Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và Gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.05 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................2
B. NỘI DUNG....................................................................................................2
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG. 2

1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ

chồng 2
2.

Nội dung các loại chế độ tài sản của vợ.................................................5

II.

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH.............................................................................6
1.

Tài sản chung của vợ chồng...................................................................6

2.

Tài sản riêng của vợ chồng.....................................................................9

3.


Điểm mới trong qui định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật

Hôn nhân và gia đình năm 2014.......................................................................11
III.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................12

1.

Thực tiễn áp dụng.................................................................................12

2.

Một số kiến nghị:...................................................................................14

C.KẾT LUẬN..................................................................................................15
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................17

1


BÀI LÀM
A.
LỜI MỞ ĐẦU
Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi các cá nhân, tập thể trong xã hội đó
hoàn thiện cả về tư duy và nhận thức. Đặc biệt ở đây, ta không thể không kể đến
vai trò của gia đình trong việc xây dưng xã hội. Gia đình được coi là nền tảng
thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh. Để xây dựng gia đình tốt thì nền
tảng hôn nhân phải bền vững, ngoài việc được hình thành trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều

kiện tất yếu để nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn
nhân tồn tại bền vững. Vì vậy, các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng,
cơ bản nhất của pháp luật hôn nhân và gia đình. Nhận thấy rằng chế định tài sản
của vợ chồng là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và gia đình nên
em đã lựa chọn đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và Gia
đình 2014. Do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như văn phong nên bài viết
còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô bộ môn góp ý để bài làm của em
được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
B.
NỘI DUNG
I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG
1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của chế độ tài sản của

vợ chồng
a.
Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng được dự liệu xuất phát từ vị trí, vai trò quan
trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội, do tính chất, mục đích của
quan hệ hôn nhân được xác lập, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn
hoá của đất nước. Các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế
độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng, cơ bản nhất của
pháp luật hôn nhân và gia đình. Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về
2



căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài
sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng.
b.
Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản của vợ
chồng. Vợ, chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân
và gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của
mình, tham gia các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng có
những đặc điểm riêng biệt sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì
các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau.
Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có
đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi phải tuân thủ
các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại
và phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài sản của vợ
chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi
của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng.
Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo
điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối
với tài sản của vợ chồng.
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự kiện
phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Hay nói cách khác, chế độ tài sản
của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ tư, chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài sản chung của vợ
chồng, bắt buộc vợ chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế phải xuất
phát từ lợi ích chung của gia đình. Thông thường, khi vợ chồng sử dụng tài sản

chung để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật luôn coi là
có sự thoả thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng, trừ những tài sản chung có
giá trị lớn. Đối với tài sản riêng, thông thường người có tài sản có quyền tự mình
định đoạt không phụ thuộc ý chí của người khác. Tuy nhiên, với chế độ tài sản
của vợ chồng trong một số trường hợp quyền năng này của họ bị hạn chế (ví dụ,
3


nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của cả gia đình, khi định đoạt liên
quan đến tài sản này thì phải có thoả thuận của hai vợ chồng).
c.
Vai trò chế độ tài sản của vợ chồng
Một là, chế độ tài sản được pháp luật ghi nhận (dù là chế độ tài sản theo
thỏa thuận – chế độ tài sản ước định, hay theo căn cứ của pháp luật – chế độ tài
sản pháp định) nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện
để vợ, chồng có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với
đạo đức xã hội.
Hai là, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình
điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và
các con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện và áp dụng chế
độ tài sản của vợ chồng góp phần củng cố, bảo đảm thực hiện các quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng và giữa các thành viên của gia đình với nhau.
Ba là, chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài
sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ
chồng phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có chế độ tài
sản của vợ chồng, các giao dịch đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của vợ
chồng, của người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được
bảo vệ.
d.


Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng

Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật
hôn nhân và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều
kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã
hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật
của nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều
kiện kinh tế - xã hội và ý chí của nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội
đó.

4


Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa
nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai
bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng
được liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lực chọn chế
độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định luôn được pháp luật quy định
rõ.
Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ
tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với
các loại tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để
giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những
người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản
cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản
của vợ chồng.
2.
Nội dung các loại chế độ tài sản của vợ
a.

