua câu chuyện của người nông dân. Tập phim phản ảnh công cuộc chinh phục Đồng
Tháp Mười, sự gắn bó giữa người nông dân với cây lúa đi theo suốt cuộc đời và
truyền qua nhiều thế hệ. Tập phim cũng đã dựng lại lịch sử khai hoang, trồng lúa ở
vùng đất này theo kết cấu dòng chảy thời gian và sự kiện. Mỗi tập phim là mỗi sự gửi
gắm và nâng cao ý thức của người xem ở những góc độ khác nhau, đôi khi là sự tự
giác, tự nguyện của chính khán giả xem trước khách quan của thực tế.
Những nhân vật được khắc họa trong Mekong ký sự như là một sự so sánh
của các thế hệ trong gia đình gắn với vùng sông nước và chuyển đổi phù hợp, thích
nghi với thời gian, với sự đổi mới. Những hình ảnh minh họa sống động từ thời chiến
tranh cũng như tư liệu, ảnh chụp và cả những thước phim của người nước ngoài đã tạo
nên một ý nghĩa mới. Khán giả xem phim tự cảm nhận về lòng yêu quê hương, đất
nước mình ở mọi góc độ khác nhau theo chủ quan của mỗi người.
2.2.2. Nghề làm vườn
Đất chín rồng (tập 2, Thông điệp từ miệt vườn) mô tả sống động các vườn
cây trái khắp miền Nam Bộ với các loại chôm chôm, măng cụt, cam, nhãn… phản ánh
sự giàu có của cây trái tự nhiên. Phim tài liệu Đất chín rồng còn phản ánh công sức
con người đã khai hoang, xây dựng nên các miệt vườn, các kỹ thuật trồng cây ăn trái
từ lúc ươm mầm, sang chiết, trồng chăm sóc, thu hoạch…
Một trong những sáng tạo lớn nhất của người Việt Tây Nam Bộ là đào mương
– lên liếp để lập vườn trồng cây ăn trái. Thường thì ban đầu họ biến miếng đất khai
phá thành ruộng để trồng lúa nước do đất còn thấp, rồi mới chuyển dần những miếng
ruộng gần nhà thành vườn bằng một hệ thống mương dẫn nước tự nhiên vào các liếp
vườn, để đưa nước và phù sa sông vào tận gốc cây; giúp lắng đọng các chất chua mặn
từ đất mặt xuống lòng kênh mương (Mekong ký sự, tập 85, Bạc Liêu).
2.2.3. Nghề đánh bắt thủy sản
Trong Dư địa chí, Mekong ký sự, Đất chín rồng… có thể bắt gặp những hình
ảnh sau:

Nghề đánh bắt cá đồng, cá sông đa dạng, tùy địa phương đủ mọi đối tượng.
Các hình ảnh minh họa trong phim: câu rê, câu nhấp, câu cắm, câu giăng, câu quàng,
câu thả, câu tôm, câu lươn, câu cá chạch, lưới chài, nôm, lưới dồn, lưới kéo, lưới giựt;
ngư cụ cố định có: rớ, vó cất, vó tràm, lưới đáy, đó, lọp, lờ, bôn, trúm, lưới giăng, lưới
quàng. (Đất chín rồng, tập 12, Vương quốc các loài cá)
Tập 3 của phim Uống chung dòng nước tạo hấp dẫn với những cảnh quay từ
thượng nguồn sông Mekong ở Quế Lâm (Trung Quốc), đến hồ Tonlesap (Campuchia)
và điểm dừng chân là An Giang, những nhân vật của các nước khác nhau với cách
mưu sinh khác nhau bằng nghề đánh bắt cá. Uống chung dòng nước đã đem lại cho
khán giả những thước phim đắt giá và chân thực, điều mà các nhà làm phim tài liệu
trong nước cũng cần lưu ý và học hỏi.


