Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích và bình luận về cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước
và cũng là chế định quan trọng trong tư pháp quốc tế. Về nguyên tắc, các quan
hệ nảy sinh trong phạm vi quốc gia nào thì do pháp luật của quốc gia đó điều
chỉnh. Tuy nhiên trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng phát
triển thì nhiều quan hệ về thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ
thống pháp luật một nước. Đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi.
Xuất phát từ quyền dân tộc tự quyết cũng như các điều kiện về kinh tế,
văn hóa, xã hội khác nhau mà mỗi quốc gia đều có một hệ thống nội luật
riêng. Việc xung đột pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là
một hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế. Thừa kế theo luật cũng là một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, theo đó sự xung đột trong quan hệ thừa
kế này cũng khơng phải là ngoại lệ. Từ nhu cầu tìm hiểu về pháp luật về thừa
kế theo luật có yếu tố nước ngoài, trong bài tiểu luận lần này em xin chọn đề
tài: “Phân tích và bình luận về cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp
luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp
luật Việt Nam.”
Vì thời gian làm bài cũng như hiểu biết cịn hạn chế. Bài làm khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cơ giáo thơng cảm và có những
góp ý, bồ sung để bài viết thêm phần hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
1


2



1.

VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

1.1

TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Khái niệm về thừa kế
Quan hệ thừa kế là quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế và xã hội sâu
sắc, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Trong dân sự, vấn đề thừa kế được đặt ra khi người
có tài sản chết, khi đó những người cịn sống có quyền được thừa hưởng di sản
mà người đã khuất để lại. Như vậy, thừa kế được hiểu hiểu là sự dịch chuyển
tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp
luật
Theo điều 609 BLDS 2015 “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;
hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Thừa kế được chia làm hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật. Tuy nhiên trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của cá
nhân, vấn đề thừa kế theo di chúc sẽ được ưu tiên giải quyết. Chỉ trong trường
hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc khơng hợp pháp thì di sản
mới được chia theo quy định của pháp luật.
Quan hệ thừa kế bao gồm các quan hệ thừa kế có yếu tố trong nước
cùng các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi. Quan hệ thừa kế có yếu tố

1.2







nước ngoài (yếu tố quốc tế) là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Thế nào là thừa kế có yếu tố nước ngoài
Để được coi là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi thì quan hệ thừa kế
phải đáp ứng ít nhất một trong ba yếu tố sau:
Về mặt chủ thể: Các bên tham gia quan hệ thừa kế (người để lại di sản thừa kế
và người thừa kế) không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú (trụ sở);
Về mặt khách thể: Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản đang ở nước
ngoài;
Về sự kiện pháp lý: Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
thừa kế xảy ra ở nước ngồi: ví dụ di chúc được lập ở nước ngoài, việc mở

1.3

thừa kế xảy ra ở nước ngoài;
Xung đột pháp luật về thừa kế
3


Pháp luật thừa kế ở mỗi quốc gia có nhiều điểm khác nhau, bởi sự
không tương đồng về chế độ sở hữu, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, về
phong tục tập quán, về vị trí địa lý, về lịch sử, tôn giáo.... Sự khác nhau này
thường xuất hiện từ trong các nguyên tắc hưởng thừa kế, nội dung quyền thừa
kế, cho đến các qui định cụ thể về diện và hàng thừa kế, tính hợp pháp của di
chúc... Trong khi quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến
hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, hầu hết các quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngồi, ở những mức độ khác nhau thường làm phát

sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Xung đột pháp luật thừa kế là hiện tượng hai
hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một
2.

quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi trong tư pháp quốc tế.
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trước ngày Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản như: Quyết
định 122/CP ngày 24/5/1997 của Hội đồng chính phủ về chính sách đối với
người ngồi cư trú và sinh sống tại Việt Nam, Pháp lệnh về thừa kế ngày
30/8/1990, Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị,...“Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời
kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định
chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với
những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài”(1)
Điều 8 Quyết định 122/CP quy định: “Ngoại kiều được quyền thừa kế
tài sản theo pháp luật Việt Nam”.
Điều 37 Pháp lệnh về thừa kế quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngồi đối với tài
sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam,
điều ước quốc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”.

