Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quan niệm của chủ nghĩa mác – lênin về lực lượng sản xuất và quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.72 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................1
I. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lực lượng sản xuất...........................1
1.

Khái niệm...........................................................................................................1

2.

Kết cấu của lực lượng sản xuất.........................................................................1

3.

Quan hệ giữa các yếu tố trong kết cấu của lực lượng sản xuất......................2

II. Quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam........2
1.

Thực trạng xây dựng lực lượng sản xuất.........................................................2
1.1 Xây dựng nguồn lao động - yếu tố hàng đầu của lực lượng sản
xuất………………………………………………………………………………………… 2
1.2 Thực trạng phát triển tư liệu sản xuất………………………………………………4

2.

Một số phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng lực lượng sản xuất trong

thời gian tới.................................................................................................................6
2.1 Phát triển nguồn nhân lực……………………………………………………………6
2.2 Phát triển tư liệu sản xuất…………………………………………………………... 7


KẾT LUẬN.......................................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................8
PHỤ LỤC..........................................................................................................................9

0


LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, vấn đề đổi mới được đặt ra
như một yêu cầu vô cùng cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Công cuộc đổi mới
kinh tế của chúng ta thực sự bắt đầu diễn ra từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm
1986. Trước đó, nền kinh tế nước ta còn mang nặng tính tự cung, tự cấp và mặc dù đã có
nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển kinh tế, nhà nước đã đầu tư lớn nhưng tốc độ
tăng trưởng kinh tế vẫn chậm, thậm chí có xu hướng giảm sút và bắt đầu rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Đứng trước thực trạng đó, chúng ta chỉ còn một cách lựa chọn duy
nhất là cải cách, mở cửa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Một trong những vấn đề cấp thiết nhất đó là phải xây dựng lực lượng sản
xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Quan niệm của chủ nghĩa Mác
– Lênin về lực lượng sản xuất và quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi
mới” cho bài tập lớn của mình.
NỘI DUNG
I. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lực lượng sản xuất
1. Khái niệm
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức
mạnh thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ trình độ chinh phục
giới tự nhiên của con người.
2. Kết cấu của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, đây là
yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất của mọi xã hội.

- Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.
+ Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và các phương tiện vật chất khác phục
vụ nhu cầu vận chuyển, bảo quản sản phẩm... Công cụ lao động là bộ phận quan trọng
nhất của tư liệu sản xuất, được coi là hệ thống xương cốt của sản xuất, nó luôn được cải
tiến trong quá trình sản xuất và là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người,
là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại
kinh tế trong lịch sử.
1


+ Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được
con người sử dụng trong đó có đối tượng lao động trực tiếp và cả đối tượng không có
sẵn trong tự nhiên mà phải do con người tạo ra.
- Người lao động (với sức khỏe, kỹ năng, tri thức, thói quen lao động…) là nhân
tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất. Bởi vì người lao động là chủ thể của
quá trình lao động sản xuất. Suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao
động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ
thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Cùng với quá trình
lao động sản xuất, sức mạnh, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người ngày càng
được tăng lên. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí tuệ
ngày càng đóng vai trò chính yếu.
3. Quan hệ giữa các yếu tố trong kết cấu của lực lượng sản xuất
Giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất có sự tác động biện chứng, sự hoạt động
của tư liệu lao động phụ thuộc vào trí thông minh, sự hiểu biết, kinh nghiệm của con
người. Ngược lại bản thân những phẩm chất kinh nghiệm và thói quen của họ đều phụ
thuộc vào những tư liệu lao động hiện có. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất
là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân người lao động, với sự phát
triển văn hóa, khoa học kỹ thuật của họ.
II. Quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
1. Thực trạng xây dựng lực lượng sản xuất

Trong công cuộc đổi mới, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986),
Đảng ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm khơi dậy tiềm năng sản xuất, khơi dậy năng lực
sáng tạo, chủ động, kích thích lợi ích… đối với các chủ thể lao động trong quá trình sản
xuất, kinh doanh,từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Trước thực trạng lực lượng sản xuất
ở nước ta vừa thấp kém, vừa không đồng đều về tính chất và trình độ, nước ta đã tiến
hành triển khai, thực hiện chủ trương trên, trong đó xây dựng lực lượng sản xuất là nhu
cầu thiết yếu.
1.1 Xây dựng nguồn lao động – yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất
Trong thời kỳ công nghiệp – hiện đại hóa hiện nay, nguồn lao động là yếu tố quan
trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh
nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến ngày 1/7/2011, cả nước có 51,4
2


