Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.8 KB, 27 trang )

PHÒNG GD-ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS LŨNG HÒA
-------------------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI”

Môn: Hóa học
Tổ: Khoa học tự nhiên
Mã: 31
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Điện thoại: 0822.369696
Email:

Vĩnh Tường năm 2018-2019

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Lời giới thiệu:
Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một
vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để đạt được vấn đề đó đòi hỏi phải có sự
nổ lực về cả 2 phía: thầy và trò. Bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học
vừa mang tính nghệ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người
giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng, có những phương pháp(PP)
giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh (HS) chủ động trong
việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói


chung và dạy học môn Hóa học nói riêng cần có những phương pháp đặc
trưng riêng. Ngoài việc lên lớp, người giáo viên (GV) phải không ngừng
học hỏi, tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể
truyền đạt những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dể hiểu. Sự
tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm là yếu tố quyết định cho
chất lượng học tập.
Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn
nhất nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa
học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết
thực, rèn cho học sinh tư duy sáng tạo, khả năng trực quan nhanh nhạy, đặc biệt
là rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì vậy, giáo viên
bộ môn hóa học cần hình thành ở các em các kỹ năng cơ bản, thói quen học tập
và làm việc khoa học.
Học hóa học hiện nay không những học sinh học lý thuyết mà còn đòi hỏi
học sinh vận dụng lý thuyết được học vào giải các bài tập lý thuyết, thực tiễn và
đặc biệt là kĩ năng thực hành thí nghiệm.
Giải toán hóa học và lập phương trình hóa học (PTHH) là hai nội dung rất
quan trọng đối với môn hóa học, tất cả các bài tập hoàn thành PTHH, tính toán
và chuyển đổi giữa các chất ... đều liên quan tới PTHH. Tuy nhiên học sinh bậc
THPT nói chung, học sinh lớp 8, 9 nói riêng thường rất lúng túng hoặc lập
2


PTHH sai (cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng),
dẫn đến việc tính toán hóa học bị sai.
Trong chương trình Hóa học phổ thông “phản ứng trao đổi trong dung
dịch” chiếm một vị trí quan trọng từ THCS đến THPT liên quan đến nhiều câu
hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn đời sống hằng ngày như môi trường không khí,
nước, đất, vệ sinh an toàn thực phẩm …
Nhiều năm gần đây đã có một số tác giả nghiên cứa về phản ứng trao đổi;

Nhiều anh chị giáo viên cũng ý thức được tầm quan trọng của phản ứng trao đổi
trong trương trình hóa học THCS nhưng do thời lượng chương trình không
nhiều và chưa mang tính cụ thể nên chưa giúp được HS có kiến thức và kĩ năng
trọn vẹn về phản ứng trao đổi. Dẫn tới việc lúng túng khi làm các bài tập liên
quan đến phản ứng trao đổi, Khi cơ sở kiến thức không vững trắc HS không nhớ
được lâu bền và dẫn tới tình trạng hoang mang và mắt gốc. Chính vì vậy tôi nghĩ
cần phân loại và đưa ra điều kiện ban đầu dành cho các chất phản ứng và điều
kiện sau dành cho các sản phẩm phản ứng .Và tôi quyết định thực hiện đề tài
nghiên cứa mang tên “Điều kiện cần và đủ của phản ứng trao đổi” để nghiên
cứa hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh để thu được kết
quả cao nhất trong mảng kiến thức này và góp phần vào thắng lợi của dạy học
môn hóa ở cấp THCS.
2. Tên đề tài:
“Điều kiện cần và đủ của phản ứng trao đổi”
3. Tác giả đề tài:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Lũng Hòa
- Số điện thoại: 0822369696
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra đề tài
5. Lĩnh vực áp dụng đề tài:

3


- Áp dụng trong giảng dạy môn hóa học cho các trường THCS và THPT trong
toàn tỉnh.
6. Ngày đề tài được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Đề tài được áp dụng thử cho học sinh khối 8, 9 trường THCS Lũng Hòa
- Thời gian từ 25/08/2015 đến 15/05/2018

7. Mô tả bản chất của đề tài:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Hóa học phổ thông “phản ứng trao đổi trong dung
dịch” chiếm một vị trí quan trọng từ THCS đến THPT liên quan đến nhiều câu
hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn đời sống hằng ngày như môi trường không khí,
nước, đất, vệ sinh an toàn thực phẩm …
Khi lập PTHH cho các loại phản ứng nói chung và đặc biệt là lập PTHH
loại phản ứng trao đổi, học sinh thường rất lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Học
sinh đang tiến hành lập PTHH theo một cách máy móc, không hiểu bản chất của
phản ứng, chưa biết phản ứng nào xảy ra, phản ứng nào không xảy ra.
Trong SGK hóa học 9 đã đề cập tới phản ứng trao đổi ở phần II- Bài 9:
Tính chất hóa học của muối. Ở bài này đã đề cập tới điều kiện của phản ứng trao
đổi là:" Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản
phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí" và phản ứng trung hòa thuộc
loại phản ứng trao đổi. Như vậy có thể hiểu là sản phẩm của phản ứng trao đổi
phải có ít nhất một trong ba điều kiện: " Kết tủa, khí, nước".Nhưng có những
trường hợp như: Fe(OH)2 + ZnCl2 ---> FeCl2 + Zn(OH)2↓ thì rõ ràng có kết tủa
mà phản ứng không xảy ra, vì sao vậy ? tại vì chất phản ứng ở đây là một bazo
không tan. Nhưng kể cả bazo không tan và oxit bazo không tan trong nước thì
đều phản ứng được với axit Cho nên ta nên thiết lập thêm điều kiện cần cho
phản ứng trao đổi và dạy học sinh biết cách kết hợp giữa điều kiện cần và đủ của
phản ứng trao đổi. Làm như thế để giúp học sinh lập được phản ứng trao đổi
chính xác và nhanh nhất.
4


