Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phần II trắc nghiệm lý thuyết đại cương và vô cơ 3 tốc độ phản ứng cân bằng hóa học image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.59 KB, 13 trang )

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC
Câu 1. Giữa muối đicromat  Cr2 O72  , có màu đỏ da cam, và muối cromat  CrO 24  , có màu vàng tươi, có
 2CrO24  2H 
sự cân bằng trong dung dịch nước như sau: Cr2 O27  H 2 O 
 maøu vaøng 

 maøu da cam 

Nếu lấy ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat  K 2 Cr2 O7  , cho từ từ dung dịch xút vào ống nghiệm
trên thì sẽ có hiện tượng gì?
A. Thấy màu đỏ da cam nhạt dần do có sự pha loãng của dung dịch xút
B. Không thấy có hiện tượng gì lạ, vì không có xảy ra phản ứng
C. Hóa chất trong ống nghiệm nhiều dần, màu dung dịch trong ống nghiệm không đổi
D. Dung dịch chuyển dần sang màu vàng tươi
 2SO3  k 
Câu 2. Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2  k   O2  k  

Khi nồng độ của SO2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận thay đổi như thế nào:
A. Tăng 3 lần

B. Tăng 6 lần

C. Tăng 9 lần

D. Giảm 4 lần

Câu 3. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm chuyển dịch cân bằng.
B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm thay đổi hằng số cân bằng.
C. Sự thay đổi nhiệt độ phản ứng làm thay đổi hằng số cân bằng.
D. Sự thay đổi nhiệt độ phản ứng làm chuyển dịch cân bằng khi phản ứng thu hoặc tỏa nhiệt.




 H   HSO3. . Khi thêm vào dung dịch một ít muối NaHSO4
Câu 4. Cho cân bằng sau: SO 2  H 2 O 

(không làm thay đổi thể tích) thì cân bằng trên sẽ:
A. không xác định.

B. không chuyển dịch theo chiều nào.

C. chuyển dịch theo chiều nghịch.

D. chuyển dịch theo chiều thuận.

Câu 5. Cho các cân bằng sau:

 H 2  I2 ;
(I) 2HI k  

k
k


 CaO  CO 2 ( k ) ;
(II) CaCO3 r  

r


 Fe  CO ;

(III) FeO r   CO k  

2 k 
r


 2SO ;
(IV) 2SO 2 k   O 2 k  

3 k 


 2NH 3( k ) ;
(V) N 2 k   3H 2 k  



 COCl ;
(VI) CO k   Cl2 k  

2 k 

Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là
A. 0.

B. 3.

C. 2.

D. 1.


Câu 6. Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyên hóa lẫn nhau theo một cân
 Cr2 O72  H 2 O
bằng: 2CrO 24  2H  
Chất nào sau đây khi thêm vào, làm cân bằng phản ứng chắc chắn chuyển dịch theo chiều thuận?
A. dung dịch NaHCO3

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch CH3COOK D. dung dịch NaHSO4

Câu 7. Khi nhiệt độ tăng lên 10°C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc
độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 20°C lên 50°C.
B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ từ 20°C lên 50°C.
Trang 1


C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 20°C lên 50°C.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 20°C lên 50°C.

 2SO3 k 
Câu 8. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO 2  O 2 

H  0

Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2

B. Tăng nồng độ của O2


C. Tăng nhiệt độ lên rất cao

D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp

Câu 9. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch

 2NH 3(k )
Câu 10: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N 2(k )  3H 2(k ) 

H  0

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải:
A. Giảm nhiệt độ và áp suất

B. Tăng nhiệt độ và áp suất

C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất

 2HF(k ) H  0
Câu 11. Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H 2(k )  F2(k ) 
Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A. Thay đổi áp suất


B. Thay đổi nhiệt độ

C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2

D. Thay đổi nồng độ khí HF

 2HI k 
Câu 12. Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H 2 k   I 2 k  
Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là:

 2HI
A. K C 
 H 2  . I 2 

 H  . I 2 
B. K C  2
2  HI 

 HI
C. K C 
 H 2  . I 2 
2

D. K C 

 H 2  . I 2 
2
 HI

Câu 13. Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng: A2 + B2 → 2AB được tính theo biểu thức: V = k