4


Điều 21 Nghị định số 60: “Chủ sở hữu là cá nhân nước ngồi định cư ở
Việt Nam có quyền sử dụng, bán, tặng cho, để thừa kế nhà ở theo quy định của
pháp luật Việt Nam…”.

Từ ngày BLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế
còn để trống”.(2) Tại phần thứ bảy (Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi) của
BLDS 1995 khơng có bất kì một điều khoản nào quy định về việc giải quyết
xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngồi, nhưng thơng qua quy định tại Điều
14 (nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật), Điều 15 (khoản 3,4), cũng như
Điều 826, 827 của BLDS 1995, các quy định của chế định thừa kế trong
BLDS 1995 cũng được áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi
ngồi. Tuy nhiên, việc áp dụng như vậy không phải là giải pháp thuyết phục
và minh bạch cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Hiện nay ở Việt Nam, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi chịu sự
điều chỉnh của khá nhiều văn bản với các quy định nằm rải rác trong pháp luật
Việt Nam: Điều 663, 680, 681 Bộ luật dân sự năm 2015; Nghị định số
138/2006/NĐCP và trong các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết
với các nước ghi nhận các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất để điều
2.1

chỉnh quan hệ thừa kế phát sinh giữa công dân hai nước ký kết.
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế
Cơ sở pháp lý: Điều 680 và 681 Bộ luật dân sự 2015
Về nguyên tắc chung: nhà nước đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về
quyền thừa kế mọi cá nhân (kể cả nước ngồi) đều có quyền thừa kế và để lại
di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

2.2

Thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật (người chết không để lại di
chúc, di chúc không hợp pháp, không để lại di chúc với một phần tài sản hoặc
di chúc không hợp pháp một phần), việc thừa kế theo pháp luật phải "được

xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
ngay trước khi chết" (khoản 1 Điều 680 BLDS 2015). Tức là, hệ thuộc luật
5


quốc tịch được lựa chọn để giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật. Như
vậy, việc xác định người thừa kế, hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di sản
thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế
được thực hiện theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc
tịch trước khi chết.
Về vấn đề thừa kế đối với bất động sản, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản, cụ thể:
“Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Cần lưu ý rằng, quyền thừa kế gồm quyền để lại di sản thừa kế và quyền
nhận thừa kế. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì việc người
có quyền nhận thừa kế có được nhận hay khơng cịn phụ thuộc vào pháp luật
nước nơi có bất động sản. Có nước chấp nhận quyền sở hữu bất động sản của
người nước ngồi nhưng có nước hạn chế chấp nhận. Có nước cơng nhận
quyền sở hữu cá nhân đối với đất đai. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
cho người thừa kế, thơng thường, các nước theo chế độ sở hữu toàn dân (sở
hữu nhà nước) đối với đất đai, hoặc chế độ hạn chế quyền sở hữu bất động sản
của người nước ngoài có những quy định cho phép người nhận thừa kế hưởng
giá trị của di sản. Pháp luật Việt Nam cho phép Việt kiều được mua nhà tại
Việt Nam, sau khi họ chết, những người thừa kế nếu là người Việt Nam sinh
sống tại Việt Nam, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối
tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được quyền sở hữu, đứng tên trong
giấy chứng nhận nhưng nếu không phải là đối tượng được quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam sẽ chỉ nhận giá trị của ngơi nhà đó (có quyền định đoạt, chuyển

2.3

nhượng, có quyền bán để hưởng giá trị tài sản).
Thừa kế theo di chúc
Di chúc thể hiện quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tài
sản của mình. Khi giao lưu kinh tế ngày càng phát triển thì việc sở hữu tài sản
6


ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề thừa kế di chúc có yếu tố
nước ngồi từ đó cũng được đặt ra.
Khoản 1 điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Năng lực lập di
chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà
người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di
chúc.”
Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định hệ thuộc luật quốc tịch
để giải quyết XĐPL về năng lực lập di chúc. Quy định này phù hợp với việc
xác định pháp luật áp dụng đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân và
phù hợp với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết.
Về hình thức của di chúc được quy định tại khoản 2 Điều 681 BLDS
2015 như sau: “Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước
nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt
Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại
thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc
hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
Khác với nguyên tắc áp dụng luật đối với việc xác định năng lực lập,
thay đổi và hủy bỏ di chúc, hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố

nước ngồi khơng căn cứ vào quốc tịch của người lập di chúc mà căn cứ vào
lãnh thổ nơi người để lại di sản lập di chúc. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi
nhiều quốc gia quy định di chúc có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, do đó cần phải tuân theo các quy định của quốc gia nơi
lập di chúc về hình thức của di chúc.
Trên thực tế có nhiều trường hợp di chúc do người nước ngoài lập tại
Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức nhưng
khơng phù hợp với pháp luật của nước nơi người đó cư trú hoặc có di sản. Do
đó, khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 đã điều chỉnh theo hướng:
Hình thức di chúc được xem là hợp pháp tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp
luật của nước nơi lập di chúc cư trú hoặc có quốc tịch hoặc phù hợp với pháp
7


luật của nước mà người để lại di sản có nơi cư trú hoặc của nước có di sản
thừa kế là bất động sản.
Việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp
luật của nước ta khơng có các quy định cấm mà trên thực tế Nhà nước cho
phép và bảo hộ. Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở
nước ngoài, khoản 2 và khoản 5 Điều 638 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công
chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực:
“2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của
người chỉ huy phương tiện đó.
5. Di chúc của cơng dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận
3.

của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.”
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRÊN CƠ SỞ
CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

Để giải quyết vấn đề xung đột về pháp luật thừa kế, Việt Nam đã tiến
hành kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Tính đến năm 2006,
Việt Nam đã kí 14 Hiệp định tương trợ tư pháp giải quyết các quan hệ phát
sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình giữa cơng dân, pháp nhân
Việt Nam với cơng dân, pháp nhân tham gia kí kết cùng. Có thể nói rằng,
trong các Hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngồi đã được cụ thể
hóa thành một hệ thống các quy phạm pháp luật khá đầy đủ, điều chỉnh kịp
thời các quan hệ thừa kế phát sinh giữa các bên hữu quan.
Nguyên tắc chủ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp
định này là ngun tắc bình đẳng giữa cơng dân các bên trong quan hệ thừa
kế. Cụ thể là: Công dân nước kí kết này bình đẳng với cơng dân nước kí kết
kia trong việc lập hoặc hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền
cần thực hiện ở nước kí kết kia, cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc
các quyền theo cùng những điều kiện mà nước kí kết kia dành cho cơng dân
nước mình vv...
Cùng với các quy định trong hiệp định lãnh sự, các hiệp định tương trợ
tư pháp mà nước ta đã kí kết cũng đưa ra thêm nhiều quy phạm thực chất
8


thống nhất nhằm bảo hộ quyền thừa kế và tài sản thừa kế của công dân các
nước hữu quan, song, điểm quan trọng nhất của chúng là đã ghi nhận các quy
phạm xung đột nhằm giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.
3.1 Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế
Theo các hiệp định này, dấu hiệu quốc tịch của người để lại di sản và
dấu hiệu nơi có tài sản thừa kế được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về
thừa kế. Các dấu hiệu này được ghi nhận tại Điều 47 Hiệp định với Đức; Điều
38 Hiệp định với Liên xô cũ; Điều 38 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 37 Hiệp
định với Cu Ba; Điều 46 Hiệp định với Hungari; Điều 36 Hiệp định với
Bungari; Điều 43 Hiệp định với Ba Lan, cụ thể như sau:

