Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

YẾU TỐ SÔNG NƯỚC TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ ( TRƯỜNG HỢP CA DAO NAM BỘ)- Đoàn Thị Thùy Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.01 KB, 24 trang )

Header Page 1 of 126.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


ĐỒN THỊ THÙY HƯƠNG

YẾU TỐ SƠNG NƯỚC
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ
(TRƯỜNG HỢP CA DAO NAM BỘ)

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Trà Vinh, tháng 9 năm 2015
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.
Cơng trình được hồn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH

Phản biện 1: TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG
Phản biện 2: PGS.TS PHAN THỊ THU HIỀN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt


nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh
vào ngày 01 tháng 11 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Thư viện trường Đại học Trà Vinh

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

-1MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu đề tài
Nam Bộ là một vùng sông nước rộng lớn, với hệ
thống sơng ngịi và kênh rạch dày đặc và chằng chịt. Từ
thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành, cư dân Nam Bộ đã
được tắm mình trong một khơng gian sơng nước mênh
mơng, bao la. Từ lâu, dịng sơng, bến nước, chiếc ghe, con
đò, chiếc cầu... đã trở thành những hình ảnh hết sức quen
thuộc đối với cư dân Nam Bộ. Đây là nơi sinh hoạt, lao
động sản xuất,là khung cảnh gần gũi và bình dị của vùng
quê Nam Bộ.
Môi trường sông nước Nam Bộ một mặt là đối tượng
để ca dao phản ánh và ca ngợi; mặt khác, với tư cách biểu
trưng, là phương tiện nghệ thuật để biểu hiện nội dung. Điều
này cho thấy, ca dao Nam Bộ gắn chặt với mơi trường văn
hố sơng nước Nam Bộ đã sản sinh ra nó.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Yếu
tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ (trường hợp

ca dao)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học.
Từ đề tài này, người viết cho thấy mối quan hệ giữa văn học
dân gian (cụ thể là cao dao) với đời sống văn hóa; đồng thời
chỉ ra những nét độc đáo của ca dao Nam Bộ trong việc
phản ánh đời sống văn hóa của cư dân vùng đất mới.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Yếu tố sơng nước trong văn hóa và ca dao Nam Bộ
được nghiên cứu trong một số cơng trình tiêu biểu như:
Vai trị của nước trong truyền thống văn hoá Việt Nam và
Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

-2-

Đông Nam Á của Trần Ngọc Thêm (1998), Nước trong
văn hóa Việt Nam của Tơ Ngọc Thanh (2007), Văn hóa
nước của người Việt của Trần Ngọc Thêm (2006), Sông
nước trong tâm thức người Việt của Nguyễn Thị Thu
Trang (2006), Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của
người Việt của Trịnh Sâm (2011), Miền ý niệm sông nước
trong tri nhận của người Nam Bộ của Trịnh Sâm (2005),
Tìm hiểu từ ngữ sơng nước trong đời sống văn hóa Việt
Nam của Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997), Phương ngữ
Nam Bộ về sông nước của Nguyễn Hữu Hiệp (2010), Cảm
xúc về sông nước qua ca dao, dân ca Nam Bộ của Trần
Phỏng Diều (2010). Nhìn chung, có rất nhiều cơng trình
bàn về vấn đề yếu tố sơng nước trong văn hóa người Nam
Bộ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu biểu hiện của yếu tố sông

nước như một đặc trưng văn hóa trong ca dao thì chưa
được nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống. Tuy
nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên
cứu đề tài “Yếu tố sông nước trong văn học dân gian
Nam Bộ (trường hợp ca dao)” một cách tồn diện. Do
đó, vấn đề yếu tố sơng nước trong ca dao Nam Bộ vẫn
cịn khá mới mẻ và là mảnh đất màu mỡ chưa được khai
phá đúng mức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự biểu hiện
của yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ nói
chung và ca dao Nam Bộ nói riêng trên phương diện nội
dung và phương diện nghệ thuật như một biểu hiện văn hóa.
Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