[A2][B2]. Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên?
A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời
gian.
B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng
C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác.
Câu 14. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào phù hợp với một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái
cân bằng?
A. Phản ứng thuận đã kết thúc
B. Phản ứng nghịch đã kết thúc
C. Cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc
D. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
Câu 15. Định nghĩa nào sau đây là đúng
Trang 2


A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
B. Chất xúc tác là chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
D. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng
Câu 16. Khi cho cùng một lượng Magie vào cốc đựng dung dịch axit HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất
khi dùng Magiê ở dạng:
A. Viên nhỏ

B. Bột mịn, khuấy đều

C. Lá mỏng

D. Thỏi lớn


 HCl, H  0
Câu 17. Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: H 2 (k)  Cl2 (k) 
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng
A. Nhiệt độ

B. Áp suất
C. Nồng độ H2

 C(k )  D(k ) ở trạng thái cân bằng.
Câu 18. Cho phản ứng: A (k )  B(k ) 


D. Nồng độ Cl2

Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, nguyên nhân nào sau đây làm nồng độ khí D tăng?
A. Sự tăng nồng độ khí C

B. Sự giảm nồng độ khí A

C. Sự giảm nồng độ khí B

D. Sự giảm nồng độ khí C

 2Hg(1)  O 2 (k), H  0
Câu 19. Cho phản ứng thuận nghịch: 2HgO(r) 
Để thu được lượng oxi lớn nhất cần phải:
A. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất cao
B. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất thấp
C. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp
D. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, áp suất cao

Câu 20. Cho một cục đá vôi nặng lg vào dung dịch HCl 2M, ở nhiệt độ 25°C. Biến đổi nào sau đây không
làm bọt khí thoát ra mạnh hơn?
A. Tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi.

B. Thay cục đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi

C. Thay dung dịch HCl 2M bằng HCl 4M

D. Tăng nhiệt độ lên 50°C

Câu 21. Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hoá học của phản ứng:
 2HBr k 
H 2 k   Br2 k  
A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

C. Phản ứng trở thành một chiều

D. Cân bằng không thay đổi

Câu 22. Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất:

 2H 2 O  k 
A. 2H 2  k   O 2  k  

 2SO 2 (k)  O 2 (k)
B. 2SO3  k  

 N 2  k   O 2  k 

C. 2NO  k  

 2CO(k)  O 2  k 
D. 2CO 2 (k) 

Câu 23. Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín:

 2CO  k  ; H  172 kJ;
C  r   CO 2  k  


 CO 2  k  +H 2  k  ; H  41 kJ
CO  k   H 2 O  k  



Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau
(giữ nguyên các điều kiện khác)?
Trang 3


(1) Tăng nhiệt độ.

(2) Thêm khí CO2 vào.

(3) Thêm khí H2 vào.

(4) Tăng áp suất.

(5) Dùng chất xúc tác.


(6) Thêm khí CO vào.

B. 2.

C. 4.

A. 5.

D. 3.

Câu 24. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ,
mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện
thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t 3  t 2  t1

B. t 2  t 3  t1

C. t1  t 2  t 3

D. t1  t 2  t 3

Câu 25. Cho các phản ứng sau:

Qua giản đồ trên cho thấy:
A. Phản ứng theo giản đồ (a) và theo giản đồ (b) đều là các phản ứng toả nhiệt
B. Phản ứng theo giản đồ (a) và theo giản đồ (b) đều là các phản ứng thu nhiệt
C. Phản ứng theo giản đồ (a) là phản ứng toả nhiệt; theo giản đồ (b) là phản ứng thu nhiệt
D. Phản ứng theo giản đồ (a) là phản ứng thu nhiệt; theo giản đồ (b) là phản ứng toả nhiệt
Câu 26. Cho các giản đồ năng lượng sau:


Kết luận nào sau đây về giá trị của các nhiệt phản ứng là đúng?
A. H1  0; H 2  0

B. H1  0; H 2  0

C. H1  0; H 2  0

D. H1  0; H 2  0

Câu 27. Cho giản đồ năng lượng sau:

Trang 4


Và cho phương trình nhiệt hóa học: 2Na(r) + Cl2(k) → 2NaCl(r)