-

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của

-

nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết;
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan
tư pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế.
Ngoài ra trong các hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định quy tắc
thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận, tức là cơ quan tư pháp
của nước ký kết này sẽ có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế toàn bộ động
sản của công dân nước ký kết kia để lại theo yêu cầu của người có quyền thừa
kế (theo luật hoặc theo di chúc), khi tất cả những người này có quyền thừa kế
chấp thuận thẩm quyền đó của cơ quan tư pháp này.

3.2

Xác định luật áp dụng để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật thừa kế
Vấn đề thừa kế theo pháp luật trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà
Việt Nam đã kí kết chia làm hai trường hợp: Đối với động sản và đối với bất
động sản.
Theo các quy định tại Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam và Đức; Điều 35 Hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Séc; Điều 34
Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định giưa Việt Nam và
Bungari; Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Hungari thì quyền thừa kế theo
pháp luật được xác định đối với từng loại tài sản cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là động sản: Quyền thừa kế được xác định theo pháp
luật nước kí kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết.
9



- Đối với tài sản bất động sản: Quyền thừa kế được xác định theo pháp
luật của nước kí kết nơi có bất động sản.
Nhìn chung, trong việc phân biệt động sản và bất động sản, các hiệp
định này ghi nhận nguyên tắc: Pháp luật của nước kí kết nơi có tài sản thừa kế
là pháp luật được áp dụng. Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt
Nam, pháp luật Việt nam sẽ được áp dụng để xác định loại tài sản là động sản
hay bất động sản.Nếu tài sản nằm ở nước ngoài hữu quan thì áp dụng pháp
luật nước đó.
Đối với các điều ước quốc tế đa phương, luật được áp dụng để điều
chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi kể cả đối với di sản là động
sản hay bất động sản đều là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, cụ
thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế (Công ước Lahaye).
Ngoài ra, các hiệp định tương trợ tư pháp khác mà Việt Nam đã kí với
Nga, Hàn Quốc, Mơng Cổ…đều quy định các quy phạm xung đột dẫn chiếu
3.3

đến hệ thống pháp luật một cách thống nhất.
Xung đột pháp luật về định danh tài sản
Các hiệp định đều quy định: việc phân biệt tài sản là động sản hay bất
động sản sẽ theo pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế.
Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt
Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất động sản. Nếu tài sản thừa
kết nằm ở nước ngồi hữu quan thì áp dụng pháp luật của nước đó.

4.

VẤN ĐỀ VỀ DI SẢN KHƠNG NGƯỜI THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP
QUỐC TẾ

Di sản khơng có người thừa kế là khơng có người hưởng số di sản mà
người đó để lại. Ở một số nước như Nga, Hunggari, Tây Ban Nha, Italia… nhà
nước hưởng một số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Ở một số nước
khác như Anh, Mỹ, Pháp nhà nước hưởng số di sản như là tài sản vô chủ trên
cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vơ chủ đó.
Theo luật thực chất về thừa kế của hầu hết các nước trên thế giới trong
đó có Việt Nam, đối với trường hợp trên thì di sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.
Cụ thể, Điều 622 BLDS 2015 quy định: “Trong trường hợp khơng có người
10


thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được hưởng quyền
di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản cịn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về
tài sản mà khơng có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Quy định này
cho thấy quan điểm thống nhất của nhà nước ta, đó là: quyền của Nhà nước
hưởng số di sản vì lý do nào đó mà khơng có người thừa kế do cơng dân Việt
Nam để lại là quyền dân sự, quyền thừa kế của Nhà nước Việt Nam. Đồng
thời, Nhà nước Việt Nam khơng chỉ có quyền thừa kế đối với các di sản không
người thừa kế do công dân Việt Nam để lại trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối
với cả các di sản của công dân Việt Nam khi chết đi để lại ở nước ngoài. Trong
mọi trường hợp, khi quy phạm xung đột của pháp luật nước ngoài dẫn chiếu
đến áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh các quan hệ thừa kế thì số di
sản này phải thuộc về Nhà nước Việt Nam, kể cả những trường hợp pháp luật
của nước nơi công dân Việt Nam chết hoặc nơi có di sản thừa kế đó quy định
khác.
Ngoài các quy định của pháp luật quốc gia, vấn đề “di sản khơng người
thừa kế” cịn được giải quyết thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp trong
các lĩnh vực dân sự, hơn nhân – gia đình và hình sự mà Việt Nam đã ký kết
với nước ngồi. Có thể thấy, các hiệp định này có chứa những quy phạm thực
chất thống nhất, trực tiếp giải quyết vấn đề “di sản không người thừa kế” mà

không phải thông qua bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Do đó, việc tham gia ký
kết các hiệp định sẽ giúp các quốc gia dễ dàng, thuận tiện hơn trong quá trình
giải quyết vấn đề trên.
Trong 7 hiệp định Việt Nam ký kết với Đức, Nga, Séc, Cu Ba, Hungari,
Bungari, Ba Lan đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết
mà khơng cịn nước nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước ký kết
mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thuộc về
nước ký kết nơi có bất động sản. Như vậy, nếu cơng dân Việt Nam chết trên
lãnh thổ một trong bảy nước này và nếu luật được áp dụng để điều chỉnh quan
hệ thừa kế xác định rằng, di sản do công dân Việt Nam để lại khơng cịn người
thừa kế thì giải quyết như sau: các di sản là động sản chuyển giao cho Nhà
11


nước Việt Nam, các di sản là bất động sản chuyển giao cho Nhà nước nơi có
5.

bất động sản.
THỰC TIỄN VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA
KẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trong những năm qua, số lượng người nước ngoài sinh sống và làm
việc tại Việt Nam ngày càng nhiều và người Việt Nam làm ăn tại nước ngoài
cũng ngày càng tăng, do vậy vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngồi ln được
đặt ra đối với hệ thống pháp luật nước ta.
Từ năm 2008 đến năm 2010 số lượng các việc về thừa kế có yếu tố
nước ngồi tăng giảm khơng đồng đều. Năm 2008 tổng số vụ việc thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngồi là 55, trong đó: giải quết 20 vụ việc và
cịn lại là 35 vụ việc khơng được giải quyết. Trong 20 vụ việc được giải quyết
có 10 vụ việc bị đình chỉ, 5 vụ việc ủy thác tư pháp, 3 việc được công nhận, 2
vụ việc đưa ra xét xử. Năm 2009 có 47 vụ việc, trong đó có 15 vụ việc được

giải quyết, cịn lại 35 vụ việc. trong 15 vụ việc được giải quyết thì có 7 vụ việc
đình chỉ, 3 vụ việc ủy thác tư pháp, 2 vụ việc đưa ra xét xử, 3 vụ việc công
nhận. Năm 2010 tổng số là 53 vụ việc, trong đó giải quyết là 19 và cịn lại là
34 vụ việc. Trong 19 vụ việc được giải quyết thì đình chỉ 13, ủy thác tư pháp
5, đưa ra xét xử
Như vậy, trong những năm qua vấn đề giải quyết các vụ việc về thừa kế
có yếu tố nước ngồi ở nước ta giải quyết chưa được triệt để, vấn đề ủy thác tư
pháp ln được đặt ra. Các tịa án áp dụng pháp luật cịn nhiều thiếu sót và
vướng mắc, số lượng vụ việc được giải quyết ngày càng tăng, trong cùng một
vụ việc nhưng phải giải quyết nhiều lần và các bản án có hiệu lực pháp luật rồi

