Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng trọt thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã phượng tiến huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN TÙNG DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ PHƯỢNG TIẾN - HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài
Chuyên nghành

: Hướng nghiên cứu
: Khuyến nông

Khoa
Khóa

: KT & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN TÙNG DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ PHƯỢNG TIẾN - HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên nghành

: Khuyến nông

Khoa
Lớp

: KT & PTNT

: K46 – KN

Khóa

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“Đánh giá hiệu quả các mô
hình trồng trọt thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã
Phượng Tiến- huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên
cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn khoa học của Th.S Lành Ngọc Tú.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực,
các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện
có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện

Nguyễn Tùng Dương



ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên có vị trí quan trọng không thể
thiếu trong chương trình đào tạo đại học. Để đưa lý thuyết vào thực tế sản
xuất, thời gian thực tập tốt nghiệp là điều kiện tốt nhất để hệ thống hóa lại
toàn bộ kiến thức, từ đó rút ra những kinh nghiệm để nâng cao trình độ
chuyên môn áp dụng vào thực tế sản xuất
Xuất phát từ quan điểm đó, được sự giúp đỡ của ban Giám hiệu trường
Đại học nông lâm Thái Nguyên, ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, em được phân công thực tập tại UBND xã Phượng Tiến, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái nguyên, với đề tài: “Đánh giá hiệu quả các mô hình
trồng trọt thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng
Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành đề tài này trong
suốt thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, được sự giúp đỡ của các cô
chú, anh chị tại UBND xã Phượng Tiến cùng với quỹ toàn cầu hóa nông thôn
mới SEAMAUL (Hàn Quốc) tại xóm Tổ. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo
nhiệt tình của giảng viên: Th.S Lành Ngọc Tú – giảng viên khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bạn đồng
nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đề tài của em vẫn còn nhiều
thiếu sót em mong nhận được sự góp ý đánh giá của các thầy, cô giáo và các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Tùng Dương



3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ................................................. 28
Bảng 4.2: Diện tích một số cây trồng chính của xã Phượng Tiến từ năm 2015
- 2017 ....................................................................................... 30
Bảng 4.3: Một số vật nuôi chính của xã Phượng Tiến năm 2017 .................. 31
Bảng 4.4: Tình hình dân số vào lao động xã Phượng Tiến giai đoạn 2016 2017. ........................................................................................ 33
Bảng 4.5: Số lượng mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.............. 41
Bảng 4.6: Tổng diện tích thực hiện mô hình trên địa bàn xã ......................... 41
Bảng 4.7: Diện tích trồng bưởi diễn của xã Phượng Tiến giai đoạn từ năm
2015 đến tháng 12 năm 2017 .................................................... 42
Bảng 4.8: thông tin chung nhóm hộ trồng bưởi diễn..................................... 43
Bảng 4.9: Kỹ thuật bón phân cho 1 gốc bưởi diễn. ....................................... 44
Bảng 4.10: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 3 năm đầu/1 sào (360m2) .. 44
Bảng 4.11: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất trong 1 năm giai đoạn thu hoạch
của cây bưởi ............................................................................. 45
Bảng 4.12: Bảng chi phí nhân công trực tiếp tính trong 1 năm với giai đoạn
bưởi cho thu hoạch với diện tích 360m2 .................................... 46
Bảng 4.13: Thông tin chung nhóm hộ trồng ổi ............................................. 50
Bảng 4.14: Kỹ thuật bón phân cho 1 gốc ổi/ 1 năm ...................................... 51
Bảng 4.15: chi phí nguyên vật liệu cho 1 sào ổi trong 1 năm tính từ năm thứ 3
................................................................................................. 51
Bảng 4.16: diện tích trồng cây hồng trên địa bàn xã giai đoạn 2015-2017 .... 55
Bảng 4.17: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất trong năm đầu tiên của 1 sào
hồng ......................................................................................... 55


