Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.24 KB, 75 trang )

QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................................3
1.1. Mục đích báo
cáo............................................................................................3
1.2. Tình hình tài liệu, số liệu làm căn cứ để lập báo cáo.....................................4
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN...........................6
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên vật lý..........................................................6
2.2. Tài nguyên sinh thái.....................................................................................22
2.3. Dân sinh - Kinh tế - Xã hội..........................................................................24
2.4. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi................................................................33
2.5. Nhận xét chung.............................................................................................35
CHƯƠNG III. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.....................................37
3.1. Những phương án đề xuất trong giai đoạn Qui
hoạch.................................37
3.2. Dự báo các tác động môi trường..................................................................46
A. Các tác động tích
cực.....................................................................................46
B. Các tác động tiêu cực.....................................................................................56
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU...................................67
4.1. Công tác quản lý...........................................................................................67
4.2. Mạng lưới giám sát môi trường nước...........................................................68
4.3. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................69
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI......................................................70
5.1. Kết luận.......................................................................................................70
5.2. Kiến nghị......................................................................................................71

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc



-1-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-2-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

MỞ ĐẦU
Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 547.190 ha và có khoảng 1,005
triệu dân; là tỉnh miền núi ven biển, giáp gianh với Trung Quốc ở phía Bắc
(đường biên dài 132 km); phía Nam giáp thành phố Hải Phòng; phía Đông giáp
Biển Đông - Vịnh Bắc Bộ (bờ biển khoảng 250 km); phía Tây giáp tỉnh Lạng
Sơn, Hải Dương và Bắc Giang. Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi: Có quỹ đất
lớn để phát triển Nông - Lâm nghiệp, có vùng than và các mỏ vật liệu xây dựng
với trữ lượng rất cao, có Vịnh Hạ Long - khu Di sản Văn hoá thế giới với phong
cảnh đẹp nổi tiếng, nhiều bãi tắm đẹp, có bờ biển dài với những cảng lớn thông
ra biển, lại có biên giới và các cửa khẩu sang Trung Quốc. Với đặc thái trên cho
tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội.
Quảng Ninh có các lưu vực sông chính: Lưu vực sông Đá Bạch, lưu vực
sông Diễn Vọng, lưu vực sông Tiên Yên, lưu vực sông Ba Chẽ và lưu vực sông

Đầm Hà, Hà Cối,Tài Chi, Ka Long. Các lưu vực này đều bắt nguồn từ miền núi,
sông thường ngắn, bị tác động mạnh của tự nhiên, đặc biệt là của thuỷ triều.
Mặn xâm nhập sâu vào đất liền gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước, môi
trường sinh thái ở vùng này và thường xuyên bị thiếu nước ngọt, chất lượng
nước không đảm bảo (nguồn nước bị nhiễm mặn cả nước mặt và nước
ngầm).Việc tìm kiếm nguồn nước ngọt để cấp cho sinh hoạt ở các khu đô thị,
khu du lịch là một công việc rất khó khăn và tốn kém, là chiến lược phát triển
lâu dài nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế du lịch, công nghiệp, giao
thông thuỷ....trong vùng.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển đô thị hiện tại và tương
lai, vấn đề tìm kiếm nguồn nước ngọt và đề xuất các giải pháp lấy nước để cấp
cho sinh hoạt, sản xuất ở vùng Quảng Ninh là vấn đề cần thiết và cấp bách,
trong đó biện pháp quy hoạch phát triển và bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông
ven biển phải được tiến hành hàng đầu.
Phần báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ xem xét các biến đổi về môi
trường và đề xuất biện pháp khắc phục giảm thiểu các tác động bất lợi, tăng
cường thúc đẩy các tác động có lợi khi thực hiện các phương án quy hoạch phát
triển và bảo vệ tài nguyên nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh.

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-3-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG I


GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO
Thông qua kết quả điều tra thu thập, khảo sát thực địa, đo đạc chất lượng
nước và các phương án quy hoạch thuỷ lợi đề xuất nhằm phát triển và bảo vệ tài
nguyên nước trong các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh để lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường với mục đích cần đạt được như sau:
-

Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh, nhấn mạnh các vấn đề
cấp bách về môi trường, hiện trạng các công trình thuỷ lợi vùng dự án,
trong đó chú trọng đến vấn đề môi trường nước.

-

Đánh giá các tác động môi trường khi thực hiện các phương án quy hoạch
phát triển và bảo vệ nguồn nước trong các lưu vực sông ven biển thuộc tỉnh
Quảng Ninh, dự báo những tác động đến môi trường có thể xảy ra sau khi
thực thi dự án, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp khắc phục và giảm
thiểu các tác động xấu, tăng cường thúc đẩy các tác động có lợi trên cơ sở
phát triển bền vững.

-

Xem xét việc nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường tiếp theo và
những kiến nghị cần thiết giúp dự án có lợi nhất về dân sinh, kinh tế, xã hội
và môi trường nước nói riêng cùng các mặt về môi trường nói chung tác
động đến sức khoẻ cộng đồng.
1.2. TÌNH HÌNH TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO
1.2.1. Tài liệu cần thiết cho đánh giá tác động môi trường


Báo cáo về dự báo các tác động môi trường là một yêu cầu chính thức
trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Vì vậy dự án Quy hoạch phát triển và
bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh được xem xét
đánh giá tác động môi trường với căn cứ các tài liệu như sau:
- Các phương án Quy hoạch phát triển và bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông
ven biển tỉnh Quảng Ninh do Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn đề xuất năm 2002.
- Luật Tài nguyên nước.
- Luật Bảo vệ Môi trường, chương III
- Chỉ thị số: 73 TTg ngày 25 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về
một số công tác cần làm ngay về bảo vệ môi trường.
- Thông tư số: 1485/TMTg ngày 3 tháng 10 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn tạm thơì về đánh giá tác
động môi trường của các dự án Kinh tế - Xã hội.
- Các tiêu chuẩn Việt nam đã ban hành về chất lượng nước:
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
: TCVN - 5942 - 1995.
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-4-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

-

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

+ Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ: TCVN - 5943 - 1995.
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm

: TCVN - 5944 - 1995.
+ Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
: TCVN - 5945 - 1995.
+ Tiêu chuẩn ngành
: 14 TCN 1119 - 1997.
Danh mục các khu rừng cấm của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24
tháng 01 năm 1997.
Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về "Danh mục thực vật rừng, động vật
rừng quý hiếm" số 18 - HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992.
Các Quyết định pháp luật của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia về môi trường
năm 1995.
Nghị định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi
trường số 175 CP ngày 18 tháng 9 năm 1994.
Hướng dẫn nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ (IEE) của
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Hướng dẫn báo cáo đánh giá tác động môi trường vủa Viện Quy hoạch
Thuỷ lợi soạn thảo năm 2001.
1.2.2. Các tài liệu tham khảo

Ngoài các tài liệu sử dụng làm căn cứ đánh giá tác động môi trường đã nêu
như trên, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong Quy hoạch phát triển và
bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh còn dựa vào các
tài liệu sau:
- Báo cáo rà soát điều chỉnh bổ sung nâng cao Quy hoạch phát triển và bảo vệ
nguồn nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh của Viện Quy hoạch
Thuỷ lợi năm 2002.
- Hiện trạng và định hướng phát triển dân sinh kinh tế xã hội vùng dự án năm
1999-2000.
- Tài liệu niên giám thống kê của các huyện và của tỉnh Quảng Ninh năm
2000-2001.