Qua tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, đặc biệt là qua quá trình trực tiếp
giảng dạy nhiều năm qua về phản ứng trao đổi trong dung dịch được . Tôi quyết
định chọn đề tài: “Điều kiện cần và đủ của phản ứng trao đổi” để nghiên cứu

và thể nghiệm chuyên đề trong mấy năm học gần đây và kết quả đem lại là rất
tốt.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích:
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về phản ứng trao đổi trong dung
dịch, khắc sâu phân loại phản ứng trao đổi, các trường hợp đặc biệt và những
kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống.
- Phương pháp tư duy phát hiện điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung
dịch xảy ra, giải bài tập liên quan đến phản ứng trao đổi trong dung dịch.
- Nhận biết được một phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng trao đổi.
- Một số bài tập vận dụng và những điểm cần lưu ý khi xét phản ứng trao
đổi trong dung dịch.
- Rèn kĩ năng lập PTHH loại phản ứng trao đổi và xét một phản ứng trao
đổi cụ thể xảy ra hay không.
- Nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi thi vào trường chuyên, lớp chọn.
- Làm tài liệu chuyên môn áp dụng giảng dạy cho các đối tượng học sinh,
đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nêu lên được những cơ sở lý luận của việc lập PTHH trong quá trình
dạy và học.
- Hệ thống hóa những kiển thức cơ bản cho từng loại phản ứng trao đổi.
- Bước đầu sử dụng việc phân loại các loại phản ứng trao đổi và cách khắc
phục những sai lầm mắc phải khi lập PTHH loại phản ứng trao đổi. Từ đó giúp
học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách chủ động, hiểu rõ bản chất của phản
ứng. Rèn luyện cho tính độc lập suy nghĩ, khả năng vận dụng để tiến hành lập
đúng và nhanh nhất PTHH loại phản ứng trao đổi, rèn luyện và phát triển kĩ
năng thực hành thí nghiệm.
5



- Tiến hành điều trà tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 trường tôi công tác (trong quá trình dạy học trên lớp và
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi).
- Thời gian: Từ năm 2015 đến 2018.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: điều tra cơ bản,
kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm, dùng phiếu học tập (bài tập điền khuyết, bài
tập nêu hiện tượng xảy ra, bài tập xét phản ứng hóa học xảy ra hay không ...),
phân tích lý thuyết, tổng kết kinh nghiệm, sử dụng một số phương pháp thống kê
trong việc phân tích kết quả thực nghiệm.
- Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy và học, đúc rút kinh nghiệm cho
bản thân qua nhiều năm dạy học.
- Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa hóa 9 và các tài liệu tham
khảo, nâng cao.
- Phương pháp dạy học kiểu bài nghiên cứu kiến thức mới, bài thực hành
thí nghiệm ...
- Trao đổi ý kiến, học hỏi kinh nghiệm một số đồng nghiệp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận:
- Các dạng bài tập hóa học về các loại hợp chất vô cơ đều có liên quan đến
phương trình phản ứng trao đổi.
+ Dạng Viết PTPU – Giải thích hiện tượng. Điều chế chất vô cơ: HS chỉ làm tốt
dạng bài tập dạng này nếu biết và nắm được tính chất hóa học chung của mỗi
loại hợp chất vô cơ , viết đúng được phương trình hóa học .
6



+ Dng nhn bit tỏch cht tinh ch cht vụ c bng phng phỏp húa hc
cng phi nm vng tớnh cht v vit ỳng c PTHH.
+ Cỏc dng toỏn tớnh theo phng trỡnh húa hc u nht thit phi lp c
PTHH .
- Trong khi ú cỏc phn ng gia cỏc hp cht vụ c thỡ phn ln thuc phn
ng trao i.Do vy cn lp c PTHH ca phn ng trao i.
Khi lp PTHH trong suy ngh cỏc em luụn xut hin rt nhiu cõu hi:
(?) Vỡ sao phi lp PTHH.
(?) Cỏc bc tin hnh khi lp PTHH.
(?) Thc cht ca vic lp PTHH l gỡ.
(?) t h s cho cht no trc, cht no sau v h s cn t l bao nhiờu.
(?) iu kin phn ng húa hc ú xy ra l gỡ.
- PTHH tc l dựng CTHH biu din ngắn gọn một PHH.
- Bản chất PHH: S lng cỏc nguyờn t c bo ton.
- Cỏc bc lp PTHH:
+ Vit s ca phn ng.
+ Cõn bng s nguyờn t ca mi nguyờn t trớc và sau PƯ.
+ Vit PTHH ỳng.
Thc cht ca vic lp PTHH l dựng cụng thc húa hc (CTHH) biu
din cht v t cỏc h s trc cỏc cht sao cho s nguyờn t trc phn ng
bng s nguyờn t sau phn ng v h s hai v phng trỡnh phi ti gin.
Khi lp PTHH, mt s phn ng ngoi iu kin cỏc cht tham gia phn
ng phi tip xỳc vi nhau thỡ mt s phn ng mun xy ra cn cn thờm mt
s iu kin khỏc nh: nhit , cht xỳc tỏc thớch hp, ỏp sut c bit l
loi phn ng trao i trong dung dch thỡ ngoi cỏc iu kin c bn cũn cn
mt s iu kin khỏc m chuyờn tụi nghiờn cu s cp ti.
2. C s thc tin:
t c mc ớch ca vic dy hc húa hc trong trng THCS thỡ
ngi giỏo viờn dy húa hc l nhõn t tham gia quyt nh cht lng. Do vy,