18
2.2.4. Nghề nuôi trồng thủy sản
Nghề này được phản ánh khá rõ trong phim tài liệu truyền hình Dư địa chí,
Mekong ký sự, Đất chín rồng, Uống chung dòng nước.
Đất chín rồng (tập 12, Vương quốc các loài cá) khẳng định môi trường sông
nước miền này đã sản sinh ra một nghề nuôi cá trên sông hết sức độc đáo: nuôi cá bè.
Nghề nuôi cá bè với nhiều chủng loại cá khác nhau. Loại hình này đạt hiệu quả kinh tế
rất cao, nên những thập niên gần đây đã lan ra nhiều vùng, miền khác trong cả nước.
Nghề nuôi tôm cũng phát triển nhanh chóng trong những thập niên gần đây
với đủ loại tôm nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Hình ảnh các đầm nuôi tôm xuất hiện
nhiều trong các tập phim Đất chín rồng, Mekong ký sự. Ngoài ra, phim tài liệu truyền
hình Đất chín rồng, Uống chung dòng nướccũng tập trung thể hiện một số cây trồng
thủy sản Nam Bộ như sen.
2.2.5. Nghề đóng ghe thuyền và điều khiển ghe thuyền
Nghề đóng ghe thuyền ở Tây Nam Bộ phát triển rất nhanh chóng. Do nhu cầu
đi lại, vận tải hàng hóa, kể cả trong lĩnh vực quân sự rất lớn nên nghề này đã sớm đi
vào chuyên môn hóa. Nghề đóng ghe thuyền trải rộng khắp nơi. Nơi xa xôi hẻo lánh

như Cà Mau, Rạch Giá cũng rất nổi tiếng với truyền thống đóng ghe xuồng thủ công.
Hình ảnh ghe thuyền và sông nước đã bao đời ăn sâu vào tâm khảm của tổ
tiên người Việt nay dấu ấn ấy càng được khắc sâu và thường xuyên hơn nữa trong họ.
Những ngành nghề thủ công phát triển mạnh ở Nam Bộ đều gắn liền với nhu cầu sinh
hoạt và đời sống của con người trên môi trường sông nước như làm thừng chảo, dệt
vải buồm, may buồm, đệm, chiếu, thúng, mẹt, rổ rá, bao bì, dụng cụ đánh bắt cá (lờ,
lọp, đăng, đó, lưới, lưỡi câu,…).
2.3. Giao thông đường thủy ở miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền
hình Việt Nam
Môi trường sông nước thuận lợi cho giao thông đường thủy bao nhiêu thì gây
khó khăn cho giao thông đường bộ bấy nhiêu. Cư dân nơi đây đã biết biến “hạn chế”
thành “ưu thế” thích ứng với môi trường sông nước trong giao thông ở Tây Nam Bộ.
* Nghệ thuật bắc cầu
Gần như ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có chợ nổi như: Cái Bè
(Tiền Giang), Trà Ôn (Vĩnh Long), Ngã Bảy, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Ngã
Năm, Trà Men (Sóc Trăng), Năm Căn, Sông Trẹm, Phường 8 (Cà Mau), Long Xuyên
(An Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp)...Trong đó vang danh là các chợ nổi Ngã Bảy
(huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), Phong Điền (huyện Phong Điền, Cần Thơ), Ngã
Năm (Sóc Trăng) trên kênh Quản Lộ. Quả là một hoạt động kinh tế hết sức sáng tạo
của cư dân vùng sông nước.
Ở Tây Nam Bộ đã định hình một phương thức sản xuất gắn với sông nước đó
là nghề trồng lúa nước, nghề làm vườn, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản,
nghề đóng ghe xuồng. Tất cả các phương thức sản xuất gắn với yếu tố sông nước Tây
Nam Bộ đã được mô tả sắc nét trong các thước phim của nhiều bộ phim tài liệu truyền
hình như Đất chín rồng, Dư địa chí, Mekong ký sự...
Riêng Đất chín rồng có riêng tập 1 nói về nghề trồng lúa nước và cuộc mưu
sinh của con người gắn với cây lúa ở đây; Tập 2 chuyên về miệt vườn đã mô tả sống


