Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nguyên tắc phối hợp hài hoà QLPT dự án cáp treo Fansifan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.84 KB, 22 trang )

Mục lục
Lời mở đầu................................................................................................................2
Chương 1: Khung lý thuyết về việc đảm bảo nguyên tắc phối hợp hài hòa các lĩnh vực
phát triển....................................................................................................................4
1. Bản chất..............................................................................................................4
2. Vai trò của nguyên tắc phối hợp hài hòa các lĩnh vực phát triển đến quản lí phát
triển........................................................................................................................5
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và tính trách nhiệm.........................6
Chương 2: Phân tích và đánh giá Dự án cáp treo Fansipan.......................................9
1. Tổng quan về Dự án cáp treo Fansipan.................................................................9
1.1. Hoạt động phát triển....................................................................................9
1.2. Tổng quan về Dự án cáp treo Fansipan.....................................................10
1.3. Quá trình thực hiện của Dự án...................................................................11
1.4. Các bên tham gia trong Dự án cáp treo Fansipan......................................11
2. Phân tích biểu hiện của việc đảm bảo của dự án cáp treo Fansipan:...............12
2.1. Biểu hiện của việc đảm bảo trong Dự án cáp treo Fansipan.....................12
3. Đánh giá về sự đảm bảo của Dự án cáp treo Fansipan....................................15
3.1. Các khía cạnh cơ bản.................................................................................15
3.2. Tính đảm bảo và chưa đảm bảo.................................................................16
3.2.1. Tính đảm bào………….……………..…………………………….16
3.2.2. Tính không đảm bảo và nguyên nhân……..……………………….17
Chương 3: Một số biện pháp, kiến nghị..................................................................19
Kết luận...................................................................................................................21
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................22

1


Lời mở đầu
Đối với cộng đồng thám hiểm ở Việt Nam, vốn được gọi là “dân phượt” thì
Fansipan nằm trong số “một đỉnh, bốn cực” mà họ nhất định phải đi. Nếu là trước đây,


muốn chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” du khách cần mất trung bình 3 ngày 2 đêm.
Bên cạnh đó, đường tới đỉnh Fansipan có muôn vàn khó khăn, đá ghềnh cheo leo, bùn
đất lầy lội khi mưa xuống. Bởi vậy mà việc chinh phục Fansipan gần như chỉ dành cho
những người có đủ sức khỏe, và việc leo núi cũng phải chọn những ngày thời tiết đẹp, và
phải chuẩn bị kĩ càng mọi vật dụng cần thiết.
Tuy nhiên từ ngày 2/2/1016, với sự khánh thành của cáp treo Fansipan, du khách
đã có thể rút ngắn thời gian lên đỉnh Fansipan chỉ còn khoảng 20 phút chỉ với 600 000
đồng. Đây cũng là tuyến cáp treo được Guinness chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp
treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế
giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m. Mỗi cabin cáp treo có sức
chứa từ 30 – 35 người, công suất vận chuyển toàn hệ thống là khoảng 2000 khách/giờ.
Ga SaPa xuất phát tại thung lũng Mường Hoa, ga đến là điểm cao 3000 mét rất gần với
đỉnh núi Fansipan.
Về Dự án cáp treo Fansipan này, dư luận cũng đã có nhiều luồng ý kiến về việc
ảnh hưởng phải chịu từ việc xây dựng, khai thác cáp treo này. “Sẽ phải phá rừng dựng
cáp, phá rừng để dựng những nhà này nhà kia. Chuyện đó thì tôi nhắc lại, về mặt luật
pháp họ vi phạm những quy định về Vườn quốc gia, về bảo vệ thiên nhiên rồi” – ông
Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch HĐQT Công ty dã ngoại Lửa Việt nói.
Một số bạn trẻ sau khi lên đỉnh Fansipan xong không khỏi cảm thán: “Đỉnh
Fansipan ngày nay không khác gì cái chợ, già, trẻ, gái trai đủ cả. Một số người không có
ý thức còn vứt rác bừa bãi trên đó. Mình nhớ hình ảnh 'nóc nhà Đông Dương' ngày xưa
quá!”.

2


Nhóm chúng tôi quyết định chọn Dự án Cáp treo Fansipan để nghiên cứu về việc
đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các lĩnh vực phát triển trong dự án. Việc nghiên cứu
này được nhóm thực hiện với 2 lý do chính:
Một là, có thể hiểu sâu rộng hơn về việc đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các

lĩnh vực phát triển trong dự án. Qua đó, trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức liên
quan đến chủ đề tìm hiểu.
Hai là, có thêm nhiều kinh nghiệm, tránh được những sai sót có thể mắc phải
trong các dự án tiếp theo. Bên cạnh đó cũng tìm ra được nhiều giải pháp hợp lý để phát
triển các dự án của Nhóm trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu là sự đảm bảo nguyên tắc phối hợp hài hòa các lĩnh vực
phát triển trong Dự án cáp treo Fansipan. Khách thể nghiên cứu là Dự án cáp treo
Fansipan.
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, Nhóm đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp phân tích và tổng hợp ký thuyết, phương pháp lịch sử,
phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra,…
Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương 1: Khung lý thuyết về việc đảm bảo nguyên tắc phối hợp hài hòa các lĩnh
vực phát triển
Chương 2: Phân tích và đánh giá Dự án cáp treo Fansipan
Chương 3: Một số biện pháp, kiến nghị
Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực hiện không nhiều nên đề tài của chúng
tôi còn nhiều sai sót và hạn chế. Chúng tôi mong sự đóng góp và sửa chữa để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cô Phí Thị Linh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này.

3


Chương 1: Khung lý thuyết về việc đảm bảo nguyên tắc phối hợp
hài hòa các lĩnh vực phát triển
1. Bản chất

Nội hàm:

Bản chất của nguyên tắc phối hợp hài hòa các lĩnh vực phát triển là giải quyết tính
cân đối trong quá trình phát triển, xuất phát từ mục tiêu của quản lý phát triển là đảm
bảo phát triển bền vững. Quản lý phát triển phải phối hợp hài hòa 3 lĩnh vực: kinh tế,
môi trường, xã hội. Kinh tế là sự phát triển của các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế,
các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Môi trường là môi trường sống của con người. Mọi
họat động của con người hay động vật đều diễn ra trong một khu vực nhất định nên môi
trường là vũ đài cho họat động kinh tế và xã hội diễn ra. Xã hội bao gồm chính phủ và
người dân.