7


ngoài những hiểu biết về hóa học, người giáo viên cần phải có phương pháp
truyền đạt thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học hiện nay là đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người
học. Tăng cường và hiệu quả việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, khai thác
triệt để phòng học bộ môn, người giáo viên cần có kĩ năng thực hành thí
nghiệm. Đặc biệt là các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh hiện nay đỏi hỏi học
sinh có kiến thức sâu, rộng . Vì vậy, giáo viên cần thể hiện rõ vai trò là người tổ
chức, điều khiển cho học sinh hoạt động một cách chủ động, sáng tạo. Khi dạy
bài học có liên quan đến thí nghiệm thực hành, giáo viên cần rèn luyện cho học
sinh kĩ năng thực hành, thí nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy mấy năm qua, tôi nhận thấy đa số học sinh không
tự giải quyết được các dạng bài tập hóa học. Trong đó, dạng bài tập lập PTHH
cho các phản ứng hóa học cụ thể nói chung và dạng bài tập lập PTHH cho loại
phản ứng trao đổi nói riêng, học sinh thường rất bỡ ngỡ, khó khăn và không làm
được. Trong thời gian đó tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra biện pháp
khắc phục. Tôi nhận thấy có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn
đến tình trạng trên:
- Trường tôi đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế tương đối ổn định
nhưng mức độ nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế, chưa thực
sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Mặt trái của thời đại công nghệ thông tin tác động không nhỏ tới HS, các
trò chơi điện tử, các ứng dụng Zalo, facebook chiếm rất nhiều thời, nhiều học
sinh còn ham chơi, lười học.
- Việc học tập của học sinh chủ yếu ở giờ học chính khóa, thời gian ôn
tập, củng cố cũng như hướng dẫn các dạng bài tập cho học sinh không có. Đặc
biệt đối với bộ môn hóa học, học sinh chưa có khái niệm học phụ đạo thêm.

- Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong giảng dạy, chưa có sự đầu
tư nhiều trong giảng dạy.
8


- Kĩ năng lập phương trình hóa học của các em còn hạn chế, đặc biệt là
việc cân bằng phương trình phản ứng. Đối với cân bằng PTHH dạng công thức
tổng quát thì các em lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Học sinh nắm chưa vững hóa trị của các nguyên tố cũng như của các
nhóm nguyên tử nên việc viết công thức hóa học của các chất trong phản ứng
không đúng. Vì việc lập công thức hóa học của các chất chưa đúng nên rất
nhiều học sinh tự tiện thay đổi công thức hóa học của các chất.
- Hầu hết học sinh không nhớ và hiểu tính chất hóa học của các chất nên
khi viết PTHH minh họa các em còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không viết
được PTHH minh họa cho các tính chất hóa học đó.
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên về các hợp chất vô cơ ở chương trình
hóa học lớp 8 đa số học sinh nắm chưa vững, dẫn đến các em không nhận biết
được một chất cụ thể thuộc loại oxit, axit, bazơ hay là muối.
- Khi lập PTHH loại phản ứng trao đổi, học sinh do không nắm vững các
điều kiện để một phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra. Vì thế mà học sinh
vẫn viết các PTHH xảy ra theo như tính chất hóa học mà các em được học
nhưng nhiều phản ứng thực chất nó không xảy ra. Đây được xem là sai lầm mắc
phải nhiều nhất của học sinh mà tôi thấy được trong mấy năm học vừa qua.
- Học sinh chưa biết hay là rất ít khi sử dụng bảng tính tan trong nước của
một số axit, bazơ và muối. Mặc dù nội dung bảng này rất quan trọng cho học
sinh cũng như cho giáo viên sử dụng trong việc xét một phản ứng hóa học thuộc
loại phản ứng trao đổi xảy ra hay không?
- Một nguyên nhân khách quan nữa là kiến thức cũng như thời gian
nghiên cứu loại phản ứng trao đổi còn rất hạn chế. Nội dung chương trình mà
Bộ GD & ĐT quy định cho "phản ứng trao đổi" thuộc chương trình hóa học

THCS rất ngắn. Cụ thể, bài "tính chất hóa học của muối" quy định dạy trong 1
tiết bao gồm cả mục II - Phản ứng trao đổi. Trong 1 tiết này có cả kiến thức
luyện tập.
Vì các nguyên nhân trên, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh đối với
môn hóa còn rất thấp. Học sinh không tự lập được các PTHH nói chung và
9


PTHH loi phn ng trao i trong dung dch núi riờng. Hc sinh khụng bit
c bn cht ca phn ng trao i, khụng bit cỏch xem xột phn ng no
xy ra v phn ng no khụng xy ra.