- Hiện trạng sử dụng đất, sử dụng nước và nhu cầu cho tương lai năm 2000.
- Tài liệu chuyên đề về địa chất, khí tượng thuỷ văn, thuỷ nông, thuỷ công
vùng dự án năm 2002.
- Tài liệu hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2000.
- Tài liệu về điều tra chất lượng nước và các nghiên cứu môi trường đã có từ
trước đến nay thuộc vùng dự án năm 1997-2000.
- Tài liệu về các loại bệnh tật có liên quan đến nguồn nước trong vùng dự án
năm 1999-2000-2001.
- Báo cáo về chất lượng nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh của
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002.
1.2.3. Sự lựa chọn phương pháp đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án được thực hiện dựa vào
các văn bản Nhà nước, các tài liệu làm căn cứ như đã nêu trên và theo mẫu
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-5-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

hướng dẫn của tiêu chuẩn ngành 14TCN 1119-1997 (Đánh giá tác động môi
trường cho các dự án phát triển tài nguyên nước của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn). Trong giai đoạn quy hoạch, việc đánh giá tác động môi trường
chỉ thực hiện ở mức sơ bộ (IEE), chúng tôi lựa chọn phương pháp kiểm tra danh
mục các thông số môi trường. Đây là phương pháp khảo sát, thu thập, phân tích
và tổng hợp các thông tin nhằm cung cấp cho dự án Quy hoạch phát triển và bảo
vệ nguồn nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh ra quyết định trên cơ
sở khoa học, đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.


D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-6-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN
Để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông ven
biển tỉnh Quảng Ninh chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu gọn trong tỉnh Quảng
Ninh. Tổng diện tích tự nhiên là 529.350 ha. Bao gồm: Thành phố Hạ Long, 3
thị xã (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái) và 8 huyện (Đông Triều,Yên Hưng,
Hoành Bồ, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà). Phân ra thành 4
vùng thuỷ lợi: Vùng I thuộc lưu vực sông Đá Bạch, vùng II thuộc lưu vực sông
Man, sông Trới, sông Diễn Vọng, vùng III thuộc lưu vực sông Ba Chẽ, Tiên Yên
và vùng IV thuộc lưu vực sông Đầm Hà, Hà Cối, Tài Chi, Ka Long.
Vị trí địa lý xác định từ 20 o đến 21o40' vĩ độ Bắc; từ 106 o đến 108o kinh độ
Đông. Giáp gianh với Trung Quốc ở phía Bắc, phía Nam giáp thành phố Hải
Phòng, phía Đông giáp Biển Đông - Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn,
Hải Dương và Bắc Giang (bản đồ 1).
Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh, đa dạng cả về du lịch,
thương nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp và được nằm trong tam giác phát triển
kinh tế trọng điểm của đất nước là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sau đây là
những đặc điểm đặc trưng nhất của vùng dự án.
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN VẬT LÝ

2.1.1. Địa hình
Địa hình vùng nghiên cứu và vùng chịu ảnh hưởng của dự án nằm ở phía
Đông Bắc nước ta là nơi có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Có cả rừng núi, núi
và đồi núi tới sát chân biển, có nhiều đảo và quần đảo, có đồng bằng ven biển.
Dựa trên những đặc điểm trên phần đất liền có thể chia thành hai miền lớn là
miền đồi núi và miền đồng bằng ven biển:
Miền đồi núi: Chiếm tới 79% diện tích tự nhiên của tỉnh với độ cao trung
bình từ 100- 500 m trừ dãy Yên Tử có độ cao khoảng 1068 m. Từ phía Bắc và
Tây Bắc là vùng đồi thấp từ Ba Chẽ đến Bắc huyện Tiên Yên, đồi núi nhấp nhô
xen núi thấp, dạng bán bình nguyên. Tiếp đến vùng núi cao thuộc cánh cung
Đông Triều - Móng Cái có các đỉnh cao nhất là 1068 m (Yên Tử), 1094 m (Van
áp), 1506 m (Nam Châu Lãnh), vùng núi cao này sườn rất dốc và có nhiều cây
cối rậm rạp. Phía Nam là khoảng đồi núi thấp Đông Triều có sườn dốc ngắt
quãng, ruộng bậc thang cây cối thưa thớt, rồi tiếp giáp với đồng bằng ven biển.
Đồi núi trong miền tuy không cao lắm nhưng địa hình hiểm trở, độ dốc trung
bình 30o, địa thế dốc nghiêng về phía biển. Nhìn chung địa hình miền đồi núi bị
chia cắt, các sông suối ngắn, độ dốc lớn, tầng phủ thực vật bị phá huỷ, đất đai bị
sói mòn mạnh theo hướng dòng chảy, nhiều nơi trơ cả đá gốc.

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-7-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Miền đồng bằng ven biển: Thường nằm ở hạ lưu các sông và do phù sa
ven biển tạo nên, độ cao mặt đất trung bình 0-100 m. Phần đông các cánh đồng

tập trung ở ba huyện Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, phía Tây Nam các cánh đồng
lớn tập trung ở Đông Triều và Yên Hưng.
Quảng Ninh còn có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ chạy suốt từ Móng Cái đến
Hải Phòng như đảo Tuần Châu, đảo Cái Bầu, đảo Cát Bà và các quần đảo Cô
Tô, Thanh Lân, Cái Chiên, Vĩnh Thực.
2.1.2. Địa chất, thổ nhưỡng, tài nguyên khoáng sản
a) Địa chất
Đây là vùng có tài nguyên khoáng của nước ta đã được Tổng cục địa chất
nghiên cứu, khảo sát, đo đạc kết hợp với các tài liệu trong quá khứ đã nghiên
cứu từ thời Pháp thuộc và sau hoà bình lập lại là các chuyên gia Liên Xô mà đặc
thù địa chất tỉnh Quảng Ninh đã xác định:
 Về mặt kiến tạo:
Đại bộ phận đất đai Quảng Ninh nằm trong vùng trầm tích lớn nhất của hệ
thống tả ngạn sông Hồng và trầm tích có niên đại cuối kỷ Triassic. Đất đá xắp
xếp từ cổ đến trẻ theo thứ tự: Hệ oclovic-silua, hệ Cacbon-pecmi, hệ Triat, hệ
Jura-Creta. Đáy trầm tích chủ yếu gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét cứng và
than.
 Về địa chất thuỷ văn:
Theo các kết quả nghiên cứu nước ngầm của Đoàn Địa chất thuỷ văn cho
kết luận rằng các vết lộ nước ngầm xuất hiện trong điều kiện tự nhiên của toàn
vùng chỉ đạt tới:
Q = 0,01  0,04 l/s đối với hệ tầng Jura-Creta.
Q = 0,01  0,08 l/s đối với hệ tầng Triat.
Q = 0,02  0,08 l/s đối với hệ tầng Cacbon-Pecmi.
Q = 0,01  0,04 l/s đối với hệ tầng oclovic-Silua.
Căn cứ vào các tài liệu trên chúng tôi thấy rằng trong quy hoạch các công
trình thuỷ lợi cần quan tâm về địa chất kiến tạo, địa chất thuỷ văn và tác động
của con người vào công trình.
b) Thổ nhưỡng



Tài nguyên đất:
Đất đai Quảng Ninh chủ yếu do sa thạch phong hoá ra vì vậy phần lớn lớp
đất bề mặt của vùng là loại đất cát, đất pha cát, đất thịt và đất thịt nhẹ. Vùng
thấp ven biển đất bị mặn. Dựa vào các yếu tố hình thành đất được chia thành
các vùng chính như sau:
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-8-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

- Vùng phù sa: Gồm toàn bộ vùng phù sa cổ và phù sa tập trung từ Đông Triều
đến Tiên Yên (ở ven đường 18) và từ Tiên Yên đến Móng Cái (ven đường
quốc lộ 4). Tổng diện tích khoảng 40.000 ha, các loại đất này hầu hết sử
dụng vào nông nghiệp và rất thích hợp với trồng lúa.
- Vùng đồi núi thấp: Gồm toàn bộ đồi núi cao dưới 700 m là vùng nằm giữa
biển và núi cao có khoảng 391.000 ha. Đây là loại đất phong hoá màu nâu đỏ
hoặc nâu vàng, phát triển trên núi đá vôi là sa thạch, tầng đất trung bình,
phân bố hầu hết khắp các huyện từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh là vùng giàu
khoáng sản, lâm thổ sản.
- Vùng đất núi: Gồm toàn bộ đồi núi cao trên 700 m chủ yếu là cánh cung
Đông Triều - Hải Ninh, diện tích khoảng 59.000 ha. Đây là loại đất feralit có
màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, phát triển trên sản phẩm đá vôi ít chua hay gần
trung tính, tầng đất dày có thảm rừng che phủ. Phân bố các huyện thị Đông
Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Ninh
và Bình Liêu.