19

động các vườn cây ăn trái, sự hình thành và phát triển cùng công sức con người đã tạo
ra nó; tập 4 phản ánh khung cảnh miệt U Minh rất rõ nét.
2.4. Trang phục của người miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền
hình Việt Nam
Nội dung này được phản ánh rõ trong phim tài liệu truyền hình Dư địa chí,
Mekong ký sự, Đất chín rồng, Uống chung dòng nước.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ cho rằng, thế kỷ XIX đã có bước cải
tiến biến bộ y phục đơn sơ ban đầu thành y phục thông dụng cho đến ngày nay, đó là
bộ đồ bà ba. Loại trang phục này cả nam giới, phụ nữ, trẻ em đều mặc được. Bộ bà ba
chỉ khác nhau về kích thước, màu sắc, gồm một áo ngắn, một quần dài.
Khăn rằn xuất hiện trongphim tài liệu truyền hình Dư địa chí, Mekong ký sự,
Đất chín rồng, Uống chung dòng nước.
2.5. Ẩm thực trong văn hóa miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền
hình Việt Nam
Bằng thủ pháp hướng ống kính vào những sản phẩm, sản vật được nuôi trồng,
khai thác, trưng bày, chế biến,…Phim Mekong ký sự, Đất chín rồng, Uống chung
dòng nước...đã phản ánh rất nhiều đặc điểm văn hóa ẩm thực Nam Bộ.
Bữa ăn gia đình người Việt thể hiện phong phú ẩm thực của cư dân vùng sông
nước Nam Bộ. Công thức cơm-cá trong cơ cấu bữa ăn là chủ đạo. Vào mùa cá thì nó
đổi thành cá-cơm, lúc đó cơm trở thành món ăn phụ.
Tận dụng nguồn thuỷ hải sản phong phú, cộng với tay nghề của mình, người
Việt ở đây đã làm ra hàng chục loại mắm với những màu sắc và hương vị riêng có.
Một hình thức bảo quản, tích trữ sản phẩm đánh bắt ở đồng bằng sông Cửu Long dưới
dạng phơi, sấy, rang đó là khô. Thực phẩm khô có nhiều loại tạo thành đặc sản không
thể không mang về khi đến vùng đất này.
2.6. Cách thức cư trú trên sông nước của cư dân miền Tây Nam Bộ qua
phim tài liệu truyền hình Việt Nam
Để thích nghi với miền đất bị ngập lụt định kỳ hoặc ngập nước quanh năm do
địa hình thấp, nhà sàn đã được chọn làm kiểu nhà tiêu biểu của phần lớn người Việt
miền này. Những người nuôi cá nước ngọt trên sông hoặc sống bằng các nghề trên các

sông thì chọn kiểu nhà bè (nhà nổi).
Ở những nơi cuộc sống của con người phải gắn liền với việc sinh hoạt, đi lại
trên sông nước thì ghe thuyền vừa làm phương tiện mưu sinh cũng vừa là nhà ở của
những người sống bằng nghề chài lưới, mua bán, chuyên chở hàng hóa trên sông.
Các tập phim của Uống chung dòng nước có mô tả về các dòng sông của tiểu
vùng sông Mekong, các tuyến đường giao thông đã nối liền với vùng đất Nam Bộ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thiên nhiên đối với con người như một khó khăn cần phải vượt qua và thành
công của con người thường là kết quả đáp ứng với sự thách thức. Hơn 300 năm qua,
vượt lên những thách thức của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, với phương thức ứng xử
đó, cư dân miền Tây Nam Bộ làm nên những giá trị vật chất đặc trưng. Đây cũng là
tiêu chí xem xét và đánh giá của nghiên cứu sinh đối với nội dung và chất lượng phim
tài liệu truyền hình về đề tài Văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ.


20
Văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ thu hút sự chú ý không chỉ của giới
nghiên cứu, mà còn là đối tượng phản ánh của giới làm phim tài liệu truyền hình Việt
Nam, đề cập đến trong nhiều lĩnh vực của yếu tố sông nước, từ văn hóa vật chất đến
văn hóa tinh thần: ăn, mặc, ở, đi lại, văn nghệ dân gian, tín ngưỡng...Đây là vùng đất
có lịch sử hình thành và phát triển đặc biệt, những đặc thù về môi trường sông nước
đã chi phối và tác động mạnh mẽ lên đời sống của cư dân nơi đây, để thích ứng với
sinh thái, đồng thời tạo ra những “kiểu văn hóa” riêng biệt với sắc thái sông nước rõ
nét. Chương này còn đi sâu phân tích các mặt hoạt động của miền Tây Nam Bộ, như
phương thức sản xuất của cư dân trong nghề trồng lúa nước, nghề làm vườn cũng như
nghề đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản cùng nghề đóng và điều khiển ghe thuyền.
Chương II còn đề cập về giao thông đường thủy ở Tây Nam bộ qua phản ánh
của các phim tài liệu truyền hình, qua đó làm nổi rõ yếu tố văn hóa trong nghệ thuật
bắc cầu, trong trang phục, ẩm thực, kiến trúc...Từ đó qui tụ đặc điểm của vùng đất đặc

trưng này trong quá trình phát triển của nó.