C th kt qu hc tp ca hc sinh trong nm hc 2012 2013 v 2013
2014 nh sau:
Nm hc

im 8 - 10

im 6,5 7,5

im 5 - 6,5

im < 5

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

10

6

26

16

56

35

68

43

2014 - 2015
(s HS:160)

Qua kt qu kho sỏt trờn, chỳng ta thy c t l hc sinh khỏ gii

cũn thp, s hc sinh yu, kộm cũn nhiu.
T thc trng hc sinh nh vy, tụi ó dnh thi gian th nghim
phng phỏp riờng ca mỡnh v bc u ó cho kt qu kh quan.
II. NHNG VN CN GII QUYT
Nu hc sinh nm chc kin thc v cụng thc húa hc, bản chất của
phn ng húa hc và đặc biệt nữa là hóa trị của các nguyên tố
(để lập nhanh công thức hóa học) thỡ hc sinh cú th vit c s
ca phn ng. Thụng thng i vi hc sinh lp 8, 9 thỡ thng cho s
phn ng hoc ch yờu cu lp nhng PTHH n gin nờn hc sinh cú th vit
c s phn ng. Khú khn cũn li m hc sinh thng mc phi l cõn
bng s nguyờn t ca mi nguyờn t. Nhng đối với một số đề học sinh
yêu cầu lập PTHH của một số phản ứng dạng tổng quát thì học
sinh hầu nh không giải quyết đợc kể cả các em học sinh khá
giỏi.
II.1. Nhng kin thc cn chun b vit ỳng phn ng trao i
10


II.1.1.Bảng tính tan trong nước của các axit – Bazơ- Muối
Nhóm
Hiđrôxit và
gốc axit
- OH
-Cl
-NO3
-CH3COOH
=S
= SO3
= SO4
= CO3

= SiO3
≡ PO4

H
I
t/b
t/b
t/b
t/b
t/b
t/b
t/kb
t/b
t/kb
t/kb

K
I
t
t
t
t
t
t
t
t
t
t

HIĐRÔ VÀ CÁC KIM LOẠI

Na Ag Mg Ca Ba Zn Hg Pb
I
I
II
II II II II
II
t
k
i
t
k
k
t
k
t
t
t
t
t
i
t
t
t
t
t
t
t
t
t
t

t
t
t
t
t
t
t
k
t
t
k
k
k
t
k
k
k
k
k
k
k
t
i
t
i
k
t
k
t
k

k
k
k
k
k
t
k
k
k
k
k
t
k
k
k
k
k
k
k

Cu
II
k
t
t
t
k
k
t
k

k

Fe
II
k
t
t
t
k
k
t
k
k
k

Fe
III
k
t
t
t
k
t
k
k

Al
III
k
t

t
t
i
t
k
k

t : hợp chất tan nhiều trong nước
k :hợp chất không tan
i :hợp chất ít tan.
b :Hợp chất bay hơi hoặc dễ phân hủy thành khí bay lên.
kb : hợp chất không bay hơi.
Vạch ngang “-”:hợp chất không tồn tại hoặc bị phan hủy trong nước
II.1.2.Một số kết luận rút ra từ bảng tính tan
+ Hầu hết các axit tan được trong nước, trừ axit H 2SiO3 (thực tế là
SiO2.H2O).
+ Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như: LiOH, NaOH,
KOH, Ba(OH)2, NH4OH, còn Ca(OH)2 ít tan.
11


+ Tất cả muối của kim loại Na, K; muối amoni NH 4+; muối axit đều tan
trong nước.
+ Hầu hết muối clorua (Cl-) tan trừ: AgCl.
+ Hầu hết muối sunfat (SO42-) tan trừ: BaSO4, PbSO4, SrSO4, còn CaSO4,
Ag2SO4 ít tan.
+ Muối nitrat (NO3-), muối axetat (CH3COO-) đều tan.
+ Muối cacbonat (CO32-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại
kiềm và muối amoni.
+ Muối sunfua (S2-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại

kiềm và muối amoni.
II.1.3.Lưu ý:
- Hầu hết các axit tan được trong nước, trừ axit H 2SiO3 nên trong những phản
ứng dưới đây ta thống nhất lấy các axit đều tan (tức không đề cập đến axit
H2SiO3)
II.2.Khái niệm
- Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai chất tham gia phản ứng
trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo để tạo ra những hợp chất mới.
- Phương trình phản ứng trao đổi có dạng tổng quát:
AB + CD → AD + CB
A, B, C, D trao đổi vị trí cho nhau còn số oxi hóa của mỗi nguyên tố không
thay đổi.
II.3. Điều kiện của phản ứng trao đổi:
II.3.1. Điều kiện cần: ( Áp dụng cho chất phản ứng, điều này không nhắc lại ở
những phần sau):
- Phản ứng được thực hiện trong dung dịch ( nghĩa là trong hai chất phản ứng
phải có ít nhất một chất tan trong nước)
II.3.2. Điều kiện đủ: ( Áp dụng cho các chất sản phẩm, điều này không nhắc lại
ở những phần sau):
- Sản phẩm của phản ứng phải có ít nhất một trong ba điều kiện sau:
* Phản ứng tạo thành chất kết tủa (↓)
12


