Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Phần III trắc nghiệm lý thuyết hữu cơ 6 hợp chất hữu cơ chứa nitơ image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.9 KB, 35 trang )

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM HỮU CƠ
HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA NITƠ
Câu 1. Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit?
A. H 2 N  CH 2  CH 2  COOH
C.

HOOC  CH  CH 2  COOH
|
NH 2

B.

CH 3  CH  COOH
|
NH 2

D.

HOO  CH  CH 2  COOH
|
NH 2

Câu 2. Chọn phương án tốt nhất để phân biệt dung dịch các chất mất nhãn riêng biệt sau: CH3NH2,
H2NCH2COOH, CH3COONH4, anbumin
A. Quì tím, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch NaOH
B. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2, dung dịch HNO3 đặc.
C. Cu(OH)2, quỳ tím, dung dịch Br2.
D. Dung dịch Br2, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch Br2
Câu 3. Các bazơ sau được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần là
A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2


B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2

C. C6H5NH2, CH3NH2, NH3

D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. anilin không làm đổi màu giấy quì ẩm
B. anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút e của nhân lên nhóm chức –NH2
C. nhờ có tính bazơ mà anilin tác dụng được với dung dịch Br2
D. anilin tác dụng được HBr vì trên N còn đôi e tự do.
Câu 5. Phân tử C3H9N có số đồng phân amin là
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 6. Cho các dãy chuyển hóa:
 NaOH
 HCl
Glixin 
A 
X ;

 HCl
 NaOH
Glixin 

 B 
Y

X và Y:
A. Đều là ClH3NCH2COONa
B. Lần lượt là ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa
C. Lần lượt là ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa
D. Lần lượt là ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
Câu 7. Trong các chất sau, dung dịch chất nào không làm chuyển màu quỳ tím?
A. HOOC – CH2 – CH2CH(NH2)COOH

B. H2N – CH2 - COOH

C. H2N – CH2CH2CH2CH2 – CH(NH2) – COOH

D. CH3 – CHOH – COOH

Câu 8. Chất X công thức phân tử C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch
brom. X có công thức cấu tạo là:
A. H2N – CH2 – CH2 - COOH

B. CH3 – CH(NH2) - COOH

C. CH2 = CH – COONH4

D. CH3 – CH2 – CH2 – NO2

Câu 9. Nhận định nào sau đây là chưa hợp lý?
Trang 1



A. Do ảnh hưởng của nhóm –NH2 với vòng benzen nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào vòng
benzen và ưu tiên vào vị trí o- , p- .
B. Amin bậc 1 ở dãy ankyl tác dụng với HNO3 ở 0 – 5oC cho muối điazoni
C. Metylamin và nhiều đồng đẳng của nó làm xanh quì ẩm, kết hợp với proton mạnh hơn NH3 vì nhóm
ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử N và do đó làm tăng tính bazơ.
D. Tính (lực) bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.
Câu 10. Có các phát biểu sau đây:
1) Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
2) Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của gốc C6H5- đến nhóm –NH2.
3) Ảnh hưởng của nhóm –NH2 đến gốc C6H5- làm cho phân tử anilin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết
tủa trắng.
4) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
5) Phản ứng chứng minh ảnh hưởng của nhóm –NH2 đến vòng thơm là phản ứng của anilin với dung
dịch HCl
Số nhận định sai là:
A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 11. Cho các chất sau: axit glutamic; valin; lysin; phenol; axit axetic; glyxin; alanin; đimetylamin;
anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh và không đổi màu lần lượt là:
A. 3, 2,4

B. 2,2,5


C. 2,3,4

D. 1,3,5

Câu 12. Cho các phát biểu
(a) H2NCH2CH2CONHCH2COOH là một đipetit
(b) Muối phenylamoniclorua không tan trong nước.
(c) Ở nhiệt độ thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
(d) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là:
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 13. Chất hữu cơ X có công thức C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức
phân tử là C2H4O2NNa. Công thức của X là:
A. H2N – CH2 – COOCH3

B. H2N – CH2 – COOCH2CH3

C. CH3 – CH(NH2) - COOH

D. CH3 – CH2COONH4

Câu 14. Đun nóng chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH, thu được Ancol etylic, NaCl, H2O và muối natri
của alanin

A. H2N – C(CH3)2 – COOC2H5

B. ClH3N – CH(CH3) – COOC2H5

C. H2N – CH(CH3) – COOC2H5

D. ClH3N – CH2 – COOC2H5

Câu 15. Chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có
phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Hãy lựa chọn công thức đúng phân tử của X.
A. HCOONH2(CH3)2

B. CH3COONH3 – CH3

C. CH3CH2COONH4

D. HCOONH3 – CH2CH3

Câu 16. Cho các chất:
Đimetylamin (1),

Metyllamin (2),

Amomiac (3)
Trang 2


Anilin (4),

p-metylanilin (5),


p-nitroanilin (6)

Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6)

B. (3), (2), (4), (5), (6)

C. (6), (4), (5), (3), (2), (1)

D. (6), (5), (4), (3), (2), (1)

Câu 17. Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2 khi phản ứng với dung dịch NaOH ở điều
kiện thường tạo ra amoniac là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 18. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X được các aminoaxit A, B, C, D, E mỗi loại 1 mol. Nếu thủy
phân từng phần X được các đipeptit và tripeptit AD, DC, BE, DCB. Trình từ các aminoaxit trong X là
A. BCDEA

B. DEBCA

C. ADCBE


D. EBACD

Câu 19. Chất X (C8H14O4) thỏa mãn sơ đồ các phản ứng sau
a) C8H14O4 + 2 NaOH → X1 + X2 + H2O

b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

c) nX3 + nX4 → Nilon – 6,6 + nH2O

d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O

Công thức cấu tạo của X (C8H14O4) là
A. HCOO(CH2)6OOCH

B. CH3OOC(CH2)4COOCH3

C. H3OOC(CH2)5COOH

D. CH3CH2OOC(CH2)4COOH

Câu 20. Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là
A. alanin

B. tyrosin

C. axit glutamic

D. valin

o


 NH3 ,t
 CH3COOH
 ddNaOH
Câu 21. Cho sơ đồ chuyển hóa: C2 H 5 Br 
 X 
 Y 
C4 H11 NO 2

X, Y lần lượt là
A. C2H5NH3Br, C2H5NH3ONa

B. C2H5NH2, C2H5NH3Br

C. (CH3)2NH2Br, (CH3)2NH

D. C2H5NH3Br, C2H5NH2

Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala),
1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe
và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là
A. Trong X có 5 nhóm CH3
B. Đem 0,1 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối
C. X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-GLy
D. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, theo tỉ lệ mol tương ứng 1:5
Câu 23. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) sau khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm có
alanin và glyxin?
A. 8

B. 5


C. 7

D. 6

Câu 24. Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N?
A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 ta thu được amin
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và COOH
C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin
D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon ta thu được ancol
Trang 3


Câu 26. Cho các chất có cấu tạo như sau: (1) CH3CH2NH2; (2) CH3NHCH3; (3) CH3CONH2; (4)
NH2CONH2; (5) NH2CH2COOH; (6) C6H5NH2; (7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5NHCH3; (9) CH2=CHNH2
Chất nào là amin?
A. (1); (2); (6); (7); (8)

B. (1); (3);(4);(5);(6);(9)

C. (3);(4);(5)


D. (1);(2);(6);(8);(9)

Câu 27. C7H9N có bao nhiêu đồng phân thơm?
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

C. CnH2n+2-2a+kNk

D. CnH2n+1N

Câu 28. Chọn câu đúng
Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là
A. CnH2n+3N

B. CnH2n+2+kNk

Câu 29. Công thức chung của amin thơm (chứa 1 vòng benzen) đơn chức bậc nhất là:
A. CnH2n-7NH2 (n≥6)

B. CnH2n+1NH2 (n≥6)

C. C6H5NHCnH2n+1 (n≥6) D. CnH2n-3NH2 (n≥6)

Câu 30. Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?