H  822, 2kJ 1

Theo giản đồ trên, năng lượng của phản ứng (1)
A. có thể được thể hiện theo giản đồ (a)
B. có thể được thể hiện theo giản đồ (b)
C. có thể được thể hiện theo giản đồ (a) hoặc theo giản đồ (b)
D. không thể thể hiện theo giản đồ (a) hoặc giản đồ (b)
Câu 28. Cho giản đồ năng lượng sau:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi tạo nên 2 mol NaCl từ kim loại Na và khí Cl2, phản
ứng thoát ra 822,2 kJ.
B. Khi tạo nên 1 mol NaCl từ kim loại Na và khí Cl2, phản
ứng thoát ra 411,1 kJ.

C. Khi tạo nên 1 mol NaCl từ kim loại Na và khí Cl2, phản
ứng lấy thêm 411,1 kJ.
D. Đây là phản ứng toả nhiệt.

Câu 29. Cho giản đồ năng lượng sau:
Người ta cho 46g kim loại Na tác dụng với 44,81 khí Cl2
(đktc) thì thu được năng lượng là:
A. H  822, 2kJ

B. H  1644, 4kJ

C. H  411,1kJ

D. H  411,1kJ

Câu 30: Cho một lá sắt nhỏ tác dụng với dung dịch HCl, thấy có khí H2 thoát ra. Thể tích khí H2 thu được
tương ứng với thời gian đo được như sau:
1.Thể tích khí H2 thoát ra mạnh nhất ở khoảng thời gian nào?
A. Từ phút thứ 2 đến phút thứ 3
B. Từ phút thứ 7 đến phút thứ 8
C. Từ phút thứ 1 đến phút thứ 2
D. Cả 3 đáp án đều sai
2. Phản ứng hóa học kết thúc sau thời gian bao lâu?
A. 7 phút

B. 8 phút

C. 3 phút

D. không thể xác định


Câu 31. Khi đưa mẩu Natri nóng đỏ vào đựng khí
Cl2. Người ta thu được khối lượng muối ăn theo thời
gian như sau:
1.Thể tích khí Cl2 tối đa (đktc) phản ứng với Natri là
bao nhiêu?
A. 5,6 lít

B. 33,6 lít

C. 22,4 lít

D. 11,2 lít
Trang 5


2.Hòa tan muối ăn thu được và cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 71,75 gam kết tủa trắng.
Muối ăn đã lấy ở thời điểm?
A. 3 phút

B. 5 phút

C. 4 phút

D. 6 phút


 2N 2 O 4  O 2 ta có đồ thị sau:
Câu 32. Xét phản ứng sau xảy ra trong CCl4 ở 45°C 2N 2 O5 


1. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo O2 (v1) và tính
theo N2O5 (v2) có mối quan hệ như sau:
A. v1 > v2

B. v1 < v2

C. v1 = v2

D. tuỳ lượng phản ứng

2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 184 giây
đầu tiên là
A. 1,36.103

B. 1,16.103

C. 9,1.104

D. 1, 26.104

3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ giây thứ 319 đến giây thứ 526 là:
Vận tốc phản ứng nghịch
A. 1,36.103

B. 1,16.103

C. 9,1.104

D. 1, 26.104


Câu 33. Xét phản ứng thuận nghịch sau:

 HI
H 2 k   I 2 k  

k
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên tốc độ phản ứng thuận
và phản ứng nghịch theo thời gian kể từ khi bắt đầu
tại thời điểm nào phản ứng đạt trạng thái cân bằng:
A. 0 giây