- Các dải cát và cồn cát ven bờ: Bao gồm các huyện thị xã ven bờ, tập trung
nhiều ở quần đảo Cái Bào và Móng Cái, diện tích khoảng 6.500 ha. Loại đất
này chủ yếu sử dụng làm cát xây dựng, các mỏ cát quý như mỏ cát thuỷ tinh
(silic) ở Vân Hải, cát lẫn titan ở Trà Cổ và những bãi tắm thiên nhiên rất tốt.
- Vùng đất mặn ven sông biển: Tổng diện tích khoảng 50.900 ha, đất hình
thành do phù sa sông, biển bồi tụ hàng năm, tập trung thành những vùng lớn
ở Yên Hưng, Tiên Yên, Hải Ninh. Đây là phần đất đai các cửa sông, vùng
giao thoa giữa sông và biển, phần đất đai này chịu ảnh hưởng thuỷ triều và
xâm nhập mặn còn ở thể tự nhiên nhiều, tuy đã có nơi khai thác để nuôi
trồng thuỷ sản.
Đặc biệt Quảng Ninh còn có vùng hải đảo gồm cả đồi núi và núi đá vôi.
Những đảo, quần đảo lớn là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được công
nhận là di sản của thế giới: Hạ long, Bái Tử Long, Cái Bào, Vĩnh Thực và quần
đảo Cô Tô. Tổng diện tích khoảng 46.000 ha chủ yếu sử dụng cho du lịch.


Hiện trạng sử dụng đất:

Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Quảng Ninh năm 2001:
Tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu là 529.350 ha trong đó: Đất nông
nghiệp là 57.990 ha, đất lâm nghiệp là 209.908 ha, đất chuyên dùng 22.450 ha,
đất thổ cư có 6.380, đấtt́ bỏ hoang là 232.650 ha.
Nhìn chung việc sử dụng đất đai còn bị bỏ hoang hoá với số diện tích khá
nhiều, phần lớn do điều kiện không thuận lợi, không đủ nước tưới nên việc canh
tác gặp khó khăn.

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-9-



QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Chất lượng đất

Theo kết quả điều tra, khảo sát chất lượng đất một số vùng tiêu biểu cho
chất lượng đất tỉnh Quảng Ninh như sau:
+ Thành phần thổ nhưỡng một số mẫu đất vùng đất đang canh tác và đất bỏ
hoang của vùng thuỷ lợi IV gồm các huyện Đầm hà, Hải Hà, Móng Cái thuộc
lưu vực sông Đầm Hà, Hà Cối, Tài Chi, Ka Long, cho thấy sự thay đổi tính chất
lý, hoá học giữa khu đất đang canh tác và khu đất bỏ hoang (bảng 2.1):
Bảng 2.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HAI LOẠI ĐẤT
(đất canh tác và đất bỏ hoang)
TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.
16.

CHỈ TIÊU

Ntổng số (%)
Mùn (%)
Ca 2+ (ldl/100gđ)
Mg 2+ (ldl/100gđ)
Cl- (%)
SO4 2- (%)
EC (Ms/cm)
pH KCL
P2O5 tổng số (%)
K2O tổng số (%)
Na2O TD (mg/100gđ)
Hạt cát (%)
Hạt bụi (%)
Hạt sét (%)
Al 3+ (mg/100gđ)
H+ (ldl/100gđ)

ĐẤT ĐANG CANH TÁC

ĐẤT BỊ BỎ HOANG

Trị sô


Tỷ lệ %

Trị sô

0.112
2.190
2.095
2.180
0.010
0.060
57.3
4.03
0.099
0.216
6.071
63.8
22.381
13.81
4.23
0.114

100
100
100
100
100
100
100
100

100
100
100
100
100
100
100
100

0.091
1.957
2.684
1.700
0.086
1.038
1235
3.91
0.094
0.219
12.13
71.5
15.75
11.75
6.81
0.158

Tỷ lệ %
74.59
89.36
92.56

77.98
86.00
633.0
1255.3
96.95
94.95
101.39
199.8
112.05
74.84
85.08
160.99
138.6

Nguồn: Viện Khoa học Thuỷ lợi năm 2000
Bảng 2.1: Khi so sánh tính chất lý, hoá học giữa khu đất đang canh tác và
đất bị bỏ hoang ta nhận thấy: Các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất thay theo chiều
hướng giảm như: Tỷ lệ mùn, lân, kali tổng số, các muối Ca 2+ và Mg2+ trao đổi, tỷ
lệ các hạt sét thấp hơn nhiều so với đất đang canh tác. Các chỉ tiêu EC, pH, Al 3+,
H+, SO4 2- trong đất hoang hoá cũng cao hơn hầu hẳn đất canh tác, đặc biệt là EC
cho thấy mức độ chua mặn ở đất hoang lớn hơn.
+ Thành phần thổ nhưỡng một số mẫu đất khu ruộng đang canh tác tiêu biểu
cho chất lượng đất vùng thuỷ lợi I gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên
Hưng thuộc lưu vực sông Đá Bạch (bảng 2.2):

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-10-



QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN ĐẤT HUYỆN UÔNG BÍ
TT

CÁC CHỈ TIÊU

1.
2.
3.
4.
5.
6.

ĐẤT MẶT UÔNG
THƯỢNG ĐÔNG

ĐẤT MẶT UÔNG
THƯỢNG TÂY

GIỚI HẠN

Độ mùn (%)

0,8

0,7


4-6

N tổng số (%)

0,07

0,05

0,2 - 0,25

P tổng số (%)

0,007

vết

P2O5 dễ tiêu (mg/100g)

2,8

3

K2Otổng số (%)

0,1

0

K2Odễ tiêu (mg/100g)


5,8

6

0,1-0,2
0,03 - 0,05

Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000
Kết quả phân tích 2 mẫu đất mặt ở Uông Thượng Đông và Uông Thượng
Tây (bảng 2.2) cho thấy: Đất mặt nghèo dinh dưỡng, các chỉ tiêu N tổng số và độ
mùn đều thấp hơn mức quy định phân loại đất của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông Thôn.
+ Thành phần thổ nhưỡng theo thành phần cơ giới:
Đất có thành phần cơ giới nhẹ nằm rải rác từ vùng thuỷ lợi I đến vùng thuỷ
lợi IV gồm: Vùng phù sa tập trung từ Đông Triều đến Tiên Yên, đất đồi núi phân
bố các huyện thị Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Tiên Yên,
Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, dải cát và cồn cát ven bờ tập trung nhiều ở quần
đảo Cái Bào và Móng Cái.
Đất có thành phần cơ giới nặng (đất ngập nước): Đây là phần đất đai các
cửa sông, vùng giao thoa giữa sông và biển tập trung ở Yên Hưng (thuộc vùng
thuỷ lợi I), Tiên Yên (thuộc vùng thuỷ lợi III), Đầm Hà, Hải Hà (thuộc vùng
thuỷ lợi IV). Sau đây là kết quả một số mẫu được phân tích đại diện cho đất
canh tác chia theo thành phần cơ giới nhẹ và thành phần cơ giới nặng (bảng 2.3):
BẢNG 2.3. Thành phần thổ nhưỡng theothành phần cơ giới
TT