Biểu hiện

Về kinh tế, một mặt mở rộng nguồn lực để phát triển các ngành và khu vực thể
chế, đồng thời phải tạo ra được cơ chế phân phối lợi ích công bằng và hiệu quả. Phải đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt, có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng các yêu
cầu phát triển của ngành. Tránh tối đa tình trạng không công bằng trong việc phân chia
lợi ích của các bên.
Về môi trường, phát triển môi trường gồm cả môi trường sinh thái và môi trường
xã hội, quản lý khu vực địa lý: khu dân cư, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm phát
triển các lĩnh vực trên địa bàn, thiết kế các thể chế trong khu vực. Xét trên khía cạnh
này, yêu cầu quản lý phát triển là phải tạo cơ cấu ngành đa dạng để tận dụng tối đa
nhưng vẫn đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Phải nâng cao nhận thức và hành
động của toàn thể cộng đồng, khu dân cư về phát triển môi trường sinh thái, môi trường
xã hội từ những việc nhỏ nhất. Tránh tình trạng phát triển kinh tế làm môi trường tổng
thể bị xuống cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn thể cộng đồng. Huy động sự tham
gia của cả hệ thống chính trị, cán bộ, các ngành địa phương và các cơ quan quanh khu
vực. Đặc biệt phải bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực đó. Đảm bảo sự phù hợp về cả
môi trường: Môi trường tự nhiên; Môi trường thể chế; Môi trường xã hội.
4



Xã hội là quá trình chính trị và xã hội. Quá trình chính trị: ảnh hưởng của người
có quyền cao hơn trong xã hội sẽ lớn hơn. Quá trình xã hội: quan hệ giữa con người với
con người, giữa con người và môi trường. Xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch
của khu vực để có thể đưa ra những quyết định phát triển đúng đắn nhất. Cải thiện theo
hướng tích cực mối quan hệ giữa con người trong cộng đồng, nâng cao ý thức của con
người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái toàn diện.
2. Vai trò của nguyên tắc phối hợp hài hòa các lĩnh vực phát tri ển đ ến qu ản
lí phát triển
Đây là một nguyên tắc quan trọng của quản lí phát triển. Thực hiện nguyên tắc
này góp phần hướng tới mục tiêu cuối cùng của quản lí phát triển là hướng tới nâng cao
vị thế của người dân trong các hoạt động phát triển. (cho sơ đồ bên dưới vào).
Về khía cạnh kinh tế: mục đích của họat động phát triển phải chú trọng tới lợi ích
kinh tế cho người dân. Hoạt động ấy phải nâng cao được thu nhập và cải thiện mức sống
cho người dân.
Về khía cạnh môi trường: mục đích của họat động phát triển phải hướng tới cải
thiện được môi trường sống của người dân bao gồm cả môi trường sinh thái và môi
trường xã hội.
Về khía cạnh xã hội: trong quá trình thực hiện họat động quản lí phát triển phải đề
cao tiếng nói, ý chí, và nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo tính
gắn kết cộng đồng.
Thực hiện kết hợp hài hòa 3 lĩnh vực phát triển: môi trường, kinh tế và xã hội sẽ
đảm bảo tính cân đối trong quá trình phát triển.
Nếu chỉ tập trung vào phát triển một trong 3 lĩnh vực trên rất có thể dẫn tới sự
xung đột lợi ích của các bên. Khi đó lĩnh vực không được quan tâm phát triển có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến lĩnh vực mục tiêu phát triển từ đầu. Từ đó hoạt động phát triển sẽ
không đạt được hiệu quả cao nhất.
Lấy ví dụ như khi chúng ta thực hiện dự án phát triển du lịch ở một địa phương
nào đó, chúng ta sẽ hướng tới 2 lĩnh vực phát triển là kinh tế và xã hội nhưng chưa chú ý
và có biện pháp với lĩnh vực môi trường dẫn tới môi trường ở địa phương đó bị ô nhiễm.

Như vậy vì môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch kéo theo là
5


ảnh hưởng tới lĩnh vực kinh tế và xã hội ở địa phương đó. Khi đó chúng ta không những
không thực hiện được mục tiêu ban đầu đã đề ra mà còn gây ra nhiều hiện tượng tiêu
cực cho địa phương đó.
Như vậy bất cứ họat động phát triển nào cũng đều phải kết hợp hài hòa 3 lĩnh vực
phát triển để hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và tính trách nhiệm
Tính minh bạch:
Minh bạch là sự cho phép tiếp cận và cung cấp các thông tin liên quan đến quá
trình quản lý phát triển. Tính minh bạch đặt ra 2 vấn đề là trách nhiệm cung cấp thông
tin và quyền được tiếp cận thông tin.
Minh bạch trong quản lý phát triển sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà nước, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tăng cơ hội lựa chọn cho người dân
và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của xã hội.
Để thực hiện tính minh bạch, vai trò của các phương tiện và giới truyền thông
công cộng là rất quan trọng. Các phương tiện thông tin còn có vai trò giám sát hoạt động
của nhà nước và hành vi sai trái của công chức. Vai trò của các phương tiện truyền thông
sẽ không thực hiện được nếu không được tự do thông tin. Tự do thông tin của các
phương tiện truyền thông có nghĩa là không bị nhà nước can thiệp, không chịu sự chi
phối của doanh nghiệp và các nhóm lợi ích. Vì vậy, cần phải có các quy định về cơ chế
trách nhiệm với giới truyền thông, ví dụ luật báo trí, luật xuất bản,….
Tính trách nhiệm:
Có 3 chủ thể tham gia: chính phủ, người dân, nhà cung ứng. Tạo ra 3 mối quan hệ
trách nhiệm sau:
Một là, mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà nước: Đây là mối quan hệ
là trách nhiệm dọc về chính tri. Người dân đóng vai trò là cử tri, thể hiện quyền lực của
mình với chính phủ qua tiếng nói của người dân.