B. 5 giây

C. 10 giây

D. 15 giây

Trang 6


ĐÁP ÁN
1. D

2. C

3. B

4. C

5. B


6. D

7. C

8. B

9. C

10. D

11. A

12. C

13. B

14. D

15. C

16. D

17. A

18. D

19. B

20. A


21. D

22. A

23. D

24. A

25. C

26. A

27. A

28. C

29. A

30. A; A

31. D;C

32.C;A; B

33. C
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đáp án D
CHEMTip

Với những câu hỏi liên quan đến sự thay đổi màu dung dịch có chứa Cr2 O72 và CrO 24 , nhiều bạn thường
hay nhầm lẫn màu của hai ion này, tuy nhiên các bạn có thể ghi nhớ theo “mẹo” sau: lon Cr2 O72 có 2
nguyên tử Cr là số nhiều nên màu của nó đậm hơn (màu da cam), còn ion CrO 24 có 1 nguyên tử Cr là số
ít nên màu nhạt hơn (màu vàng).
(Lưu ý: Đây chỉ là mẹo nhớ, không phải là quy luật)
Vì cho dung dịch xút (NaOH) vào dung dịch ban đầu nên nồng độ H+ trong dung dịch giảm do có sự
trung hòa:
H+ + OH– → H2O
Khi đó cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ H+. Vậy màu của dung dịch sẽ chuyển từ da
cam sang vàng tươi.
Câu 2. Đáp án C
Biểu thức tính vận tốc phản ứng: v = [SO2]2[O2].
Do đó khi nồng độ của SO2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận tăng 9 lần.
Câu 3. Đáp án B
Hằng số cân bằng KC chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi thì làm thay đổi KC.
CHEMTip
Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì bao giờ cân bằng cũng chuyển dịch theo chiều làm
giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó. (Trong trường hợp này, khi tăng áp suất chung của hệ,
cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí)
Khi hệ cân bằng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc trong hệ không có chất
khí thì việc tăng hoặc giảm áp suất chung không làm cho cân bằng chuyển dịch.
Câu 4. Đáp án C
Muối NaHSO4 phân li: NaHSO 4  Na   H   SO 24
Do đó khi thêm muối NaHSO4 vào dung dịch thì làm tăng nồng độ H+. Do đó cân bằng sẽ chuyển dịch
theo chiều làm giảm nồng độ H+ là chiều nghịch.
Câu 5. Đáp án B
Khi tăng áp suất của hệ, các cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là: (IV), (V) và (VI).
CHEMTip
NaHCO3 là chất lưỡng tính; là muối axit nhưng dung dịch pH > 7 (môi trường bazo).
Câu 6. Đáp án D

Trang 7


A. Dung dịch NaHCO3 tồn tại hai cân bằng:

 CO32  H 
HCO3 

K1  1010,25

 H 2 CO3  OH 
HCO3  H 2 O 

K 2  107,25

Vì K1 < K2 nên trong dung dịch có OH     H   .
Do đó khi thêm dung dịch NaHCO3 thì sẽ làm giảm nồng độ H+ của dung dịch ban đầu nên cân bằng sẽ
chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ H+ là chiều nghịch.
B, C. Hai dung dịch NaOH và CH3COOK đều có môi trường kiềm, khi cho vào cân bằng sẽ làm giảm
nồng độ H+ nên cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ H+ là chiều nghịch.
D. Dung dịch NaHSO4 có môi trường axit, khi cho vào cân bằng làm tăng nồng độ H+ cân bằng chuyển
dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+ là chiều thuận.
Câu 7. Đáp án C
Khi nhiệt độ tăng từ 20 °C lên 50 °C thì tốc độ phản ứng tăng: 3

50  20
10

 33  27 (lần)


Câu 8. Đáp án B
Nồng độ SO3 tăng lên khi cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
A. Khi giảm nồng độ SO2 thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO2 là chiều nghịch.
B. Khi tăng nồng độ của O2 thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của O2 là chiều
thuận.
c. Khi tăng nhiệt độ lên rất cao thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt là chiều nghịch.
D. Khi giảm nhiệt độ xuống rất thấp thì không đủ điều kiện để xảy ra phản ứng.
CHEMTip
+ Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản
ứng nghịch. Do đó ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
+ Chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số
cân bằng, nên không làm cân bằng chuyển dịch. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ
phản ứng nghịch với số lần bằng nhau (nên khi phản ứng thuận nghịch chưa ở trạng thái cân bằng thì chất
xúc tác có tác dụng làm cho cân bằng được thiết lập nhanh chóng hơn).
Câu 9. Đáp án C
Câu 10. Đáp án D
+ Mặc dù phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt nên khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo
chiều thuận nhưng nếu giảm nhiệt độ quá thấp thì lại làm cho phản ứng không xảy ra. Do đó cần giảm
nhiệt độ vừa phải.
+ Khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (giảm tổng số mol khí) là chiều
thuận.
Câu 11. Đáp án A
Vì tổng hệ số các chất khí ở bên phải và bên trái của phương trình bằng nhau (đều là 2) nên áp suất không
ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng của phản ứng.
Câu 12. Đáp án C