4


Bảng 4.18: Diện tích thực hiện mô hình trên địa bàn xã giai đoạn 2015-2017
................................................................................................. 57
Bảng 4.19: Thông tin chung nhóm hộ trồng cây Chanh ................................ 58
Bảng 4.20: Kỹ thuật bón phân cho 1 gốc chanh/1 năm ................................. 59
Bảng 4.21: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 2 năm đầu/1 sào (360m2) .. 59
Bảng 4.22: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất của cây chanh năm thứ 3 (1
sào/năm) ................................................................................... 60
Bảng 4.23: Chi phí nhân công trực tiếp tính từ năm thứ 3 với diện tích 360m2
................................................................................................. 61
Bảng 4.24: Hoạch toán kinh tế của mô hình ................................................. 61


5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

C
t
B B
V ảo
C C
N ôn
C C
T/ hỉ
đ Đ
ồn
Đ Đ
B ồn
Đ Đ

B ồn
Đ Đ
V ơn
H H
T ợp
K K
H ho
K K
H ho
N N
N ôn
U Ủ
B y
U Đ
S ô
W T
T ổ


6

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1.Khái niệm về mô hình ........................................................................... 4
2.1.2. Một số mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp ........................................... 5
2.1.3.Vai trò của nghề trồng trọt ..................................................................... 8
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề trồng trọt............................. 9
2.1.5. Khái niệm về hiệu quả ........................................................................ 11
2.1.6. Lý luận về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển ngành trồng trọt... 11
2.1.7. Các khái niệm về xây dựng nông thôn mới ......................................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình phát triển các mô hình trồng trọt trên thế giới .....................
14


vii

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở một số
nước trong khu vực ...................................................................................... 14
2.3. Quá trình phát triển của các mô hình sản xuất ở nước ta........................ 17
2.3.1. Quả trình phát triển của các mô hình sản xuất ở Việt Nam ................. 17
2.3.2. Xu hướng phát triển mô hình sản xuất ở nước ta ................................ 18
2.3.3. Khái quát về mô hình nông thôn mới (Hàn Quốc) .............................. 19
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 21

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Phượng Tiến, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 21
3.2.2. Nghiên cứu thực trạng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
xã ................................................................................................................. 21
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi cụ thể của các mô hình ............................................ 22
3.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong các mô hình .................. 22
3.2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình ...................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
3.3.1. Chọn mẫu ........................................................................................... 22
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 23
3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu .................................................. 23
3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu ............................................ 24
3.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh .......... 24
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
4.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phượng Tiến, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 25


viii

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Phượng tiến ............................................... 25
4.1.2. Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội ......................................................... 29
4.1.3. Thuận lợi và khó khăn của địa phương trong xây dựng chương trình
nông thôn mới. ............................................................................................. 37
4.2. Kết quả nghiên cứu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp. ............. 40
4.2.1. Thực trạng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã giai đoạn
2015-2017 .................................................................................................... 40

4.2.2. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Bưởi diễn ....................................... 42
4.2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng ổi đài loan ...................................... 50
4.2.4. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây Hồng không hạt ....................... 54
4.2.5. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây chanh bốn mùa......................... 57
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 64
5.1. Kết luận ................................................................................................. 64
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 65
5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................ 65
5.2.2. Đối với người dân............................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 67
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trong trong việc phát triển kinh tế,
nhất là ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở những nước có nền kinh tế
công nghiệp phát triển, mặc dù tỉ trọng phát triển nông nghiệp không lớn,
nhưng khối lượng sản phẩm lại không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan
trọng. Lịch sử đã chứng minh những nước có sự đảm bảo về an toàn lương
thực thì nền kinh tế mới có thể phát triển. Cùng với sự đổi mới của đất nước,
nền nông nghiệp nông thôn ở nước ta đã có sự phát triển một cách tiến bộ, đặc
biệt là sản xuất lương thực thực phẩm đã góp phần quan trọng vào ổn định đơi
sống, chính trị tạo cơ sở cho việc phát triển đất nước.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ rất
lâu đời. Từ trước đến nay nông nghiệp luôn là nghành kinh tế quan trọng của
Việt Nam. Tính đến năm 2010 với 70% dân số nước ta sống và làm việc ở

