Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Bài tập học kỳ (8đ) soạn thảo một văn bản văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thế có thẩm quyền giải quyết việc triển khai công tác bảo đảm an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.45 KB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể uỷ ban nhân dân (UBND) và chủ tịch
UBND là một nội dung cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của UBND
các cấp được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân (HĐND) và UBND năm 2003. Tuy nhiên, theo quy định của Luật và trong hoạt
động thực tiễn của UBND và cá nhân chủ tịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Trong chế độ làm việc tập thể của UBND cho thấy có một số việc chưa xác định rõ
đâu là thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, đâu là của cá nhân phụ trách, dẫn đến
có những vấn đề sai phạm trong quản lý, điều hành nhưng khó xác định trách
nhiệm để xử lý.
NỘI DUNG
1.

Loại văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thế có thẩm quyền giải quyết việc
triển khai công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố
H là chỉ thị.
Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện

pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan,
đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc
thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng
cấp và quyết định của mình.
Đối với “chỉ thị về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
trên địa bàn thành phố H” thì đây là loại văn bản áp dụng pháp luật.
Khác với chỉ thị là văn bản quy phạm pháp luật dùng để truyền đạt, phổ biến, giải
thích, hướng dẫn về nội dung một văn bản hoặc một chủ trương, chính sách của
đảng nhà nước . Chỉ thị là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành khi cấp trên
điều khiển, chỉ đạo cấp dứoi thực hiện pháp luật. Chỉ thị là hình thức văn bản
được sử dụng để quản lí, chỉ đạo, điều khiển, vận hành bộ máy hành chính trực
1



thuộc mình. Riêng với chủ tịch UBND các cấp thì việc ra chỉ thị sẽ đảm bảo sự
thống nhất giữa thủ tục thông qua văn bản với hình thức văn bản.
Thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể uỷ ban nhân dân (UBND) và chủ tịch UBND
là một nội dung cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của UBND các cấp
được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
(HĐND) và UBND năm 2003. Tuy nhiên, theo quy định của Luật và trong hoạt
động thực tiễn của UBND và cá nhân chủ tịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Trong chế độ làm việc tập thể của UBND cho thấy có một số việc chưa xác định rõ
đâu là thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, đâu là của cá nhân phụ trách, dẫn đến
có những vấn đề sai phạm trong quản lý, điều hành nhưng khó xác định trách
nhiệm để xử lý.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên,em xin chọn

đề tài: “ Giải thích rõ chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và soạn thảo
hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết về việc triển
khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố H ”. Làm
bài tập lớn học kỳ của mình.

/>_piref135_27935_135_27927_27927.mode=detail&_piref135_27935_135_27927_
27927.id=532
b) Nguyên nhân khách quan
- Do nước ta đang chuyển đổi từ nền sản xuất quy mô nhỏ lẻ sang nền sản
xuất hàng hóa; công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm còn thủ công; quy hoạch
cho sản xuất thực phẩm chưa được xây dựng đồng bộ nên việc bảo đảm ATTP còn

2



gặp nhiều khó khăn. Hiện cả nước có khoảng 9,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh thực
phẩm. Điều này đặt ra cho công tác quản lý ATTP những thách thức hết sức to lớn.
- Do tập quán ăn uống, trình độ dân trí, đặc biệt là do thu nhập thấp nên vẫn còn
tình trạng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm ATTP còn khá
phổ biến.
- Sự gia tăng số lượng nhà máy, các khu công nghiệp lớn, tập trung người lao động
tác động trực tiếp tới vấn đề ATTP của các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, quá
trình đô thị hóa cũng tác động không nhỏ đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Do bảo vệ môi trường còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên
môi trường nói chung và môi trường đất, nước để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản nói riêng vẫn còn bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, áp lực của việc nâng cao năng
suất vật nuôi, cây trồng cũng làm tăng việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản
xuất thực phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm thực phẩm, tồn dư
hóa chất trong sản phẩm thực phẩm.
- Nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý theo chuỗi cung cấp thực
phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn
chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản
phẩm nên thực phẩm an toàn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành
cao khó cạnh tranh với thực phẩm thông thường, vì vậy chưa tạo động lực cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại hàng hóa nói
chung và thực phẩm nói riêng; đồng thời việc có hơn 4.500 km đường biên giới
trên đất liền, nhiều cửa khẩu đường sông, biển nên việc kiểm soát hàng hóa thực
phẩm nhập khẩu rất khó khăn, đặc biệt là kiểm soát thực phẩm nhập khẩu qua
đường tiểu ngạch.
3