1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

CÁC CHỈ TIÊU

ĐẤT CÓ THÀNH PHẦN CƠ
GIỚI NHE

ĐẤT CÓ THÀNH PHẦN
CƠ GIỚI NẶNG

pH
Độ mùn (%)
Ntổng số (%)
Ptổng số (%)
Pdễ tiêu (mg/100g)
K2Otổng số(%)
K2Odễ tiêu(mg/100g)
Cl- (%)
SO4 2- (%)
Al 3+ (%)
Tổng số muối tan (%)

5,65 - 6,05
2

0,082- 0,196
0,09
4-5
nghèo
khá
0,063
0,016
0,07
0,10

3,78 - 4,9
0-1

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-11-

<1
khá
khá
0,2- 0,3
0,05- 0,15
>5
1


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG


Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu cho thấy:
-

Đất có thành phần cơ giới nhẹ (từ cát pha đến thịt nhẹ): pH từ 5,65-6,05
(chua nhẹ). Nitơ tổng số giao động từ nghèo đến trung bình (0,082-0,196),
nhưng mùn cao (<2%), Phốt pho tổng số 0,09%, phốt pho dễ tiêu 4-5
mg/100g đất tầng đất mặt (đất nghèo lân). Đất thuộc thành phần chua nhẹ
đến rất chua, vì vậy có khả năng trồng được lúa nước nhưng phải đầu tư
phân bón, khoáng, phân hữu cơ và cần cải tạo thành phần hoá học của đất.

-

Đất có thành phần cơ giới nặng (đất ngập nước): Hàm lượng các chất dinh
dưỡng khá, nhưng hàm lượng muối ở tầng mặt lớn (≥1% 0). Có thể sau quai
đê lấn biển, cải tạo thành vùng trồng lúa nước.

c) Tài nguyên, khoáng sản
Do đặc thù về địa chất kiến tạo đã nêu ở trên mà Quảng Ninh có tài nguyên,
khoáng sản khá phong phú với 80 mỏ, điểm quặng và 17 loại khoáng sản được
chia thành các nhóm chính với trữ lượng như sau:
- Nhóm nguyên liệu cháy than đá: Đây là bể than của nước ta với các mỏ lớn
Uông Thượng - Đồng Vông, Mông Dương, Vàng Danh, Mạo Khê... tổng trữ
lượng khoảng 2,2 tỷ tấn.
- Nhóm kim loại: Sắt, titan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân..
- Nhóm không kim loại: Cao lanh, thạch anh và pirophilit trữ lượng khoảng 70
triệu tấn.
- Nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng: Đất sét, cát, đá vôi để sản xuất xi măng
với trữ lượng rất lớn.
- Nhóm nước khoáng: Chất lượng tốt, khai thác đóng chai và dùng chữa bệnh.

2.1.3. Tài nguyên khí hậu
Quảng Ninh ở phía Đông Bắc nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng
năm có hai mùa khá rõ rệt: Mùa mưa từ V - X, nóng ấm và mưa nhiều. Mùa khô
từ tháng XI đến tháng III năm sau, giá rét, hanh khô và rất ít mưa. Do vị trí địa
lý nên dải duyên hải Quảng Ninh còn có những nét đặc thù riêng của vùng núi
ven biển Bắc Bộ. Sau đây là nhưng đặc trưng chủ yếu:


Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ bình quân nhiều năm trong vùng là 22÷23 oC. Mùa đông ở đây
khá lạnh, lạnh nhất so với các vùng ven biển nước ta, thông thường từ tháng 12
đến tháng 3 nhiệt độ trung bình là 15÷16 oC. Mùa hạ lại tương đối dịu mát,
những tháng nóng nhất từ tháng 4 đến tháng 8 trung bình cũng chỉ từ 25÷27 oC
và nhiệt độ quá cao trên 35oC cũng không nhiều chỉ hai ba ngày. Nhiệt độ cao

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-12-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

nhất tuyệt đối trong vùng lên tới 40 oC và thấp nhất tuyệt đối là 1 oC (thường vào
tháng 1).
Tổng lượng nhiệt hàng năm lớn hơn 8.000oC, có 1.600 ÷ 1.800 giờ nắng
trong năm. Các tháng mùa hè có lượng bức xạ trên 10 kcal/cm 2 (cao nhất
thường rơi vào tháng 7).



Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí biến thiên theo không gian và thời gian. Theo tài liệu
thực đo của các trạm trong tỉnh cho thấy: Độ ẩm trung bình nhiều năm trong
vùng là 80÷85%, mùa hè độ ẩm lớn hơn và vào khoảng từ 80÷90%, mùa đông
thường 60%.


Bốc hơi :

Theo tài liệu thực đo, lượng bốc hơi mặt nước của các trạm trong tỉnh thì
lượng bốc hơi bình quân nhiều năm là 1432 mm, lượng bốc hơi thấp nhất là
1340 mm và lượng bốc hơi cao nhất là 1613 mm.


Chế độ gió:

Tốc độ gió trung bình nhiều năm ở trong vùng giao động trong khoảng 2-3
m/s. Mùa Đông có hướng thịnh hành là hướng Đông Bắc, còn trong mùa Hạ chủ
yếu có các hướng gió Nam và Tây Nam, hướng gió ổn định vì có dãy núi Đông
Triều.


Chế độ bão:

Gió bão thường xảy ra từ tháng VI đến tháng X. Hướng chính của gió bão
là hướng thổi từ biển vào, còn trong khu vực do ảnh hưởng của địa hình mà
hướng gió có nhiều thay đổi khác nhau. Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới

khu vực này nhiều nhất vào tháng VII và tháng VIII. Bão đổ bộ từ biển vào
thường gây mưa lớn và tốc độ gió lúc cao nhất có thể lên tới 40 ÷ 45 m/s.


Chế độ mưa:

Do phụ thuộc vào chế độ gió mùa nên hàng năm thời tiết chia thành hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X chiếm tới
80% lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng XI đến tháng III năm sau chiếm gần
20% tổng lượng mưa năm. Theo tài liệu khí hậu nhiều năm tỉnh Quảng Ninh có
lượng mưa năm trung bình 2000 ÷ 2500 mm. Lượng mưa năm lớn nhất 3200 ÷
3500mm. Tâm mưa là khu vực thuộc huyện Hải Ninh: Lượng mưa ngày lớn nhất
tại Hoành Mô đạt 646.0 mm/ngày (1/10/71), Cái Bầu 630.0 mm/ngày
(22/10/1971), Pò Hèn 434.5 mm/ngày (1/6/71).
Nhìn chung lượng mưa bình quân năm lớn, nhưng lượng mưa phân bố
không đều. Mùa mưa mưa quá nhiều, mùa khô mưa quá ít thậm chí có những

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-13-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

năm cả tháng liền không mưa trong điều kiện ít ỏi nước ngầm đã làm cho những
nơi đông người thiếu nước trầm trọng.
2.1.4. Tài nguyên nước
a) Trữ Lượng



Nước mặt:

Nguồn nước mặt ở Quảng Ninh, tập trung ở các sông, các hồ thiên nhiên,
nhân tạo và các kho chứa nước. Tổng lượng nước trên lưu vực khoảng 5.16 tỷ
m3/năm, nhóm sông có lưu lượng lớn tập trung ở phía Đông. Sau đây là các sông
tiêu biểu về tài nguyên nước mặt của tỉnh Quảng Ninh (bảng 2.4):
Bảng 2.4. ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY CỦA MỘT SỐ LƯU VỰC SÔNG
THUỘC TỈNH QUẢNG NINH
TT

TÊN SÔNG

ĐẾN VỊ TRI

FLV
2

(km )

1
2
3
4
5
6
7

Sông Cầm

Sông Uông
Yên Lập
Sông Trôi
Diễn Vọng
Ba Chẽ
Tiên Yên

Mạo Khê
Uông Bí
Yên Lập
Thác Nhông
Miếu Bà
Ba Chẽ
Tiên Yên

220
106
182
105
130
992
1030

QO (m3/S)