nông thôn. Dân số nước ta tăng nhanh 1,2%/năm, quỹ đất sản xuất nông
nghiệp chỉ có 9,5 triệu ha, bình quân đầu người còn 1067,4m2 đất canh tác và
460,67m2 đất lúa thuộc loại thấp nhất trên thế giới. Bên cạnh đó là quá trình
đô thị hóa đanh nhanh chóng làm giảm diện tích đất canh tác của nghành
nông nghiệp.
Trong những năm qua, ngành trồng trọt chiếm vị trí quan trọng trong
cơ cấu của huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tỉnh
lấy nông-lâm nghiệp làm trọng tâm trong phát triển kinh tế. Xã Phượng Tiến,
huyện Định Hóa là một xã thuộc miền núi có nhiều điều kiện để phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là nghành trồng trọt. Khu vực này đã được chính phủ
Hàn Quốc đầu tư để giúp đỡ người dân thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới. Trong khoảng 4 năm trở lại đây đã có nhiều giống cây trồng được


2

đưa vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn. Các mô hình được triển
khai trên một số xóm trong xã, tuy nhiên không phải mô hình nào cũng phù
hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà có
mô hình thất bại, mô hình thành công được ứng dụng rộng trong sản xuất.
Xuất phát từ thực tiễn trên được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và sự phân công của khoa Kinh Tế & PTNT
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Lành Ngọc Tú, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng trọt thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến- huyện Định Hóa- tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình trồng trọt ở địa phương và từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả trồng trọt góp phần xây

dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Phượng Tiến.
- Điều tra, đánh giá hiệu quả thực trạng sản xuất của mô hình trồng trọt.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình.
- Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình tại địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đã học về
chuyên ngành khuyến nông và những môn học được học trong chương trình
đào tạo của nhà trường.


3

- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi,
củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ
thực hiện tốt công việc đúng chuyên ngành của mình.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chiến
lược ngành trồng trọt trong nông hộ tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương
đưa ra những kết luận mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển,
mở rộng mô hình trồng trọt trên địa bàn nghiên cứu cũng như khu vực nông
thôn khác.
- Góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình có điều kiện kinh tế chưa
cao và đóng góp vào thực hiện xây dựng nông thôn mới đáp ứng được các
tiêu chí đề ra.



4


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về mô hình
Khái niệm về mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những
ưu thế riêng, được sử dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong các
phương pháp nghiên cứu, được đử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học.
Các mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó là
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu. Nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng các đối
tượng nghiên cứu.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm thống nhất,
đó là: mô hình là mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó
phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và gữ nguyên được bản chất của đối
tượng nghiên cứu.
Mô hình sản xuất

Sản xuất là một hoạt động mô hình có ý thức, có tổ chức của con người
nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn
lực và sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển xã hội của loài người
đã chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu


được cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ, đến những công
cụ hiện đại, công cụ đa năng, đã thay thế một phần rất lớn cho lao động sống
và làm giảm hao phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Trong sản
xuất, mô hình sản xuất là một trong cá nội dung kinh tế của sản xuất. Nó thể
hiện được sự qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài các yếu tố kỹ thuật của sản
xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất, thể hiện sự kết
hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục
tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
Mô hình nông nghiệp
Mô hình nông nghiệp là những mô hình mô tả các hoạt động của sản
xuất nông nghiệp. Trong mô hình diễn tả các mối quan hệ giữa các nhân tố
chủ yếu là thể hiện các yêu cầu của sản xuất (đầu vào) và các sản phẩm (đầu
ra) [1].
Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể, nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra lại
sự đúng đắn của số liệu mà ta quan sát được và các giả định rút ra, nó giúp ta
hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là
giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương
pháp tốt nhất để lựa chọn hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người dân có thể
đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật
nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem lại

lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
2.1.2. Một số mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp
a. Mô hình sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp


Chuyên chăn nuôi
Bò sữa; cá; tôm; cua; hươu; trăn; rắn. Mô hình này đang phát triển
mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH), ven biển miền trung
Chuyên trồng trọt
Chè; cà phê; cao su. Mô hình này chủ yếu ở Trung du miền Núi phía
Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Đây là mô hình các hộ kinh tế làm vệ tinh
nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.
Mô hình hộ gia đình chuyên canh nông nghiệp phù hợp và phổ biến ở
gần các đô thị, doanh nghiệp (cao su, chè cà phê, bông, mía đường hoặc xí
nghiệp chế biến giấy). Mô hình kinh tế hộ loại này thường có quy mô lớn,
khối lượng hàng hóa nhiều, cho thu nhập ổn định, đời sống nhân dân được cải
thiện. Tuy nhiên dễ gặp phải rủi ro do giá cả biến động theo thị trường, ảnh
hưởng nhiều của thời tiết, khí hậu.
b. Mô hình sản xuất lúa nước - nuôi cá nước ngọt - chăn nuôi gia cầm
Phát triển chủ yếu ở vùng ĐBSH và ĐBSCL, các tỉnh vùng trũng trồng
một vụ lúa không chắc ăn. Mô hình này thực sự có hiệu quả. Doanh thu nhiều
hộ hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng, thu nhập đạt hàng chục triệu đồng.
Đây là những nông hộ cung cấp lượng nông sản hàng hóa lớn cho xuất khẩu,
tuy nhiên những vấn đề như dịch bệnh, giá cả bấp bênh và thiếu thông tin về
thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của mô hình.
c. Mô hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp thâm canh lúa, màu
Mô hình này đã và đang phát triển hiệu quả ở ĐBSH…loại mô hình
này có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ và các chủ thể thu gom, chế biến, xuất
khẩu. Để mô hình phát triển cần phải đảm bảo quy trình kỹ thuật chăn nuôi,

phòng trừ dịch bệnh, có giống lợn và giống lúa tốt. Bên cạnh đó, các chủ hộ


cũng cần xác định quy mô hợp lý, chủ động nguồn thức ăn và nắm chắc thông
tin thị trường tiêu thụ.
d. Mô hình sản xuất cây giống (cây trồng nông, lâm nghiệp), vật nuôi (lợn
giống, gia cầm giống và các giống vật nuôi thủy sản)
Đây là mô hình sản xuất giống cây trồng ở trung du miền núi (giống cà
phê, chè, cây ăn quả các loại); giống vật nuôi ở ĐBSCL, ĐBSH, ven biển
(giống tôm, cua, cá, ba ba). Mô hình này cho lãi cao nhưng chủ hộ phải có vốn
lớn, nắm vững khoa học công nghệ (KH&CN). Việc nhân giống không dễ.
e. Mô hình nuôi bò sữa - chế biến - tiêu thụ tại chỗ
Mô hình này được phát triển ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh hoặc các vùng có khí hậu thuận lợi như Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh
Phúc, Lâm Đồng. Nếu chế biến và marketing tốt, có trang thiết bị hiện đại, tổ
chức quản lý tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thì mô hình này sẽ đạt hiệu quả và
phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay đang gặp khó khăn do giá cả biến
động theo chiều không có lợi cho nông dân.
f. Mô hình chuyên canh rau, hoa, quả, xuất khẩu dịch vụ thương mại tại
nhà
Mô hình này đang phát triển mạnh tại vùng ven thành phố Đà Lạt (Lâm
Đồng), vùng có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Cao Bằng,
Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang). Để mô hình này phát triển, các
hộ cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hình thức, khả năng bảo quản và uy tín
trên thị trường.
g. Mô hình nông - lâm kết hợp
Loại mô hình này phát triển rộng rãi ở vùng trung du và miền núi. Cây
trồng gồm: cây rừng, đỗ đậu, cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp, cây
đặc sản vật nuôi gồm trâu, bò, lợn, dê, gia cầm, chim, thú rừng,.. Hoạt động
lâm nghiệp gồm: bảo vệ, khai thác, trồng, sơ chế, chăm sóc, cải tạo rừng,..