21
CHƯƠNG 3
THÀNH TỐ TINH THẦN TRONG VĂN HÓA
SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY NAM BỘ QUA PHIM TÀI LIỆU
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

3.1. Phương ngữ Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam
Thành tố tinh thần trong văn hóa tinh thần thường được tích tụ và chuyển tải
qua lời ăn tiếng nói của nhân dân. Điều đó có thể nhận diện qua phương ngữ. Phương
ngữ Tây Nam Bộ qua ca dao, thơ, nhạc... được trích dẫn rất nhiều lần trong Mekong
ký sự tập 71 bởi yếu tố sông nước là đặc trưng nổi bật trong phương ngữ Tây Nam Bộ.
Nhóm từ chỉ địa hình phản ánh cách định danh một phần hiện thực của đồng
bằng sông Cửu Long. Ngoài những tên gọi chung như sông, lạch, kinh, mương, ao
bàu, đầm, đìa...phương ngữ Nam Bộ còn có thêm các tên gọi khác như: rạch, xẻo
(cựa gà, xép), khém, rỏng, tắt, con lươn, búng, bùng binh, giáp nước, vàm, vũng...
Nhóm từ thứ hai là nhóm từ chỉ sự vận động của dòng nước. Dựa vào quy
luật vận động của dòng nước theo chu kỳ, cư dân Nam Bộ đã sáng tạo ra vô số từ ngữ
có liên quan đến dòng nước như: Nhóm từ thứ ba chỉ sự vận động của con người trên
sông nước, nhiều nhất là các động từ xoay quanh việc chèo ghe thuyền như: nạy, kéo,
chèo liệc, chèo lạu, chèo bán, chào rả, chèo mái dài, chèo mái cuốc, chèo mái một...
Nhóm từ thứ tư là nhóm từ chỉ các công cụ di chuyển trên mặt nước, chủ yếu
là các loại ghe, xuồng.
Theo địa danh: Dư địa chí các tập về Cần Thơ, Sài Gòn, Kiên Giang. Mekong
ký sự lấy dòng chảy của sông Mekong làm điểm tựa để phản ánh điều kiện sống, cuộc
sống con người mỗi vùng đất mà con sông chảy qua như An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang, Tiền Giang, Bến Tre,…Ngay các địa danh hành chính cũng mang rõ dấu ấn
vùng sông nước, dù là địa danh Nôm hay Hán Việt.

Như vậy, bức tranh sông nước miền Tây Nam Bộ được phản ánh sắc nét qua
một lớp danh từ chỉ địa hình sông nước, phương tiện đi chuyển trên mặt nước, sự vận
động của con nước theo quy luật tự nhiên và lớp từ chỉ địa danh hành chính.
3.2. Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở Tây Nam Bộ qua phim tài liệu
truyền hình Việt Nam
Phim tài liệu truyền hình như Mekong ký sự, Dư địa chí, Đất chín rồng, Uống
chung dòng nước chứa đựng những giá trị văn hóa của con người sông nước Tây Nam
Bộ. Với đặc điểm sản xuất theo đề tài, mỗi tập phim đều phản ánh những đặc điểm
văn hóa riêng biệt dẫn dắt người xem khám phá và tìm hiểu rất dễ dàng.
Tây Nam Bộ được xem là xứ sở của ca hát dân gian, của những nghệ sĩ tài tử
chân lấm tay bùn. Họ ưa thích tự trình diễn hoặc tham gia giao lưu ca hát, xướng – xô,
ca ra bộ. Sông nước Tây Nam Bộ mênh mông, chằng chịt còn để lại một dấu ấn mạnh
mẽ trong nghệ thuật ngữ văn dân gian, mà tiêu biểu là trong ca dao, dân ca, hò, vè...
Trong diễn xướng dân gian Tây Nam Bộ, hò sông nước chiếm một vị trí quan
trọng. Liên quan đến việc đi lại trên sông nước có thể kể ra những điệu hò như: hò
chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trường, hò mái ố, hò Đồng Tháp, hò Sông Hậu...


22
3.3. Tín ngưỡng dân gian miền sông nước Tây Nam Bộ qua phim tài liệu
truyền hình Việt Nam
Qua Mekong ký sự, Dư địa chí, Đất chín rồng... những mốc lịch sử về thời
khai hoang lập ấp được tái hiện, dàn dựng thông qua những lễ hội văn hóa đặc sắc với
những nhân vật lịch sử có công mở cõi khai hoang lập ấp được nhân dân Nam Bộ tôn
kính và biết ơn. Thông qua phim, có những khán giả mới hiểu thêm về lịch sử, văn
hóa vùng miền. Tín ngưỡng thờ thủy thần là tín ngưỡng đặc trưng của Nam Bộ xuất
phát từ ảnh hưởng từ nhu cầu sinh hoạt tâm linh gắn liền với đời sống văn hóa và sản
xuất chịu nhiều tác động của yếu tố sông nước
3.3.1. Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long
Miếu Cậu ở vàm Mân (xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè) thờ thủy thần song. Bến