Trang 8


CHEMTip

 cC  dD
Tổng quát, khi một phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng: aA  bB 

 C  . D 
Thì hằng số cân bằng của phản ứng trên là K C 
a
b
 A  .  B
c

d

Câu 13. Đáp án B
A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Khi sử
dụng cụm từ “sự biến đổi” thì liên quan đến độ chênh lệch.
B. Khẳng định phù hợp với biểu thức, cụ thể khi [A2].[B2] tăng thì V cũng tăng và ngược lại.
C. Theo tiến trình phản ứng, lượng sản phẩm AB tăng lên và lượng chất phản ứng là A2 và B2 sẽ giảm
dần. Tuy nhiên nếu trong tiến trình phản ứng, tại một thời điểm nào đó ta cho thêm chất phản ứng thì khi
đó tích nồng độ các chất phản ứng tăng lên làm tốc độ phản ứng tăng. Như vậy khẳng định này sai.
D. Phản ứng này không nói rõ điều kiện phản ứng có cần chất xúc tác hay không nên không thể khẳng
định tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác.
Câu 14. Đáp án D
Ở trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra và
tốc độ của chúng bằng nhau.
Câu 15. Đáp án C
CHEMTip
Các bạn có thể ghi nhớ như sau: Nếu chất xúc tác bị tiêu hao sau phản ứng thì cũng đồng nghĩa nó cũng là
chất tham gia phản ứng. Do đó chất xúc tác không bị tiêu hao sau phản ứng.
Câu 16. Đáp án B
Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Khi cho Mg dưới dạng bột mịn và khuấy

đều là ta đã tăng diện tích bề mặt của chất phản ứng.
Câu 17. Đáp án A
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt nên phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt. Khi tăng nhiệt độ,
cân bằng chuyên dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt là chiều nghịch.
B. Vì tổng hệ số các chất khí tham gia phản ứng và tổng hệ số các chất khí sản phẩm bằng nhau nên áp
suất không ảnh hưởng tới cân bằng này.
C. Khi tăng nồng độ H2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H2 là chiều thuận.
D. Tương tự đáp án C.
Câu 18. Đáp án D
Nồng độ khí D tăng khi cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
A. Khi tăng nồng độ khí C thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ khí C là chiều nghịch.
B. Khi giảm nồng độ khí A thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ khí A là chiều nghịch.
c. Khi giảm nồng độ khí B thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ khí B là chiều nghịch.
D. Khi giảm nồng độ khí C thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ khí C là chiều thuận.
Câu 19. Đáp án B
- Khi cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt là chiều
thuận.
Trang 9


- Khi cho phản ứng xảy ra ở áp suất thấp thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng làm tăng áp suất
là chiều thuận.
Câu 20: Đáp án A
Có phương trình phản ứng: CaCO3  2HCl  CaCl2  CO 2   H 2 O . Bọt khí thoát ra mạnh hơn nghĩa là
tốc độ phản ứng tăng.
A. Tăng thể tích dung dịch HCl không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
B. Khi thay cục đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi nghĩa là ta đã tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, do đó tốc
độ phản ứng tăng.
C. Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
D. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ của phản ứng tăng.