Phương pháp canh tác đặc trưng là canh tác trên đất dốc.


Hiện nay, một số nơi đã xuất hiện các nghề như dịch vụ du lịch sinh
thái, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Mô hình này còn khó khăn về giống,
khả năng ứng dụng KH&CN, hạ tầng cơ sở…
h. Mô hình sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Mô hình này thường hoạt động thành làng, gần đây đã phát triển thành
quy mô nhiều làng, xã. Dù hoạt động tiểu thủ công nghiệp có phát triển,
nhưng đa phần các hộ đều không quên giữ đất để sản xuất và chăn nuôi nhằm
tự túc lương thực, thực phẩm. Mô hình này đang có những tồn tại về mặt bằng
sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, rất cần có quy hoạch lại.
i. Mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp
Mô hình này hình thành ở các thị tam, thị tứ hoặc các trung tâm cụm xã
theo đầu mối giao thông. Sản xuất nông lâm nghiệp kinh doanh tổng hợp là
mô hình kinh tế hộ ngày càng có hiệu quả ở nhiều địa phương, nhất là ở các
tỉnh trung du miên núi.
Xu hướng phát triển các hộ gia đình này sẽ thành các trang trại gia đình
hoặc doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời với quy mô và có vốn lớn, các hộ này
còn kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng hoặc thu
gom, chế biến sản phẩm [2].
2.1.3.Vai trò của nghề trồng trọt
Cung cấp thực phẩm
Các sản phẩm của ngành trồng trọt cung cấp ra thị trường rất được ưa
chuộng. Cung cấp các thực phẩm tươi sạch phục vụ như cầu ăn uống của con
người đồng thời cung cấp dinh dưỡng bổ sung các chất sơ và vitamin có trong
thực phẩm kết hợp với các sản phẩm là thịt để làm phong phú bữa ăn của gia
đình và có thêm chất dinh dưỡng đảm bảo cho mọi người co sức khỏe tốt để
tiếp tục, duy trì công việc hàng ngày.
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi và làm phân hoai mục



Ngoài sản phẩm chính là cung cấp rau củ quả thì trong trồng trọt còn
thu được một lượng lớn các bộ phận trên cây làm thức ăn cho gia súc, gia
cầm. Ngoài ra lượng sản phẩm thu được cũng tận dụng để làm phân bón, hạn
chế được ô nhiễm đất đai.
Mang lại thu nhập cho nông dân
Trồng trọt được đánh giá là một ngành hay xảy ra rủi ro bởi thời tiết và
dịch bệnh nhưng cũng là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa làm
tăng thu nhập cho nông dân, vừa giải quyết được vấn đề việc làm.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề trồng trọt.
2.1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nền nông nghiệp trồng trọt
Để hình thành và phát triển một nền nông nghiệp trồng trọt cần rất
nhiều các yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể là yếu tố bắc buộc, có thể
là yếu tố điều kiện, hoặc yếu tố thúc đẩy, xúc tác cho phát triển trồng trọt.
Con người, đất, nước, không khí, điều kiện khí hậu, dinh dưỡng, giống, đa
dạng sinh học là các yếu tố quan trọng nhất trong trồng trọt. Các yếu tố này
tương tác khăng khít với nhau và với các yếu tố môi trường bên ngoài để
quyết định sự phát triển của ngành trồng trọt.
Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng đều là sản phẩm của con
người, hình thành để phục vụ những nhu cầu sống cơ bản của con người.
Trồng trọt cung cấp các loại rau, củ, quả…từ đó con người sử dụng làm thức
ăn, dinh dưỡng, nguyên vật liệu và cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp,
y tế, du lịch…Con người nhận biết và sử dụng các yếu tố tự nhiên, nhân tạo
để phát triển trồng trọt. Sự phát triển này có bền vững được hay không cũng
phụ thuộc phần lớn vào cách hành động của con người.
Đất, nước, không khí, điều kiện khí hậu là các yếu tố vô cùng quan
trọng đối với trồng trọt. Đất là nơi bám trụ của cây trồng, cung cấp dinh
dưỡng, trữ nước cho cây. Trong đất là một hệ sinh thái phong phú các loài