5.5
3.0
5.0
3.0
7.0

33.0
40.0

WO (106m3)

173
95
158
95
220
1040
1260

Q kiệt
(m3/S)

0.44
0.26
0.45
0.26
0.4
4.0
4.0

Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi năm 2000
Các sông đều bắt nguồn từ miền đồi núi, sông suối ngắn và dốc, nhiều
thác ghềnh, trắc diện hẹp, quanh co uốn khúc. Phần lớn mất tầng phủ nên về
mùa mưa dòng chảy tập trung nhanh vì vậy thường xảy ra lũ lụt. Về mùa
khô chỉ còn các sông lớn Tiên Yên, Ba Chẽ, Diễn Vọng còn có dòng chảy,
các con suối nhỏ hầu như khô cạn. Theo con số thống kê tháng kiệt nhất

thường rơi vào tháng 3, tổng lượng chỉ bằng 4% so với cả năm. Mực nước các
sông dao động lớn, mô số dòng chảy giảm dần từ Đông sang Tây: Móng Cái
(Mo=65l/s/km2), Đầm Hà (Mo= 9÷60l/s/km2), Hoành Bồ (Mo=30÷32l/s/km2),
Đông Triều (Mo=18 l/s/km2), như vậy nhóm sông có lưu lượng bình quân lớn
tập trung ở phía Đông.
Ngoài đặc điểm phân bố không đều theo mùa, các sông có nguồn nước
phân bố không đều theo địa lý. Lượng nước trong các sông do phụ thuộc vào
mưa nên cũng giảm dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và từ Đông sang Tây.
Dòng chảy chịu sự chi phối của chế độ mưa và mô số dòng chảy phân bố không
đều trong năm. Trong mùa cạn ở hạ lưu các sông đều chịu ảnh hưởng mạnh của
thuỷ triều và xâm nhập mặn.

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-14-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Nước ngầm:

Theo báo cáo kết quả chung của cục Địa chất Thuỷ văn về thăm dò nước
ngầm đã được khảo sát và đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất. Sau đây
là trữ lượng khai thác một số điểm chính trong vùng dự án tính đến tháng 12
năm 2000 (bảng 2.5):
BẢNG 2.5. Trữ lượng khai thác nước ngầm

TT

TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

ĐỊA ĐIỂM

CHIỀU SÂU KHAI THÁC
( m)

Cửa Ông
Cẩm Phả
Hồng Gai
Bãi Cháy
Uông Bí
Quảng yên
Biểu Nghi
Mạo Khê
Đông Triều

70 -100

70 -100
70 -100
100
100
80
80
50
50

LƯỢNG NƯỚC
(m

3

/ngày đêm)
14.130
6.107
21.390
1.632
5.281
1.850
15.470
8.500
23.124

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2000
Các kết quả khảo sát trên cho thấy trong vùng nước ngầm phân bố không đều,
mức độ chứa nước biến đổi mạnh. Vì vậy khi nghiên cứu cấp nước cho vùng dự
án chủ yếu là nghiên cứu khai thác và sử dụng nguồn nước mặt ở các sông suối
trong vùng. Tuy vậy khả năng khai thác có thể lên tới 29.200 m3/ngàyđêm.

* Tình hình thuỷ triều và xâm nhập mặn:
Thuỷ triều ven biển Quảng Ninh đều thuộc chế độ nhật triều thuần nhất của
Vịnh Bắc Bộ, hầu hết các ngày trong tháng mỗi ngày có một lần triều lên và một
lần triều xuống, biên độ triều giảm dần từ Bắc xuống Nam. Có nghĩa là khu vực
Móng Cái là có biên độ triều cao nhất và khu vực Yên Hưng có biên độ thấp so
với khu vực trên nó. Nơi điển hình của chế độ nhật triều là Hòn Dấu, kỳ triều
cường thường xẩy ra 2-3 ngày, tiếp theo kỳ triều cường khoảng 7 ngày có một kì
nước ròng. Hàng tháng có khoảng 2-3 ngày có hai đỉnh và hai chân triều còn lại
là chế độ nhật triều từ 26-28 ngày. Thời gian triều dâng và thời gian triều xuống
trong ngày xấp xỉ bằng nhau chỉ chênh lệch nhau khoảng nửa giờ. Đây là biểu
hiện cho chế độ nhật triều thuần nhất ở Việt Nam. Càng xa vịnh Hạ Long ra
ngoài khơi thì tính chất thuần nhất càng giảm, tính tạp triều tăng lên, chênh lệch
thời gian triều lên và xuống càng lớn.
Độ lớn thuỷ triều: Quảng Ninh có độ lớn thuỷ triều lớn nhất Việt Nam, triều
lên cao nhất ở một số điểm có thể đạt tới: Tại Mũi Ngọc là 4,98 m, Mũi Chùa
5,26 m, Hòn Gai 4,70 m, Cô Tô 4,59 m, Hòn Dấu 4,28 m và Cửa Ông là 4,80 m.
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-15-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Độ mặn: Độ mặn thuỷ triều biến đổi theo mùa, nhỏ về mùa lũ, lớn về mùa
cạn. Sau đây là thông số về mặn ở một số trạm (bảng 2.6):

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc


-16-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.6. THÔNG SỐ ĐỘ MẶN ĐO TRONG NHIỀU NĂM
TT

1
2
3

TRẠM

TRUNG BÌNH NĂM (‰)

Cửa Ông
Hòn Gai
Hòn Dấu

26,6
27,4
21,2

CAO NHẤT (‰)

THẤP NHẤT ‰)


33,8
35
33,9

2,4
1,9
1

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002
Độ mặn thấp nhất trên bảng 4a3 là 1‰ mà giới hạn cho phép tưới không vượt
quá 4‰, thường là 2‰ (để hạn chế nguy cơ nhiễm mặn), độ nhiễm mặn trên các
sông vùng Quảng Ninh chưa có điều kiện xác định một cách chi tiết cụ thể của từng
sông. Trên thực tế các vùng cửa sông vẫn có trạm bơm tưới lợi dụng khi triều dâng
để bơm nước tưới. Trên sông Ka Long có trạm bơm Đoan Tĩnh vẫn bơm nước tưới
ruộng và phục vụ sinh hoạt trong mùa kiệt. Trên sông Bạch Đằng có trạm bơm Đống
Thóc cách biển 30 km cũng bơm nước tưới ruộng trong mùa kiệt.
Ranh giới thuỷ triều trên mỗi con sông không ổn định vì nguồn nước
thượng nguồn, sự xây dựng các công trình cũng như việc dùng nước trong các
lưu vực. Qua khảo sát thực tế theo số liệu của địa phương có thể đưa ra một ranh
giới có thể ảnh hưởng triều như sau (bảng 2.7):
BẢNG 2.7. Ranh giới thuỷ triều trên các sông Quảng Ninh
TT

SÔNG

1
2
3
4
5

6
7
8

Uông Bí
Míp
Phố Cũ
Ba Chẽ
Hà Cối
Đầm Hà
Tín Coóng
Ka Long

VÙNG THUY
LỢI

I
III
III
III
IV
IV
IV
IV

VỊ TRI ẢNH HƯỞNG TRIỀU

Cách cầu Uông Bí cách 1 km về thượng nguồn
Chân đập Tiên Yên
Ngã 3 phố Cũ Tiên Yên

Chân ngầm thị trấn Ba Chẽ
Ngầm Hà Cối đi Móng Cái
Cầu Đầm Hà cách 2 km về thượng nguồn
Ngầm Tín Coóng cách 3 km về thượng nguồn
Ngã 3 Bắc Luân-Ka Long trạm bơm Đoan Tĩnh