Hai là, mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước và nhà cung ứng: Đây là mối quan
hệ trách nhiệm ngang về chính trị. Nhà cung ứng có trách nhiệm thực hiện hoạt động
phát triển trên cơ sở quyền và nguồn lực được nhà nước chuyển giao.
6


Ba là, mối quan hệ trách nhiệm giữa người dân và nhà cung ứng: Là trách nhiệm
phi chính trị. Người dân với tư cách là khách hàng bộc lộ nhu cầu đối với nhà cung ứng.
Còn nhà cung ứng thì cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân về chất lượng và
số lượng.
Trong các mối quan hệ này, trách nhiệm quan trọng nhất của các chủ thể nhà nước
và nhà cung ứng là trách nhiệm giải trình. Phải yêu cầu các chủ thể phải giải trình đối
với các bên liên quan gồm giải trình nội bộ và giải trình với bên ngoài. Trong đó giải
trình nội bộ là để quy trách nhiệm và phân quyền cho các tổ chức, giải trình với bên
ngoài chính là sự cam kết của nhà nước, nhà cung ứng với người dân và xã hội về các
quyết sách của mình. Chính vì vậy, giải trình ra bên ngoài đóng vai trò quan trọng hơn vì
có tác dụng định hướng dư luận và là điều kiện tiên quyết để chính phủ công khai, minh
bạch các quyết sách của mình.
Sự tham gia: Sự tham gia tập trung ở ba nhóm cơ bản gồm có cộng đồng, tư
nhân, tổ chức phi chính phủ.
Sự tham gia của cộng đồng: Đây là nhóm đối tượng người hưởng lợi và chịu tác
động trực tiếp của hoạt động phát triển. Doanh nghiệp tham gia với tư cách là chủ thể
chính trực tiếp hoạt động phát triển. Nhà tài trợ (tổ chức phi chính phủ) tham gia đóng
góp nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển bằng cách tài trợ một phần hoặc toàn bộ
cho hoạt động phát triển thông qua các ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển, cũng có những
trường hợp trực tiếp tham gia toàn bộ hoặc một phần hoạt động phát triển.
Các nhóm tham gia chủ yếu là tham gia phản biện, tham gia thực hiện, tham gia
giám sát. Đây là sự tham gia quan trọng nhất. Và họ là những người trực tiếp chịu tác
động của các hoạt động phát triển. Do đó tiếng nói và đóng góp của họ có tính thực tiễn
cao, phản ánh và làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

Sự phản ánh của người dân tạo áp lực buộc chính phủ phải cân nhắc tính toán khi
quyết định. Muốn huy động được sự tham gia này, nhà nước cần tạo cơ chế tiếp nhận
thông tin phản biện, công bố dự thảo kế hoạch và các mốc thời gian để công dân và tổ
chức xã hội nghiên cứu, phản biện. Sự tham gia của cộng đồng còn có tác động tích cực
trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước và hành vi của nhân viên nhà nước,
ngăn ngừa và hạn chế được hành vi tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc để chuộc lợi cá nhân.

7


Quản lý theo kết quả: Là một phương pháp quản lý tập trung vào hiệu lực thực
hiện của hoạt động, chính sách và việc đạt được đầu ra, kết quả hay tác động của hoạt
động, chính sách đó.
Chuỗi kết quả được hợp thành từ các kết quả đạt được trong một khung thời gian
cụ thể và gắn kết với nhau theo một mối quan hệ logic nhân – quả.
Đầu vào là những nguồn lực, như tiền, nhân lực và vật lực, được các cơ quan, đơn
vị thực hiện chính sách sử dụng để thực hiện các hoạt động và từ đó tạo nên kết quả.
Hoạt động (activities) là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản
phẩm cuối cùng ở đầu ra.
Đầu ra (outputs) là loại hàng hóa, dịch vụ hay sản phẩm cụ thể mà do các cơ quan,
đơn vị tạo ra và cung cấp cho xã hội trong quá trình thực hiện chính sách. Đầu ra chính
là phương tiện trung gian để chính sách có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Kết quả (outcomes) là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra
một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra.
Tác động (impacts) là những kết quả mang tính chất dài hạn nhờ việc đạt được
các kết quả trung hạn nói trên.
Như vậy, quản lý theo kết quả chính là chuyển từ việc chú trọng đến đầu vào hoặc
các hoạt động được triển khai để thực hiện chính sách sang các cấp kết quả (đầu ra, kết
quả, tác động) mà kế hoạch, chính sách nhằm đạt tới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng,
quản lý theo kết quả không phải là từ bỏ hoàn toàn việc kiểm soát đầu vào và hoạt động

để chuyển sang kiểm soát đầu ra, kết quả mà là giảm bớt sự chú trọng đến đầu vào/ hoạt
động và tạo ra một sân chơi cởi mở, linh hoạt hơn cho các đơn vị thực hiện chính sách
để họ tự tìm ra những phương pháp thực hiện kế hoạch, chính sách tốt nhất. Đồng thời,
còn giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Bốn yếu tố này không tác động độc lập với nhau. Các yếu tố sẽ là công cụ và điều
kiện để các yếu tố khác được thực thi. Do đó, để đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động
phát triển cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho bốn yếu tố này được thực thi một cách đồng
bộ.

8


Chương 2: Phân tích và đánh giá Dự án cáp treo Fansipan

1. Tổng quan về Dự án cáp treo Fansipan
1.1. Hoạt động phát triển
Nếu ai đã đặt chân lên Sapa chắc hẳn không thể không nhắc tới đỉnh Fansipan nóc nhà của Đông Dương. Trước kia, để lên tới đỉnh Fansipan, tất cả các du khách muốn
thăm quan và khám phá phải hoàn toàn chinh phục sơ khai, không hề có phương tiện di
chuyển hỗ trợ nào. Để những người có sức khỏe không tốt muốn một lần đặt chân đến
nóc nhà Đông Dương là một câu chuyện dài và đặt dấu chấm hỏi lớn cho các cơ quan
chức năng.
Vì vậy UBND tỉnh Lào Cai đã chính thức tổ chức lễ khởi công dự án "Quần thể
công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan - Sapa"
với điểm nhấn là hệ thống cáp treo phục vụ khách tham quan từ Sapa đi thung lũng
Mường Hoa và đỉnh Fansipan với mong muốn không ngường học hỏi, cung cấp, phát
triển các loại hình dịch vụ ở đây hướng đến ba tiêu chí chất lượng, giá trị và trách
nhiệm. Với mục đích nhằm tăng lượng khách du lịch đến với nóc nhà của Đông Dương,
Dự án xây dựng hệ thống cáp treo tại Sa Pa đã được triển khai vào ngày 2/11 và dự kiến
hoàn thành cuối 2015.
Hệ thống cáp treo là sản phẩm của nhà sản xuất cáp nổi tiếng Doppelmayr của Áo