10

sinh vật, chúng cũng đóp góp và việc cung cấp dinh dưỡng cho cây. Trong
những điều kiện cần một năng suất lớn, đất không có dinh dưỡng cho cây phát
triển vượt trội, con người đã sáng chế ra những loại phân bón làm dinh dưỡng
hóa học bổ sung cho cây và những loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vể thực
vật… để bảo vệ cây khỏi sự tấn công của các loại sâu bệnh. Sự lạm dụng các
loại thuốc này diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đã gây ra những hậu quả
nghiêm trọng làm thoái hóa đất, chết đi hệ sinh thái trong đất và ảnh hưởng
trực tiếp đến sự bền vững cây trồng.
Nước là thành phần chiếm phần trăm lớn nhất trong cây, giúp dẫn
truyền các chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận khác nhau. Một phần dinh
dưỡng của cây được hấp thụ từ nước. Chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cây trồng. Mỗi loại cây trồng thích hợp với các điều kiện khí hậu
khác nhau, loại đất và lượng nước. Vì vậy ba yếu tố này sẽ quyết định sự phát
triển của các giống cây khác nhau tại các vùng khác nhau.
Đa dạng sinh học là nguồn gốc cung cấp sự đa dạng giống cây trồng
khác nhau cho nông nghiệp, cung cấp các loài thiên địch, cung cấp hệ sinh vật
trong đất có vai trò tạo độ phì nhiêu, dinh dưỡng cho đất… Sự thoái hóa hay
mất đa dạng sinh học do bất kỳ nguyên nhân nào cũng sẽ gây nên mất cân
bằng và bền vững trong nông nghiệp trồng trọt.
Các yếu tố này cần được nhìn nhận và kết hợp thông qua những quy
luật tự nhiên, những mối quan hệ tương tác các thành tố với nhau để đạt được
hiệu quả cao trong trồng trọt, tính bền vững của môi trường và xã hội.
Nếu độc tố có trong nước, nó cũng sẽ theo các lông hút của rễ cây đi vào cơ
thể cây, tích tụ và gây hại.[6]


11


2.1.5. Khái niệm về hiệu quả
2.1.5.1. Hiệu quả về kinh tế
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung
chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan
trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và tất cả các phạm trù , quy luật
kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, các nguồn lực trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
2.1.5.2. Hiệu quả về xã hội
Là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục
tiêu của xã hội như: giải quyết việc làm trong phạm vi toàn xã hội, làm giảm
số người thất nghiệp…
2.1.5.3. Hiệu quả về môi trường
Đối với ngành trồng trọt sẽ tận dụng được các bộ phận dư thừa trên
thân cây để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra có thể sáng tạo bằng
cách sử dụng những sản phẩm dư thừa đó tạo ra phân hoai mục, bón cho các
loại cây ăn quả khác, tiết kiệm được một khoản tiền cũng như bảo vệ được
môi trường khi không phải sử dụng các chất hóa học.
2.1.6. Lý luận về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển ngành trồng trọt
*Phát triển
Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về phát triển. Phát
triển là thuộc tính phân biệt của vật chất. Sự vật và hiện thực không trong
trạng thái bất biến, mà phải trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện
cho đến khi tiêu vong.
*Phát triển kinh tế
Có thể hiểu phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi nền kinh tế quốc
dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đối với