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002
b) Chất lượng nước
Để phục vụ cho việc nghiên cứu tài nguyên nước trong Quy hoạch phát
triển và bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh, Viện
Qui hoạch Thuỷ lợi đã tiến hành hai đợt khảo sát, điều tra, đo đạc, phân tích chất
lượng nước mặt và nước ngầm. Với các chỉ tiêu chính về phương diện vật lý,
hoá học và vi sinh tại 23 vị trí trong đó có 20 điểm nước mặt và 3 điểm nước
ngầm (sơ đồ 2). Các vị trí lấy mẫu rải trên các trục sông chính của các lưu vực
sông ven biển, thành phố, thị xã, khu khai thác than và các vùng phụ cận thuộc
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-17-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

vùng nghiên cứu. Thời gian thực hiện, một đợt vào mùa kiệt (tháng 3/2002) và
một đợt vào mùa lũ (tháng 7/2002). Các biểu kết quả phân tích chất lượng nước
được đánh số theo vị trí lấy mẫu. Căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra, đo đạc,
phân tích các mẫu trên, đồng thời kế thừa các nghiên cứu và điều tra trước đây
của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ninh. Những tài liệu
này có thể tập hợp, phân tích, đánh giá một cách tổng quan về chất lượng nước,

về diễn biến theo thời gian và không gian như sau:


Chất lượng nước mặt

+ Chất lượng nước sông Cầm và sông Đá Bạch thuộc tiểu vùng thuỷ lợi I
Kết quả phân tích chất lượng nước sông thuộc khu vực Đông Triều, Uông
Bí, Yên Hưng trong mùa kiệt (tháng 3/2002) và mùa mưa (tháng 7 năm 2002)
được thống kê theo bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
(TIỂU VÙNG I)
CHỈ TIÊU

SÔNG CẦM

Kiệt
pH
7.25
+
NH4 (mg/l)
0,020
NO 2(mg/l)
KPHĐ
NO 3(mg/l)
1,628
Coliform(MPN/100ml) 320
Fe tổng(mg/l)
0,026
COD(mg/l)
9,5

BOD(mg/l)
6,8

Mưa
7.13
KPHĐ
KPHĐ
1,648
300
0,032
8,3
4,4

ĐÁ BẠCH

Kiệt
7.37
0,026
0,049
1,384
630
0,089
8.5
5,8

Mưa
7.02
KPHD
KPHĐ
2,154

510
0,581
9.4
5,4

GIỚI HẠN CHO
PHÉP

A
6-8.5
0,064
0,032
44,285
5000
1
<10
<4

B
5.5-9
1,285
0,164
66,428
10.000
2
<35
<25

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002
Ghi chú: KPHĐ là không phát hiện được

Theo kết quả bảng 2-8 tại 2 vị trí lấy mẫu nước theo cả 2 mùa kiệt và mùa
mưa cho thấy chất lượng nước là tốt các chỉ tiêu phần lớn đều thấp hơn so với
giới hạn A cho phép của nước mặt, chỉ có NO-2 sông đá Bạch mùa kiệt (0,049
mg/l) cao hơn giá trị giới hạn A của tiêu chuẩn nước mặt (TCVN 5942- 1995).
Kết quả phân tích trên có thể nhận định về chất lượng nước sông thuộc tiểu
vùng thuỷ lợi I đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B có thể sử dụng cho trồng trọt,
chăn nuôi, công nghiệp nếu dùng cho sinh hoạt cần phải xử lý.
+ Chất lượng nước sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ thuộc tiểu vùng
III. Kết quả phân tích chất lượng nước sông thuộc khu vực Ba Chẽ, Tiên Yên,
Bình Liêu trong mùa kiệt (tháng 3/2002) và mùa mưa (tháng 7 năm 2002) được
thống kê theo bảng 2.9 như sau:

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-18-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
(tiểu vùng III )
CHỈ TIÊU

pH
NH+4 mg/l
NO-2 mg/l
NO3- mg/l
Fe mg/l

PO3-4 mg/l
COD mg/l
BOD mg/l
Colifom
MPN/100ml

SÔNG BA CHE

SÔNG TIÊN YÊN

SÔNG PHỐ CU

GIÁ TRỊ GIỚI HẠN

Kiệt

Mưa

Kiệt

Mưa

Kiệt

Mưa

A

B


7.45
0.028
0.061
0.453
0.056
0.020
6.8
4.5
320

7.6
0,002
0.026
1.083
0.066
0.002
5.8
3.3
310

7.25
0,036
KPHĐ
0.433
0.050
0.017
7.2
5.0
190


7.13
0,025
0.019
3.325
0.228
0.004
5.3
3.2
280

7.37
0,024
KPHĐ
0.264
0.003
0.032
8.0
5.6
520

7.02
0,029
0.019
0.678
0.069
0.001
5.0
3.1
430


6-8.5
0.064
0.032
4.285
1

5.5-9
1.285
0.164
66.428
2

<10
<4
5000

<35
<25
10000

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước trong hai mùa (bảng 2.9): Hàm
lượng một số chỉ tiêu: Độ pH, chất dinh dưỡng NH+4, NO-2, về mùa mưa cao hơn
mùa kiệt. Còn hàm lượng chất hữu cơ được đánh giá qua các thông số ô xy hoà
tan (DO), nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD5), nhu cầu ô xy hoá học (COD) và vi sinh
là tổng Coliform thì ngược lại là mùa mưa thấp hơn mùa kiệt. Song hàm lượng
của các chỉ tiêu cả hai mùa đều nằm trong giới hạn A của tiêu chuẩn chất lượng
nước mặt (TCVN 5942- 1995).
Bảng 2.10. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KIM LOẠI NẶNG TRÊN SÔNG TIÊN
YÊN (THÁNG 7 NĂM 2002)

CHỈ TIÊU

SÔNG TIÊN YÊN

GIỚI HẠN CHO PHÉP

A
B
Cu mg/l
0.00121
0.1
1
Pb mg/l
0.0033
0.05
0.1
Cd mg/l
0.0001
0.01
0.02
Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002
+ Kết quả phân tích thuốc trừ sâu: Trên sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ vào mùa
mưa: Hàm lượng thuốc trừ sâu DDT sông Ba Chẽ (0.000025mg/l), sông Tiên
Yên (0.0000095 mg/l) đều thấp hơn giới hạn A (0.01mg/l) cho phép của tiêu
chuẩn nước mặt (TCVN 5942- 1995).
Các kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước sông thuộc tiểu vùng thuỷ
lợi III đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B có thể sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi,
công nghiệp nếu dùng cho sinh hoạt cần phải xử lý.
+ Chất lượng nước sông Đầm Hà, sông Hà Cối thuộc tiểu vùng IV
Kết quả phân tích chất lượng nước sông thuộc khu vực Đầm Hà, Hải Hà

trong mùa kiệt (tháng 3/2002) và mùa mưa (tháng 7 năm 2002) được thống kê
theo bảng 2.11 như sau:
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-19-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.11. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
(TIỂU VÙNG IV )
CHỈ TIÊU

Cặn lơ lửng mg/l
Sắt tổng số mg/l
PO43- mg/l
NH4+ mg/l
NO2- mg/l
NO3- mg/l
COD mg/l
BOD mg/l
Coliorm
MPN/100ml