- Đức - Thụy Sĩ, được thiết kế và thi công với những yêu cầu khắt khe, trong mọi tình
huống có thể đưa du khách xuống chân núi an toàn mà không cần hệ thống cứu hộ thông
thường. Cáp treo hiện có Dự án cáp treo Fansipan – Lào Cai được nâng cấp hiện đại
nhất hiện nay. Các du khách có thể yên tâm khi sử dụng cáp treo tại đây. Du khách sẽ có
cơ hội tham quan thung lũng Mường Hoa và một phần đỉnh Fansipan, nơi có thảm thực
vật phong phú và độc đáo
Trong quần thể công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí,
khách sạn Fansipan Sa Pa, ngoài hệ thống Cáp treo 3 dây tại Fansipan, còn có là khu
nghỉ dưỡng cao cấp gồm hệ thống khách sạn 4 - 5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực...
bên cạnh Thành cổ Sapa và sân gôn 18 lỗ.
9


Việc khởi công cáp treo lên đỉnh Fansipan diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 110 năm
du lịch Sa Pa. Theo tính toán, với dự án cáp treo lên Fansipan thì đến năm 2017, Sapa sẽ
đón khoảng 2 triệu lượt khách một năm và đến 2020, con số này tăng lên 3 triệu lượt
khách. Việc xây dựng hệ thống cáp treo Sapa đang đươc kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích
cho đồng bào dân tộc ít người đời sống đang còn gặp nhiều khó khăn - khi họ được
hưởng lợi từ những dịch vụ du lịch. từ đó góp phần giảm nghèo bền vững.
1.2. Tổng quan về Dự án cáp treo Fansipan
Hệ thống Dự án cáp treo Fansipan cáp treo 3 dây lên đỉnh Fansipan do Công ty
TNHH Dịch vụ Du lịch Cáp treo Fansipan – Sa Pa (thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ Cáp
treo Bà Nà) làm chủ đầu tư có tổng số vốn 4.400 tỷ đồng với mục tiêu: “Hình thành một
quần thể du lịch cao cấp, hiện đại ở Sa Pa, tạo thêm sản phẩm du lịch cho Sa Pa”. Hạng
mục đảm nhận:
+ Xây dựng nhà ga đi
+ Vận chuyển vật liệu xây dựng hệ thống cáp treo
+ Phun vẩy gia cố
+ Xây dựng đền trình
Cáp treo lên Fansipan dài khoảng 6,2 km có điểm đầu tại tổ 11 (thuộc thị trấn Sa

Pa), vượt qua thung lũng Mường Hoa kết nối với các điểm du lịch mới và lên đỉnh
Fansipan ở cao độ 2.900 – 3.000 m. Cáp treo 3 dây Fansipan sẽ là cáp treo duy nhất trên
thế giới không cần đến hệ thống cứu hộ thông thường, bởi trong bất cứ hoàn cảnh bất
trắc nào, hệ thống này cũng sẽ đưa du khách xuống chân núi an toàn. Cáp treo 3 dây
Fansipan sẽ là hệ thống cáp treo vận hành liên tục với độ dài toàn tuyến khoảng 7 km.
Độ chênh tuyệt đối của ga đi và ga đến là 1404m. Công suất vận chuyển tối đa
2.000 lượt khách/ 1 giờ với những cabin như một chiếc xe buýt nhỏ, có sức chứa tới 35
khách.Vận tốc của cáp treo độc đáo này là 8m/s. Đây là hệ thống cáp treo cao nhất, dài
nhất và phức tạp nhất thế giới. Nhà sản xuất cáp treo nổi tiếng thế giới Doppelmayr sẽ
thi công loại hình cáp 3 dây độc đáo cho Fansipan với những yêu cầu khắt khe và sự an
toàn cao nhất.

10


1.3. Quá trình thực hiện của Dự án
Dự án cáp treo tại Sa Pa sẽ được đầu tư thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là hệ
thống cáp treo và quần thể công trình du lịch văn hoá, khởi công năm 2013 và hoàn
thành năm 2014. Giai đoạn 2 là hệ thống khách sạn, khu vui chơi giải trí. Mục tiêu dự án
là hình thành một quần thể du lịch cao cấp, hiện đại ở Sa Pa, tạo thêm sản phẩm du lịch
cho Sa Pa.
Xác định đây là dự án trọng điểm, Lào Cai quyết định thành lập tổ công tác do
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng để hỗ trợ, cùng nhà đầu tư thực hiện
các thủ tục, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.
Ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của chủ đầu tư trong việc triển khai đưa dự án
vào hiện thực, Phó thủ tướng mong muốn chủ đầu tư, nhà thầu và địa phương phối hợp
chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Đặc biệt là trong thi công, khai thác dự án
phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái của núi rừng
và Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, cũng như đến nền văn hóa của người bản địa…
Việc khởi công cáp treo lên đỉnh Fansipan diễn ra trong dịp kỷ niệm 110 năm du

lịch Sa Pa. Từ đầu năm đến nay, nơi đây đã đón 610.000 lượt khách, trong đó khách
quốc tế đến từ 70 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, tăng trưởng doanh thu du lịch từ 35 40% một năm. Theo tính toán, với dự án cáp treo lên Fansipan thì đến năm 2017, Sapa
sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách một năm và đến 2020, con số này tăng lên 3 triệu lượt
khách.
1.4. Các bên tham gia và lợi ích các bên trong D ự án cáp treo Fansipan
Về phía Nhà nước có:
- UBND tỉnh Lào Cai, Bộ XD
- HĐND tỉnh Lào Cai
- Sở XD, Sở KH và ĐT Lào Cai & các ngành liên quan
 Lợi ích:
- Giải quyết được 1 số vấn đề xã hội như thất nghiệp, giảm tỷ lệ trộm cắp,v.v..
- Tăng nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà Nước
Về phía Cộng đồng có:
11