* Phản ứng tạo thành chất khí (↑)
* Phản ứng tạo thành chất điện li yếu ( với HS bậc THCS chỉ cần biết chất điện
li yếu ở đây là H2O)
- Ba điều kiện trên sau đây sẽ viết gọn thành: ↓, ↑, H2O và không nhắc lại cụm
từ “Sản phẩm của phản ứng phải có ít nhất một trong ba điều kiện sau:”
II.4.Các loại phản ứng trao đổi thông thường và điều kiện cụ thể

( Dành cho HS đại trà)
II.4.1.Các loại phản ứng trao đổi thường gặp:
- Phản ứng giữa Axit với Oxit bazơ
- Phản ứng giữa Axit với bazơ
- Phản ứng giữa Axit với Muối
- Phản ứng giữa muối với bazơ
- Phản ứng giữa muối với muối
II.4.2.Điều kiện cụ thể của từng loại phản ứng:
II.4.2.1. Phản ứng giữa Axit với Oxit bazơ
a. Điều kiện cần:
- Oxit bazơ tan hoặc không tan đều phản ứng
b. Điều kiện đủ:
↓, ↑, H2O
c. Cách thực hiện:
- Loại phản ứng này luôn luôn xảy ra vì sản phẩm có H2O là chất điện ly yếu.
d. Các ví dụ cụ thể:
- Oxit bazơ tan
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + 2HCl

→ 2NaCl

+ H 2O

K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O
- Oxit bazơ không tan
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
13



e. Lưu ý đối tượng HS khá, giỏi:
- Fe3O4 khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối:
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
II.4.2.2. Phản ứng giữa Axit với bazơ
a. Điều kiện cần:
- Bazơ tan hoặc không tan đều phản ứng
b. Điều kiện đủ:
↓, ↑, H2O
c. Cách thực hiện:
- Loại phản ứng này luôn luôn xảy ra vì sản phẩm có H2O là chất điện ly yếu.
d. Các ví dụ cụ thể:
- Bazơ tan
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
NaOH + HCl

→ NaCl

+ H 2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
- Bazơ không tan
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
II.4.2.3. Phản ứng giữa Axit với Muối
a. Điều kiện cần:
- Muối có thể tan hoặc không tan

b. Điều kiện đủ:
↓, ↑, H2O
c. Cách thực hiện:
- Bỏ qua điều kiện cần chỉ cần xét điều kiện đủ nếu đảm bảo thì phản ứng xảy
ra.
d. Các ví dụ cụ thể:
- Phản ứng sau xảy ra vì đảm bảo điều kiện đủ
14


CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
- Phản ứng sau không xảy ra vì không đảm bảo điều kiện đủ
Cu(NO3)2 + HCl → Không xảy ra
FeCl3 + H2SO4 → Không xảy ra
II.4.2.4. Phản ứng giữa Muối với Bazơ
a. Điều kiện cần:
- Cả Muối và bazơ đều phải tan
b. Điều kiện đủ:
↓, ↑, H2O
c. Cách thực hiện:
- Đầu tiên xét điều kiện cần nếu đảm bảo thì mới tiếp tục xét đến điều kiện đủ
d. Các ví dụ cụ thể:
- Trường hợp một trong hai chất không tan hoặc cả hai chất không tan (không
đảm bảo điều kiện cần) phản ứng đều không xảy ra:
Cu(OH)2 + NaCl → phản ứng không xảy ra
KOH

+ BaSO4 → phản ứng không xảy ra


Fe(OH)2 + BaSO4 → phản ứng không xảy ra
- Trường hợp cả hai chất đều tan tan (đảm bảo điều kiện cần) nhưng không đảm
bảo điều kiện đủ, phản ứng đều không xảy ra:
KOH + NaCl → phản ứng không xảy ra
Ca(OH)2 + Ba(NO3)2 → phản ứng không xảy ra
- Trường hợp cả hai chất đều tan tan (đảm bảo điều kiện cần) và đảm bảo điều
kiện đủ, phản ứng xảy:
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2 ↓
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2 ↓
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑

+ H2O

e. Lưu ý đối tượng HS khá, giỏi:
- Trường hợp kết tủa hiđroxit tạo ra là hiđroxit lưỡng tính như Al(OH) 3,
Zn(OH)2 … thì nó sẽ tan trở lại trong kiềm dư.
15


Ví dụ 1:

AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3 ↓

Nếu dư NaOH:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Ví dụ 2:

ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Zn(OH)2 ↓

Nếu dư NaOH:

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
II.4.2.5. Phản ứng giữa Muối với Muối
a. Điều kiện cần:
- Cả hai muối đều phải tan
b. Điều kiện đủ:
↓, ↑, H2O
c. Cách thực hiện:
- Đầu tiên xét điều kiện cần nếu đảm bảo thì mới tiếp tục xét đến điều kiện đủ
d. Các ví dụ cụ thể:
- Trường hợp một trong hai Muối không tan hoặc cả hai Muối không tan (không
đảm bảo điều kiện cần) phản ứng đều không xảy ra:
BaSO4 + NaCl → phản ứng không xảy ra
AgCl