-3-

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn ca dao trong là kho
tàng văn học dân gian Nam Bộ. Bên cạnh đó, người viết cịn
nghiên cứu các nội dung về yếu tố sơng nước trong sinh
hoạt văn hóa của người Nam Bộ, từ đó làm rõ những biểu
hiện của các yếu tố này trong ca dao.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tập hợp và hệ thống hóa lượng lớn tài liệu

về ca dao Nam Bộ, luận văn sẽ làm rõ sự biểu hiện của yếu
tố trong nước trong ca dao Nam Bộ – một bộ phận hợp thành
văn học dân gian Nam Bộ. Qua đó, luận văn sẽ góp phần
làm rõ những đặc trưng sơng nước trong ca dao Nam Bộ.
Điều đó cho thấy, văn học dân gian chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ phương diện văn hóa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành,
đặc điểm tự nhiên, đặc điểm cư dân, đặc trưng văn hóa và
văn học dân gian Nam Bộ.
- Luận văn phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước
trong ca dao Nam Bộ.
- Luận văn phân tích nghệ thuật thể hiện của yếu tố
sơng nước trong ca dao Nam Bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc, Phương
pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp tiếp cận hệ thống,
Phương pháp thống kê, phân loại, Phương pháp so sánh,
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

-4-

5.2. Nguồn tài liệu
Các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố có liên
quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: sách, luận án, luận

văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học. Ngoài
ra, luận văn này đi sâu vào phân tích biểu hiện của yếu tố
sông nước trong ca dao Nam Bộ từ góc độ văn hóa chứ
khơng đi sưu tầm ca dao Nam Bộ. Dó đó, người viết sử dụng
nguồn tài liệu về ca dao Nam Bộ đã được sưu tầm, bản thân
người viết khơng phải người đi điền dã.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa một lượng lớn
tài liệu về ca dao Nam Bộ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu
những vấn đề khác nhau về ca dao Nam Bộ.
- Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện về sự biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam
Bộ trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật.
- Luân văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống
những cơng trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ nói riêng
và văn học dân gian Nam Bộ
- Luận văn nêu lên một hướng nghiên cứu mới về
văn học dân gian, đó là nghiên cứu văn học dân gian trong
mối quan hệ với đặc điểm văn hóa và địa lý, lịch sử của một
vùng đất cụ thể.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung
nghiên cứu được kết cấu gồm ba chương như sau:
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

-5-


Chương 1: Khái quát về vùng dất Nam Bộ.
Chương 2: Biểu hiện của yếu tố sông nước trong
ca dao Nam Bộ.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện yếu tố sông nước
trong ca dao Nam Bộ mang đậm màu sắc văn hóa.

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

-6-

CHƯƠNG 1
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ
1.1. Lịch sử hình thành vùng Nam Bộ
Quốc gia đầu tiên trên vùng Nam Bộ hiện nay là Phù
Nam; sau đó, bị Chân Lạp tiến cơng tiêu diệt. Tuy nhiên,
Chân Lạp đã khơng có điều kiện để quản lý và khai thác
vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của vùng Nam Bộ là công
lao khai phá của các nhóm cư dân, chủ yếu là người Việt từ
thế kỷ XVII. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình
khai phá này và việc khẳng định quyền quản lý lãnh thổ là
một hệ quả tự nhiên.
1.2. Cư dân Nam Bộ
Nam Bộ là nơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người từ
nhiều thế kỷ, bao gồm: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Stiêng,
Chrau, Mạ…Trong suốt tiến trình khai phá và phát triển
vùng Nam Bộ, các dân tộc đã cùng chung sống hịa bình,

cùng chung tay xây dựng q hương; từ đó, q trình giao
lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc đã diễn ra ngày càng
sâu sắc, góp phần tạo cho vùng Nam Bộ những nét văn hóa
độc đáo.
1.3. Đặc điểm tự nhiên của vùng đất
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc,
nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long,
chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này; là một vùng
đồng bằng châu thổ rộng lớn, với đất đai màu mỡ, địa hình
tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối hài hịa, có nhiều