- HĐND huyện SaPa
- HĐND tỉnh lân cận
- Tổ chức XH, nghề nghiệp, chính trị-xã hội tỉnh Lào Cai
- Các hiệp hội nghề của tỉnh Lào Cai
- Người dân trong và ngoài tỉnh Lào Cai
 Lợi ích:
- Tăng thu nhập cho người dân tham gia trong và ngoài Tỉnh, GDP Tỉnh tăng
- Tạo khu nghỉ dưỡng, vui chơi cho cộng đồng có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp
Về phía nhà cung ứng:
Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan-Sa Pa, thành viên Tập đoàn
Sun Group.
 Lợi ích:
- Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp triển khai dựa án
Các bên tham gia trong phải có tính trách nhiệm đối với dự án. Xong, nhà cung

ứng sẽ phải đảm bảo được trách nhiệm cao hơn cả qua việc giải trình đối với cấp trên
qua một loạt văn bản báo cáo, tuy trong quá trình xin cấp phép còn 1 vài trục trặc về mặt
thời gian nhưng dự án vẫn tuân thủ đúng pháp luật. Và việc giải trình đến người dân
thông qua công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và lễ phát động khởi công dự án cũng
nhận được sự chấp thuận của cộng đồng.
2. Phân tích biểu hiện của việc đảm bảo của dự án cáp treo Fansipan:
2.1. Biểu hiện của việc đảm bảo trong Dự án cáp treo Fansipan
Xuất phát từ mục tiêu: “Hình thành một quần thể du lịch cao cấp, hiện đại ở Sa
Pa, tạo thêm sản phẩm du lịch cho Sa Pa” cần đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện
phối hợp hài hòa Kinh tế - Môi trường - Xã hội. Nhìn nhận lại dự án trước và sau quá
trình triển khai sẽ thấy được quá trình quản lý phát triển trên địa bàn huyện Sapa.
Việc thực hiện dự án cáp treo Fansipan phải kể tới sự tham gia của các bên ban
đầu thỏa mãn điều kiện tiền đề của quản lý phát triển dự án. Dự án cáp treo SaPa do
Công ty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan SaPa làm chủ đầu tư. Đây là dự án
12


trọng điểm nên Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định thành lập tổ công tác do
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng để hỗ trợ, cùng nhà đầu tư thực hiện
các thủ tục, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Về phía
cộng đồng, dự án cũng nhận được 2 luồng ý kiến phản đối chủ yếu về vấn đề môi trường
và cảm nhận chinh phục nóc nhà Đông Dương của các phượt thủ. Tuy nhiên việc quy
hoạch không nằm trong khu vực rừng đặc dụng nên hoàn toàn không ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng cáp treo có thể dành cho người già,phụ
nữ những người cần đảm bảo sức khỏe mà vẫn có thể đặt chân lên thưởng thức cảnh vật;
những người trẻ vẫn có thể tự chinh phục đỉnh núi. Vì vậy dự án được đa phần cộng
đồng ủng hộ, điều này đảm bảo sự nhất trí giữa các bên tham gia.
 Về mặt môi trường:
Việc quản lý phát triển dự án làm thay đổi về mặt môi trường cơ cấu ngành trước
đây của Sapa là nông - lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp. Nền nông

nghiệp truyền thống khép kín, tự cấp tự túc và mang tính đặc trưng của các dân tộc.
Nông nghiệp cũng là ngành kinh tế chính của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Nơi
đây, dịch vụ du lịch và thương mại phát triển tương đối mạnh, nhất là trong vài thập niên
qua, trở thành nguồn thu quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh
tế. Về công nghiệp trên địa bàn phát triển chậm, chủ yếu là công nghiệp xây dựng
cơ bản, tỷ trọng công nghiệp đang ngày càng thu hẹp lại cùng nông - lâm nghiệp.
Hiện tại và tương lai, dịch vụ làm trọng điểm phát huy lợi thế của thiên nhiên ưu ái,
một số ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến sẽ được chú trọng phát triển để
đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nhắc đến Sa Pa, không ít người sẽ liên tưởng đến một
“thị trấn trong sương” hiền hòa, yên tĩnh, một điểm du lịch lý tưởng cùng một nền văn
hóa đa dạng, đặc sắc. Chính sự phong phú, đa dạng về văn hóa (mỗi dân tộc đều có ngôn
ngữ, phong tục tập quán riêng biệt) cùng sự hòa đồng giữa thiên nhiên, con người chính
là thế mạnh của du lịch Sa Pa. Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện ngày một thông
suốt và kết nối với hệ thống đường giao thông trong tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói
chung cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Với những thế mạnh đó, Sapa có những lợi thế vượt trội so với nhiều địa phương
khác trong tỉnh và được quy hoạch là một trong những khu du lịch trọng điểm của cả
tỉnh Lào Cai. Có thể thấy sau khi dự án cáp treo hoàn thành, lượng khách đến Sapa tăng
nhanh, năm 2015 đón 1,2 triệu lượt, tăng 2,6 lần so với năm 2010 (vượt 11% so với mục
13


tiêu đề ra tại Đại hội nhiệm kỳ); tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/năm; doanh thu dịch
vụ du lịch năm 2015 đạt 1,320 tỷ đồng (tăng 995 tỷ đồng so với năm 2010). Bên cạnh
đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định. Với tiềm năng thế mạnh về điều kiện khí hậu
đặc biệt, huyện đang chủ trương đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu
phục vụ thị trường du lịch (mô hình nuôi nước lạnh như cá hồi, cá tầm, mô hình trồng
rau su su, hoa địa lan, làm đồ thủ công). Kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực và kinh
nghiệm đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã Séo Mí Tỷ, Tả
Vang và các xã khác. Từ đó, tỉnh đã tận dụng được những thế mạnh và nguồn vốn đầu tư

từ công ty TNHH Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan - Sa Pa để phân bổ hợp lý cơ cấu
ngành tập trung cho phát triển chủ lực ngành Du lịch.
Môi trường sinh thái: Cơ bản không ảnh hưởng quá xấu tới môi trường.Với dự án
này, trước khi phê duyệt dự án thì người ta đã quy hoạch lại Vườn quốc gia Hoàng Liên ,
dự án không nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt nên không có gì vi phạm về luật phát
triển rừng đặc dụng nữa. Mặc dù vẫn có tác động tới môi trường như phá rừng xây dựng
trụ cột cáp treo để đánh đổi phát triển kinh tế là chấp nhận được. Sau khi cáp treo khánh
thành cơ quan quản lý và chủ đầu tư có trách nhiệm trong việc gìn giữ cảnh quan khi
cho điều đội công nhân leo núi để thu gom túi nilon và rác.