A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
B. Các amin khí có mùi tương tự aminiac, độc
C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen.
D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng
Câu 31. Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Butylamin

B. Tert butylamin

C. Metylpropylamin

D. Đimetyletylamin

Câu 32. Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và
z đồng phân amin bậc ba. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng:
A. 4, 3 và 1

B. 4,2 và 1

C. 3, 3 và 0

D. 3, 2 và 1

Câu 33. Tên gọi amin nào sau đây là: không đúng?
A. CH3 – NH – CH3: đimetylamin

B. CH3 – CH2 – CH2NH2: n - propylamin

C. CH3CH(CH3)NH2: isopropylamin


D. C6H5NH2:alanin

Câu 34. Điều nào sau đây là sai?
A. Các amin đều có tính bazơ
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3
C. Anilin có tính bazơ rất yếu
D. Amin có tính bazơ do N có cặp eletron chưa tham gia liên kết
Câu 35. Cho các chất C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của các chất giảm theo thứ
tự là
A. C4H11N, C4H10O, C4H9Cl, C4H10

B. C4H10O, C4H11N, C4H10, C4H9Cl

C. C4H10O, C4H9Cl, C4H11N, C4H10

D. C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N

Câu 36. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Amin có CTCT (CH3)2CHNH2 có tên thường là: iso-propylamin
B. Amin có CTCT (CH3)2CH – NH – CH3 có thên thay thế là n-metylpropan-2-amin
C. Amin có CTCT CH3[CH2]3N(CH3)2 có tên thay thế là n,N-đimetylbutan-1-amin
D. Amin có CTCT (CH3)2(C2H5)N có tên gọi là đimetyletylamin
Trang 4


Câu 37. Hợp chất có CTCT: m – CH3 – C6H4 – NH2 có tên theo danh pháp thông thường là
A. 1-amino-3-metyl benzen

B. m - toludin


C. m-metylanilin

D. B, C đều đúng

Câu 38. Trong số các chất sau: C2H6, C2H5Cl, C2H5NH2, CH3COOC2H5, CH3COOH, CH3CHO,
CH3OCH3 chất nào tạo được liên kết H liên phân tử?
A. C2H6

B. CH3COOCH3

C. CH3CHO, C2H5Cl

D. CH3COOH, C2H5NH2

Câu 39. Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do nguyên tử N còn cặp electron tự do dễ nhận H+ của H2O
B. Do metylamin có liên kết H liên phân tử
C. Do phân tử metylamin phân cực mạnh
D. Do metylamin tạo được liên kết H với H2O
Câu 40. Cho ba hợp chất butylamin (1), ancol butylic (2) và pentan (3). Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là
A. (1) > (2) > (3)

B. (1) > (3) > (2)

C. (2) > (1) > (3)

D. (3) > (2) > (1)

Câu 41. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất?
A. metanol < axit fomic < metylamin < etanol

B. metanol < etanol < metylamin < axit fomic
C. metylamin < metanol < etanol < axit fomic
D. axit fomic < metylamin < metanol < etanol
Câu 42. Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. C6H5NH2

B. C6H5CH2NH2

C. (C6H5)2NH

D. NH3

Câu 43. Nguyên nhân Amin có tính bazơ là:
A. Có khả năng nhường proton
B. Trên N có đôi electron tự do có khả năng nhận H+
C. Xuất phát từ amoniac
D. Phản ứng được với dung dịch axit
Câu 44. Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
A. Tính bazơ của amin tăng dần theo thứ tự: bậc I < bậc II < bậc III
B. Tính bazơ của anilin là do nhóm – NH2 ảnh hưởng lên gốc – C6H5
C. Vì tính bazơ nên anilin làm đổi màu chất chỉ thị màu
D. Do ảnh hưởng của nhóm –C6H5 làm giảm mật độ electron trên Nitơ nên anilin có tính bazơ yếu.
Câu 45. Cho các chất sau: phenol; anilin, phenyl amoni clorua, amoni clorua, natriphenolat, axit axetic,
natri axetat, natri etylat, natri clorua, natri cacbonat. Số chất có khả năng làm quỳ tím ẩm chuyển màu là:
A. 6

B. 8

C. 5


D. 7

Câu 46. Cho các chất CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Theo chiều tăng dần phân tử khối. Nhận xét
nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước tăng dần.
B. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần
C. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần.
Trang 5


D. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước giảm dần
Câu 47. Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí?
A. Tổng hợp chất màu công nghiệp bằng phản ứng của amin thơm với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl
ở nhiệt độ thấp.
B. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa amino no và HNO2 ở nhiệt độ cao
C. Khử mùi tanh của các bằng giấm ăn
D. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh
Câu 48. Khi cho anilin vào ống nghiệm chứa nước, hiện tượng quan sát được là:
A. Anilin tan trong nước tạo dung dịch trong suốt
B. Anilin không tan tạo lớp dưới đáy ống nghiệm
C. Anilin không tan nổi lên trên lớp nước
D. Anilin ít tan trong nước tạo dung dịch bị đục, để lâu có sự tách lớp
Câu 49. Chọn câu đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?
A. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
B. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh
C. Etylamin trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh
D. Dung dịch Natriphenolat không làm quỳ tím đổi màu.
Câu 50. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Trong các chất CH3Cl, CH3OH, CH3OCH3, CH3NH2 thì CH3OH là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết H giữa

các phân tử ancol.
C. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường
D. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, có mùi khai, tương tự amoniac.
Câu 51. Anilin tác dụng được với các chất nào sau đây?
(1) dung dịch HCl ; (2) dung dịch H2SO4; (3) dung dịch NaOH ; (4) dung dịch brom; (5) dung dịch
CH3CH2OH; (6) CH3COOC2H5
A. (1), (2), (3)

B. (4), (5), (6)

C. (3), (4), (5)

D. (1), (2), (4)

Câu 52. Nguyên nhân nào sau đây làm anilin tác dụng được với dung dịch nước brom?
A. Do nhân benzen có hệ thống liên kết π bền vừng.
B. Do nhân thơm benzen hút electron
C. Do nhân thơm benzen đẩy electron
D. Do nhóm –NH2 đẩy electron làm tăng mật độ eletron ở các vị trí o- và pCâu 53. Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả
nào dưới đây?
A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2
B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng với cả HBr và FeCl2
C. Metylamin chỉ tác dụng với HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr
D. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr mà không tác dụng với FeCl2

Trang 6


Câu 54. Hợp chất hữu cơ B thành phần chứa: C, H, N có các tính chất sau: ở điều kiện thường là chất
lỏng không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với dung dịch HCl và dễ làm mất màu dung dịch

Br2 tạo kết tủa trắng. Công thức phân tử của B có thể là:
A. C4H9N

B. C6H7N

C. C7H11N

D. C2H7N

Câu 55. Ứng với công thức (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất
A. chỉ có tính axit