Trong nhiều năm qua, ngành Y tế thành phố đã chủ trì, phối hợp tốt với các ngành
có liên quan tập trung thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đạt

được nhiều kết quả, ngăn chặn kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm, đảm bảo sức
khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, trong tình hình vệ sinh môi trường còn phức tạp,
việc xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa
được giải quyết triệt để; nhiều hàng quán ven đường không bảo đảm điều kiện, tiêu
chuẩn VSATTP; tập quán ăn uống trong một bộ phận người dân còn qua loa, đơn
giản; ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm của một bộ phận người buôn bán, người
tiêu dùng chưa cao nên tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh đường ruột và tình trạng
ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện nắng nóng kéo dài như hiện nay là
yếu tố thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh, dễ gây ô nhiễm thực phẩm. Vì vậy,
công tác bảo đảm VSATTP ng ày càng quan trọng và cấp bách, không thể chủ
quan.
4


Trong thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, công tác đảm bảo
an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét; sự phối
hợp liên ngành được triển khai có hiệu quả, công tác truyền thông giáo dục
được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách
nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng trong việc
bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong
tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại: Việc kiểm soát các nguồn cung cấp
thực phẩm còn nhiều sơ hở; việc sử dụng, kinh doanh các hóa chất, phụ gia
không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm vẫn còn phố biến,
nhất là với các cơ sở sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ; tình trạng hàng thực
phẩm giả, kém chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc quản lý kinh
doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố còn nhiều yếu
kém; tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vẫn xảy ra; các quy
định điều chỉnh của pháp luật chưa đủ sức răn đe ngăn chặn các hành vi vi

phạm về an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của
các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh, người tiêu
dùng chưa cao; hệ thống tổ chức, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn
chế. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn chưa thật
sự quan tâm đến công tác quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương.

Để khắc phục tình trạng trên, nhằm thiết lập trật tự kỷ cương trong việc quản
lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 085


CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an
toàn thực phẩm trong tình hình mới, thực hiện các quy định của Luật An toàn
thực phẩm, ngày 18/1/2013UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về
tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
____
Số : 06 /2003/CT-UB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________D.240
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2003

CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

*********
Trong những năm qua việc triển khai Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15
tháng 4 năm 1999 của Chính phủ, Chỉ thị số 02/2002/CT-UB ngày 22 tháng 01 năm
2002 của ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm đã được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thông qua các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm cho nhân dân và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở
dịch vụ ăn uống ; và việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, đã góp
6


phần nâng cao ý thức trách nhiệm và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của
toàn xã hội, cải thiện đáng kể các điều kiện sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế-xã hội đã nâng cao mức sống, thay đổi lối
sống và gia tăng nhu cầu ăn uống của người dân, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng
số cơ sở dịch vụ ăn uống với những qui mô và phương thức kinh doanh khác nhau ;
trong đó có nhiều cơ sở không tuân thủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,
mua và sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất
lượng ; sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế ; kinh doanh,
sử dụng hàng gian, hàng giả, hàng kém phẩm chất… đang gây nổi băn khoăn, lo
lắng của dư luận xã hội.
Mặt khác, việc phối hợp hành động giữa các ngành chuyên môn và việc phân
cấp trách nhiệm cho các cấp chưa tốt, làm hạn chế năng lực quản lý Nhà nước trên
lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tình hình trên đã làm gia tăng số vụ và số người bị ngộ độc thực phẩm, nhất
là thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể tại các xí nghiệp, Khu
công nghiệp, trường học, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân,tạo nên tâm trạng bất
an trong xã hội.
Để tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, từng