 Về Kinh tế:
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế do hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển
mạnh mẽ thu hút nguồn lao động lớn từ bên ngoài tham gia vào quá trình sản xuất của
huyện. Điều nay dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động. Đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ
nhân lực của tỉnh để đảm bảo phát triển du lịch theo hướng hiện đại có thể thấy tỉnh mở
các lớp tại trường Cao Đẳng cộng đồng Lào Cai bồi dưỡng cho cán bộ và người dân
thôn về du lịch v.v....
Có thể thấy việc phân phối lợi ích công bằng và hiệu quả thông qua lợi ích cá
nhân và xã hội, biểu hiện bằng mức sống và thu nhập của người dân trong huyện nâng
lên do dự án tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Một số công ty du lịch đã tuyển
người Mông ở các làng để đào tạo trở thành đội ngũ hướng dẫn viên.Tại bản Cát Cát,
hiện có 4 người đại diện cho 4 hộ làm công tác dẫn đường và khuân vác với thu nhập
khoảng 100.000 đồng/ngày. Trung bình mỗi tháng tham gia từ 2 - 3 đoàn, mỗi lần đi
thường từ 3 - 4 ngày; các hoạt động khác như cung cấp homestay đem lại lợi nhuận đáng
kể cho người dân.... Ngoài ra phần thu lợi nhuận từ dịch vụ cáp treo làm tăng GDP của
14


tỉnh. Thống kê sơ bộ sau quý I/2017 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
cho thấy, tổng lượng khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh đạt trên 1,1 triệu

lượt, tăng 108,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh thu du lịch đạt 3.225 tỷ đồng,
tăng xấp xỉ 150% so với cùng kỳ năm 2016. Làm GDP tỉnh Lào Cai tăng cao.

 Về Chính trị - Xã hội:
Dân cư trước đây chủ yếu 5: Hmong, Người Dao, người Tày, người Giáy, người
Phù Lá ngành Xá Phó. Đến nay có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, trên địa bàn với
tổng số dân là 52.899 người (theo tổng điều tra dân số 01/04/2009). Trong đó người
Hmong, Người Dao, người Kinh, người Tày, người Giáy,người Phù Lá ngành Xá Phó.
Du lịch phát triển cũng tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương tham
gia vào các khâu dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, làm đồ thủ công
mỹ nghệ làm quà tặng lưu niệm… thu hút nguồn nhân lực bên ngoài địa phương (chủ
yếu là người kinh) tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ theo hướng hiện
đại.
Về xã hội, con người Sapa trở nên thân thiện mang bản sắc văn hóa dân tộc được
giới thiệu rộng rãi cùng với quá trình phát triển du lịch. Các dân tộc thiểu số những nét
đẹp văn hóa riêng được giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Về chính trị, dự án được xin cấp phép đúng trình tự, quyền hạn từ trên xuống dưới
với phát lệnh khởi công dự án của Thủ tướng Chính phủ và một số công văn: Ngày
31/12/2014, tại Công văn số 3516, Bộ Xây dựng cũng đã góp ý về TKCS công trình phù
hợp với quy hoạch chi tiết 1/500 do UBND tỉnh Lào Cai cùng hàng loạt công văn khác
được phê duyệt.
3. Đánh giá về sự đảm bảo của Dự án cáp treo Fansipan
Dự án cáp treo Fansipan đảm bảo được nguyên tắc kết hợp hài hòa, quản lý phát
triển cần đảm bảo được 3 yêu cầu về kinh tế, môi trường, xã hội. Chúng ta sẽ phân tích
xem quá trình hoàn thành dự án đã đảm bảo được gì và còn tồn tại những gì sau đây.
3.1. Các khía cạnh cơ bản
Về lĩnh vực môi trường:
Như chúng ta đã biết, cả nước chỉ có một Fansipan, đó là niềm tự hào của tất cả
người dân Việt Nam đặc biệt là khi chinh phục được nóc nhà này. Nơi đây, có hệ sinh
15



thái vô cùng đa dạng. Theo số liệu tìm hiểu, có tới 1680 cây chia làm 679 cây thuộc 7
nhóm khác nhau, có 10 loại cây đặc hữu của Sa Pa mà trên thế giới không có. Xét về dự
án cáp treo Fansipan, phía dưới làm các trụ cột lên . Tất cả khu dịch vụ đều nằm phía
dưới nên nó không có vấn đề gì về môi trường gây ảnh hưởng đến hệ thực vật phong
phú ở đây. Đồng thời để bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ không gian của rừng quốc gia Liên
Sơn, lãnh đạo Ban quản lý tuyến cáp treo Fansipan đã bố trí hàng trăm thùng đựng rác
dọc lên đỉnh, cử nhân viên liên tục hướng dẫn, nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy
định. Fansipan đẹp chính một phần nhờ môi trường nới đây, vì thế việc bảo vệ môi
trường, tận dụng lợi thế nguồn lực này để phát triển là một điều cần thiết.
Về lĩnh vực kinh tế:
Cáp treo có độ cao 3.143m so với mực nước biển, khởi điểm từ Thung lũng
Mường Hoa đến đỉnh Fansipan - “nóc nhà Đông Dương” tại Việt Nam. Mỗi cabin cáp
treo Fansipan Sapa có sức chứa tối đa 30 - 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000
khách/h, rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh Fansipan xuống còn 15 phút thay vì 2
ngày đi bằng đường bộ hiểm trở. Vì thế, rất thu hút du khách đặc biệt là du khách thích
mạo hiểm. Vé đi cáp treo khứ hồi đối với người lớn là 700000đ/vé. Doanh thu từ 1-1.5
tỷ đồng mỗi ngày, tương đương 30-45 tỷ trên 1 tháng. Nhờ đó, kinh tế du lịch ở đây
đang đóng góp tới 40% tổng thu của toàn huyện và là lĩnh vực quan trọng hàng đầu
trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Khi dự án cáp treo và tổ hợp dịch vụ
du lịch, thương mại Fansipan hoàn thiện, với lượng khách tăng lên gấp 3 - 5 lần theo
từng năm, kinh tế du lịch đã giúp tỉ lệ hộ nghèo vốn còn khá cao với hơn 39% giảm
nhanh.” Một điều đáng mừng nữa là loại hình bất động sản nghỉ dưỡng ở Lào Cai đang
có xu hướng gia tăng tại khu vực, giá bất động sản ở đây ngày càng sôi động. Đây là
một tín hiệu tốt của kinh tế Sapa nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Trong lĩnh vực phát triển xã hội:
“Có một câu chuyện đọc được kể rằng một cô gái học thương mại ở Hà Nội, ra
trường ở lại thủ đô xin việc nhưng suốt hơn 2 năm vẫn không ổn định. Khi có cáp treo
cô trở về Lào Cai và làm ở phòng kinh doanh một công ty ở đây, rất ổn định.” Mặt