B. chỉ có tính bazơ

C. lưỡng tính

D. trung tính

Câu 56. Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?
A. 2

B. 3

C. 3

D. 5

Câu 57. Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit, chỉ cần cho phản ứng với
A. NaOH


B. HCl

C. CH3OH/HCl

D. HCl với NaOH

Câu 58. Hợp chất không làm đổi màu quỳ ẩm là:
A. CH3NH2

B. C6H5ONa

C. H2NCH2CH(NH2)COOH

D. H2NCH2COOH

Câu 59. Axit amino axetic không tác dụng với chất:
A. CaCO3

B. H2SO4 loãng

C. KCl

D. CH3OH

Câu 60. Aminoaxit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì
A. Aminoaxit là chất lưỡng tính

B. Aminoaxit chức nhóm chức -COOH

C. Aminoaxit chức nhóm chức –NH2


D. Tất cả đều sai

Câu 61. Chất X có CT C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch Br. X là:
A. CH2=CHCOONH4

B. CH3CH(NH2)COOH

C. H2NCH2CH2COOH

D. CH3CH2CH2NO2

Câu 62. Cho các phản ứng: H2NCH2COOH + HCl → H3N+CH2COOHClH2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa +H2O. Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. có tính chất lưỡng tính

B. chỉ có tính axit

C. chỉ có tính bazơ

D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

Câu 63. Những chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính
A. NaHCO3

B. H2N – CH2 – COOH

C. CH3COONH4

D. Cả A, B, C


Câu 64. Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết
X + NaOH → Y +CH4O; Y + HCl(dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
Câu 65. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là:
A. axit β-aminopropionic

B. metyl aminoaxetat

C. axit α- aminopropionic

D. amoni acrylat

Câu 66. Một amino axit A có 40,4% C; 7,9%H; 15,7%N; 36% O và MA = 89. Công thức phân tử của A
là:
Trang 7


A. C4H9O2N

B. C3H5O2N

C. C2H5O2N

D. C3H7O2N

Câu 67. Cho các chất sau đây:

(1) CH3CH(NH2)COOH

(2) OHCH2COOH

(4) C2H4(OH)2 và p – C6H4(COOH)2

(3) CH2O và C6H5OH
(5) (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2

Các trường hợp có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. 1, 2

B. 3, 5

C. 3, 4

D. 1, 2, 3, 4, 5

C. X2, X5

D. X1, X3, X5

Câu 68. Cho dung dịch chứa các chất sau:
X1: C6H5NH2; X2: CH3NH2; X3: NH2CH2COOH;
X4: HOOCCH2CH2CHNH2COOH;
X5: H2NCH2CH2CH2CHNH2COOH
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
A. X1, X2, X5

B. X2, X3, X4


Câu 69. Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dich NaOH đun nhẹ, thu được
muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTPT phù
hợp của X?
A. CH3COOCH2NH2

B. C2H5COONH4

C. CH3COONH3CH3

D. Cả A, B, C

Câu 70. Cho chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng
được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng NaOH tái tạo lại Y1. Z
tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí nh3. CTPT đúng của X, Y, Z là:
A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
B. X (CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)
C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)
D. X (CH2NH2COOH), Y(CH3NH2COOH), Z( CH3COONH4)
Câu 71. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím:
A. Glixin (CH2NH2 – COOH)
B. Lizin (H2NCH2 – [CH2]3CH(NH2) – COOH)
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)
D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 72. Chất nào sau đây đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
A. C2H3COOC2H5

B. CH3COONH4

C. CH3CH(NH2)COOH D. Cả A, B, C


Câu 73. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch hỗn hợp dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?
(1) H2NCH2COOH; (2) ClNH3+CH2COOH;
(3) NH2CH2COONa
(4) H2NCH2CH2CHNH2COOH;
(5) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
A. (2), (4)
B. (3), (1)
C. (1, (5)
D. (2), (5).
Câu 74. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất
hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là:
A. 85

B. 68

C. 45

D. 46

Câu 75. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung
dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất
Z và T lần lượt là:
Trang 8


A. CH3OH và CH3NH2
C. CH3OH và NH3

B. C2H5OH và Na

D. CH3NH2 và NH3

Câu 76. Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2,
H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2, dùng phenolphtalein, dùng dung dịch NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch NaOH
Câu 77. Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu metylic. Công
thức cấu tạo của amino axit X là:
A. CH3CH2COOH
B. H2NCH2COOH
C. NH2CH2CH2COOH

D. CH3CH(NH2)COOH

Câu 78. Hợp chất nào có tính bazơ yếu nhất trong số các chất sau?
A. (CH3)3N

B. CH3NH2

C.

D.

Câu 79. Hợp chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?

A.

B.


C.

D.

Câu 80. Cho các chất sau: p– NO2 – C6H4 – NH2 (1), p – Cl – C6H4 – NH2 (2), p – CH3 – C6H4 – NH2 (3),
C6H5NH2 (4). Tính bazơ tăng dần theo dãy:
A. (1) < (2) < (4) < (3)

B. (2) < (1) < (4) < (3)

C. (1) < (3) < (2) < (4)

D. (3) < (2) < (1) < (4)

Câu 81. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng tính bazơ?
A. C2H5ONa, NaOH, NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2
B. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH
C. NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH
D. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, NaOH, C2H5ONa
Câu 82. Cho các chất đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), pnitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là:
A. (3), (2), (1), (4), (5), (6)

B. (1), (2), (3), (4), (5), (6)

C. (6), (4), (5), (3), (2), (1)

D. (6), (5), (4), (3), (2), (1)

Câu 83. Cho các chất: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3;

Thứ tự sắp xếp các chất mà tính bazơ giảm dần là:
A. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)

B. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)

C. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6)
Câu 84. Cho các dung dịch có cùng nồng độ
tự tăng dần độ pH của các dung dịch trên là:

D. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)
mol

gồm: NH3 (1), CH3NH2 (2), NaOH (3), NH4Cl (4). Thứ
Trang 9


A. (4), (1), (2), (3)

B. (3), (2), (1), (4)

C. (4), (1), (3), (2)

D. (4), (2), (1), (3)

Câu 85. Cho các chất: p – NO2C6H4NH2 (1); NH3 (2); (CH3)2NH (3); C6H5NH2 (4); CH3NH2 (5); NaOH
(6); p – CH3C6H4NH2 (7). Chiều tăng dần lực bazơ của các chất trên là
A. (7) < (1) < (4) < (5) < (3) < (2) < (6)
B. (4) < (1) < (7) < (5) < (3) < (2) < (6)
C. (7) < (4) < (1) < (2) < (5) < (3) < (6)
D. (1) < (4) < (7) < (2) < (5) < (3) < (6)