bước hạn chế số vụ ngộ độc tập thể, ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị :
I.- TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ :
1. Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức
của người tiêu dùng trong việc chọn lựa thực phẩm và tham gia kiểm soát thị trường
thực phẩm, thay đổi các thói quen không hợp vệ sinh để chủ động phòng ngừa ngộ
độc và các bệnh lây qua thực phẩm.
2. Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm các bếp ăn tập thể. Thủ
trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện, phải chịu
trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các bữa ăn tập thể của cơ sở.
3. Tăng cường quản lý đối với các cơ sở chế biến, cung ứng các suất ăn sẵn,
các cơ sở dịch vụ ăn uống, các nhà hàng, khách sạn. Tất cả cơ sở cung ứng suất ăn
sẵn đều phải thực hiện đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định Nhà nước về điều
kiện, tiêu chuẩn quy định cho các bếp ăn tập thể.
7


4. Tăng cường quản lý kinh doanh hóa chất, chất phụ gia dùng trong thực
phẩm theo quy định của Nhà nước : kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003, chỉ có các cơ
sở kinh doanh thực phẩm mới được phép buôn bán các hóa chất, phẩm màu và chất
phụ gia dùng trong thực phẩm. Người kinh doanh các hóa chất, phẩm màu và chất
phụ gia dùng trong thực phẩm phải tuân thủ các quy định về sang bao, đóng gói và
chỉ được phép kinh doanh các hóa chất, phẩm màu và chất phụ gia dùng trong thực
phẩm theo danh mục cho phép của Bộ Y tế. Nghiêm cấm việc bán các hóa chất,
phẩm màu và chất phụ gia dùng trong thực phẩm chung với các hóa chất, phẩm màu
và chất phụ gia dùng cho mục đích khác.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành để
giám sát thực hiện quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kịp thời phát hiện xử lý
nghiêm mọi trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.- PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

Để phối hợp hành động tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, ủy ban nhân dân thành phố phân công trách nhiệm cho các
Sở, ban ngành, ủy ban nhân dân các quận-huyện như sau :
1. Sở Y tế :
1.1. Làm nhiệm vụ Thường trực tham mưu cho ủy ban nhân dân thành phố,
Ban chỉ đạo liên ngành thành phố thực hiện việc tăng cường công tác đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
1.2. Chủ trì phối hợp với các sở-ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ quan
xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác truyền thông giáo dục về vệ sinh
an toàn thực phẩm ; các chương trình hành động vệ sinh an toàn thực phẩm ; tháng
hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm ; tổ chức huấn luyện
về vệ sinh an toàn thực phẩm ; công tác khám sức khỏe định kỳ và quản lý chữa trị
kịp thời các trường hợp bệnh cho các đối tượng hành nghề thực phẩm theo quy
định ; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các Ban-ngành, ủy ban nhân dân quận-huyện
trong công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ; tổ chức thanh tra
liên ngành về thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm ; nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các đội điều tra xử lý các vụ ngộ độc ; tổ chức hệ
thống cấp cứu chữa trị cho người bị ngộ độc thực phẩm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :

8


2.1. Chỉ đạo triển khai chương trình sản xuất rau an toàn, mở rộng diện tích
vùng rau an toàn ở ngoại thành. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng rau lưu
thông trên địa bàn thành phố, nguồn rau từ các tỉnh về và các chợ đầu mối. Tăng
cường và thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra việc sử dụng và kinh doanh hóa chất bảo
vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản tại vùng sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành, hạn
chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên
rau.