6.
6.1

nhưng bị đình chỉ.
PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
Những điểm hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về vấn đề thừa kế có yếu tố



nước ngồi
Về hệ thống và cấu trúc pháp luật: Các quy định của pháp luật Việt Nam về
giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước
ngồi được ghi nhận chủ yếu trong Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 và
12


Điều 12 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP. Mặc dù Điều 12 Nghị định số
138/2006/NĐ- CP đã có sự giải thích làm sáng rõ quan hệ thừa kế theo luật có
yếu tố nước ngoài mà Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng vẫn cịn có

sự chưa thống nhất trong cấu trúc các điều luật này.
Thứ nhất về thuật ngữ pháp lý: khoản 1 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm
2005 quy định: “Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước
mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Trong nội dung
điều khoản trên, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ: “di sản thừa kế”. Theo đó, sẽ
rất nhiều người lầm tưởng rằng di sản thừa kề là toàn bộ động sản và bất động
sản trong khối tài sản mà người chết để lại. Tuy nhiên, khoản này thường
được áp dụng đối với di sản thừa kế là động sản. Do đó, sẽ dẫn tới tình trạng
lầm tưởng rằng nhà làm luật quy định phương pháp chọn luật để giải quyết
xung đột trong khoản 1, nhưng thực chất lại đưa ra căn cứ xác lập quyền thừa
kế đối với động sản. Ở khoản 2 Điều 767 quy định: “Quyền thừa kế đối với
bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
Theo ý đồ của nhà làm luật thì khoản 1 sẽ quy định phương pháp chọn luật để
giải quyết xung đột, sau đó khoản 2 sẽ quy định trường hợp ngoại lệ của
phương pháp này, tức là sử dụng phương pháp loại trừ. Chính việc quy định
như vậy, nhiều người khi đọc điều luật này sẽ hiểu rằng: đối với bất động sản
thì áp dụng khoản 1 hay khoản 2 đều được. Đây chính là điểm không thống
nhất trong cách quy định pháp luật. Một điểm không thống nhất nữa trong việc
sử dụng thuật ngữ pháp lý đó là bất đồng trong cách hiểu giữa khoản 2 và
khoản 3, khoản 4 Điều 767 này. Khoản 2 sử dụng thuật ngữ “Quyền thừa kế
đối với bất động sản”, tức là đề cập tới một quyền năng của chủ thể (quyền
năng này không phải là tài sản mà chỉ là cách thức lựa chọn thừa kế: nhận
hoặc khơng nhận). Trong khi đó, khoản 3 và khoản 4 Điều luật này lại sử dụng
thuật ngữ: “Di sản không có người thừa kế” với ngữ nghĩa là một tài sản chứ
không phải nghĩa như là thuật ngữ quyền thừa kế như ở khoản 2.
13


Thứ hai, về cấu trúc các điều khoản: Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005
chia thành 4 khoản (3). Theo cấu trúc trên, Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005

trình bày khá lộn xộn. So khoản 1 với khoản 2 thì ưu tiên quy định đối với di
sản là động sản trước; So khoản 3 với khoản 4 thì lại ưu tiên quy định đối với
di sản là bất động sản trước mà khơng theo tính hệ thống nào. Có thể tách
riêng quy định về giải quyết di sản khơng có người thừa kế thành một điều
luật độc lập hoặc gộp nội dung các phần lại với nhau theo tiêu chí động sản
hoặc bất động sản. Nội dung quy định của luật tại khoản 1, khoản 2 so với
khoản 3, khoản 4 của Điều 767 chưa có sự liên quan và hướng tới quy định
những phạm vi, hướng tới những mục đích khách nhau khác nhau trong vấn đề
thừa kế pháp luật có yếu tố nước ngồi. Cụ thể, nếu quy định tại khoản 1,
khoản 2 cho thấy sự chỉ dẫn về luật áp dụng trong chia di sản thừa kế thì
khoản 3, khoản 4 quy định về chủ thể được hưởng quyền thừa kế.