Tre có 3 ngôi miếu thờ bà Thủy Long. Cà Mau có 5 miếu thờ bà Thủy Long.
Ở Kiên Giang, người dân quan niệm Thủy Long Thần Nữ/Thủy Long Thánh
Mẫu là vị nữ thần mình rắn đuôi rồng, có quyền uy tối cao đối với các loài vật dưới
biển. Bà là con gái đầu của vua Thủy Tề, cùng với 8 anh em, mỗi người trấn cứ một
phương. Ngư dân và những người đi trên sông nước, người dân ven sông lập miếu thờ
bà và cúng vào những ngày vía của tháng 5, tháng chạp, tháng giêng. Bà Thủy Long
vùng U Minh là một dị bản của bà Chúa Ngọc (Thiên Y Ana) dù trong miếu thờ để bài
vị “Chúa Ngọc Nương Nương” và người dân vẫn gọi đó là bà Thủy. Những cư dân
vùng sông nước xem như nữ thần bảo hộ trong đời sống tâm linh dân thương hồ, vận
chuyển hay cư trú ở môi trường giếng, ao, hồ, sông, biển.
3.3.2. Tín ngưỡng thờ Bà Cậu
Ngư dân Việt ở Nam Bộ rất tin tưởng tín ngưỡng Bà-Cậu, họ gọi nghề hạ bạc
là nghề Bà-Cậu. Không chỉ ngư dân tôn thờ Bà-Cậu như tổ sư của nghề đánh cá trên
biển, mà ngay cả những người làm dịch vụ nghề trên bờ cũng tự nhận mình là nghề
Bà-Cậu để làm chỗ dựa tinh thần trong cuộc mưu sinh.
Trong dân gian, có nhiều cách hiểu khác nhau về Bà-Cậu, cho rằng từ Bà-Cậu
có ý nghĩa là Bà Thủy Long, con gái Thủy Tề.Từ “Cậu” là nam thần, có tên là Hà Bá
hoặc “Cậu” là cậu Tài, cậu Quý, con Bà Thủy Long.
3.3.3. Tín ngưỡng thờ cá Ông
Tục thờ cá Ông là tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của ngư dân ven biển
nước ta từ Thanh Hóa đến tận Kiên Giang. Cũng giống như ở Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ, lễ cúng cá Ông ở các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ về cơ bản là lễ cúng đình
hàng năm.
Hầu như các làng ven biển làm nghề cá đều có lăng miếu thờ cúng thuỷ thần
mà tiêu biểu nhất là cá Ông với thần hiệu “Nam Hải Cự tộc Ngọc lân tôn thần”, dân
gian gọi là ông Nam Hải.
Kiến trúc của lăng Ông cơ bản mang dáng dấp một ngôi đình, vừa mang chức
năng tín ngưỡng, vừa mang chức năng thế tục. Lăng thường được xây ở bờ biển, cửa
biển, vàm sông để thuận tiện cho việc cúng tế trước khi ra biển hay tiến hành nghi
thức Nghinh Ông.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


23

Là phương tiện lưu trữ hiện đại, với ưu thế về loại hình thể hiện, phim tài liệu
truyền hình dưới góc nhìn văn hóa đã ghi nhận và phản ánh một cách sáng tạo không
chỉ các giá trị vật chất mà còn cả những giá trị tinh thần của cộng đồng cư dân Tây
Nam Bộ trên góc độ đời sống văn hóa sông nước. Mảnh đất và con người miền Tây
Nam Bộ gắn với quá trình khai hoang mở đất hùng tráng của người Việt từ lâu đã đi
vào phương ngữ, địa danh, thơ ca, văn nghệ dân gian, phong tục và tín ngưỡng mang
đậm đặc thù văn hóa sông nước ở đất phương Nam.
Chương III đặc biệt đi sâu nghiên cứu phương ngữ - ngôn ngữ đặc trưng của
cư dân Tây Nam bộ, thông qua ca dao, thơ, nhạc, văn chương mà các phim tài liệu
truyền hình đã phản ánh. Bằng những trích vấn cụ thể tiêu biểu , nội dung chương này
làm nổi bật sắc thái độc đáo riêng của tâm hồn cư dân Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó,
chương này còn đề cập xu hướng tín ngưỡng của cư dân địa phương với các hình
thức thờ cúng phong phú khác nhau như thờ Bà Long Thủy,bà Cậu, cá Ông...


×