Câu 21. Đáp án D
Vì tổng hệ số các chất khí tham gia phản ứng và tổng hệ số các chất khí sản phẩm bằng nhau nên áp suất
không ảnh hưởng tới cân bằng của phản ứng.
Câu 22. Đáp án A
Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng sẽ chuyển dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất là hệ cân bằng có
tổng hệ số các chất khí tham gian phản ứng lớn hơn tổng hệ số các chất khí sản phẩm tạo thành (vì khi
tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất).
Câu 23. Đáp án D
(1) Hai phản ứng trên có 1 phản ứng tỏa nhiệt và một phản ứng thu nhiệt nên khi tăng hay giảm nhiệt độ
thì các cân bằng trên đều chuyển dịch ngược chiều nhau.
(2) Khi thêm khí CO2 vào thì cân bằng thứ nhất chuyển dịch theo chiều thuận và cân bằng thứ hai chuyên
dịch theo chiều nghịch.
(3) Khi thêm khí H2 vào cân bằng thứ nhất thì tổng số mol khí tăng lên làm tăng áp suất chung của hệ, cân
bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm tổng số mol khí. Do đó cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Khi thêm khí H2 vào cân bằng thứ hai thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol H2. Khi đó
cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
(4) Khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm tổng số mol khí. Do đó cân bằng thứ
nhất chuyển dịch theo chiều nghịch và cân bằng thứ hai không chuyển dịch.
(5) Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học.
(6) Khi thêm khí CO vào thì cân bằng thứ nhất chuyển dịch theo chiều nghịch và cân bằng thứ hai chuyển
dịch theo chiều thuận.
Vậy các điều kiện thỏa mãn là (1), (2) và (6).
Câu 24. Đáp án A
Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng cao, do đó thời gian
phản ứng càng nhỏ.
Câu 25. Đáp án C
- Ở giản đồ (a) nhận thấy trong quá trình phản ứng năng lượng của các chất giảm dần (chiều mũi tên năng
lượng đi xuống cho đến khi không đổi là kết thúc phản ứng), do đó đây là phản ứng tỏa nhiệt (mất năng
lượng dưới dạng nhiệt năng).


Trang 10


- Ở giản đồ (b) nhận thấy trong quá trình phản ứng năng lượng của các chất tăng dần (chiếu mũi tên năng
lượng đi lên cho đến khi không đổi nghĩa là phản ứng kết thúc), do đó đây là phản ứng thu nhiệt (thu thêm
năng lượng dưới dạng nhiệt năng).
Vậy phản ứng theo giản đồ (a) là phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng theo giản đồ (b) là phản ứng thu nhiệt.
Câu 26. Đáp án A
Tương tự câu 116, ta có giản đồ (a) thể hiện phản ứng tỏa nhiệt nên H1  0 . Giản đồ (b) thể hiện phản
ứng thu nhiệt nên H 2  0 .
Câu 27. Đáp án A
Nhận thấy phản ứng (1) có H  0 nên đây là phản ứng tỏa nhiệt.
Do đó phản ứng (1) có thể được thể hiện theo giản đồ (a) (chiều mũi tên đi xuống thể hiện sự giảm năng
lượng, đến khi năng lượng không thay đổi là phản ứng kết thúc) với năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt
năng.
Câu 28. Đáp án C
Quan sát giản đồ năng lượng ta nhận thấy đây là một phản ứng tỏa nhiệt với phương trình phản ứng như
sau:
2Na + Cl2 → 2NaCl

ΔH = –822,2 kJ

Do đó khi tạo nên 2 mol NaCl từ kim loại Na và khí Cl2, phản ứng thoát ra 822,2 kJ.
Khi tạo nên 1 mol NaCl từ Na và Cl2, phản ứng thoát ra

822, 2
 411,1 kJ.
2

Câu 29. Đáp án A

Từ giản đồ năng lượng ta có phương trình phản ứng như sau:
2Na + Cl2 → 2NaCl

ΔH = –822,2 kJ

Có n Na  2; n Cl2  2  n NaCl  2
Khi đó năng lượng thu được là –822,2 kJ.
CHEMTip
Ngoài cách quan sát độ dốc của đường thể tích biếu diễn trong đồ thị như trên, các bạn còn có thể tìm ra
đáp án đúng bằng cách tìm thể tích chính xác khí H2 thoát ra tại mỗi thời điểm rồi tính thể tích hidro thoát
ra trong một khoảng bằng cách lấy thể tích khí tại hai đầu mút của khoảng đó trừ cho nhau. Khoảng nào
có chênh lệch thể tích lớn nhất thì đó là khoảng thời gian khí thoát ra mạnh nhất.
Câu 30. Đáp án A, A
1. Khoảng thời gian có khí H2 thoát ra mạnh nhất là khoảng thời gian có độ dốc của đường biểu diễn thể
tích H2 dốc nhất hay là đoạn nối thể tích trong khoảng thời gian đó hợp với đường thẳng đứng một góc
nhỏ nhất (do khí thoát ra càng nhiều thí chênh lệch lượng khí tại hai thời điểm càng lớn nên đường thẳng
nối thể tích hai thời điểm càng dốc). Khi đó thể tích khí H2 thoát ra mạnh nhất ở khoảng thời gian từ phút
thứ 2 đến phút thứ 3.
Cụ thể như sau:
Từ phút thứ nhất đến phút thứ 2: ΔV1 =10-3 = 7 (ml)
Từ phút thứ 2 đến phút thứ 3: ΔV2 = 50 -10 = 40 (ml)
Từ phút thứ 3 đến phút thứ 4: ΔV3 = 78 - 50 = 28 (ml)
Từ phút thứ 4 đến phút thử 5: ΔV4 = 85 - 78 = 7 (ml)
Trang 11