+ BaSO4 → phản ứng không xảy ra

- Trường hợp cả hai chất đều tan tan (đảm bảo điều kiện cần) nhưng không đảm
bảo điều kiện đủ, phản ứng đều không xảy ra:
KNO3 + NaCl → phản ứng không xảy ra
CaCl2 + Ba(NO3)2 → phản ứng không xảy ra
- Trường hợp cả hai chất đều tan tan (đảm bảo điều kiện cần) và đảm bảo điều
kiện đủ, phản ứng xảy:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓
e. Lưu ý đối tượng HS khá, giỏi:
- Muối axit của axit mạnh được xem như một axit.
Ví dụ:

2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
16



II.4.3.Tiểu kết
- Axit + Oxit bazơ và Axit + Bazơ : Hai phản ứng này luôn xảy ra,
không cần xét điều kiện gì.
- Axit + Muối : Không cần để ý đến điều kiện cần chỉ xét điều kiện đủ nếu đảm
bảo thì phản ứng xảy ra.
- Muối + Bazơ và Muối + Muối:
+ Trước hết phải xét điều kiện cần, nếu đảm bảo cả hai chất phản ứng đều tan
trong nước thì xét tiếp đến điều kiện đủ, nếu đảm bảo ( ↓, ↑, H2O)
thì phản ứng mới xảy ra.
II.5.Các loại phản ứng trao đổi đặc biệt và điều kiện cụ thể ( Dành cho HSG)
II.5.1. Bazơ tác dụng với oxit axit.
- Tổng Quát:
Ví dụ:

Bazơ + Oxit Axit → Muối + Nước
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

(I)

- Có thể coi phản ứng trên là phản ứng trao đổi là vì:
+SO3 phản ứng với nước để tạo ra axit H2SO4 sau đó axit H2SO4 phản ứng với
NaOH tạo muối và nước.
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

(1)
(2)


-----------------------------------------------------Cộng (1) với (2): 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

(I)

*Lưu ý :
+ Oxit axit CO2, SO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ đầu tiên tạo ra muối trung
hòa và nước. Sau đó nếu còn dư CO 2 (hay SO2) thì nó tác dụng tiếp với muối
trung hòa và nước để tạo ra muối axit.
Ví dụ: CO2 tác dụng vơi dung dịch NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (1)
Nếu dư CO2:
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 (2)
+ Oxit NO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ thì phản ứng tạo thành 2 muối:
17


2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
4NO2 + 2Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Ba(NO2)2 + 2H2O
Nếu có mặt của O2:
4NO2 + O2 + 4NaOH → 4NaNO3 + 2H2O
II.5.2. Oxit axit tác dụng với dung dịch muối.
Oxit axit tác dụng với dung dịch muối thì đầu tiên oxit đó tác dụng với
nước tạo ra axit tương ứng, sau đó axit tác dụng với muối theo điều kiện của
phản ứng trao đổi thuộc loại 4.2.3 ở trên.
Ví dụ 1: Khi sục SO2 vào dung dịch Na2CO3:
SO2 + H2O → H2SO3
Na2CO3 + H2SO3 → Na2SO3 + CO2 ↑ + H2O
Ví dụ 2: Khi sục SO3 vào dung dịch BaCl2:
SO3 + H2O → H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓


+ 2HCl

II.5.3. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối.
Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạo thành bazơ kiềm tương ứng. Sau đó
bazơ tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 4.2.4 ở
trên.
Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na 2O tác dụng với dung
dịch muối CuSO4.
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Ví dụ 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho K 2O tác dụng với dung dịch
muối Al2(SO4)3.
K2O + H2O → 2KOH
6KOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 ↓ + 3K2SO4
Nếu dư KOH:
18


KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
II.6. Các phản ứng trao đổi khó (Dành cho HSG)
II.6.1.Các bạn thử xét xem phản ứng hóa học nào sẽ xảy ra trong các trường
hợp sau:
1/

CuCl2 + Ag2SO4 →..................................................................................

2/

CuSO4 + AgCl


3/

BaCl2

+ Ag2SO4 →..................................................................................

4/

BaCl2

+ CaSO4 →...................................................................................

5/

Ba(OH)2 + Ag2SO4 →.................................................................................

→...................................................................................

Trong các phản ứng 1,3,4,5 thì CaSO4 , AgSO4 là những chất ít tan và các phản
ứng này có xảy ra do sản phẩm đều tạo thành kết tủa còn phản ứng 2 không xảy
ra vì chất phản ứng là một chất không tan mặc dù sản phẩm là một chất ít tan:
1/ CuCl2 + Ag2SO4 → CuSO4 + 2AgCl↓
2/ CuSO4 + AgCl → Phản ứng không xảy ra
3/ BaCl2 + Ag2SO4 → BaSO4↓ + 2AgCl↓
4/ BaCl2 + CaSO4 → BaSO4↓ + CaCl2
5/ Ba(OH)2 + Ag2SO4 → BaSO4↓+ 2AgOH ( sau đó AgOH bị phân hủy)
II.6.2 Các phản ứng sau đây có xảy ra không giải thích?
6/


AgNO3 + KOH →...................................................................................

7/

Ca(OH)2 + Na2SO4 →................................................................................

8/

CaSO4

+ NaOH →.................................................................................