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

-7-

cửa sông đổ ra biển… Những điều kiện tự nhiên này đã tạo
nên một vùng Nam Bộ trù phú như ngày nay.
1.4. Đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ
Văn hóa Nam Bộ vừa mang đặc trưng của vùng đồng
bằng sông nước, vừa mang đặc trưng của q trình giao lưu,
tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong vùng. Hai đặc trưng
văn hoá chủ đạo này của vùng Nam Bộ đã buộc tất cả các
nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ
những giá trị khơng cịn phù hợp với môi trường mới, phát
triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể
tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước,
đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá.

1.5. Biểu hiện của đặc điểm vùng đất trong văn hóa và
ca dao Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất mới hình thành. Quá trình hình
thành vùng đất lại hết sức gian nan, gắn với nhiều cuộc
chiến khốc liệt với quân thù và thiên nhiên. Tuy nhiên, thiên
nhiên và đất đai ở đây lại hết sức ưu đãi con người.
Tiểu kết chương 1:

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

-8-

Chương 2
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA YẾU TỐ SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO NAM BỘ
2.1. Giá trị văn hóa vật chất qua yếu tố sông nước trong
ca dao Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ đã phản ánh về phương tiện lao
động, phương thức lao động chủ yếu của cư dân Nam Bộ và
những đặc sản nổi tiếng của vùng Nam Bộ.
2.1.1. Văn hóa lúa nước
Nam Bộ là vùng có truyền thống sản xuất nơng
nghiệp. Người dân Nam Bộ từ thuở khai hoang lập ấp đã
gắn cuộc sống của mình với đồng nước mênh mơng. Cho
nên, phản ánh đời sống nông nghiệp thông qua yếu tố sơng
nước trong ca dao là hình thức phản ánh mang đậm đặc

trưng vùng đồng bằng Nam Bộ.
- “Ra đi cha mẹ dặn dị
Ruộng thấp thì cấy, ruộng gị thì gieo”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
- “Anh ơi! Hãy tiếp gặt giùm em
Gặt xong, đập sẵn gánh lúa vào nhà
Đến khi em gặt anh đà chặt bông”
(Ca dao người Khmer Nam Bộ)
2.1.2. Hoạt động giao thương buôn bán, đi lại và đánh bắt
Nam Bộ là vùng có mạng lưới sơng rạch, kinh đào
dày đặc và chằng chịt. Ngoài hai hệ thống sông lớn là
sông Cửu Long và sông Đồng Nai, vùng Nam Bộ cịn có
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

-9-

hệ thống sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan và mạng lưới kênh
tự nhiên cũng như kênh đào. Vì vậy, trong ca dao, hệ
thống đường thuỷ được xuất hiện có vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc phản ánh sinh hoạt và lao động sản xuất
của cư dân Nam Bộ.
2.1.3. Quá trình chung sống và chinh phục thiên nhiên
và văn hóa ẩm thực
Nam Bộ xưa vốn là một vùng đất hoang sơ, với
những cánh rừng ngập mặn, những cánh đồng ngập nước
đầy sình lầy… Lúc bấy giờ, thiên nhiên Nam Bộ rất khắc
nghiệt, với “rừng thiêng nước độc”, với những lồi động vật

nguy hiểm. Trong đó, sấu, cọp và hổ là những loài động vật
tượng trưng cho sức mạnh hoang dã, luôn đe doạ đến cuộc
sống của con người.
- “Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
2.2. Giá trị văn hóa tinh thần qua yếu tố sông nước trong
ca dao Nam Bộ
Mặc dù dân cư Nam Bộ đa phần di cư đến từ những
vùng miền khác nhưng khi đến tu họp trên vùng đất này,
họ đã tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần hết sức
phong phú. Ở đây, con người rất chú trọng đến lối sống
nghĩa tình cho nên, ca dao đã góp phần phản ánh các mối
quan hệ trong đời sống của con người. Qua những ảnh
hưởng của yếu tố sơng nước, ca dao Nam Bộ cịn hướng
đến giải mã những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý
của họ qua nhiều giai đoạn.
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

