Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vai trò của kiểm sát viên trong phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.18 KB, 10 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại
kỳ họp thứ 10, ngày 25/11/2015 , có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. So với
Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có nhiều
sửa đổi, bổ sung quan trọng có tính khả thi cao, bảo đảm dân chủ, công khai,
công bằng, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của mình; đề cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo
vệ công lý, bảo vệ pháp luật, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; bảo đảm các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được
thi hành. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần xây
dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
Có thể thấy rõ rằng Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã có những thay đổi
cụ thể và cần thiết về vai trò, vị trí của Viện Kiểm sát nhấn dân nói chúng và
Kiểm sát viên nói riêng trong các giai đoạn của tố tụng hành chính. Việc thay
đổi như vậy có thể góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát việc xét
xử và tuân theo pháp luật của Tòa án, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức và cả cơ quan Nhà nước khi tham gia vào tố tụng
hành chính.

1


B.NỘI DUNG.
I- Một số vấn đề chung về xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
1)

Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.

Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử
lại vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu


lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm tra tính hợp pháp và
tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị để
đảm bảo cho các bản án và các quyết định của Tòa án được khách quan, đúng
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và của cơ quan
nhà nước1.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì xét xử
phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng
nghị.
Qua hai khái niệm trên thì có thể thấy rằng để một bản án hoặc quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm bị xét xử phuc thẩm thì bản án đó phải chưa có hiệu lực
pháp luật và phải bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Bên cạnh đó, kháng cáo hoặc
kháng nghị được coi là căn cứ đúng pháp luật và là điều kiện để phát sinh thủ
tục phúc thẩm khi:
Thứ nhất, kháng cáo hoặc kháng nghị phải được thực hiện bởi các chủ thể có
quyền kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định tại Điều 204 và Điều 211 của
Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
Thứ hai, kháng cáo hoặc kháng nghị phải được thực hiện trong thời hạn theo
quy định tại Điều 206 và Điều 213 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính.

2


Thứ ba, bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị là bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
2)

Mục đích xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.


Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính nhằm những mục đính chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm, thiếu sót để bản án, quyết
định của Tòa án được đúng với pháp luật, phù hợp với các tình tiết khách quan
của vụ án, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà
nước, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính;
Thứ hai, xét xử phúc thẩm còn nhằm mục đích thực hiện giám đốc việc xét
xử của Tóa án cấp trên đối với Tòa án cáp dưới để bảo đảm việc áp dụng pháp
luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
II- Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính.
1)

Quy định chung của Luật Tố tụng hành chính về vai trò của Viện Kiểm sát
trong tố tụng hành chính.

Khoản 1 Điều 36 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định Viện Kiểm sát
nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính cùng với Tòa án nhân dân.
Như vậy, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quy định trước
đây của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 khi tiếp tục quy định Viện Kiểm sát
nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính. Việc giữ nguyên quy định này
là hợp lý bởi lẽ trong tố tụng hành chính, Viện Kiểm sát nhân dân nhân danh
quyền lực Nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, cụ thể là
kiểm sát tính hợp pháp về các quyết định và hành vi của người tiến hành tố tụng
và hành vi của người tham gia tố tụng, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố
tụng hành chính phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh giúp cho
việc giải quyết vụ án hành chính được đúng đắn và khách quan.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 36 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định
Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là những người tiến
3



hành tố tụng hành chính cùng với Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Như vậy, Luật Tố tụng hành chính năm 2015
đã bổ sung thêm Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng hành chính, thể hiện
sự đồng bộ, phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân
năm 2014; tiếp tục kế thừa các quy định trước đây của Luật Tố tụng hành chính
năm 2010 khi quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời,
đúng pháp luật”. Viện kiểm sát kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến
khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của Toà án;
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của
Toà án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của
pháp luật. Thông qua việc thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát giúp Tòa án
kịp thời sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2)

Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính.

Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên, nếu như Điều 40 Luật Tố
tụng hành chính năm 2010 trước đây chỉ quy định một cách chung chung thì
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã có sự liệt kê các nhiệm vụ, quyền hạn rõ
ràng và chi tiết hơn. Theo đó, Điều 43 quy định khi được Viện trưởng phân công
thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính,
KSV có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
“1.Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện;
2.Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án;
3.Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định
tại khoản 6 Điều 84 của Luật này;
4.Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc
giải quyết vụ án theo quy định của Luật này;

4


5.Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
6.Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật
này;
7.Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án,
quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;
8.Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm
pháp luật;
9.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này”.
Với việc quy định cụ thể và chi tiết về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát
viên giúp cho Kiểm sát viên thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Về sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm được Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 quy định tại Điều 224, cụ thể như sau:
“1.Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm
vụ tham gia phiên tòa. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát
viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
2.Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên
tòa, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này
được thay thế Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án”.
Với quy định trên có thể thấy rằng, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có
điểm kế thừa quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 khi quy định
Kiểm sát viên được phân công phải có nhiệm vụ tham gia phiên tòa phúc thẩm,
trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa,
nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được
thay thế Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án. Tuy nhiên, nếu
như Điều 194 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 trước đây quy định trong
5



trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt nếu không có Kiểm sát viên dự khuyết tham
dự phiên tòa ngay từ đầu thay thế thì bắt buộc phải hoãn phiên tòa, trong khi đó
theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 trong trường hợp Kiểm sát viên vắng
mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên vắng mặt
trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị cũng quy định tương tự, theo khoản 4 Điều 243 thì: “Kiểm sát viên
Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về
việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra
quyết định. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên vắng
mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị”. Với quy định trên có thể
hiểu, nếu KSV vắng mặt nhưng vụ án hành chính phát sinh do có sự kháng cáo
của đương sự mà không phải là kháng nghị của Viện kiểm sát thì trong trường
hợp này vẫn tiến hành xét xử bình thường mà không cần phải hoãn phiên tòa.
Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu trong trường hợp Viện Kiểm sát không phải
là bên kháng nghị mà đương sự của vụ án kháng cáo và trong phiên tòa lại
không có sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát thì phải giải quyết như thế
nào? Cần phải có những nghị quyết hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Đối với việc phát biểu của Kiểm sát viên trong phiên tòa phúc thẩm, Luật Tố
tụng hành chính năm 2015 kế thừa những quy định trước đây của Luật Tố tụng
hành chính năm 2010 khi quy định “Sau khi những người tham gia tố tụng phát
biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai
đoạn phúc thẩm” và khoản 4 Điều 243 quy định phát biểu của Kiểm sát viên tại
phiên họp phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc
thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội
đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên

họp khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị”.
6


Tương tự như quy định ở cấp xét xử sơ thẩm, Luật Tố tụng hành chính năm
2015 đã bổ sung thêm quy định “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên
phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án”.

7


C.KẾT LUẬN.
Tóm lại, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã kế thừa những quy định cơ
bản về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hành chính
của Luật Tố tụng hành chính năm 2010; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy
định mới, đây là những sửa đổi, bổ sung quan trọng giúp Viện kiểm sát thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình trong hoạt động tố tụng hành chính. Và đặc biệt là
những thay đổi về vai trò của Kiểm sát viên trong các cấp xét xử, nhất là xét xử
phúc thẩm.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.

Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014;

Luật Tố tụng hành chính năm 2010;
Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
PGS. TS Vũ Thư – ThS. Lê Thương Huyền (đồng chủ biên), 2016, Bình

5.

luận khoa học Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Nxb Hồng Đức;
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2016, Giáo trình Luật Tố tụng hành

6.

chính;
Tks.edu.vn.

MỤC LỤC
9


NỘI DUNG

TRANG

10



×