- Phản ứng 6 có xảy ra vì tạo kết tủa đen:
6/ AgNO3 + KOH → KNO3 + AgOH↓
AgOH → Ag2O + H2O
- Phản ứng 7 chất phản ứng Ca(OH)2 là chất ít tan sản phẩm cũng là chất ít tan
CaSO4 . ngược lại trong phản ứng 8 thì chất phản ứng là CaSO 4 và chất sản
phẩm là Ca(OH)2 . Trong hai trường hợp này thì có lẽ không thể xét như thông
thường mà HS đã được biết mà cần so sánh tích số ion của các ion tham gia
phản ứng với tích số tan tương ứng, nếu tích số ion lớn hơn tích số tan thì xuất
hiện kết tủa và phản ứng có xảy ra.
19


II.6.3 Còn phản ứng sau có xảy ra không?
NaCl + H2SO4 ----> Na2SO4 + HCl
- Một cách thông thường thì học sinh nhận định là phản ứng không xảy ra vì
HCl tạo ra tan trong nước ngay tạo thành axit nên phản ứng không đảm bảo điều
kiện nhưng thực tế phản ứng này xảy ra trong điều kiện NaCl rắn và axit H 2SO4
đậm đặc ở nhiệt độ 2500 C tạo muối NaHSO4 , ở 4000C tạo muối Na2SO4

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
II.7. Các phản ứng trao đổi của muối sunfua (Dành cho HSG)
- Muối sunfua của các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be) như Na2S, K2S tan trong
nước và tác dụng với các dung dịch axit HCl, H 2SO4 loãng sinh ra khí H2S:
Na2S + 2HCl → 2 NaCl + H2S ↑
- Các muối PbS, CuS... không tan trong nước, tuy thực hiện trao đổi thành
phần với axit HCl hoặc H2SO4 loãng vẫn tạo ra chất khí H2S nhưng phản ứng
này không xảy ra
- Các muối của các kim loại còn lại như ZnS, FeS...cũng không tan trong nước
nhưng lại có phản ứng với axit HCl hoặc H 2SO4 loãng tạo ra chất khí H2S.
ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S ↑
II.8. Kết quả thu được:
Trên cơ sở khai thác các nội dung như trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng
học sinh ở những lớp trực tiếp giảng dạy trong 3 năm gần đây.
Đề ra: (Thời gian làm bài 15 phút)
Câu 1. Viết các PTHH xảy ra (nếu có):
a. HNO3 +

Cu(OH)2 →

b. HCl

+

NaNO3 →

c. BaCl2 +

Na2SO4 →


d. AlCl3 +

KOH (dư) →

e. HCl

CaSO3 →

+

g. Fe(OH)3 + NaCl →
Câu 2. Nêu hiện tượng và viết PTHH khi cho:
20


a. Kim loại K vào dung dịch muối CuSO4.
b. BaCl2 vào dung dịch axit H2SO4.

Kết quả thu được như sau:
Năm học

Điểm 8 – 10

Điểm 6,5 7,5

Điểm 5 - 6,5

Điểm < 5


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

20

13

35

22

51

32

52


33

25

17

42

29

39

27

40

27

30

20

51

34

45

30


24

16

2015 - 2016
(Số HS: 158)
2016 - 2017
(Số HS: 146)
2017 - 2018
(Số HS: 150)

Bảng số liệu trên là minh họa một phần cho sự thành công của chuyên đề,
tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần còn tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên hàng năm.
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên,
bản thân tôi thấy nó giúp cho mình được củng cố thêm về vốn kiến thức hóa
học, tăng cường khả năng tự học tự bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao trình độ
chuyên môn. Qua đó nắm bắt được kịp thời những nội dung kiến thức mà học
sinh còn hổng, những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong việc PTHH
loại phản ứng trao đổi nói riêng cũng như đối với môn Hóa học nói chung. Từ
đó có phương án khắc phục, giảng dạy một cách phù hợp cho từng đối tượng
học sinh mà mình phụ trách. Một phản ứng trao đổi có thể xảy ra hay không và
nếu xảy ra thì ta lập PTHH như thế nào? Vấn đề đặt ra là giáo viên phải hướng
dẫn và định hướng cho học sinh lựa chọn cách nhận dạng cũng như cách khắc
21


phục đơn giản, dễ hiểu và bản chất nhất mới đem lại hiệu quả cao. Trong thực tế
giảng dạy, tùy vào chất lượng cụ thể của mỗi lớp mà tôi khai thác đề tài này với