SÔNG ĐẦM HA

Kiệt
60

0.1
0.006
0.083
KPHĐ
0.979
8.7
5.7
170

SÔNG HA CỐI

Mưa
28
0.526
0.007
0.029
0.023
0.910
5.4
3.0
330

Kiệt
30
0.25
0.002
KPHĐ
0.084
2.533
7.8

6.3
300

Mưa
25
0.184
0.002
0.049
0.019
1.525
5.7
3.5
370

GIỚI HẠN CHO PHÉP

A
20
1

B
80
2

0.064
0.032
44.285
>10
<4
5000


1.285
0.164
66.285
>35
<25
10000

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi năm 2002
Theo kết quả bảng 2-11cả 2 mùa kiệt và mùa mưa cho thấy các chỉ tiêu
phần lớn đều nằm trong giới hạn A cho phép của nước mặt (TCVN 59421995), chỉ có NO-2 sông Hà Cối mùa kiệt (0,084mg/l) cao hơn giá trị giới hạn A
(0,064).
Kết quả phân tích trên có thể nhận định về chất lượng nước sông thuộc tiểu
vùng thuỷ lợi IV đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B có thể sử dụng cho trồng trọt,
chăn nuôi, công nghiệp nếu dùng cho sinh hoạt cần phải xử lý.
+ Nước hồ:Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Tràng Vinh, hồ Yên Lập, hồ
Quất Đông của Sở khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (bảng
2.12):
BẢNG 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ
TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

VỊ TRI LẤY MẪU
HỒ TRANG
VINH

1

2
3
4
5
11
12
13
14

PH
2
+
4

NO
NH
Sắt tổng số
SS
COD
BOD5
DO
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

MNP/100ml

7.08
0.01
KPHĐ
KPHĐ
20
0.9
0.8
7.57
40

HỒ YÊN LẬP

6.70
0.01
0.02
0.5
55
4.0
2.95
8.1
210

QUẤT ĐÔNG

6.71
0.05
0.01
KPHĐ

50
0.6
0.5
<30

Nguồn: Sở khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2000

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-20-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Theo các kết quả phân tích chất lượng nước hồ (bảng 2.12) cho thấy: Nước
có độ pH trung tính, hàm lượng lơ lửng (SS), hàm lượng ôxy hoà tan, các yếu tố
dễ thay đổi như NO2-, NH4+, sắt tổng số, Coliform đều trong phạm vi loại A của
tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942- 1995).
+ Kết phân tích chất lượng nước Hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ lớn Tuần Châu
trong 2 mùa: Mùa kiệt (tháng 3/2002) và mùa mưa (tháng 7 năm 2002), sau đây
là một số chỉ tiêu chính (bảng 2.13):
BẢNG 2.13. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ
T
T

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ


VỊ TRI VA THỜI GIAN LẤY MẪU
HỒ YÊN LẬP

1
2
3
4
5
6
7
8

PH

BOD5
COD
DO
SS
NH4+
NO2Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
con/100ml


Kiệt
7.36
5.2
7.5
5.55
105
0.059
0.033
95

Mưa
7.26
3.7
6.2
5.55
140
0.071
0.044
80

HỒ TRANG VINH

Kiệt
7.14
5.0
7.0
4.74
100
0.103
KPHĐ

190

Mưa
6.98
4.2
8.0
4.50
110
KPHĐ
KPHĐ
230

H. TUẦN CHÂU

Kiệt
7.44
4.6
6.0
5.9
23
0.066
0.250
190

Mưa
6.5
5.1
8.8
3.64
25

1.213
1.895
200

Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi năm 2002
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước các hồ bảng 2.12&2.13 cho
thấy: Nước các hồ đều có độ pH trung tính, các hàm lượng như NO 2-, NH4+, hàm
lượng ôxy hoà tan và vi sinh là tổng Coliform hầu hết trong phạm vi loại A của
tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942- 1995).
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước các hồ hai mùa trong năm (bảng
2.12): Các hồ đều có độ pH, có các hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các hàm
lượng chất dinh dưỡng NH4+, NO-2, về mùa lũ cao hơn mùa kiệt. Còn các hàm
lượng chất hữu cơ được đánh giá qua lượng số ô xy hoà tan (DO), nhu cầu ô xy
sinh hoá (BOD5), nhu cầu ô xy hoá học (COD) và vi sinh là tổng Coliform thì
ngược lại mùa lũ thấp hơn mùa kiệt. Nhưng hàm lượng phân tích chất lượng
nước hồ đều nằm trong giới hạn A của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN
5942- 1995).
Nhận xét chung về nước hồ: Các kết quả đã nghiên cứu trước và kết quả
phân chất lượng nước hai mùa trong năm của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, cho
thấy sự dao động chất lượng nước hồ theo thời gian và không gian trong vùng
dự án là không đáng kể. Độ pH, hàm lượng ôxy hoà tan trong nước hồ phù hợp
cho sự phát triển của các loài thuỷ sinh vật cũng như chăn nuôi thuỷ sản cả mùa
hè và mùa mưa. Nước hồ trong vùng nghiên cứu hiện nay và tương lai là nguồn

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-21-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

cấp nước tốt nhất, đáp ứng nhu cầu nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp và các trạm xử lý nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.


Nước thải:

Kết quả phân tích mẫu nước một số điểm thải trong vùng khai thác than
của Sở khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2000 (bảng
2.14):
Bảng 2.14: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC THẢI KHAI THÁC THAN
T
T

Chỉ
tiêu

1
2
3
4
5
6
7
8

pH
Kiềm

DO
BOD5
Hữu cơ
Sulfur
NaCl
Ca

Đơn
vị

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Vị trí lấy mẫu
M1
6.8
20
6.6
23
6.4
8.5
17.5
10

M2
4.2

10
7.0
1.0
9.6
17
58.5
10

M3
6.6
15
6.4
2.4
3.2
17
17.5
10

M4
7.1
100
5.5
29
52.8
17
9360
20

M5
7.7

25
5.6
72
60.8
17
35.1
20

Giới hạn cho phép
M6
8.6
10
5.5
28
51.2
8.5
8892
10

M7
7.8
70
6.0
10
6.4
17
175
20

A

6-9

B
5.5-9

C
5-9

20
50
0.2

50
100
0.5

100
400
1.0

Nguồn: Sở khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ninh 2000
Ký hiệu và vị trí lấy mẫu: M1 là nước thải sàng Vàng Danh, M2 nước thải
sàng Vàng Danh dưới cửa xả 100 m, M3 dưới đập Lán Tháp, M4 thải xả điện
Uông Bí, M5 thải dầu điện Uông Bí, M6 luyện than Hồng Gai, M7 tuyển than
Cửa Ông.
Kết quả phân tích chất lượng nước một số điểm thải ký hiệu là M1, M2,
M3, M4, M5, M6, M7 (bảng 4b4) tại vùng khai thác than: Các chỉ tiêu đều vượt
quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp (TCVN
5945-1995). Đặc biệt có những chỉ tiêu vượt quá nhiều lần như sulfur 17 mg/l
(M2, M3, M4, M5, M7), NaCl 9360mg/l (M4), pH 4.2 (M2).

+ Kết phân tích chất lượng nước thải: Khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả,Uông Bí vào
mùa kiệt và mùa mưa (bảng 2.15):

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-22-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

BẢNG 2.15. Kết quả phân tích chất lượng nước thải
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8

CHỈ
TIÊU
PH
BOD5
COD
DO

SS
NH4+
NO2Coliform

ĐƠN VỊ

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
con/100ml

VỊ TRI VA THỜI GIAN LẤY MẪU
HÒN GAI
CẨM PHẢ
UÔNG BI
Kiệt
Mưa
Kiệt
Mưa
Kiệt
Mưa
7.65
6.82
7.54
7.61
7.31
7.39

52.8
52.7
9.1
13.0
32.75
18.7
68.5
77.4
12.8
18.6
41.5
27.5
0.53
4.86
3.87
2.28
2.75
120
95
450
110
100
85
2.8
5.012
0.044
0.041
3.165
0.063
0.003