Về nội dung pháp luật: Theo Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì khi di
sản là bất động sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam điều chỉnh, cịn ở nước
ngồi thì pháp luật nước ngồi điều chỉnh. Theo đó, vấn đề thừa kế này sẽ do
pháp luật quốc gia mà người để lại di sản điều chỉnh. Chúng ta nhận thấy, quy
định này khá hợp lý bởi vì xuất phát từ tính chất chủ quyền, khơng được bất kì
một quốc gia nào có quyền xâm phạm, can thiệp vào lãnh thổ, chủ quyền của
quốc gia khác. Điều này phù hợp với thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng có
nhược điểm cơ bản, đó là buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và
bất động sản trong khi đó “các phạm trù động sản và bất động sản không phải
đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên
thế giới”

(4)

. Sự khác nhau về khái niệm “động sản” và “bất động sản” trong

pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định

danh, xung đột khái niệm pháp lý hay còn được gọi là xung đột kín. Điều này
gây khó khăn cho việc giải quyết xung đột về thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngồi và có thể gây thiệt hại cho cơng dân Việt Nam có bất động sản ở
nước ngồi.
14


6.2

Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 theo
hướng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước
ngoài
Về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, Bộ luật dân sự 2015
khơng có thay đổi gì nhiều so với Bộ luật dân sự 2005. Một số điểm thay đổi
đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 680 quy định: “Việc thực hiện quyền thừa kế
đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động
sản đó”. Điều này đã khắc phục được hạn chế đã nêu ở trên của Bộ luật dân sự
2005, trong việc xác định hệ thuộc luật áp dụng đối với động sản và bất động
sản. Trong đó, khoản 1 điều này đưa ra cách thức giải quyết xung đột nói
chung thì khoản 2 đề cập đến trường hợp ngoại lệ đối với tài sản là bất động
sản.
Thứ hai, năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác
định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm
lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc, thay vì theo pháp luật của nước mà người
lập di chúc là công dân như BLDS 2005.
Thứ ba, Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về hình thức của di chúc
như sau: “Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi
di chúc được lập”. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam
nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau:

+ Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại
thời điểm người lập di chúc chết.
+ Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc
hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.
+ Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản
Có thể thấy, nếu như ở Bộ luật dân sự 2005, chỉ quy định hình thức di
chúc phải phù hợp với pháp luật Việt Nam thì những quy định của Bộ luật dân
sự 2015 là hoàn phù hợp với thực tiễn. Bởi trong nhiều trường hợp, di chúc do
người nước ngoài lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt
15


Nam về hình thức nhưng khơng phù hợp với pháp luật của nước nơi người đó
cư trú hoặc có di sản.
Thứ tư, Điều 767 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với di sản không
người thừa kế nếu là bất động sản thì thuộc về nhà nước nơi có bất động sản
đó. Cịn nếu là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc
tịch trước khi chết. Tuy nhiên, đến Bộ luật dân sự 2015 thì khơng cịn đề cập
đến vấn đề này nữa.
Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 đã phần nào khắc phục những
hạn chế của Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, sự thay đổi này là chưa đáng kể
và cần một hướng hoàn thiện pháp luật đồng bộ hơn



6.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết xung đột pháp
luật về thừa kế
Thứ nhất, xây dựng, thực thi phù hợp chế độ đãi ngộ như cơng dân với
người nước ngồi tại Việt Nam.
Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền
cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật”
Một trong những yêu cầu của phương hướng hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi là bảo đảm cho
người nước ngoài được hưởng các quyền và lợi ích ngang bằng với công dân
Việt Nam trên cơ sở chế độ đãi ngộ như cơng dân, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt
đối xử giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi trong các quan hệ dân
sự nói chung. Như vậy, về nguyên tắc, trong quan hệ thừa kế, người nước
ngồi có quyền thừa kế bình đẳng như cơng dân Việt Nam.Việc áp dụng cho
người nước ngồi chế độ đãi ngộ như cơng dân tạo cơ hội bình đẳng cho họ
trong các giao lưu dân sự tại Việt Nam với nhau hoặc với công dân Việt
Nam.Đồng thời hạn chế đc việc các nước có thể áp dụng sự phân biệt đối xử
với công dân Việt Nam khi tham gia quan hệ dân sự với nhau hoặc với người
nước ngồi tại nước đó.
16