Từ phút thứ 5 đến phút thứ 6: ΔV5 = 89 - 85 = 4 (ml)
Từ phút thứ 6 đến phút thứ 7: ΔV6 = 90 - 89 = 1 (ml)
Từ phút thứ 7 đến phút thứ 8: ΔV7 = 90 - 90 = 0 (ml)
Vì max(ΔV1/ ΔV2, ΔV3, ΔV4, ΔV5, ΔV6, ΔV7) = ΔV2 = 40(ml)

Nên thể tích khí H2 thoát ra mạnh nhất từ phút thứ 2 đến phút thứ 3.
2. Nhận thấy từ phút thứ 7 đến phút thứ 8, thể tích hidro thoát ra không thay đổi nên tại phút thứ 7 phản
ứng kết thúc.
Vậy phản ứng hóa học kết thúc sau thời gian 7 phút.
Câu 31. Đáp án D, C
1. Quan sát đồ thị nhận thấy lượng muối ăn tối đa thu được là 58,5 gam
 n NaCl  1  n Cl2 max 

1
n NaCl  0,5
2

Vậy thể tích Cl2 tối đa phản ứng với Na là: VCl2 max  0,5.22, 4  11, 2  lit 
Va2max =0,5.22,4 = 11,2 (lít)
2. Có phản ứng:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

 m AgCl  71, 75  n AgCl  0,5  n NaCl  0,5  m NaCl  29, 25
Do đó muối ăn đã lấy ở phút thứ 4.
CHEMTip
Với câu này, một số bạn có thể mắc sai lầm như sau:
Khi tính tốc độ phản ứng trung bình theo một chất, ngoài việc lấy chênh lệch nồng độ chất phản ứng chia
cho khoảng thời gian thì ta cần chia cho hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình phản ứng.
Câu 32. Đáp án C, A, B
1. Tốc độ phản ứng trung bình là như nhau dù tính theo chất nào.
Vì hệ số tỉ lượng của N2O5 và O2 trong phản ứng lần lượt là 2 và 1 với 2 > 1.
Nên tốc độ phản ứng trung bình tính theo N2O5 nhỏ hơn (bằng một nửa) tốc độ phản ứng trung bình tính
theo oxi.
Khi đó các bạn chọn đáp án v1 > v2.
Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng cứ 2 mol N2O5 phản ứng thì tạo ra 1 mol O2 nên chênh lệch nồng độ

trong một khoảng thời gian của N2O5 cũng gấp đôi chênh lệch nồng độ của O2 trong khoảng thời gian đó.
Vậy nên tốc độ phản ứng tính theo hai chất đều như nhau:
v

CV2O5
2.t



2.CO2
t



CO2
t

2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 184 giây đầu tiên:
v

C 2,33  2, 08

 1,36.103
t
184

3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ giây thứ 319 đến giây thứ 526 là:
v

C 1,91  1, 67


 1,16.103
t 526  319

Trang 12


CHEMTip
Thời điểm đạt trạng thái cân bằng là thời điểm tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 33. Đáp án C
Quan sát đồ thị ta có thời điểm đạt trạng thái cân bằng là thời điểm có đường biểu diễn tốc độ phản ứng
thuận trùng với đường biểu diễn tốc độ phản ứng nghịch.
Do đó thời điểm cần tìm là giây thứ 10.

Trang 13



×