Chế độ tài sản dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng
- Đây là loại chế độ tài sản dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng (hôn ước).
Miễn sao sự thoả thuận đó không trái với trật tự công cộng, với đạo đức, với
thuần phong mỹ tục và những quy định của pháp luật. Hiện nay, Điều 28 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung quy định về áp dụng chế độ tài sản
của vợ chồng: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật
định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận”. Qui định rõ hơn tại Mục 3 Chế độ tài
sản của vợ chồng theo thỏa thuận (Điều 15 đến Điều 18).
b.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp
luật
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp
vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa
thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Căn cứ
theo Nghị định 126/2014-NĐ/CP thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
được quy định tại mục 2 Chế độ tài sản theo luật định (Điều 9 đến Điều 14)
5


II.

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH
1.
Tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ
chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40;

tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản
khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thoả
thuận là tài sản chung. Xuất phát từ thực tế cuộc sống về hôn nhân và gia đình
và những tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Pháp luật ghi nhận việc thoả thuận
của các bên trên nguyên tắc quyền tự định đoạt, giữa vợ và chồng có thể thoả
thuận tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng và tài sản nào là tài sản riêng của
vợ, chồng. Việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng vào
khối tài sản chung của vợ chồng có thể mặc nhiên hoặc được thoả thuận bằng
văn bản. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định nguyên tắc suy đoán về
nguồn gốc tài sản của vợ chồng, bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài
sản và bảo đảm tính công bằng, hợp lý khi giải quyết tranh chấp: Trong trường
hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là
tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung: Vợ, chồng có
quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Mọi
giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy
6


nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thoả thuận với nhau thì những
giao dịch đó mới có giá trị pháp lý. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà chỉ có

một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng nhằm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của
gia đình thì bên kia phải chịu trách nhiệm liên đới. Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 đã dành riêng một điều luật mới quy định nghĩa vụ chung về tài sản
của vợ chồng, đã đưa ra nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm những loại nghĩa
vụ nào.
 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng
thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án nhân dân quyết định trường hợp chia tài sản
chung khi hôn nhân vẫn còn tồn tại nhằm phân chia tài sản chung của vợ chồng
thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và chồng. Việc chia tài sản chung
của vợ chồng dựa trên những điều kiện và nguyên tắc quy định tại Luật hôn
nhân và gia đình 2014 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP nhằm bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ chồng đối với tài sản chung.
- Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong thời kỳ hôn nhân,
vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ
trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; nếu không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Trong trường hợp vợ,
chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng
theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo
thỏa thuận của vợ chồng hoặc bằng con đường Tòa án.
- Hình thức của thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng:
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này
được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

7



+ Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong
văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được
tính từ ngày lập văn bản.
+ Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao
dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài
sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình
thức mà pháp luật quy định.
+ Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài
sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật.
+ Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh
trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân:
+ Về quan hệ nhân thân: Sau khi chia tài sản chung, quan hệ vợ chồng vẫn
tồn tại. Dù vợ chồng sống chung hay ở riêng cũng không làm hạn chế các quyền
nhân thân giữa vợ, chồng.
+ Về quan hệ tài sản: Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định: việc
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế
độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ
chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là
tài sản riêng của vợ, chồng. Nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng
của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động
sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
 Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:

Điều kiện chia, các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 và các trường hợp cụ thể như
chia quyền sử dụng đất, nhà ở của vợ chồng; trường hợp chia tài sản chung của
8


vợ chồng khi vợ, chồng còn sống chung với gia đình. Tuỳ từng vụ việc cụ thể,
theo quy định của pháp luật mà Toà án quyết định việc chia tài sản giữa vợ
chồng khi ly hôn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các đương sự, nhất là
quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị
tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi sống bản thân. Điểm mới nổi bật của Luật HN&GĐ năm 2014:
“Việc chia tài sản chung có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền,
nghĩa vụ của vợ chồng”. Đồng thời có nói đến hậu quả pháp lý của việc chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
 Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước
hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ
sung quy định về nguyên tắc chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết
việc phân chia tài sản, theo đó Điều 66 quy định: “Khi có yêu cầu về chia di sản
thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thoả
thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố
là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
2.
Tài sản riêng của vợ chồng
 Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng
- Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ
trước khi kết hôn. Việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng đã bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ, chồng về tài sản. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu
riêng của mỗi bên và được pháp luật thừa nhận, bảo hộ; Những tài sản này
không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động

bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình.
- Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được thừa kế
riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Những tài sản này không do
vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà được định đoạt bởi ý chí của chủ sở
hữu. Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu tài sản
theo quy định của pháp luật về chuyển dịch tài sản của mình cho bên vợ, chồng
được hưởng.
9


- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân. Pháp luật quy
định những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng là cần thiết
và phù hợp với thực tế cuộc sống. Đây là một trong những điểm mà Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 đã kế thừa của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
quy định này đảm bảo được quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ
chồng. Tuy nhiên, cần có văn bản giải thích và hướng dẫn cụ thể trường hợp này
để việc giải quyết được thống nhất, đáp ứng quyền lợi hợp pháp của những
người tham gia tố tụng.
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia
khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tại khoản 1 Điều
40 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã qui định về hậu quả pháp lý sau khi chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
 Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng
- Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Với tư cách là chủ sở hữu, vợ,
chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhập
hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Luật HN & GĐ 2014 đã chỉ rõ
trường hợp vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung bị coi
là vô hiệu. Đồng thời đưa ra vấn đề hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với
tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình: “Trong trường hợp tài sản riêng của
vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản

riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó
phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng” (khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ năm
2014).
- Nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng: Nghĩa vụ về tài
sản của vợ, chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác,
sử dụng vào mục đích cá nhân mà không vì mục đích của gia đình hoặc nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa
vụ khác theo luật định (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ, chồng phải thực hiện). Nghĩa vụ riêng về tài
sản của vợ, chồng bao gồm những loại nghĩa vụ được qui định tại Điều 45 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014. Về nguyên tắc, nghĩa vụ riêng về tài sản của
10


mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Nếu tài sản
riêng không có hoặc không đủ thì trích chia phần tài sản của vợ, chồng trong
khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định này là cơ sở pháp lý
cho việc xác định nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng.
3.
Điểm mới trong qui định về chế độ tài sản của vợ chồng theo
luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Trong đó, Nghị định
bổ sung một số quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới so với Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, trong đó có có điểm mới về chế độ tài sản của vợ
chồng. Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung quy định về các
nguyên tắc chung trong áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó vợ chồng
có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo

thỏa thuận. Quy định chi tiết nội dung này, Nghị định 126/2014/NĐ-CP bổ sung
một số quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và chế độ
tài sản theo thỏa thuận.
Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Nghị định quy định tài sản
riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật được qui định tại Điều 11
Nghị định 126/2014 NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết về chế độ tài sản
của vợ chồng. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
qui định tại Điều 9 của Nghị định này.
Đối với tài sản chung, Nghị định cũng quy định rõ việc đăng ký tài sản
chung của vợ chồng. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy
định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình và cụ thể hơn tại Điều 12 Nghị
định 126/2014.
Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả
vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ
quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận
11


quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định
của Tòa án về chia tài sản chung.
Nghị định cũng quy định rõ về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung. Cụ thể, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng
thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên
quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là
có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật
Hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định
tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch

vô hiệu.
Về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, Nghị định nêu rõ, trường
hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng
có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung qui định tại
Điều 15 của Nghị định này.
III.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1.
Thực tiễn áp dụng
- Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Khi có tranh chấp, vấn đề quan trọng là Toà án phải xác định đâu là tài sản
chung để chia, đâu là tài sản riêng vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Những
điểm chưa rõ ràng của Luật HN&GĐ hiện hành, dẫn đến nhiều các hiểu và vận
dụng khác nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
- Việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung là một vấn đề
mang tính chất phức tạp trong giải quyết tranh chấp, nhất là những tài sản có giá
trị lớn như nhà ở và quyền sử dụng đất. Ví dụ cụ thể trong thực tế khi giải quyết
tranh chấp Toà án cũng khó xác định việc nhập hay chưa tài sản riêng của một
bên vào tài sản chung của vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình đã có điều luật
mới quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung, tuy nhiên
hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nên các cơ quan có thẩm quyền khó áp
dụng vấn đề này để giải quyết trong thực tiễn.
- Thoả thuận chia tài sản chung vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản
khác
12


Bên cạnh việc tôn trọng quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng, Luật
HN&GĐ cũng qui định những trường hợp vợ chồng lạm dụng quyền của mình
trong việc chia tài sản chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp

pháp khác được pháp luật bảo vệ. Nếu vợ chồng đã thoả thuận chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau đó có chứng cứ cho rằng việc chia tài sản đó
là nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì việc chia tài sản đó không
được pháp luật công nhận.
- Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng khi một bên vợ hoặc chồng tham
gia giao dịch dân sự.
Theo quy định của pháp luật, khi tham gia vào giao dịch dân sự đối với tài
sản chung của vợ chồng đều phải có sự thoả thuận và đồng ý của cả vợ và
chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không thể hiện sự đồng ý thì giao dịch dân
sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Đối với các giao dịch dân sự do một bên
vợ hoặc chồng thực hiện, thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới khi
giao dịch đó là hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Tuy
nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp một bên vợ hoặc chồng tham gia giao
dịch dân sự bằng tài sản chung đã không đáp ứng các điều kiện trên và lạm dụng
quy định này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
2.
Một số kiến nghị:
 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ
chồng
- Tài sản chung của vợ chồng nhưng do một bên đứng tên trong giấy tờ về
quyền sở hữu: Để đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi xác lập giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng, cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng: Nên
có quy định nếu tài sản chung của vợ chồng là các loại giấy tờ có giá, tài sản
chung mà giấy tờ sở hữu chỉ đứng tên một bên vợ hoặc chồng thì coi người
đứng tên là người đại diện để tham gia giao dịch với người khác. Nếu bên vợ
hoặc chồng có yêu cầu huỷ giao dịch này với lý do không có ý kiến đồng ý của
người kia thì không coi đó là vi phạm quyền định đoạt của chủ sở hữu chung.
- Nguyên tắc suy đoán tài sản chung:
Nếu không có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có
tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải được chứng minh bằng văn

13


bản. Trong trường hợp không có bản kiểm kê tài sản thì khi có tranh chấp, quyền
sở hữu riêng của vợ, chồng phải được chứng minh bằng văn bản.
- Quy định về áp dụng tập quán để phân chia tài sản chung của vợ chồng
+ Áp dụng phong tục tập quán theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Việc áp dụng phong tục, tập quán không được trái với nguyên tắc của
Luật HN&GĐ, không được phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
+ Chỉ áp dụng phong tục tập quán đã thông dụng, được đông đảo mọi
người cùng sinh sống trên địa bàn, cùng dân tộc đó, cùng tôn giáo thừa nhận và
chỉ áp dụng trên địa bàn đó.
 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế độ
tài sản của vợ chồng
- Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng
Cần tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật HN&GĐ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhằm
nâng cao ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ Thẩm phán và cán bộ Toà án đáp ứng
ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp.
- Cần đa dạng hoá việc áp dụng pháp luật, đặc biệt vận dụng các phong tục,
tập quán truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội về HN&GĐ. Cần phải công
nhận hình thức án lệ; Toà án nhân dân tối cao cần định kỳ ban hành các tập hợp
án lệ điển hình để Toà án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét
xử.
- Bảo đảm cơ sở vật chất và quan tâm hơn nữa về chế độ, chính sách cho
cán bộ làm công tác tại Toà án.

C.
KẾT LUẬN
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu đối với tài sản của
vợ chồng, có những đặc điểm riêng với ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của gia đình, xã hội. Quan hệ tài sản của vợ chồng là cơ sở kinh tế
đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất của vợ chồng, đảm bảo vợ chồng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ về nhân
thân với nhau và thực hiến tốt các quyền và nghĩa vụ đối với con cái. Để đạt
14


được những mục đích đó, phải hiểu rõ bản chất, nội dung, cơ sở hình thành các
mối quan hệ trong gia đình, mà quan hệ thường xuyên, quan trọng là quan hệ tài
sản của vợ chồng. Lịch sử quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ
chồng, cũng như các quy định hiện hành của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam cho thấy, cơ sở lý luận điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng là chủ
nghĩa Mac – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là đường lối, chính sách của Đảng;
là sự phù hợp của các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình với Hiến pháp,
với hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế; là sự tác động có tính quyết định
của sự kiện phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân; là việc ảnh
hưởng do tính chất của quan hệ hôn nhân. Đồng thời, quan hệ tài sản của vợ
chồng cũng chịu sự tác động của những yếu tố thực tiễn như: sự phát triển của
kinh tế - xã hội; tác động của phong tục, tập quán, đạo đức; do ảnh hưởng của
yếu tố lịch sử; do sự xuất hiện của yếu tố chính trị; và do nhận thức của nhà làm
luật. Trước những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Luật
Hôn nhân và Gia đình về quan hệ tài sản của vợ chồng, dựa trên cơ sở lý luận và
thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng để hoàn thiện các quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng.
Qua đó, đề ra những biện pháp phù hợp để triển khai áp dụng trên thực tiễn.


15


D.
1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình, trường Đại học Kiểm sát Hà

2.
3.
4.

Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình, trường Đại học Luật Hà Nội
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định 126/2014 NĐ-CP của chính phủ Qui định chi tiết về tài

Nội

sản của vợ chồng.
5.
Luận văn Thạc sĩ, Chế định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình 2014, Lã Thị Tuyền

16



×