mức độ, cách thức khác nhau và kết quả đem lại là rất tốt; đa số học sinh lớp 9
hiểu được bản chất của phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra
cũng như biết được một số cách khắc phục sai lầm khi lập PTHH thuộc loại
phản ứng trao đổi. Đối với học sinh khá và giỏi có thể biết thêm một số dạng bài
tập khó hơn, mới hơn.
Đề tài này có ý nghĩa thiết thực không những cho học sinh và giáo viên bộ
môn trong nhà trường mình giảng dạy mà nó còn là một tài liệu chuyên môn bổ
ích cho đồng nghiệp cùng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất
lượng học sinh khá, giỏi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì thế, giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh các dạng bài tập, các câu hỏi, các PTHH từ
thấp đến cao, từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm ra sự tích
cực, tò mò, tự lực học tập ở học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huy
năng lực sáng tạo, nhớ lâu hơn các kiến thức đã học.
Không có phương pháp nào là vạn năng, tùy vào học sinh cụ thể của lớp
mình giảng dạy mà lựa chọn, khai thác cho phù hợp.
II. KIẾN NGHỊ
Số lượng bài tập, phương pháp khắc phục còn ít chỉ mang tính chất minh
họa nên khi giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu, bổ sung và dành nhiều thời
gian cho chuyên đề này hơn.
Đối với những lớp có học lực trung bình và yếu thì giáo viên cần phải lưu
ý thêm cách nhận ra mỗi dạng bài để học sinh vận dụng cho dễ dàng.
Đối với bản thân tôi cũng như giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học trong
trường, phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo nhiều tài liệu để
nâng cao kiến thức, luôn học tập, trao đổi với đồng nghiệp để không ngừng nâng
chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân nhằm nâng cao chất lượng đại trà cũng như
chất lượng mũi nhọn. Giáo viên cần dành thêm thời gian rèn luyện cho học sinh
kỹ năng thực hành thí nghiệm, ngoài những tiết chính khóa trên lớp thì có thể
tăng cường thêm các buổi ngoại khóa.
22



Tổ chuyên môn cần bố trí cho giáo viên báo cáo chuyên đề, tạo điều kiện
thuận lợi để đề tài được áp dụng rộng rãi.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục nước nhà đang có
những đổi mới căn bản và toàn diện về công tác dạy học nhằm phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh. Tăng cường và sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết
bị dạy học, khai thác phòng học bộ môn. Nhà trường cần trang bị, bổ sung nhiều
tài liệu nâng cao bộ môn hóa học để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng
dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc thi học sinh giỏi hiện nay là có 2 phần:
phần thi lý thuyết cho từng cá nhân và phần thi đồng đội (thực hành, thí
nghiệm), Ban giám hiệu cần mua sắm trang thiết bị dạy học kịp thời và sắp xếp
thời khóa biểu hợp lý để giáo viên có thể sử dụng hiệu quả phòng bộ môn.
Thời lượng dành cho phần “phản ứng trao đổi” ở chương trình môn hóa
9 cấp THCS là còn quá ít, mong các nhà quản lý giáo dục có sự sắp xếp hợp lý
hơn phần kiến thức này.
Trên đây là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mặc dù tôi đã rất cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng chí,
đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài được hoàn thiện.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên phải chuẩn bị tốt nội dung giáo án thành bài bản trước khi lên lớp
- Học sinh phải có kiến thức về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ.
10. Đánh giá lợi ích thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số Tên tổ chức/cá nhân

TT
1

Nguyễn Thị Thu Lan

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

THCS Lũng Hòa

HS lớp 9
23


............., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)

............., ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu:...................................................................................................1
2. Tên sáng kiến:..................................................................................................2
3. Tác giả sángkiến:.............................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ..........................................................................2

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:..........................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:...........................3
7.

tả
bản
chất
kiến:.........................................................................3

của

sáng

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.



DO

CHỌN

ĐỀ

TÀI......................................................................................3
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI....................................................4
III.

ĐỐI


TƯỢNG



PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU......................................5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC..........................................................................................5
1. Cơ sở lý
luận:.....................................................................................................5
2.



sở

thực

tiễn:.................................................................................................6
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
II.1. Những kiến thức cần chuẩn bị để viết đúng phản ứng trao đổi
24


II.1.1.Bảng


tính

tan

trong

nước

của

các

axit



Bazơ-

Muối..................................10
II.1.2.Một số kết luận rút ra từ bảng tính tan.......................................................10
II.1.3.Lưu ý:.........................................................................................................11
II.2.Khái niệm......................................................................................................11
II.3. Điều kiện của phản ứng trao đổi:
II.3.1. Điều kiện cần: ..........................................................................................11
II.3.2. Điều kiện đủ: ............................................................................................11
II.4.Các loại phản ứng trao đổi thông thường và điều kiện cụ thể
( Dành cho HS đại trà)
II.4.1.Các loại phản ứng trao đổi thường gặp:……………………………..
……….12

II.4.2.Điều kiện cụ thể của từng loại phản ứng:
II.4.2.1.

Phản

ứng

giữa

Axit

với

Oxit

bazơ…………………………………………..12
II.4.2.2.

Phản

ứng

giữa

Axit

với

Axit


với

bazơ...................................................................13
II.4.2.3.

Phản

ứng

giữa

Muối..................................................................13
II.4.2.4. Phản ứng giữa Muối với Bazơ...............................................................14
II.4.2.5.

Phản

ứng

giữa

Muối

với

Muối...............................................................15
II.5.Các loại phản ứng trao đổi đặc biệt và điều kiện cụ thể ( Dành cho HSG)
II.5.1. Bazơ tác dụng với oxit axit. .....................................................................16
II.5.2. Oxit axit tác dụng với dung dịch
muối......................................................17

II.5.3. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối....................................................17
II.6. Các phản ứng trao đổi khó (Dành cho HSG)..............................................17
II.7.

Các

phản

ứng

trao

đổi

của

muối

sunfua

(Dành

cho

HSG)..........................19
25


×