-10-

2.2.1. Phản ánh mối quan hệ của con người với quê
hương đất nước
2.2.1.1. Phản ánh quá trình hình thành vùng đất
Hành trình mở cõi về phương Nam của các bậc tiền
nhân gắn liền với và dọc theo hành trình của những dịng
sơng. Sau một q trình lao động cần cù, sáng tạo, các bậc

tiền nhân đã làm chủ được vùng Nam Bộ. Ban đầu, họ đã
đứng vững trên vùng Đồng Nai mà cụ thể là miền Đơng
Nam Bộ ngày nay, gồm mạn Bắc sơng Sài Gịn và lưu vực
các sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ:
2.2.1.2. Ngợi ca quê hương đất nước
Cư dân Nam Bộ không chỉ đây là mảnh đất có thể
dừng chân trong q trình di cư mà đối với họ, vùng đất này
đã trở thành nơi lưu dấu nhiều tình cảm. Qua quá trình lịch
sử, tình cảm ấy càng được vun bồi như những dịng sơng
tháng ngày bồi đắp cho cây thơm trái ngọt, Sản vật “trời cho”
nguồn tài nguyên vô tận đã, sông nước hữu tình cịn gợi
thương gợi nhớ cho những người một lần đặt chân đến xứ sở
cầm thi.
2.2.1.3. Sự gắn bó nghĩa tình với q hương
Từ sau thế kỷ XVI, những lớp lưu dân từ khắp mọi
miền đất nước đã đến khẩn hoang vùng Nam Bộ. Trong
hành trình về phương Nam, ngồi những phương tiện vật
chất phải có, họ cịn mang theo một nền văn minh lúa nước
với bản sắc văn hố độc đáo, đa dạng, trong đó có nhiều
nhân tố mang thuộc tính dân gian. Chấp nhận cuộc sống đầy
biến động ở vùng đất mới, họ đến định cư và lập nghiệp ở

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

-11-

vùng Nam Bộ với quyết tâm cao, “nổi cơ đồ”, “bao giờ bén

rễ xanh cây thì về”.
2.2.2. Phản ánh mối quan hệ của con người với con
người
2.2.2.1. Quan hệ gia đình
Trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt
Nam nói chung, cư dân Nam Bộ nói riêng, gia đình là nền
tảng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách con người.
2.2.2.2. Tình u đơi lứa
Trong ca dao, hình ảnh sơng, nước, con thuyền được
sử dụng như hình ảnh tượng trưng cho sự chia ly, cách trở.
Cư dân Nam Bộ cũng thường mượn những hình ảnh có tính
chất rộng lớn, cố định như: sông, biển, cầu đá, chiếc xáng…
hay những hình ảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau như:
vạc – cồn, cù lao – biển, sông – cửa sơng… để minh chứng
cho tình u bền vững.
2.2.3. Phản ánh tâm lý xã hội của cư dân Nam Bộ
2.2.3.1. Tâm lý con người trong q trình thích
nghi với vùng đất mới
Từ cuối thế kỷ XVI, những người nông dân, ngư dân
chân chất, thật thà; những trí thức Nho gia, quan binh hưu
trí; những người có chí lập nghiệp, tung hồnh ngang dọc,
những kẻ bất phục tùng bọn quan lại hà khắc địa phương,
những kẻ trốn nợ nần, những tù binh, phạm nhân… đã rời
bỏ quê hương, cố quán để đi tìm một cuộc sống mới ở một
vùng đất mới. Khi đến đây, họ mang theo nhiều tâm trạng.
Cũng như các phương diện khác, đời sống tâm lý con người
Footer Page 13 of 126.