0.028
KPHĐ 0.008
1.3
0.071
93.103 95.103 85.103 93.103 95.103 70.103

GIỚI HẠN CHO PHÉP
A
B
C
6-9
20
50

5.5-9
50
100

5-9
100
400

50
0.1

100
1

200
10


5.000

10.000

Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi năm 2002
Ghi chú: KPHĐ là không phá hiện được
Bảng 2.15: Có độ pH trung tính, hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) của nước
thải khu vực Uông Bí, Hòn Gai đã quá giới hạn B nằm trong giới hạn C, còn khu
vực Cẩm Phả đã vượt quá giới hạn C của giá trị giới hạn cho phép nước thải
công nghiệp (TCVN 5945- 1995). Các hàm lượng khác như chất dinh dưỡng
NH4+, NO-ư2, vi sinh là tổng Coliform, hàm lượng ôxy hoà tan đều vượt quá giới
hạn C của giá trị giới hạn cho phép nước thải công nghiệp (TCVN 5945- 1995).
Kết luận chung về nước thải: So sánh kết quả phân tích năm 2000 (bảng
2.14) với kết quả phân tích của năm 2002 (bảng 2.15), thấy rằng hàm lượng các
chỉ tiêu ô nhiễm có sự biến đổi theo thời gian và không gian, biểu hiện ở các chỉ
tiêu phân tích: Độ pH, hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng dinh dưỡng
NH4+, NO-2, chỉ số vi sinh, hàm lượng ôxy hoà tan về mùa kiệt cao hơn mùa lũ.
Và các thông số trên đều vượt quá giới hạn cho phép nước thải công nghiệp
(TCVN 5945- 1995). Như vậy nước thải vùng nghiên cứu có nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước.
Đặc biệt nguồn gây ô nhiễm do quá trình khai thác than. Vì than còn lẫn
với kim loại và các hoá chất, khi gặp không khí, nước mưa chúng bị ôxi hoá tạo
thành các hoá chất như FeS2, FeSO4, H2SO4....Do vậy nước chảy ra từ các vùng
khai thác than thường là nước axit, axit nặng (bảng 2.14).


Chất lượng nước ngầm

Theo báo cáo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm mạch nông: Mẫu

nước được lấy ở một số giếng thuộc khu vực thành phố và thị trấn, các giếng có
độ sâu khoảng từ 20 m đến 50m (bảng 2.16):

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-23-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.16. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG
nước ngầm mạch nông
T
T

VỊ TRI LẤY MẪU
CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

UÔNG BI

HÒN GAI

MÓNG CÁI

Kiệt
7.35

210
19.78
0.002
240

Mưa
Kiệt Mưa
Kiệt Mưa
1 PH
7.73
7.38 7.70
7.28 7.59
2 Độ cứng
mg/l
310
110
300
160
250
3 CL
mg/l
19.78
6.59 12.31
26.37 26.37
4 Sắt
mg/l
0.147
0.085 0.078
0.116 0.143
5 Cặn hoà tan mg/l

320
290
295
360
330
+
7 NH4
mg/l
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
8 Coliform
MPN/100ml 120
80
20
5
7
10
Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi năm 2002
Ghi chú: KPHĐ là không phá hiện được
Kết phân tích chất lượng nước các mẫu (bảng 2.15) cho thấy các chỉ tiêu:
Độ pH, độ cứng, cặn hoà tan, Cl - đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu
chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944-1995). Riêng chỉ tiêu vi sinh quá
giới hạn cho phép, tại khu vực Uông Bí số Coliform 120 MPN/100ml gấp 40
lần giới hạn cho phép, khu vực Hòn Gai số Coliform 20 MPN /100ml gấp 7 lần
giới hạn cho phép và tại khu vực Móng Cái số Coliform 7 MPN /100ml gấp 2,2
lần giới hạn cho phép.
Kết luận về chất lượng nước ngầm: So sánh kết quả phân tích hai mùa của
chất lượng nước ngầm tầng nông (bảng 2.15) với các kết quả nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu Thuỷ lợi cho thấy có sự biến đổi về chất lượng nước ngầm

theo thời gian và không gian. Song đô pH, độ cứng, cặn hoà tan, Cl - đều nằm
trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 59441995). Riêng chỉ tiêu vi sinh đã vượt quá giới hạn cho phép. Như vậy, chất
lượng nước ngầm tầng nông ở Uông Bí, Hòn Gai, Móng Cái có nguy cơ ô nhiễm
gia tăng, bởi tác động của quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nước
thải của các nhà máy, xí nghiệp ngày một nhiều.
2.2. TÀI NGUYÊN SINH THÁI
2.2.1 Hệ sinh thái trên cạn
a. Hệ thực vật
 Rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 209.908 ha, gồm rừng nguyên
sinh, rừng thứ sinh trong đó thân cây cao trung bình 8-20 m và độ che phủ của
rừng hiện nay khoảng 37%. Rừng chủ yếu tập trung ở phía Bắc, nhất là các
huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, Cẩm Phả, Bình Liêu, Đông Triều. Loại cây chủ yếu là
các dạng cây đứng, trong đó có nhiều loại gỗ quý như trai, vấp, gụ, kim giao,
D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-24-


QHBV-TNN SÔNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

sến, trầm hương, lát, thông nhựa... và các loại cây bụi ưa ánh sáng như bồ bồ,
nhân trần, dạ cẩm, chân chim, Kim quy. Rừng trồng chủ yếu là rừng Bạch đàn,
Thông, Quế, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi lao....


Rừng ngập mặn:


Tổng diện tích khoảng 300.000 ha, phân bố chủ yếu ở các vùng thuỷ lợi III,
IV là cửa sông Tổ Chim, Lục Lầm, Tiên Yên, Hà Cối, Quảng Yên. Cây đặc
trưng rừng ngập mặn như Sú, Vẹt, Trang, Mắm. Các loại cây này có rễ chống và
rễ hô hấp, lá dày. Cây con nảy mầm ngay trên quả của cây mẹ, sinh trưởng trong
môi trường ngập mặn.
Vùng ven sông Tổ Chim thuộc loại rừng trung bình, cây Sú, Vẹt cao từ 1,5
m đến 2,5 m, có độ che phủ trên 80%, mật độ cây khoảng 2.300 cây/ha. Càng
xa sông thì mật độ cây thưa hơn khoảng 1.250 cây/ha, độ che phủ khoảng 50%,
cây có độ cao trung bình từ 1m đến 1,2 m.
Khu ven sông Lục Lầm rừng ngập mặn phát triển tốt hơn, cây Sú, Vẹt cao
từ 3m đến 4 m, độ che phủ trên 90%, mật độ cây khoảng 2.500 cây/ha. Càng xa
sông thì mật độ cây thưa hơn khoảng 1.500 cây/ha, có độ che phủ trên 70%. cây
có độ cao từ 2 m đến 3 m. Về phía Bắc, khu ven sông Bắc Luân cây cằn cỗi
hơn, cây có độ cao trung bình từ 1m đến 1,5 m và độ che phủ khoảng 50-60%.


Hệ sinh thái nông nghiệp:

Hệ sinh thái nông nghiệp phân bố trên ba vùng đồng bằng, trung du và miền
núi:
* Tại vùng đồng bằng chủ yếu hệ sinh thái nông nghiệp là:
- Về cây trồng:Cây lương thực chủ đạo là lúa, ngô, khoai, cây công nghiệp
ngắn ngày là đậu, lạc, vừng, cây ăn quả là nhãn, vải, cam, quýt.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi lợn thịt giữ vai trò chủ đạo.
* Tại vùng trung du chủ yếu hệ sinh thái nông nghiệp là:
- Về cây trồng : Cây lương thực chủ đạo là ngô, khoai, sắn, cây công
nghiệp ngắn ngày là đậu, lạc, vừng, cây công nghiệp dài ngày là cây chè,
cây ăn quả là nhãn, vải, cam, quýt.
- Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò
* Tại vùng miền núi chủ yếu hệ sinh thái nông nghiệp là:

- Trồng trọt: Cây trồng chủ đạo về lương thực là Ngô, khoai, sắn, cây công
nghiệp lâu năm có cây quế phát triển rất tốt, cây ăn quả là nhãn, vải, cam,
quýt..
- Chăn nuôi: Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò

D:\MT\Hoa\Quang Ninh\baocao DTM.doc

-25-


×