khác, để vận hành hệ thống cáp treo tại ga đi và đến, cần tuyển đến 320 đến 350 lao
động, trong đó tuyển dụng 190 lao động trong tỉnh. Như vậy rằng, dự án đã góp phần
rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
Điển hình, để xây dựng được cáp treo, phải kể đến công lao của các kĩ sư, công nhân
16


làm việc quên thời gian, quên cái thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Điều đáng nói, sau thành
công của cáp treo Fansipan, những người thợ lắp máy tiếp tục được tin tưởng ký kết hợp
đồng Công trình cáp treo Hòn Thơm - huyện đảo Phú Quốc. Chính dự án mang đến cho
họ cơ hội có công việc, nhưng chính những con người đó đã làm Sapa của chúng ta trở
nên hùng vĩ như hôm nay. Nhờ việc thu hút nhiều khách du lịch, nên du khách đổ bộ từ
mọi miền tổ quốc, từ các khu vực nước ngoài đến, tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa
người và người hài hòa hơn, giới thiệu được nét văn hóa gần gũi của Việt Nam đến cho
bạn bè khắp thế giới. Trong những ngày lễ, lượng khách du lịch là 7 - 8 nghìn khách mỗi
ngày. Nơi đây, tạo cảm giác hòa hợp thêm giữa thiên nhiên hùng vĩ và con người, gắn
kết vạn vật với nhau hơn.
3.2. Tính đảm bảo và chưa đảm bảo
3.2.1. Tính đảm bảo
Nhìn chung, dự án cáp treo góp phần làm hài hòa 3 mặt môi trường - kinh tế - xã
hội. Nhờ có môi trường hùng vĩ, đặc biệt mà đã góp phần cải thiện kinh tế trong tỉnh
cũng như cả nước. Hơn nữa, dự án đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân,
giúp người dân thoát nghèo, đây cũng là một điểm tích cực cần được nhắc đến. Dự án,
đã gắn kết môi trường với con người với nhau hơn, con người hòa mình vào thiên nhiên,
thiên nhiên cũng nhờ đó mà trở nên xinh đẹp hơn. Đi vào cụ thể, du khách đã được lên
đỉnh với thời gian ngắn nhất, mất ít tiền bạc, thời gian, sức lực hơn trong hành trình chỉ
kéo dài 15 phút. Đảm bảo được an toàn tính mạng cho du khách, sẽ có ít cơ hội lạc
đường, rơi vực, rắn cắn… cũng như các tai nạn trên đường đi như với khách du lịch leo
bộ. Tiện ích này còn tạo điều kiện cho những khách du lịch là người lớn tuổi, bị bệnh…
lên đỉnh Fansipan. Mặt khác, vấn đề cứu hộ cứu nạn, 15 phút cứu một mạng người,

trong điều kiện cứu hộ bằng sức người như hiện nay thì cáp treo là cần thiết. Cáp treo hỗ
trợ tích cực quá trình tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực mà cáp treo đi qua đặc biệt là
việc quan sát, vận chuyển. Cáp treo xây dựng đã đảm bảo được rất linh hoạt về môi
trường, sức khỏe, vật chất của khách du lịch. Du khách được trải nghiệm xuyên qua các
cảnh quan khác nhau của Hoàng Liên Sơn từ trên cao, sự thay đổi độ cao cũng như thời
tiết là một nét đặc trưng.
3.2.2.Tính không đảm bảo và nguyên nhân
Mặc dù có nhiều thùng rác được đặt suốt tuyến đường lên đình nhưng nhiều túi
nilon, vỏ chai, rác thải vẫn bị vứt dọc đường. Điều này ảnh hưởng đến môi trường sinh
17


thái khi có những rác không thể phân hủy được, mất tính thẩm mỹ dẫn đến ảnh hưởng
tiềm năng phát triển du lịch, hủy hoại môi trường. Như chúng ta đã biết, Việt Nam có chỉ
số ô nhiễm khá cao so với các nước trên thế giới. Khách du lịch có thể có người trong
nước và cả người nước ngoài, với hình ảnh mất thẩm mỹ đó chúng ta sẽ mất đi một
lượng khách du lịch, ảnh hưởng đến kinh tế rất lớn.
Một vấn đề đáng lo ngại nhất là cháy rừng - một hiểm họa lớn nhất đối với cả
vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn trong đó có Fansipan. Câu hỏi đặt ra khi lượng khách
tăng quá nhanh sau khi cáp treo đưa vào sử dụng thì nguy cơ cháy rừng sẽ là bao nhiêu?
Và khả năng đảm bảo an toàn cho du khách sẽ như thế nào? Bởi không thể kiểm soát
được khách du lịch mang theo các chất dẫn đến cháy nổ, đặc biệt là vào mùa hè?
Một khía cạnh không đảm bảo nữa có thể xuất hiện trong quản lý dự án là việc
các chủ thể bắt tay nhau với mục đích biến lợi ích cộng đồng thành lợi ích cá nhân.
Chẳng hạn như chủ đầu tư hối lộ một số người có thẩm quyền, hay thất thoát vốn trong
quá trình thi công cũng khó có thể kiểm soát được.Mà nguyên nhân là do Nhà Nước
không quản lí chặt chẽ, thiếu tính minh bạch trong các báo cáo, chi tiêu trong dự án...
Hơn nữa, việc khách du lịch ào ạt đổ về đỉnh Fansipan ảnh hưởng lớn đến việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở đây. Đơn cử như việc ở đây sẽ du nhập nét văn
hóa về trang phục, giọng nói, lối sống…

Nguyên nhân chính ở đây là do ý thức người dân kém, đặc biệt là người dân
trong nước, chưa có trách nhiệm bảo vệ tài sản, vẻ đẹp hùng vĩ của tạo hóa. Mặt khác,
cũng do sự quản lý chưa chặt chẽ, hợp lý, an toàn của Ban quản lý. Chưa có những hình
phạt tương ứng khi du khách vi phạm những nội quy ở đây.