2.2. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Thương mại, Công an thành phố, ủy ban nhân
dân các cấp thực hiện các biện pháp truyền thông, giáo dục đẩy mạnh việc sử dụng
và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố ; kiểm tra xử lý triệt để tình trạng giết
mổ lậu và buôn bán các loại sản phẩm động vật, thủy hải sản chưa qua kiểm soát giết
mổ, kiểm tra thú y, kém hoặc mất phẩm chất ; nghiên cứu tham mưu cho ủy ban
nhân dân thành phố ban hành Quyết định cấm sản xuất-kinh doanh cá nóc trên địa
bàn thành phố.
3. Sở Thương mại :
3.1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, xử lý việc buôn bán,
lưu thông các thực phẩm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định
về bao bì, về ghi nhãn hàng hóa, các loại thực phẩm giả hoặc không đảm bảo chất
lượng.
3.2. Phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc
kinh doanh hóa chất, chất phụ gia dùng trong thực phẩm theo quy định hiện hành.
3.3. Phối hợp với ngành y tế tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
trong kinh doanh ăn uống ; tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong
quản lý thực phẩm cho đội ngũ cán bộ của ngành thương mại.
3.4. Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho ủy ban nhân dân thành
phố quy hoạch các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, quy hoạch các chợ kinh
doanh sản phẩm động, thực vật.
4. Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường :
Phối hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở có chất
thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm được nuôi trồng,
đánh bắt.
5. Công an thành phố :
9


Phối hợp và hỗ trợ các ngành chức năng kiểm tra xử lý các hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất gây hậu quả xấu đến sức khỏe và

tính mạng người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý trật tự đô thị, xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề
đường làm nơi buôn bán kinh doanh thực phẩm trái quy định, không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
6. Sở Văn hóa và Thông tin :
Phối hợp thực hiện tốt các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo :
7.1. Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra đối với các bếp ăn tập thể, căn tin trong các
trường học, không để xảy ra ngộ độc tập thể trong trường học.
7.2. Nghiên cứu đưa nội dung về vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình
giảng dạy cho học sinh.
8. Sở Tài chánh-Vật giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư :
Kịp thời cung cấp kinh phí cho hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
theo kế hoạch được duyệt, nhất là kinh phí nâng cao năng lực xét nghiệm, kiểm
nghiệm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.
9. Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố :
Phối hợp với ngành y tế chỉ đạo, hướng dẫn xí nghiệp trong các khu chế xuất
và khu công nghiệp thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phối hợp với Thanh tra y tế thành phố có kế hoạch thường xuyên thanh tra,
kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp
thành phố, do ngành y tế chủ trì về chuyên môn kỹ thuật và xử lý các hành vi vi
phạm.
10. Ủy ban nhân dân các quận-huyện :
10.1. Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn, phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể qui mô
lớn.
10.2. Củng cố tăng cường Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực
phẩm của quận-huyện và phường-xã ; xây dựng cơ chế và kế hoạch hành động phối
10



hợp liên ngành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận-huyện ; tổ chức
phối hợp thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động chung của Ban chỉ đạo
liên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố.
11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, các đoàn thể các cấp và các tổ chức
xã hội, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… cùng phối hợp đẩy mạnh công tác
thông tin hướng dẫn người tiêu dùng ; giám sát phát hiện và thông báo kịp thời đến
các cơ quan chức năng những hiện tượng xấu trên thị trường, có nguy cơ gây ngộ
độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân. Liên đoàn Lao
động thành phố chỉ đạo đưa nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào Thỏa
ước lao động của từng doanh nghiệp như là một trách nhiệm của chủ doanh nghiệp
đối với quyền lợi của người lao động.
III.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
1. Thủ trưởng các sở-ngành, ủy ban nhân dân các quận-huyện căn cứ vào nội
dung tại Chỉ thị này để xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và phối
hợp với ủy ban Mặt trận, các đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt chỉ thị trong
ngành và tại địa phương mình, định kỳ báo cáo kết quả cho
ủy ban nhân dân
thành phố thông qua Sở Y tế thành phố.
2. Sở Y tế là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp
tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chỉ thị, theo dõi tình hình và định kỳ tổng
hợp báo cáo theo quy định./.