12

các nước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình mà nền kinh tế
chậm phát triển hơn CNH- HĐH.
*Phát triển trồng trọt
Khi nói đến trồng trọt người ta thường quan tâm đến các khía cạnh về
số lượng, chất lượng, diện tích, hình thức tổ chức trồng trọt và phương thức
trồng trọt Phát triển về số lượng: số lượng hay quy mô cây trồng phụ thuộc
vào
mục tiêu trồng trọt hay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trồng trọt. Với các mục tiêu
trồng trọt khác nhau đưa ra các vấn đề giải quyết khác nhau
Phát triển về mặt chất lượng: chất lượng trồng trọt có thể được đánh
giá nhiều khía cạnh khác nhau như: khả năng xâm nhập vào thị trường, cạnh
tranh với các mặt hàng tiêu thụ khác, lợi ích thu được của người trồng trọt
2.1.7. Các khái niệm về xây dựng nông thôn mới
2.1.7.1. Khái niệm
- Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ), có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế- chính trị tổng hợp.
- Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.
2.1.7.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
- Do kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy
lợi..) còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ; nhiều hạng mục công



13

trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn ít được quan tâm đầu tư, hệ
thống thủy lợi cần được đầu tư nâng cấp, chất lượng lưới điện nông thôn chưa
thực sự an toàn, cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hóa còn rất hạn chế,
mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi
xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia
rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
- Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn
hạn chế, chưa gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm, chất lượng nông sản chưa
đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa
học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp còn thấp, cơ giới hóa chưa đồng bộ.
- Do thu nhập của nông dân thấp, số lượng doang nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn còn ít, sự liên kết giữa người sản xuất và các thành
phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao,
cơ hộ có việc làm mới tại đại phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm
nghiệp qua đào tạo thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hóa
truyền thống đang có nguy cơ mai một, nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều
nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát
triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
- Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
cần ba yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng
nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để

nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khổ.


14

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển các mô hình trồng trọt trên thế giới
Trên thế giới lịch sử phát triển các mô hình sản xuất đã có từ lâu đời,
khó có thể xác định một cách chính xác thời điểm ra đời của nó. Nhưng thực tế
các mô hình sản xuât nông lâm nghiệp đã được triển khai với việc canh tác cây
gỗ và các cây trồng nông nghiệp, hay việc canh tác cây công nghiệp và cây
nông nghiệp, là những tập quán lâu đời của người dân nhiêu nước trên thê giới.
Theo King (1987) [2], ông cho rằng tiền sử mô hình sản xuât nông lâm
nghiệp là ở châu Âu, từ thời trung cổ người dân đã có tập quán chặt hạ cây
rùng, phát bãi làm nương rẫy, đốt cành nhánh sau đó trồng cây nông nghiệp
kết họp với cây gỗ. Hệ thống canh tác này vẫn còn tồn tại ở Phần Lan đến
cuối thế kỷ XIX và một sô vùng của Đức đến năm 1920. Ở vùng nhiệt đới
như ở Trung Mỹ, một phương thức truyền thống được tồn tại trong thời gian
dài là người dân trồng rất nhiều loài cây (24 loài) trên một diện tích rộng lớn
(1/10ha); dừa và đu đủ được trồng với một tầng cây thấp hơn như: chuối,
cam, chanh; tầng cây bụi như: cà phê, ca cao. Ở châu Á, phương thức du canh
nương rẫy rất phổ biến. Nó ra đời từ thời kỳ đồ đá và tồn tại cho đến ngày nay
ở hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm. Ở Châu Phi, hình thức canh tác có ít nhiều
khác biệt, các loại cây trồng cũng đồng thời sinh trưởng đưới tán cây gỗ che
phủ rải rác.
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở một số
nước trong khu vực
a. Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có lịch sử lâu đời cùng sự phát triển mạnh
trong những năm gần đây, dân số chiếm 19,16% dân số thế giới. Hiện là quốc

gia đông dân nhất thế giới với gần 1,3 tỷ dân. Nông dân ở Trung Quôc hiện
nay có khoảng 750 triệu người. Chỉ trong thời gian ngắn, nông thôn Trung


×