18


Chương 3: Một số biện pháp, kiến nghị
Từ những mặt chưa đảm bảo trên, Nhóm mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị đảm bảo trong quản lý phát triển:
Giới hạn số lượng người lên đỉnh Fansipan mỗi ngày, có các quy định chặt chẽ
hơn về thời gian tham quan của từng người. Với quy định như vậy thì sẽ hạn chế hơn sự
bào mòn cảnh quan thiên nhiên trên đỉnh Fansipan.
Thúc đẩy việc đưa cáp treo Fansipan vào sử dụng một cách bền vững đáp ứng
được nhu cầu du lịch của người dân trong nước và du khách quốc tế, nhằm đảm bảo việc
phát triển du lịch Sapa nói chung và Phanxipang nói riêng, dự kiến với việc xây dựng
cáp treo này sẽ làm tăng trưởng doanh thu dự kiến du lịch nơi đây từ 35-40%/ năm
.Theo tính toán, với dự án cáp treo lên Fansipan thì đến năm 2017, Sapa sẽ đón khoảng 2
triệu lượt khách một năm và đến 2020, con số này sẽ tăng lên 3 triệu lượt khách.
Nâng cao chất lượng du lịch đến Fansipan cũng như Sapa để du khách đến đây
được trải nghiệm những gì tốt nhất, tạo sự hài lòng cũng như niềm tin khi sử dụng dịch
vụ ở đây.Đó là cần có giá vé phù hợp với nhu cầu của du khách. Cụ thể hơn là cần có
chiến lược như sau: gọi điện tư vấn, quảng cáo cho khách hàng trước khi đến đây. Trong
chuyến đi thì cần chú ý ngay từ khâu đón khách tới mọi khía cạnh như chỗ ở, vệ sinh,
hướng dẫn đi lại. Sau chuyến đi thì tiến hành các sự kiện, quảng bá để thu hút khách du
lịch quay trở lại.
Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Qua việc xây dựng cáp treo nhằm phát triển du lịch thì cũng cần phải đảm bảo việc an
sinh xã hội đời sống nhân dân nơi đây, cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân ở

đây. Cụ thể là đảm bảo cho người dân tiếp cận đến các chính sách việc làm, giảm nghèo,
tham gia bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo,
…), tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước
sạch, thông tin), từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn và người dân
trong quá trình thực hiện.

19


Kiên quyết xử lý nghiêm việc chặt chém du khách nước ngoài khi tới đây nhằm
đảm bảo tính công bằng mang lại cái nhìn tốt cho đất nước ta trong mắt anh em bạn bè
quốc tế.
Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nhiều túi nilon, vỏ chai, rác
bị vứt dọc đường. Điều này ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch, hủy hoại môi
trường, bởi người nước ngoài cực kỳ “dị ứng” với rác thải, không vệ sinh. Điều đó làm
mất hình ảnh đẹp về đất nước trong long khách du lịch. Vì vậy cần lắp đặt nhiều thùng
rác công cộng, các biển báo cấm đổ rác bừa bãi, nâng cao ý thức người dân. Tóm lại,
không chỉ vì mục đích phát triển du lịch mà phá hoại môi trường được, phải đi đôi với
nhau mới có thể phát triển bền vững, lâu dài.
Đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh cho du khách cũng như những rủi ro bên
cạnh việc sử dụng cáp treo, hiểm họa cháy rừng khi lượng khách tăng lên nhanh chóng.
Vì vậy cần chú trọng việc đảm bảo kiểm tra, bảo dưỡng cáp treo thường xuyên để sử
dụng được an toàn tuyệt đối.
Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông. Đây là một giải pháp vô cùng quan
trọng, trong thời kì kinh tế thị trường như hiện nay việc tích cực quảng bá, marketing là
không thể thiếu được. Việc quảng bá, truyền thông tốt sẽ giúp mọi người biết đến hơn.
Chính vì vậy cần có một đội làm truyền thông thật tốt để có thể giúp du lịch nơi đây phát
triển hơn nữa, giúp kinh tế nước ta phát triển, sánh kịp với bạn bè quốc tế.


20


Kết luận
Đề tài “Phân tích việc đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các lĩnh vực phát triển
trong Dự án cáp treo Fansipan” đã được hoàn thành và thực hiện được các mục tiêu
nghiên cứu:
Một là, đề tài đã đưa đến cái nhìn cận cảnh hơn về Dự án cáp treo Fansipan, làm
rõ được các vấn đề liên quan đến Dự án này.
Hai là, phân tích và tổng hợp được những yếu tố tác động đến sự đảm bảo của Dự
án dưới cái nhìn của Quản lý phát triển.
Ba là, phân tích, chỉ ra những mặt đảm bảo và không đảm bảo của dự án, đồng
thời cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến sự không đảm bảo của Dựa án.
Bốn là, đề xuất một số biện pháp, chính sách nhằm cải thiện những mặt chưa đảm
bảo của dự án. Bên cạnh đó cũng đề xuất một số giải pháp cho các dự án trong tương lai.

21


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Sun World Fansipan Legend, truy cập ngày 10/3/2018 tại
/>2. Doãn Phong, Khánh thành cáp treo Fansipan Sapa 2 kỷ lục thế giới, truy cập ngày
10/3/2018 tại />3. Ngoisao, Hành trình leo Fansipan bằng đường bộ thời cáp treo, truy cập ngày
9/3/2018 tại />4. Hàn Triệt,Cảnh tượng chật kín người trên đỉnh Fansipan gây tranh cãi, truy cập ngày
11/3/2018 tại />5. Viễn Đông, Dân mạng tranh cãi về việc cáp treo có đang hủy hoại đỉnh Fansipan, truy
cập ngày 7/3/2018 tại />6. Tuoi Tre Online, Hệ lụy văn hóa - môi trường của dự án cáp treo Fansipan?, truy cập
ngày 9/3/2018 tại />
22




×