Nơi nhận :
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ
KT. CHỦ TỊCH
- Thường trực Thành ủy

PHÓ CHỦ TỊCH
- TT/HĐND.TP và các Ban HĐND.TP
- Thường trực UBND thành phố
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy
- Các Sở-Ban-Ngành thành phố
11


- UBMTTQ.TP và các Đoàn thể
- ủy ban nhân dân các quận-huyện
- Các thành viên BCĐ liên ngành về
đảm bảo chất lượng
- Vệ sinh an toàn thực phẩm TP
- Các Báo, Đài

Nguyễn Thành Tài

- VPHĐ-UB : CPVP, các Tổ NCTH
- Lưu (VX/C)

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ H

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------


---------------

Số: 10/CT-UBND

H, ngày 12 tháng 11 năm 2013

CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỆ SINH THỰC
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ H

Thời gian qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tạp. Rất
nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đang được lưu hành
trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa nhiễm
melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông lạnh
nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn sử
dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm
12


không bảo đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép
trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật,
thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến. Trong
một cuộc khảo sát giữa năm 2010 tại một làng nghề chuyên sản xuất miến, bún
khô, phở khô ở Hà Nội cho thấy: 15% các cơ sở sản xuất đều có chuồng heo nằm
kế bên; 100% sản phẩm được phơi bằng phên tre bên lề đường bụi bặm và gần
cống rãnh thoát nước thải không có nắp đậy; 60% nguyên liệu sản xuất được nhập
khẩu từ Trung Quốc với mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống
mất vệ sinh; hơn 50% hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydro sulphat, axit
Clohydrit (HCl), thuốc tím và 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột; tất cả
người sản xuất trong làng nghề này đều chưa được tập huấn qua lớp vệ sinh an toàn

thực phẩm; rất ít người đi khám sức khoẻ định kỳ theo quy định... trong khi đó sự
hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
(cấp tính lẫn mãn tính).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo thiếu đồng bộ, thiếu
quyết liệt của một số cấp ủy Đảng, Chính quyền từ huyện cho đến cơ sở. Nhận thức
của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP)
chưa đầy đủ. Đầu tư về nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác quản lý an toàn
thực phẩm còn thấp so với yêu cầu. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm chưa trở
thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội
của từng địa phương. Sự phối hợp của một số ban, ngành chưa được thường xuyên,
chặt chẽ, vì vậy chưa phát huy được nội lực trong công tác tuyên truyền. Công tác
quản lý ATTP tại một số địa bàn còn hạn chế.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an
toàn thực phẩm trong tình hình mới"; Thông báo số 277/TB-VPCP ngày 01/8/2013
của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn
13


Thiện Nhân tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn
thực phẩm và chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn số 4462/BYT-ATTP ngày
23/7/2013, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn
còn nhiều bức xúc: chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau
quả bị ô nhiễm hoá chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản của một số cơ sở
sản xuất còn dư lượng kháng sinh, hóc môn; việc sử dụng các hoá chất, phụ gia
không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực
phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học,

bệnh viện chưa được quản lý tốt, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu
công nghiệp vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và ảnh hưởng tới
phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị. Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém
chất lượng, hàng thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ;
các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ
quan, chính quyền, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao; các cơ sở
trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm chủ yếu vẫn ở trình độ thấp; hệ thống
tổ chức, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, năng
lực quản lý còn hạn chế, đặc biệt là chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức
đến việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa
phương.

14


Thời gian qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tạp. Rất
nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đang được lưu hành
trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa nhiễm
melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông lạnh
nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn sử
dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm
không bảo đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép
trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật,
thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến. Trong
một cuộc khảo sát giữa năm 2010 tại một làng nghề chuyên sản xuất miến, bún
khô, phở khô ở Hà Nội cho thấy: 15% các cơ sở sản xuất đều có chuồng heo nằm
kế bên; 100% sản phẩm được phơi bằng phên tre bên lề đường bụi bặm và gần
cống rãnh thoát nước thải không có nắp đậy; 60% nguyên liệu sản xuất được nhập
khẩu từ Trung Quốc với mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống

mất vệ sinh; hơn 50% hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydro sulphat, axit
Clohydrit (HCl), thuốc tím và 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột; tất cả
người sản xuất trong làng nghề này đều chưa được tập huấn qua lớp vệ sinh an toàn
thực phẩm; rất ít người đi khám sức khoẻ định kỳ theo quy định... trong khi đó sự
hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
(cấp tính lẫn mãn tính).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo thiếu đồng bộ, thiếu
quyết liệt của một số cấp ủy Đảng, Chính quyền từ huyện cho đến cơ sở. Nhận thức
của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP)
chưa đầy đủ. Đầu tư về nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác quản lý an toàn
thực phẩm còn thấp so với yêu cầu. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm chưa trở
thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội
của từng địa phương. Sự phối hợp của một số ban, ngành chưa được thường xuyên,
15


chặt chẽ, vì vậy chưa phát huy được nội lực trong công tác tuyên truyền. Công tác
quản lý ATTP tại một số địa bàn còn hạn chế.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực
phẩm trong tình hình mới"; Thông báo số 277/TB-VPCP ngày 01/8/2013 của Văn
phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực
phẩm và chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn số 4462/BYT-ATTP ngày 23/7/2013, góp
phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân
các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
Các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, Ủy
ban nhân dân các huyện/thành phố thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Đảng, Chính quyền đối với công
tác ATTP. Xác định trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP là của các cấp ủy

Đảng, Chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên chú trọng việc lãnh đạo, chỉ
đạo công tác bảo đảm ATTP, vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định pháp
luật, khoa học về ATTP để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân; đưa các tiêu chí về ATTP vào Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP. Tập trung củng
cố hệ thống tổ chức quản lý ATTP từ tỉnh đến cơ sở, xem xét bổ sung nhân lực,
kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác an toàn
thực phẩm; có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác này. Các cấp chính quyền và các
đơn vị khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng thời kỳ
phải tính toán, xác định chỉ tiêu về ATTP, bố trí ngân sách để bảo đảm hoạt động
ATTP tại địa phương.
16


3. Phát huy hơn nữa vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh ATTP các cấp
trong công tác tham mưu, đảm bảo kịp thời, thường xuyên cho cấp ủy Đảng, Chính
quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về bảo đảm ATTP. Quản lý
ATTP phải thực hiện theo nguyên tắc: bảo đảm an toàn ở tất cả các công đoạn của
quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự
về hành vi an toàn thực phẩm kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa công tác ATTP. Các
cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị
chủ động phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP thông qua
nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Chú trọng nâng cao nhận thức của nhân dân
về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự
phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung tuyên truyền,
vận động người dân thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, không ăn tiết canh,

ăn sống, ăn gỏi, ăn tái,… Xây dựng kế hoạch vận động và tổ chức phát động phong
trào toàn dân thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm lồng ghép với cuộc vận
động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", tạo sự chuyển
biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa bảo đảm ATTP.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định
của pháp luật về ATTP. Phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và
khắc phục sự việc bất thường về ATTP; truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và
xử lý đối với thực phẩm không an toàn. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:
1. Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh

17


a) Chủ trì cùng các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
của Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh, thường xuyên kiểm tra thực hiện các quy định
pháp luật về ATTP; đôn đốc các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tính thực
hiện có hiệu quả các hoạt động bảo đảm Vệ sinh ATTP.
b) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh, Báo Hà Giang xây dựng kế hoạch và triển khai công tác truyền thông,
giáo dục về ATTP phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng.
c) Tăng cường việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế và xác
nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý.
d) Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động triển khai công tác
ATTP định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, cả năm và đột xuất về Ban Chỉ đạo Vệ
sinh ATTP tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục ATTP Bộ Y tế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông, lâm sản, thủy sản an
toàn; Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các quy trình, quy phạm bảo đảm ATTP cho
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thực phẩm. Phổ biến
và cung cấp các thông tin và hướng dẫn người sản xuất về tiêu chuẩn chất lượng
hàng hóa nông, lâm sản, thủy sản thực phẩm.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tiến hành giám sát, đánh giá hóa chất
tồn dư độc hại trong nông, lâm sản, thủy sản thực phẩm trước khi thu hoạch, sơ
chế, bảo quản ở các vùng sản xuất, kinh doanh và trên thị trường tiêu thụ. Kiểm
soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các sản phẩm thực phẩm có nguồn
gốc từ gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh.