Câu 86. C6H5NH2 là Chất lỏng không màu, tan rất ít trong nước, muối của anilin là chất rắn tan được
trong H2O. Hiện tượng nào sau đây là đúng nhất khi làm các thí nghiệm sau: “Nhỏ từ từ HCI đặc vào
dung dịch C6H5NH2 sau đó lắc nhẹ thu được dung dịch X. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào dung
dịch X”?
A. Sau thí nghiệm thu được dung dịch trong suốt
B. Sau thí nghiệm thu được dung dịch X phân lớp.
C. Ban đầu tạo kết tủa sau đó tan nhanh và cuối cùng là tách lớp trong ống nghiệm.
D. Không quan sát được hiện tượng gì
Câu 87. Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
A. Tính bazơ của amin tăng dần theo thứ tự bậc I < bậc II < bậc II
B. Tính bazơ của anilin là do nhóm —NH2 ảnh hưởng lên gốc –C6H5
C. Vì có tính bazơ nên anilin làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
D. Do ảnh hưởng của nhóm –C6H5 làm giảm mật độ electron trên nitơ nên anilin có tính bazơ yếu.
Câu 88. Phenol và anilin đều làm mất màu nước brom còn toluen thì không, điều này chứng tỏ:
A. nhóm –OH và –NH2 đẩy electron mạnh hơn nhóm –CH3.
B. nhóm –OH và –NH2 đẩy electron yếu hơn nhóm –CH3
C. khả năng đẩy electron của nhóm –OH > –NH2 > –CH3
D. nhóm –CH3 hút electron mạnh hơn nhóm –OH và –NH2
Câu 89. Mô tả không đúng là
A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối thu được cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu
được phenol.
B. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa thu được tác dụng với dung dịch NaOH lại
thu được natri phenolat.
C. Axit axetic phản ứng với NaOH, lấy muối thu được cho tác dụng với CO2 lại thu được axit axetic.
D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được
anilin.
Câu 90. Có các dung địch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C6H5OH (phenol), Na2CO3,
H2NCH2COOH, HCl. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là:
A. 2


B. 3

C. 4

D. 5

Câu 91. Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch
HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là: gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ
trong X là: 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 4

B. 5

C. 3

D. 6
Trang 10


Câu 92. Chiều tăng dần tính bazơ của dãy chất sau C6H5OH, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH là:
A. C6H5NH2, CH3NH2, C6H5OH, NaOH
B. CH3NH2,C6H5NH2, C6H5OH, NaOH
C. C6H5OH, CH3NH2,C6H5NH2, NaOH
D. C6H5OH, C6H5NH2,CH3NH2, NaOH
Câu 93. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng tính bazơ?
A. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, NaOH, C2H5ONa.
B. NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH.
C. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH
D. C2H5ONa, NaOH, NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2
Câu 94. Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glyxin (3), axit glutamic

(4), axit 2,6-điaminohexanoic (5), H2NCH2COONa (6). Số dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 95. Cho X, Y, Z, T là Các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol),
C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất (CM = 10-3M)

X

Y

Z

T

tso

182

184

-6,7

-33,4


pH

6,48

7,82

10,81

10,12

Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Y là C6H5OH

B. Z là CH3NH2

C. T là C6H5NH2

D. X là NH3

Câu 96. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl; ClH3N—CH2-COOH; H2NCH2COONa,
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; H2NCH2CH2CH(NH2)COOH. Số lượng các dung dịch có pH >7 là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4


Câu 97. Có các dung dịch riêng biệt: C6H5NH3Cl, H2NCH2CH2CH(NH2) COOH, ClH3NCH2COOH,
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH, H2NCH2COONa. Số lượng các dung dịch có pH <7 là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 98. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng
với HCl trong dung dịch là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 99. Trong các hợp chất sau đây, dãy sắp xếp theo trật tự tăng dần tính bazơ là:
A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2
B. NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2 < (C2H5)2NH
C. (C2H5)2NH < NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2
D. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH
Câu 100. Hãy sắp xếp các chất sau theo trật tự tăng dần tính bazơ : CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH,
(C6H5)2NH và NH3
A. (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < CH3NH2
B. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
C. (C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH
D. C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2
Trang 11


Câu 101. Cho các chất: (1) etanol; (2) etyl amin; (3) metyl amin; (4) axit axetic. Xếp các chất trên theo
chiều tăng dần nhiệt độ sôi:
A. 2 < 3 < 4 < 1


B. 3< 2< 1< 4

C. 1< 3< 2 < 4

D. 3< 1 < 2 <4

Câu 102. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. C4H10, C3H7NH2, C3H7F, C3H7OH, CH3CH2COOH
B. C4H10, C3H7Cl, C3H7NH2, C3H7OH, CH3CH2COOH
C. Benzen, toluen, phenol, CH3COOH
D. (CH3)3N, CH3CH2OH, CH3CH2CH2NH2, HCOOH
Câu 103. Cho các chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2), (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5).
Trật tự tăng dần lực bazơ (từ trái qua phải) là:
A. (1), (5), (2), (3), (4)

B. (1), (5), (3), (2), (4)

C. (1), (2), (5), (3), (4)

D. (2), (1), (3), (5), (4)

Câu 104. Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hóa học?
A. Cho phenol từ từ vào dung dịch NaOH ta thấy phenol tan dần tạo dung dịch đồng nhất
B. Sục khí etilen vào dung dịch thuốc tím, sau phản ứng thấy dung dịch phân lớp
C. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục
D. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch lysin thấy quỳ tím chuyển thành màu xanh
Câu 105. Cho các chất sau: Glixerol, etanol, p-crezol, phenylamoni clorua, valin, lysin, anilin, phenol,
Ala-Gly, amoni hiđrocacbonat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 7


B 8.

C. 9

D. 10

Câu 106. Cho X, Y, Z, T, E là các chất khác nhau trong số 5 chất: NH3, H2S, SO2, HF, CH3NH2 và các
tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất

X

Y

Z

T

E

tso

−33,4

19,5

-6,7

-60,0


-10,0

pH (CM = 10-3M)

10,12

3,09

10,81

5,00

3,03

Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Y là HF

B. Z là CH3NH2

C. T là SO2

D. X là NH3

Câu 107. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol (với dung môi là nước và xét ở cùng điều kiện về
nhiệt độ, áp suất): natri hiđroxit (1), anilin (2); amoniac (3); metylamin (4); điphenylamin (5);
đimetylamin (6). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần pH là:
A. (5), (3), (2), (4), (6), (1)

B. (1), (6), (3), (4), (2), (5)


C. (1), (4), (2), (5), (3), (6)

D. (5), (2), (3), (4), (6), (1)

Câu 108. Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
Câu 109. Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol,
triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
Trang 12


A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 110. Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – CH2 – COOH
B. H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH
C. H2NCH2CONH – CH(CH3) – CO – NH – NH2 – COOH
D. H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH3)COOH
Câu 111. Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy loại đipeptit?
A. 1


B. 2

C. 3

D. 4

Câu 112. Số nhóm amino và số nhóm cacbonxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là:
A. 1 và 1

B. 2 và 2

C. 2 và 1

D. 1 và 2

Câu 113. Nếu thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu
đipeptit khác nhau?
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 114. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê
B. H2NCH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là chất khí có mùi khai

Câu 115. Có tối đa bao nhiêu loại tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3

B. 5

C. 6

D. 8

Câu 116. Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai
A. Protein có phản ứng màu biurê với Cu(OH)2
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 117. Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là:
A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 118. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:
A. dung dịch NaCl

B. dung dịch HCl

C. Cu(OH)2/OH


D. dung dịch NaOH

Câu 119. Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là:
A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 120. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biurê với Cu(OH)2
B. Trong đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit
C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit
D. Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân
Câu 121. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là:
A. hỗn hợp các α-aminoaxit

B. hỗn hợp các β-aminoaxit

C. axit cacboxylic

D. este
Trang 13


Câu 122. Thủy phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu amino axit?