Header Page 14 of 126.

-12-

Nam Bộ được biểu hiện rõ nét trong ca dao qua các yếu tố
sơng nước.
2.2.3.2. Tính cách con người Nam Bộ
Cư dân Nam Bộ là một bộ phận của dân tộc Việt Nam
nên mang những nét chung nhất định của dân tộc. Nhưng do
điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa khác nhau, tính cách của cư
dân Nam Bộ cũng khác cư dân Bắc Bộ, Trung Bộ.
- “Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
2.3. Phản ánh lịch sử đấu tranh của cư dân Nam Bộ
Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của
dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khi quê hương bị xâm lược, cư
dân Nam Bộ đã đứng lên chiến đấu kiên cường, với lịng
căm thù sâu sắc.
- “Xa xa Cơn Đảo nhà tù
Biển sâu mấy khúc, lòng thù bấy nhiêu”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, ca dao Nam Bộ đã phản ánh sâu sắc đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần của con người nơi đây thơng
qua yếu tố văn hóa liên quan đến sơng nước. Nội dung phản
ánh hết sức phong phú và đa dạng. Qua ca dao, hình ảnh vùng
đất và con người Nam Bộ trở nên gần gũi hơn, với những ca
từ đầy hình ảnh, với cách thể hiện bình dị, ngắn gọn, súc tích,
phản ánh rõ nét đặc trưng khơng gian văn hóa sơng nước.

Yếu tố sơng nước đã thực sự đi vào cuộc sống, ngay trong
lời ăn tiếng nói và cả trong sinh hoạt đời thường, nhất là về
mặt tình cảm, tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ.
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

-13-

Chương 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN YẾU TỐ SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO NAM BỘ
MANG ĐẬM MÀU SẮC VĂN HĨA
3.1. Yếu tố sơng nước mang mau sắc văn hóa được miêu
tả qua thời gian và khơng gian
Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao
không giống với thời gian và không gian thực tại trong cuộc
sống. Nếu như thời gian và không gian thực tại là thời gian
vật lý để mỗi người nhận thức được về cuộc sống xung
quanh, thì thời gian và khơng gian trong ca dao chủ yếu là
thời gian, không gian tâm lý do con người tạo ra nhằm mục
đích nghệ thuật. Sơng nước đất chín rồng đã trở thành biểu
tượng thời gian và khơng gian sinh hoạt văn hóa của cư dân
Nam Bộ.
3.1.1. Yếu tố sông nước được miêu tả qua thời gian
Thời gian nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ là thời
gian hiện tại, gắn với thời gian diễn xướng. Vì vậy, thông
qua các yếu tố sông nước, thời gian được miêu tả trong sinh
hoạt văn hóa của con người. Yếu tố sông nước được biểu

hiện qua thời gian dưới hai dạng là thời gian cụ thể và thời
gian ước lệ.
- “Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang
Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu”
“Chừng nào cho vạc xa cồn
Cù lao xa biển anh mới đành xa em”
(Ca dao người Khmer Nam Bộ)
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

-14-

3.1.2. Yếu tố sông nước được miêu tả qua không gian
Không gian nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ có liên
quan đến sơng nước thường là những khung cảnh ít nhiều gắn
với khơng gian văn hóa sơng nước như: dịng sơng, chiếc ghe,
chiếc xuồng, cây cầu, bến sông… hay một nơi chốn với tên
gọi cụ thể.
3.2. Yếu tố sơng nước mang màu sắc văn hóa được biểu
hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ
Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương,
thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng
của con người Nam Bộ, là nơi chứa đựng các yếu tố văn
hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và
vùng đất Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn
thuần là khẩu ngữ của cư dân Nam Bộ mà đã bước vào ca
dao với một tư thế rất đường hồng. Phương ngữ Nam Bộ
trong q trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố

văn hóa sơng nước.
3.2.1. Hệ thống từ ngữ trực tiếp biểu hiện yếu tố sơng
nước
Nam Bộ là vùng có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch
dày đặc và chằng chịt. Từ lâu, hình ảnh dịng sơng đã thật
sự đi vào cuộc sống, ngay trong ngôn ngữ và cả trong sinh
hoạt đời thường của cư dân Nam Bộ. Vì vậy, từ sơng được
sử dụng rất phổ biến trong ca dao Nam Bộ.
- “Con sông bên lở bên bồi
Một con cá lội mấy người buông câu”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)

Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

-15-

3.2.2. Hệ thống từ ngữ liên quan đến yếu tố sơng nước
Ngồi việc trực tiếp sử dụng từ sơng và nước, ca dao
Nam Bộ cịn sử dụng nhiều từ ngữ khác để chỉ những sự vật
có liên quan đến sông nước như: cây cầu, ghe xuồng, tôm
cá, cần câu…
Với tư cách biểu trưng, yếu tố sông nước kết hợp với
các yếu tố khác như:thuyền, ghe,đò,xuồng, cầu, sào… đã
tạo nên những cấu trúc đối xứng, diễn đạt một cách sâu sắc
nội dung của bài ca dao. Những hình ảnh đối xứng này
được ca dao Nam Bộ mượn làm phương tiện để nói lên nỗi
lịng của con người.

3.3. Hình tượng sơng nước trong văn hóa Nam Bộ qua
nghệ thuật biểu trưng
3.3.1. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng sơng
Sơng là hiện thân của dịng chảy lớn, dài, mênh
mơng, sâu và vô tận. Với những đặc điểm này, sông được
hình dung như một thực thể sống động, có khả năng diễn
đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.
Sông đã trở thành phương tiện thể hiện những ý
niệm trừu tượng về đời người và gợi lên những liên
tưởng về những cảnh đời trôi nổi. Nam Bộ là vùng có hệ
thống sơng ngịi chằng chịt, cho nên phương tiện đi lại,
phương tiên mưu sinh chủ yếu của cư dân Nam Bộ trước
kia chủ yếu là ghe, xuồng. Do đó, khơng có chiếc xuồng
để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sơng. Hơn
nữa, khơng có xuồng cũng có nghĩa là họ đã thiếu
phương tiện đánh bắt, khơng thể có nhiều cá tơm, cho
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

-16-

nên phải “ăn rịng bè mơn”. Bên cạnh đó, những con
người sống cảnh “gạo chợ nước sông” với nghề mua bán
trên sông cũng bấp bênh không kém. Có lênh đênh theo
ghe mới thấm thía nhiều nỗi niềm của đời thương hồ.
Không chỉ sống rày đây mai đó, đời thương hồ cịn là
những câu chuyện mưu sinh nhọc nhằn và bao hiểm nguy
trên sông nước.

3.3.2. Ý nghĩa biểu trưng của các hình tượng liên
quan đến sơng nước
Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến
sông nước như ghe xuồng, bến nước, con đò, cây cầu, con
cá, sóng, kênh… là những hình ảnh và địa điểm được dùng
để biểu đạt ý niệm thân phận, số phận con người. Sông nước
là một đặc trưng không thể thiếu của vùng Nam Bộ. Gắn
liền với sông nước là ghe, xuồng, cầu, cá, song, kênh... Tất
cả đã trở thành rất quen thuộc đối với cư dân Nam Bộ. Cho
nên, để bộc lộ tâm trạng của mình thì cư dân Nam Bộ
thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm
bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành
thị hiếu của cư dân nơi đây.
3.4. Giá trị văn hóa được thể hiện qua các yếu tố nghệ
thuật khác trong ca dao
3.4.1. So sánh
So sánh là biện pháp nghệ thuật phổ biến được sử
dụng trong ca dao Nam Bộ. Đặc biệt, trong khi sử dụng hình
ảnh sơng nước như một yếu tố để thể hiện chất văn hóa trong
ca dao. So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu hai hay
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