18


c) Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y theo quy định nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y không đúng chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly, bảo đảm
không ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng sản phẩm.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục kiến thức về Vệ sinh ATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
e) Tăng cường việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các
thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Sở Công thương
a) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả,
kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định nhãn hàng hóa, hàng không có
nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, gian lận thương mại trên thị trường.
b) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng và Ủy

ban nhân dân các huyện/thành phố tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra
giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động, sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp
cố tình vi phạm không đủ điều kiện nhưng vẫn sản xuất, kinh doanh và lưu thông
sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tăng cường việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương
và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý.
4. Sở Khoa học Công nghệ
19


a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát việc thực hiện các quy
định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn mác sản phẩm thực phẩm theo quy
định của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra nhãn mác, chất lượng hàng hóa
trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về
ATTP.
5. Công an tỉnh
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện/thành phố tăng cường
công tác tuyên truyền; công tác thanh tra, kiểm tra Vệ sinh ATTP các tổ chức, cá
nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Kịp thời phát hiện, xử lý và hỗ trợ
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Vệ sinh ATTP.
b) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an huyện/thành phố tăng cường quán triệt,
phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP, vệ sinh môi trường.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chỉ đạo các trường học xây dựng và nâng cấp các bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP,
chấp hành và thực hiện đầy đủ các điều kiện về Vệ sinh ATTP theo quy định của
pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường học.

b) Tất cả các bếp ăn tập thể của các trường học đều phải ký cam kết bảo đảm ATTP
và phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của ngành y tế.
c) Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên phổ biến kiến thức về ATTP
cho đội ngũ giáo viên, sinh viên, học sinh và nhân viên phục vụ các bếp ăn tập thể
ít nhất 1-2 lần/năm. Tăng cường kiểm tra, giám sát Vệ sinh ATTP tại các bếp ăn tập
thể.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hải quan tỉnh

20


Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng Hải quan, Công an, Y tế
và các ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
hàng hóa, đặc biệt là việc nhập lậu hàng thực phẩm qua biên giới vào nội địa. Phối
hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và
thực hành về ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm cho cán bộ và chiến sỹ và đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động sơ cấp cứu, phòng chống ngộ độc
thực phẩm trên địa bàn phụ trách.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp
luật về ATTP phù hợp cho từng đối tượng; tăng thời lượng tuyên truyền, kịp thời
thông tin các hoạt động về ATTP trên các phương tiện thông tin địa chúng; chỉ đạo
Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện/thành phố dành nhiều thời lượng phát
sóng để phổ biến các quy định về ATTP, các kiến thức về cách chọn lựa, bảo quản,
chế biến thực phẩm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các thực phẩm sạch;
thông tin kịp thời các cơ sở thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không đảm bảo
ATTP đến nhân dân biết, nâng cao cảnh giác và không sử dụng.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đảm bảo nguồn kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho các công tác bảo đảm

ATTP trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Tài chính
Bố trí và bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động về ATTP trên địa bàn tỉnh.
11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, các đoàn thể và các hội
Triển khai công tác vận động, giáo dục, đẩy mạnh phát động các phong trào bảo
đảm ATTP gắn với cuộc vận động xây dựng thôn, bản, khu phố văn hóa, xã văn
hóa,… nhằm khuyến khích hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu
21


dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng. Phối hợp với
ngành Y tế tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức ATTP cho các hội
viên, đoàn viên và nhân dân để phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây
truyền qua thực phẩm, trong đó chú ý đối tượng là các bà nội trợ, phụ nữ kinh
doanh, sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, thức ăn đường phố,…
12. Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố
a) Chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương phối hợp với Mặt trận tổ quốc và
các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể đảm bảo công tác ATTP phù
hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến kiến thức về ATTP, ý thức chấp hành luật pháp về ATTP bằng
nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; không sản xuất, tiêu thụ, buôn bán thực phẩm
giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không
có tem nhãn rõ ràng; tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người tiêu dùng.
b) Triển khai quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng; xây dựng và phát triển mô hình
chợ an toàn. Chỉ đạo các xã/phường/thị trấn tập trung tuyên truyền, kiểm tra, giám
sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các hộ gia đình có phong tục tập quán ăn, uống lạc
hậu, mất vệ sinh như việc sử dụng bột ngô bị mốc, nấm, rau rừng các loại,… không
đảm bảo vệ sinh ATTP. Chỉ đạo, triển khai và thanh tra, kiểm tra chặt chẽ việc thực

hiện các quy định pháp luật về ATTP, đặc biệt các quy định về điều kiện ATTP của
các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, các nhà hàng, khu du lịch, lễ
hội, thức ăn đường phố, chợ, trường học; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có
cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống trên
địa bàn. Thực hiện nghiêm túc các chế tài xử lý các tập thể, đơn vị, cá nhân không
chấp hành các quy định Vệ sinh ATTP.
22


c) Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai
các hoạt động bảo đảm ATTP tại địa phương.
d) Chủ động phối hợp với các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP của
tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nhằm ngăn chặn, phát hiện xử lý, khắc
phục các sự việc có liên quan đến đảm bảo ATTP.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện/thành phố chịu trách nhiệm quán triệt sâu rộng và tổ chức
thực hiện Chỉ thị này.
Sở Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh chịu trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh./.

CHỦ TỊCH
Nơi
-

nhận:
Cục

ATTP


-

BYT;

- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh;
-

Đoàn

ĐBQH

tỉnh;

-

CT,

các

PCT

UBND

tỉnh;

-

Các


sở,

ban,

ngành

tỉnh;

Đàm Văn Bông

- Các ngành TV BCĐ VSATTP tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện/thành phố;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KT, VX.
/>
23


Thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể uỷ ban nhân dân (UBND) và chủ tịch UBND
là một nội dung cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của UBND các cấp
được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
(HĐND) và UBND năm 2003. Theo luật định, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra,
là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; cơ
cấu tổ chức của UBND gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và các uỷ viên; số lượng phó
chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp do Chính phủ quy định; UBND làm
việc theo chế độ tập thể, đồng thời phân công cá nhân phụ trách. Ưu điểm của chế
định này trong hoạt động của UBND là phát huy được nguyên tắc tập trung dân
chủ, phát huy được trí tuệ tập thể và tính thống nhất trong lãnh đạo UBND; đồng
thời đã phát huy được phần nào vai trò, trách nhiệm cá nhân của chủ tịch trong

quản lý, điều hành các công việc ở địa phương.Tuy nhiên, theo quy định của Luật
và trong hoạt động thực tiễn của UBND và cá nhân chủ tịch còn bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập. Trong chế độ làm việc tập thể của UBND cho thấy có một số việc
chưa xác định rõ đâu là thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, đâu là của cá nhân
phụ trách, dẫn đến có những vấn đề sai phạm trong quản lý, điều hành nhưng khó
xác định trách nhiệm để xử lý. Chế độ lãnh đạo tập thể đòi hỏi phải họp nhiều để
bàn bạc, thống nhất, có trường hợp gây lãng phí thời gian và không kịp thời giải
quyết một số việc, nhất là những việc có tính cấp bách, cần thiết.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nhận rõ tính cấp bách của tình hình VSATTP ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP:
1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
24


2. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11;
3. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12;
4. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11;
5. Luật Thanh tra sửa đổi số 56/2010/QH12;
6. Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11;
7. Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10;
8. Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11;
9. Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11;
10. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
11. Nghị định số 79/2008/NĐ - CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ về việc quy định
hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra kiểm nghiệm về VSATTP;
12. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2006 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới;
13. Nghị quyết số 34/2009/NQ- QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII

“Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP”;
14. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành
Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
15. Quyết định số 734/2010/QĐ-TTg ngày 25/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm

25


×