A. 2


B. 3

C. 4

D. 5

Câu 123. Đun nóng H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH trong HCl (dư), sau khi các phản ứng kết
thúc thu được sản phẩm là:
A. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH
B. H3NCH2COOHCl-, H3N+CH2CH2COOHClC. H3N+CH2CH2COOHCl-, H3N+CH(CH3)COOHClD. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH
Câu 124. Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức là :
Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa
phenyl alanin (phe)
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 125. Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn:
Abumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt 4 chất trên:
A. quỳ tím

B. phenol phtalein

C. HNO3 đặc


D. CuSO4

Câu 126. Để nhận biết các chất lỏng dầu hỏa, dầu mè, giấm ăn và lòng trắng trứng gà ta có thể tiến hành
theo thứ tự nào sau đây:
A. Dùng quỳ tím, dùng vài giọt HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH
B. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH
C. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch iot, dùng Cu(OH)2
D. dùng phenolphtalein, dùng HNO3 đặc, dùng H2SO4 đặc
Câu 127. Khi thủy phân các pentapeptit dưới đây:
(1) Ala – Gly – Ala – Glu – Val

(2) Glu – Gly – Val – Ala – Glu

(3) Ala – Gly –Val – Val – Glu

(4) Gly – Gly – Val – Ala – Ala

Pentapeptit nào dưới đây có thể tạo ra đipeptit có khối lượng phân tử bằng 188?
A. (1), (3)

B. (2), (3)

C. (1), (4)

D. (2), (4)

Câu 128. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3
aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6


B. 9

C. 4

D. 3

Câu 129. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng
B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit
C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
Trang 14


D. Axit glutamic là: thành phần chính của bột ngọt
Câu 130. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol
valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val – Phe và
tripeptit Gly – Ala – Val nhưng không thu được đipeptit Gly – Gly . Chất X có công thức là
A. Gly – Phe – Gly – Ala - Val

B. Gly – Ala – Val – Val – Phe

C. Gly – Ala – Val – Phe – Gly

D. Val – Phe – Gly – Ala – Gly

Trang 15


ĐÁP ÁN

1. D

2. A

3. D

4. C

5. B

6. D

7. B

8. C

9. B

10. B

11. A

12. B

13. A

14. B

15. C


16. C

17. B

18. C

19. D

20. C

21. D

22. A

23. D

24. A

25. C

26. D

27. C

28. C

29. A

30. C


31. A

32. A

33. D

34. B

35. A

36. A

37. B

38. D

39. D

40. C

41. C

42. C

43. B

44. D

45. D


46. C

47. B

48. D

49. C

50. D

51. D

52. D

53. C

54. B

55. C

56. A

57. D

58. D

59. C

60. B


61. A

62. A

63. D

64. B

65. D

66. D

67. D

68. C

69. B

70. D

71. A

72. D

73. D

74. C

75. C


76. A

77. B

78. C

79. D

80. A

81. D

82. C

83. B

84. A

85. D

86. B

87. D

88. A

89. C

90. B


91. A

92. D

93. A

94. B

95. B

96. B

97. B

98. C

99. D

100. B

101. B

102. B

103. A

104. B

105. A


106. C

107. D

108. D

109. B

110. B

111. D

112. D

113. C

114. D

115. C

116. D

117. B

118. C

119. A

120. B


121. A

122. B

133. C

124. C

125. D

126. A

127. D

128. A

129. C

130. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D
Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (- NH2) và nhóm cacboxyl
(- COOH).
Cần lưu ý, trong định nghĩa trên nói cụ thể số lượng nhóm -NH2 và -COOH. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản
như sau:
Chỉ có nhóm -NH2 và –COOH (1)
Amino axit là chất:
Có ít nhất 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH (2)
Ví dụ: HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2 ) - COOH (Axit glutamic)

H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH (Lysin)
Trong 4 đáp án đã cho, tất cả đều thỏa mãn điều kiện (2) nhưng đáp án D không thỏa mãn điều kiện (1),
do phân tử chứa chức este (HCOO - R, nếu là HOOC — R thì đây là nhóm chức axit)
CHEMTip
Thoạt nhìn, chúng ta có thể tưởng rằng 2 đáp án C và D giống nhau. Quan sát kĩ, các bạn sẽ nhận thấy:
+ Đáp án C là HOOC – R, chức axit.
+ Đáp án D là HCOO – R, chức este.
Câu 2. Đáp án A
+ Dùng quỳ tím, nhận biết được CH3NH2 làm quỳ tím hóa xanh, các chất còn lại không làm đổi màu quỳ
tím.
+ Cho HNO3 đặc vào 3 chất còn lại, chất chuyển sang màu vàng là anbumin (anbumin là một protein).
+ Dùng dung dịch NaOH vào hai dung dịch còn lại, mẫu thử phản ứng giải phóng khí mùi khai là
CH3COONH4:
CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3  + H2O
H2NCH2COOH cũng phản ứng với dung dịch NaOH nhưng ta không quan sát thấy hiện tượng xảy ra:
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Trang 16


CHEMTip
Khi cho HNO3 đặc vào protein, xảy ra phản ứng thế vào nhân thơm Tyr (tyrosin) tạo ra màu vàng. Đây
cũng là cơ sở của trò “ảo thuật” biến lòng trắng thành lòng đỏ: Lòng trắng có thành phần chủ yếu là
anbumin, nhỏ HNO3 đặc vào lòng trắng sẽ sang màu vàng, trở thành “lòng đỏ”
Câu 3. Đáp án D
Các chất đã cho đều có dạng RNH2, trong đó R là các gốc hidrocacbon, hoặc R là H (lúc này ta coi NH3
là một amin đặc biệt).
Ta biết rằng, nguyên tử N có 5 electron lớn ngoài cùng (thuộc nhóm VA). Khi nó tạo 3 liên kết cộng hóa
trị, nó vẫn còn 1 cặp electron chưa sử dụng. Chính cặp electron này tạo nên tính bazo cho nhóm -NH2 (vì
có cặp electron chưa sử dụng nên proton H+ dễ dàng “mượn” cặp electron này  Nhóm -NH2 nhận H+
nên đóng vai trò bazo).

Tương tự như axit cacboxylic, tính bazo của RNH2 cũng bị ảnh hưởng với gốc R:
+ Gốc R đẩy electron làm tăng tính bazo. Ví dụ: CH3-, C2H5-,...
+ Gốc R hút electron làm giảm tính bazo.
Ví dụ: CH2 = CH-, CH2Cl- C6H5-,...
Ta thấy các quy luật trên ngược với quy luật làm tăng giảm tính axit. Điều này có thể hiểu: Làm giảm tính
axit nghĩa là làm tăng tính bazo và ngược lại.
Quay trở lại câu hỏi, trong 3 chất NH3, CH3NH2, C6H5NH2, gốc R là H - (đẩy electron), CH3 - (đẩy
electron mạnh hơn H -), C6H5 - (hút electron). Như vậy tính bazo tăng dần theo thứ tự:
C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2
CHEMTip
Ta có định nghĩa: Khi thay thế nguyên tử H của NH3 bởi các gốc hidrocacbon ta được amin. Phân tử NH3
có 3 nguyên tử H, do đó nó có thể bị thay thế các nguyên tử H bởi tối đa 3 gốc hidrocacbon.
Bậc của amin là số nguyên tử C gắn trực tiếp với nguyên tử N. Định nghĩa này khác với định nghĩa bậc
của ancol (là bậc của nguyên tử C mang nhóm -OH).
* Cách gọi tên amin
Có 2 cách gọi tên amin: Tên gốc chức và tên thay thế:
+ Tên gốc chức thường được sử dụng: Tên amin → Gốc hidrocacbon + amin
Ví dụ:
CH3CH2CH2NH3: propylamin
CH3CH2NH2: etylamin
CH3NHCH3: đimetyl amin
Nếu là amin bậc II, bậc III đối xứng R2NH, R3N : Tiền tố đi-, tri- + tên nhóm R + amin
+ Tên thay thế có phần phức tạp hơn: Ta chọn một mạch C là mạch chính. Nếu là amin bậc I, tên gọi là
hidrocacbon tương ứng + amin.
Câu 4. Đáp án C
Anilin C6H5NH2 là một amin, có tính bazo yếu. Ta đã biết vì C6H5 - là gốc hút electron nên làm giảm tính
bazo.
C6H5NH2 có tính bazo yếu tới mức mặc dù nó có tính bazo nhưng không làm đổi màu quỳ tím (trong khi
các amin như CH3NH2, C2H5NH2,… làm quỳ tím chuyển sang màu xanh).