-17-

nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức
bên ngồi hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể.
Qua đó, cảm xúc thẩm mỹ và nhận thức thẩm mỹ của con

người được thể hiện sinh động.
3.4.2. Ẩn dụ
Theo Nguyễn Xn Kính: “Biểu tượng là hình ảnh
cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan điểm thẩm
mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một
tác giả) từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú”
(Thi pháp ca dao). Ẩn dụ là thủ pháp nghệ thuật dựa trên
các biểu tượng để biểu hiện ý nghĩa.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, các biện pháp nghệ thuật trong ca dao
Nam Bộ khơng chỉ bó hẹp trong một vài đặc điểm như:
xây dựng hình tượng, ngơn ngữ, thời gian và không
gian… Tuy nhiên, thông qua những biện pháp nghệ thuật
này, thiên nhiên sông nước trong ca dao Nam Bộ được
xây dựng thành những bức tranh nghệ thuật khá đa dạng,
phản ánh nhận thức và thái độ thẩm mỹ của cư dân Nam
Bộ. Đặc điểm này tạo nên tính đặc sắc của ca dao Nam
Bộ, góp phần làm phong phú thêm kho tàng ca dao Việt
Nam. Bên cạnh đó, những yếu tố này đã góp phần quan
trọng trong việc phản ánh đời sống văn hóa của người
Nam Bộ.
Đất nước ta trải dài từ đỉnh đầu Hà Giang đến mũi
Cà Mau không chỉ đẹp, phong phú bởi cảnh sắc thiên
nhiên mà cịn đẹp bởi những nét văn hóa đa dạng được
hình thành bởi 54 dân tộc. Sự kết hợp này đã tạo nên bức
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.


-18-

tranh văn hóa nhiều màu sắc vừa độc đáo vừa thống nhất.
Với sự kết hợp văn hóa của cộng đồng người Kinh, Hoa,
Khrme, Chăm…, vùng đất Nam Bộ mang nhiều màu sắc
văn hóa nhưng tựu trung lại đó là vẻ đẹp trong văn hóa
ứng xử, văn hóa trong lao động sản xuất…được thể hiện
qua những câu ca dao giàu hình ảnh, để lại cảm tưởng
sâu sắc trong lòng người đọc./.

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

-19KẾT LUẬN

Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ
quốc, là một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, với đất đai
màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối
hài hịa, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu
Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này, với hệ
thống sơng ngịi và kênh rạch chằng chit, có nhiều cửa sơng
đổ ra biển. Từ lâu, sơng nước đã trở thành hình ảnh hết sức
quen thuộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư
dân Nam Bộ. Trong đời sống vật chất, dịng sơng đã chở
nặng phù sa, mang nước tưới tiêu cho ruộng vườn và mang
lại nhiều sản vật, là đường giao thông huyết mạch, là nơi
lập chợ, nơi sinh sống của nhiều cư dân. Trong đời sống tinh
thần, môi trường sông nước là cơ sở hình thành nhiều tín

ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình nghệ thuật dân
gian, là mơi trường diễn xướng dân ca trong một số trường
hợp nhất định.
Sông nước giữ vai trị quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, sự
ảnh hưởng của sơng nước đối với văn hóa trong từng khu
vực địa lý có những khác biệt. Một trong những nguyên
nhân của sự khác biệt này là do những đặc điểm khác nhau
của hệ thống sơng ngịi ở những khu vực này. Mặc dù đặc
trưng đồng bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn
hố Bắc Bộ và văn hóa Trung Bộ, nhưng chỉ ở vùng Nam
Bộ, yếu tố sông nước mới nổi lên thành một đặc trưng chủ

Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

-20-

đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các thành tố văn
hoá của các cộng đồng cư dân.
Văn hóa Nam Bộ vừa mang đặc trưng của vùng đồng
bằng sông nước, vừa mang đặc trưng của q trình giao lưu,
tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong vùng. Hai đặc trưng
văn hoá chủ đạo này của vùng Nam Bộ đã buộc tất cả các
nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ
những giá trị khơng cịn phù hợp với môi trường mới, phát
triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể
tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước,

đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá.
Tại vùng Nam Bộ vốn hoang sơ và khắc nghiệt, bao
thế hệ cư dân Nam Bộ đã trải qua những tháng ngày phải
đối diện với biết bao nguy hiểm, gian khó trước thiên nhiên
mênh mơng sơng nước, thưa vắng bóng người. Tuy nhiên,
với sự cần cù và sáng tạo, cư dân Nam Bộ đã vượt qua biết
bao khó khăn, trở ngại để biến vùng Nam Bộ hoang sơ ngày
nào trở thành trù phú như ngày nay. Trên cơ sở đó, cư dân
Nam Bộ đã sáng tạo, phát triển một nền văn học dân gian
mang đậm đặc trưng khơng gian văn hóa sơng nước, phản
ánh cuộc sống đa dạng và muôn màu, biểu hiện thế giới
quan và tâm hồn của cư dân Nam Bộ.
Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của
vùng Nam Bộ. Gắn liền với sơng nước là ghe, xuồng, lưới,
câu, hị, cầu tre, cầu ván... Tất cả đã trở thành hình ảnh
rất quen thuôc đối với cư dân Nam Bộ. Trong khơng gian
văn hóa sơng nước Nam Bộ, mọi lời ăn tiếng nói, cách cư
xử, ứng xử của con người với con người, của con người
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

-21-

với chính mơi trường sơng nước đã đi vào ca dao Nam Bộ
một cách rất tự nhiên, đã trở thành kho tri thức vô cùng
quý báu truyền lại cho thế hệ mai sau, đã xây đắp nên tâm
hồn dân tộc giàu cảm xúc, dạt dào yêu thương. Ca dao
Nam Bộ thường mượn sông nước để phản ánh đời sống

sinh hoạt, đời sống tinh thần và đời sống tình cảm của cư
dân Nam Bộ.
Qua việc phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước
trong ca dao Nam Bộ và nghệ thuật thể hiện yếu tố sông
nước trong ca dao Nam Bộ, tác giả nhận thấy yếu tố sơng
nước có vai trị quan trọng trong việc phản ánh đời sống
văn hóa trong ca dao. Sơng nước là biểu tượng nghệ thuật
tiềm tàng. Tuỳ thuộc vào phương thức miêu tả sông nước,
thể hiện sông nước như thế nào trong mỗi câu ca dao mà
sơng nước có những khả năng biểu trưng hố nghệ thuật
khác nhau. Cơ sở hình thành biểu tượng sơng nước trong
ca dao Nam Bộ chính là sự liên tưởng từ một nét tương
đồng nào đó giữa sông nước và đối tượng được biểu hiện.
Tác giả dân gian có chú ý đến nghĩa vật thể của sơng nước,
nhưng chủ yếu là chú ý đến nghĩa biểu trưng nghệ thuật
của nó. Một ý nghĩa thẩm mỹ của sơng nước được quy định
bởi một đặc tính tự nhiên nào có của chính nó. Điều này
khơng phải ngoại lệ đối với các hình tượng khác. Có một
mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý nghĩa thẩm mỹ của sông
nước. Điều đó tạo nên sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa của
hình tượng trong q trình biểu tưng hố nghệ thuật. Khi
sông cùng xuất hiện với một yếu tố thiên nhiên khác, trong
những mối quan hệ nhất định, nó đạt tới những ý nghĩa
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

-22-


thẩm mỹ đa dạng hơn. Hiện tượng sóng hợp này cũng
thường phổ biến trong ca dao nói chung, tạo nên những mơ
típ có tính truyền thống.
Cùng nằm trong cái nơi văn hóa của q hương, đất
nước, ca dao Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học
dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân
ca Nam Bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải
nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc
biệt là của cư dân vùng đồng bằng Nam Bộ, góp phần làm
phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc./.

Footer Page 24 of 126.



×