Thứ hai, đơn giản hóa nhằm đảm bảo việc dễ dàng thực hiện pháp luật.
Cần phải đẩy mạnh việc tạo ra một hành lang pháp lý năng động, phù
hợp với thơng lệ quốc tế, nhằm ổn định hóa và hỗ trợ, khuyến khích các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi phát triển, tạo cơ sở để Tịa án và các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố
nước ngoài phát sinh. Để đáp ứng yêu cầu này, cần tiến hành rà soát một cách
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngồi, tìm ra những tồn tại, bất cập trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.




Thứ ba, nâng các hiệu quả của việc áp dụng các quy định của Điều ước
quốc tế, Tập quán quốc tế và pháp luật nước ngồi.
Trình độ năng lực áp dụng pháp luật nước ngồi của thẩm phán Tịa án
cịn nhiều hạn chế khi xét xử các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi. Do
khơng am hiểu về pháp lt, nhất là về xung đột pháp luật, cũng như không
hiểu được nội dung pháp luật nước ngoài, cho nên thẩm phán khơng thể áp
dụng pháp luật nước ngồi trong khi xét xử. Điều này vơ hình chung đã làm
cho các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngồi
trở nên hình thức, khơng được thực hiện được trong thực tiễn.
Do đó, việc hồn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực xét xử của Tòa án
trong việc áp dụng pháp luật và điều ước quốc tế, kể cả pháp luật nước ngồi,
để giải quyết tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài.



Thứ tư, tăng cường ký kết các Điều ước quốc tế, tham gia đàm phán, trao
đổi, thương lượng để ký kết các điều ước song phương và đa phương.
Việc ký kết các điều ước quốc tế tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải
quyết tranh chấp dễ dàng và không tốn kém về thời gian.

17


KẾT LUẬN
Tóm lại, thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự
truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy
định của pháp luật. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan
hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc

gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi. Về quan hệ thừa kế,
pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài phân biệt thừa kế theo
pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay giải quyết vấn đề về thừa kế theo
pháp luật còn thiếu nhưng những quy định này tương đối theo kịp với một số
nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu xây dựng một văn bản cụ thể về quy
định giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật vẫn là cần thiết.
Cần đẩy mạnh việc giao lưu giữa các quốc gia và xúc tiến hoạt động tương trợ
tư pháp để việc áp dụng pháp luật không chỉ trong khn khổ các điều ước mà
cịn hữu ích trên thực tế.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) (2) Đoàn Năng, Vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột
hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 11/1998, tr. 50 và 51; Đoàn Năng, Một số vấn
đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr. 226.
(3) Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư
pháp quốc; Tạp chí Khoa học Pháp lý số 2/2003, tác giả Đỗ Văn Đại.
(4) Bàn về những xung đột pháp luật về thừa kế, Tác giả Bá Sơn
-Website: vietnamese-law-consultancy.com;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2009.
6. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế,
Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.
7. Quyền lựa chọn pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam, PGS.TS
Đỗ Văn Đại –Trưởng Khoa Luật dân sự- Đại học Luật TP.HCM
8. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế- lý luận và thực tiễn tại Việt

Nam; Luận văn thạc sĩ luật học, Trịnh Thị Ngọc Dự, năm 2012.
9. Một số hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước Séc,
Cuba, Bungari...
10. Bộ luật dân sự 2015, NXB Chính trị quốc gia, năm 2015
11. Bộ luật dân sự 2005, NXB Lao động, năm 2014
12. Các trang web:
www.moj.gov.com.vn
www.thuvienphapluat.com.vn
www.hcmulaw.com.vn
19



×