Trang 17


Anilin tác dụng với dung dịch brom không phải vì tính bazo mà vì ảnh hưởng của nhóm -NH2 tới vòng

benzen (-NH2 là gốc đẩy electron nên làm cho anilin tham gia phản ứng thế brom dễ dàng hơn benzen):
Phản ứng này cũng như cơ chế của nó, tương tự như phản ứng giữa phenol và dung dịch brom (nhóm –
OH cũng là nhóm đẩy electron):

Câu 5. Đáp án B
Các đồng phân amin bậc I: CH3CH2CH2NH2 và
Đồng phân amin bậc II: CH3CH2NHCH3.
Đồng phân amin bậc III:
Câu 6. Đáp án D
Ta có sơ đồ phản ứng như sau:

 
 H2NCH2COONa 
 ClH3NCH2COOH
H2NCH2COOH 
 NaOH 1

 HCl 2

 
 
 ClH3NCH2COOH 
 H2NCH2COONa
H2NCH2COOH 
Các phương trình phản ứng như sau:

(1) H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
(2) H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl
(3) H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
 HCl 3

 NaOH 4

(4) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + 2H2O
CHEMTip
Cách viết phản ứng axit - bazo của amino axit:
Aminoaxit là những chất chứa cả nhóm -NH2 và nhóm -COOH nên có tính lưỡng tính (tính axit yếu của COOH và tính bazo yếu của -NH2). Khi viết phương trình, tùy đối tượng phản ứng là axit hay bazo, các
nhóm -NH2 hoặc -COOH sẽ tham gia phản ứng. Ví dụ với glyxin:
+ Khi glyxin H2NCH2COOH tác dụng với dung dịch HCl: Vì HCl có tính axit nên tạo muối với nhóm
mang tính bazo (-NH2), tạo sản phẩm là NH3Cl-CH2COOH
+ Khi glyxin tác dụng với dung dịch NaOH: Vì dung dịch NaOH có tính bazo nên nó sẽ phản ứng với
phần mang tính axit (-COOH ) tạo sản phẩm là H2NCH2COONa.
Tuy nhiên, nếu cho các sản phẩm trên tiếp tục phản ứng với bazo hoặc axit, ta ghi nhớ thêm một quy tắc:
Axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối của chúng và bazo mạnh đẩy bazo yếu ra khỏi muối của chúng.
Câu 7. Đáp án B
Trang 18


Để xem xét một amino axit có làm đổi màu quỳ tím hay không, ta căn cứ vào số nhóm -COOH và -NH2
của chất đó:
+ Nếu số nhóm -COOH lớn hơn số nhóm -NH2 thì amino axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
+ Nếu số nhóm -COOH bằng số nhóm -NH2 thì dung dịch amino axit là trung tính, không làm đổi màu
quỳ tím.
+ Nếu số nhóm -COOH nhỏ hơn số nhóm -NH2 thì dung dịch amino axit có tính bazơ, làm quỳ tím
chuyển sang màu xanh.
Do đó, ta có:

+ HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 nên làm quỳ tím chuyển sang màu
đỏ.
+ H2NCH2COOH CÓ 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 nên dung dịch không làm đổi màu quỳ tím.
+ H2N[CH2]4CH(NH2)COOH CÓ 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH nên dung dịch làm quỳ tím chuyển
sang màu xanh.
+ CH3CH(OH)COOH (axit lactic): Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Chú ý: Các amino axit đều là các chất lưỡng tính. Chúng ta chỉ nói dung dịch HOOC(CH2)2CH(NH2)
COOH làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ chứ không khẳng định đây là axit.
Nhận xét: Câu hỏi này không khó bởi đề bài đã ghi rõ công thức từng chất. Đề bài sẽ gọn hơn và khó hơn
nếu thay các công thức bằng tên gọi:
A. Axit glutamic

B. Glyxin

C. Lysin

D. Axit lactic

Vì vậy, các bạn cần ghi nhớ tên các amino axit này (lysin, axit glutamic rất hay được khai thác khi hỏi về
môi trường của các dung dịch amino axit).
Câu 8. Đáp án C
Các phương trình phản ứng:
CH2 = CHCOONH4 + HCl → CH2 = CHCOOH + NH4Cl 
CH2 = CHCOONH4 + NaOH → CH2 = CHCOONa + NH3 + H2O
CH2 = CHCOONH4 + Br2 → CH2BrCHBrCOONH4
NHẬN XÉT
Cách tốt nhất để làm dạng bài này là xem xét từng đáp án để tìm ra chất thỏa mãn (nhất là với các hợp
chất chứa nito) bởi chúng ta mất đi công cụ định hướng quan trọng là độ bất bão hòa:
3.2  2  1  7
Hãy thử tính với C3H7O2N: k 

1
2
Nếu C3H7O2N là các amino axit thì công thức vẫn đúng. Nhưng nếu là các muối amoni thì lại sai,
CH2=CHCOONH4 có 2 liên kết  nên k  2 .
Do đó không áp dụng công thức tính độ bất bão hòa với các hợp chất ion.
Câu 9. Đáp án B
+ Ảnh hưởng của nhóm –NH2 đến vòng benzen được thể hiện qua phản ứng:

Trang 19


Anilin có tính bazo yếu, không làm đổi màu quỳ tím (ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm –NH2).
+ Amin nhân thơm mới có khả năng tạo ra muối điazoni:
0  5 C
C6H5NH2 + HNO2 + HCl 
 C6H5N  NCl + 2H2O

CHÚ Ý
Phản ứng của amin với HNO2:
+ Các amin bậc I tác dụng với dung dịch HNO2 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol (phenol) và giải phóng khí
N2:
RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O
C6H5NH2 + HNO2 → C6H5OH + N2 + H2O
+ Các amin bậc II tác dụng với dung dịch HNO2 tạo ra dung dịch màu vàng:

R 2 NH + HNO2 → R 2 N  N  O + H2O
+ Các amin bậc III không có phản ứng.
Các bạn có thể sử dụng các tính chất này để áp dụng trong các bài tập nhận biết amin khác bậc.
+ Các amin thơm tác dụng với dung dịch HNO2 ở nhiệt độ thấp (0o - 5°C) tạo ra muối điazoni:
0  5 C

C6H5NH2 + HNO2 + HCl 
 C6H5N  NCl + H2O

Muối điazoni dùng để tổng hợp phẩm nhuộm (phẩm azo).
CHEMTip
Ảnh hưởng qua lại giữa –NH2 và nhân benzen: -NH2 làm tăng mật độ electron ở các vị trí o-, p- (gồm 2 vị
trí o- và 1 vị trí p-) trong khi vòng benzen làm giảm mật độ electron của nhóm –NH2, làm giảm tính bazo.
CHEMTip
+ Lực bazo của RNH2 phụ thuộc vào mật độ electron của nguyên tử N. Mật độ electron càng lớn, lực
bazo càng mạnh. Do đó gốc R đẩy electron sẽ làm tăng tính bazo và gốc R hút electron làm giảm tính
bazo.
Câu 10. Đáp án B
Các nhận xét sau: (4), (5).
+ Do ảnh hưởng của nhóm C6H5 – (hút electron) nên anilin có tính bazo rất yếu, yếu hơn cả NH3 và
không làm đổi màu quỳ tím.
+ Nhóm –NH2 đẩy electron vào vòng benzen, làm tăng electron ở vị trí o-, p- nên anilin có phản ứng thế
với brom dễ dàng hơn benzen:

+ Chỉ có các peptit có 2 liên kết peptit trở lên mới có phản ứng màu biure.
+ (5) sai, phản ứng chứng minh ảnh hưởng của –NH2 tới vòng benzen là phản ứng thế brom tạo kết tủa
trắng (đã nêu ở trên).
CHEMTip
Phản ứng màu biure: Là phản ứng của những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên. Khi cho những peptit
Trang 20


này tác dụng với Cu  OH 2 thì Cu  OH 2 bị tan, tạo ra phức chất màu tím đặc trưng.
Câu 11. Đáp án A
+ Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu hồng: HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH và CH3COOH.
+ Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh: H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH, CH3NHCH3

+ Những chất không làm tím đổi màu: CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH, H2NCH2COOH,
CH3CH(NH2)COOH ; phenol và anilin không làm đổi màu quỳ tím do có tính axit và bazơ rất yếu.
Câu 12. Đáp án B
Ta phân tích từng phát biểu:
(a) H2N‒CH2‒CH2‒CO‒NH‒CH2‒COOH tạo nên từ 2 amino axit là H2NCH2CH2COOH và
H2NCH2COOH. Cách tìm các amino axit tạo nên chuỗi peptit (hoặc amit) là tìm vị trí có liên kết
‒CO‒NH‒ rồi thêm OH cho CO thành COOH, thêm H vào NH thành NH2.
CHÚ Ý
Nhớ lại định nghĩa peptit: Peptit là chuỗi các amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit. Mà liên
kết peptit là liên kết giữa hai đơn vị  - amino axit.




Ta thấy H 2 N  C H 2  C H 2  COOH là một  - amino axit, không thỏa mãn (chất còn lại là  - amino
axit) nên đây không được gọi là đipeptit.
(b) Như đã đề cập ở trước, C6H5NH3Cl được tạo nên bởi các ion C6 H 5 NH 3 và Cl do đó nó tan tốt trong
dung môi phân cực là nước.
(c) CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N và C2H5NH2 là những chất khí, mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong
nước.
(d) Từ tripeptit (có 2 liên kết peptit) trở lên có phản ứng màu biure.
Câu 13. Đáp án A
Phương trình phản ứng: C3H7O2N + NaOH → C2H4O2NNa (X1) + X2 
Từ phương trình trên suy ra X2 là CH3OH (tính theo bảo toàn nguyên tố).
Chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol suy ra X là 1 este. Nhưng trong X có nguyên tử N nên
X là este của amino axit (dự đoán). Nếu X là este của amino axit thì X1 là muối của amino axit. Khi đó X1
có dạng H2N - R - COONa.
Do đó –R– là –CH2–  X1 là H2NCH2COONa.
Vậy X là H2NCH2COOCH3.
Câu 14. Đáp án B

Phương trình phản ứng:
ClH3NCH(CH3)COOC2H5 +2NaOH → H2NCH(CH3)COONa + NaCl + H2O + C2H5OH
Để viết được phản ứng trên (cũng như nhiều phản ứng khác), ta căn cứ vào tính chất của các nhóm chức.
+ ‒NH3Cl là muối của bazơ yếu, phản ứng với NaOH thành ‒NH2. Phân tử HCl kết hợp với NaOH thành
phản ứng sinh ra NaCl và H2O.
+ ‒COOC2H5 là chức este, thủy phân trong môi trường kiềm tạo thành -COONa + C2H5OH.
Câu 15. Đáp án C

Trang 21


Quan sát 4 đáp án, ta thấy X là muối của axit và amin. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, amin bị
đẩy ra, tạo muối natri của axit (muối Y). Để Y có phân tử khối lớn hơn X thì khối lượng mol của Na phải
lớn hơn khối lượng mol của RNH3 (muối X và Y chỉ khác nhau giữa Na+ và RNH 3 ).
hay M RNH  23 suy ra amin là NH3 (ta coi NH3 là một amin đặc biệt, thực chất nó không phải là amin,
3

nhưng coi như vậy thuận tiện cho quá trình làm bài).
Câu 16. Đáp án C
Nhóm CH3 – là nhóm đẩy electron, trong khi –NO2 và –C6H5 là nhóm hút electron, suy ra mức độ hút
electron giảm theo thứ tự:

Do độ hút electron tỉ lệ nghịch với tính bazo nên từ đó ta có trật tự sắp xếp phù hợp.
Câu 17. Đáp án B
C4H9NO2 + NaOH → NH3
Suy ra C4H9NO2 là muối amoni của axit cacboxylic, có dạng RCOONH4. Suy ra R - là C3H5 –
3 đồng phân CH2 = CHCH2COONH4, CH3CH=CHCOONH4, CH2 = C(CH3)COONH4.
Câu 18. Đáp án C
Khi thủy phân peptit, các đơn vị mắt xích amino axit đứng cạnh nhau cũng vẫn đứng cạnh nhau theo thứ
tự ấy trong sản phẩm được tạo ra.

Ví dụ: peptit Ala - Gly - Ala - Val, khi thủy phân tạo ra 2 tripeptit là Ala - Gly - Ala và Gly - Ala - Val
mà không tạo thành Ala - Ala - Val, Trở lại với câu hỏi, các đipeptit và tripeptit tạo thành là AD, DC, BE,
DCB, lắp ghép lại ta được ADCBE.
Câu 19. Đáp án D
A. C8H14O4 + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
B. X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
C. nX3 + nX4 → nilon - 6,6 + nH2O
D. 2X2 + X3 → X5 + H2O
Ở phản ứng a, ta thấy có 2NaOH tham gia phản ứng nhưng chỉ tạo 1 H2O suy ra C8H14O4 có 1 chức axit
và 1 chức este.
X1 phản ứng được với H2SO4 tạo Na2SO4  X1 là muối natri của axit và X3 là axit cacboxylic, X2 là
ancol.
Từ phản ứng c, suy ra X3 là axit ađipic HOOC[CH2]4COOH
Theo suy luận ban đầu, C8H14O4 có 1 chức axit, 1 chức este nên có công thức tổng quát
HOOC[CH2]4COOR  R là CH3CH2 –

 X2 là CH3CH2OH.
Phản ứng d nhằm khẳng định X3 là axit 2 chức (X5 là este 2 chức).
Vậy X là HOOC[CH2]4COOCH2CH3.
Câu 20. Đáp án C
Trang 22


Mì chính có công thức là HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COONa
Câu 21. Đáp án D
o

t
Các phản ứng xảy ra: C2H5Br + NH3 
 C2H5NH3Br


(Thực tế sản phẩm tạo thành gồm C2H5NH2 và HBr - đây là một phưong pháp điều chế amin nhưng axit
HBr tạo thành lại có khả năng với amin vừa tạo ra)
C2H5NH3Br + NaOH → C2H5NH2 + NaBr + H2O
C2H5NH2 + CH3COOH → CH3COONH3CH2CH3
Câu 22. Đáp án A
Từ giả thiết ta có công thức của X là Gly – Ala – Val – Phe – Gly.
1 nhóm CH3 ở gốc Ala
A: Trong X chỉ có 3 nhóm CH3, trong đó
2 nhóm CH3 ở gốc Val
Câu 23. Đáp án D
Các tripeptit thỏa mãn:
Ala - Gly - Gly

Gly - Ala - Gly

Gly - Gly - Ala

Ala - Ala - Gly

Ala - Gly - Ala

Gly - Ala - Ala

Câu 24. Đáp án A
Các đồng phân amin bậc 3 ứng với công thức phân tử C5H13N là:
CH3CH2CH2N(CH3)2, (CH3)2CHN(CH3)2, CH3N(C2H5)2.
CHEMTip
Khi thay thế lần lượt các nguyên tử H trong phân tử NH3, ta thu được amin
Câu 25. Đáp án C

Câu 26. Đáp án D
Những amin là: (1) CH3-CH2-NH2; (2) CH3-NH-CH3; (6) C6H5-NH2; (8) C6H5 - NH – CH3; (9) CH2 =
CH - NH2.
Câu 27. Đáp án C
Những đồng phân là C6H5CH2NH2; C6H4(CH3)NH2 (o-; m-; p-); C6H5NHCH3 → Có 5 đồng phân
Câu 28. Đáp án C
Amin mạch hở, có a liên kết pi trong phân tử có công thức chung là Cn H 2n  2 2a  k N k
Câu 29. Đáp án A
Amin thơm, chứa 1 vòng benzen, đơn chức, bậc nhất có công thức là Cn H 2n 7 NH 2  n  6 
Câu 30. Đáp án C
Anilin là Chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước
Câu 31. Đáp án A
Butylamin có nhiệt độ sôi cao nhất
CHEMTip
Chất có cấu tạo càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.
Câu 32. Đáp án A
Trang 23


Đồng phân bậc nhất: CH3CH2CH2CH2NH2; CH3CH2CH(NH2)CH3; (CH3)2CHCH2NH2; (CH3)3C(NH2)
Đồng phân bậc hai: CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH2NHCH2CH3; (CH3)2CHNHCH3
Đồng phân bậc ba: (CH3)2NCH2CH3
Do đó, x = 4; y = 3; z = l
Câu 33. Đáp án D
C6H5NH2 là anilin; Alanin là CH3CH(NH2)COOH
CHEMTip
Tính bazơ mạnh hay yếu của amin được quyết định bởi mức độ hút electron của gốc hidrocacbon. Do đó,
có một số amin mạnh hơn NH3 (về lực bazơ), và một số yếu hơn (như C6H5NH2)
Câu 34. Đáp án B
Câu 35. Đáp án A

Hóa trị của các nguyên tố giảm dần: N > O > Cl
Do vậy, số lượng các đồng phân giảm theo thứ tự: C4H11N > C4H10O > C4H9Cl > C4H10
Câu 36. Đáp án A
Amin (CH3)2CHNH2 có tên gốc chức: izơ-propylamin.
Câu 37. Đáp án B

m  CH 3  C6 H 4  NH 2 có tên thông thường là m-toludin
Câu 38. Đáp án D
Chất tạo được liên kết hidro liên phân tử là CH3COOH và C2H5NH2.
Câu 39. Đáp án D
Metylamin CH3NH2 tạo được liên kết hidro với H2O và gốc hidrocacbon nhỏ nên tan tốt trong nước.
Câu 40. Đáp án C
Ta thấy, nếu xét t sôi: Ancol > Amin > CxHy
Do đó: Ancol butylic > Butylamin > Pentan
CHEMTip
Các hidrocacbon có nhiệt độ sôi rất thấp, so với các amin có số C kế cận
Câu 41. Đáp án C
Do có mạch hidrocacbon lớn hơn nên nhiệt độ sôi của etylic > metylic

 Axit fomic > etanol > metanol > metylamin
CHEMTip
Nhiệt độ sôi giảm dần: Axit > Ancol > Amin
Câu 42. Đáp án C
CHÚ Ý
Do C6H5- là gốc hút e, làm giảm mật độ e của N nên làm tính bazơ của amin yếu đi
(C6H5)2NH có tính bazơ yếu nhất
Câu 43. Đáp án B
Amin có tính bazơ do nguyên tử N còn 1 cặp e chưa dùng, có khả năng nhận proton (H+)
Câu 44. Đáp án D
Trang 24



C6H5- là nhóm hút e, làm tính bazơ của anilin giảm → D đúng
A sai do amin bậc 3 nguyên tử N bị án ngữ không gian nên lực bazơ yếu hơn anilin bậc 2
B, C sai, vì tính bazơ của anilin bị ảnh hưởng bởi –C6H5, và anilin không làm đổi màu chỉ thị
Câu 45. Đáp án D
Những chất thỏa mãn là phenyl amoni clorua, amoni clorua, natriphenolat, axit axetic, natri axetat, natri
etylat, natri cacbonat.
Câu 46. Đáp án C
CHÚ Ý
Các gốc hidrocacbon lớn dần, nên nhiệt độ sôi tăng
Các gốc hidrocacbon kỵ nước  Độ tan giảm
Câu 47. Đáp án B
Amin no và HNO2 ở nhiệt độ sôi cao không tạo ra sản phẩm màu (muối điazơni).
Câu 48. Đáp án D
Anilin ít tan, làm đục dung dịch rồi lắng xuống đáy (tách lớp).
Câu 49. Đáp án C
Vì bazơ của etylamin khá mạnh (mạnh hơn cả NH3) nên có khả năng làm xanh quỳ tím.
Câu 50. Đáp án D
Metylamin là Chất khí ở điều kiện thường
Câu 51. Đáp án D
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C6H5NH2 + H2SO4 → C6H5NH3HSO4
C6H5NH2 + Br2 → C6H5Br3NH2 kết tủa trắng
Câu 52. Đáp án D
CHÚ Ý
Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, làm mật độ e ở các vị trí o-, p- tăng, khả năng tham gia phản ứng thế tăng
Câu 53. Đáp án C
Vì HBr là axit mạnh → cả CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng
FeCl2 là một axit yếu → chỉ phản ứng với bazơ mạnh, nên chỉ CH3NH2 phản ứng:

2CH3NH2 + 2H2O + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl
Câu 54. Đáp án B
B là anilin: C6H5-NH2, có CTPT là C6H7N
Câu 55. Đáp án C
CHÚ Ý
Trong phân tử axit glutamic HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH có chứa -COOH (tính axit) và nhóm -NH2
(tính bazơ)
CHEMTip
Axit glutamic là chất có tính chất lưỡng tính
Trang 25


×