triệu người thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Gần đây, trong giai
đoạn 2011-2013, số liệu thống kê đã cho thấy lực lượng lao động có sự tăng lên đều đặn
khoảng hơn 1 triệu lao động mỗi năm (xem H1 phụ lục). Có thể thấy về số lượng cũng
như tốc độ tăng nguồn lao động là lớn nhưng hiện nay nguồn lao động vẫn chưa được
quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho
các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất
hạn chế. Trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người (15,4%) đã được
đào tạo. Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực
nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở
nông thôn chỉ có 9%. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta cần phải
có giải pháp khắc phục.
Trước thực tế đó, nhà nước đã không ngừng xây dựng chính sách mới, trong đó
giáo dục được coi là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn lao động nước ta. Cụ thể:
- Chính phủ đã thông qua quy hoạch mạng lưới các trường học làm cơ sở để phát

triển thêm một số trường công lập và ngoài công lập ở Tây Bắc, miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long, nên đã khắc phục được một bước sự bất hợp lý trong việc phân bố
các cơ sở giáo dục Đại học giữa các vùng, miền. Tính đến năm 2007, cả nước có 262
trường dạy nghề, 599 trung tâm dạy nghề. Tính đến cuối năm 2010, cả nước có 123
trường cao đẳng dạy nghề, 303 trường trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề; hơn
1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề..
- Đồng thời không ngừng đổi mới chương trình giáo dục, nhằm xây dựng nhân lực
chất lượng cao đó là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các
chuyên gia, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ
thuật, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp
khoa học, công nghệ, kỹ thuật; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có
khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh.
- Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, đa dạng, cơ cấu ngành
nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách đưa các thiết bị khoa học cần thiết vào
trong giảng dạy (máy tính, máy chiếu…)
- Liên kết quốc tế về giáo dục – đào tạo góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển
trong thời đại kinh tế tri thức. Tuy nhiên sự thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm và thiếu
khả năng phán đoán đã khiến cho việc liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam trong thời
3


gian qua ít phát huy được những lợi ích cho người tiêu dùng giáo dục mà trái lại, tạo ra
khá nhiều hệ lụy. Ví dụ như trong giai đoạn 2009-2011, báo chí liên tục phanh phui ra
các trường dởm, bằng giả, chương trình ảo... Cơ quan quản lý có tồn tại nhưng hầu như
chỉ vào cuộc sau khi vụ việc đã bị vỡ lở, thiệt hại đã xảy ra và báo chí đã phanh phui.
Đây là một hạn chế lớn cần khắc phục ngay.
Bên cạnh việc chú trọng giáo dục, nhà nước cũng đã có những chính sách phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống của người lao động. Để
đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho nhân dân nói chung và người lao động nói riêng, các bệnh

viện, phòng khám, trạm y tế ngày càng được đầu tư, trang bị kỹ thuật hiện đại; ngoài ra
Bộ y tế quy định, các doanh nghiệp phải tổ chức cho người lao động khám sức khỏe định
kỳ (ít nhất 1 lần/năm) nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe của người lao động, từ
đó người sử dụng lao động có kế hoạch nâng cao sức khỏe cho người lao động góp phần
tăng năng suất lao động. Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc
sống, có nghĩa là phải đảm bảo nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh
ra, chính sách lương – thưởng phù hợp, đảm bảo an sinh xã hội.
Nhờ những chính sách kể trên, nguồn lao động nước ta đã có những chuyển biến
tích cực, đó là: tăng nhanh về số lượng, đa dạng hơn về cơ cấu, chất lượng người lao
động được nâng lên từng bước…
1.2 Thực trạng phát triển tư liệu sản xuất
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, việc phát triển tư liệu sản
xuất cũng cần được chú trọng đầu tư. Điều này gắn liền với việc phát triển của khoa học
- kỹ thuật. Cụ thể như sau:
1.2.1 Phát triển công cụ lao động
Để phát triển công cụ nhằm nâng cao năng suất lao động thì việc ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại là cần thiết. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng máy
móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như trong ngành nông nghiệp,
thay bằng việc 100% sử dụng lao động chân tay thì nay có sự tham gia của các máy móc
tiên tiến như: máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hoàn… (xem H4 phụ lục) đem lại hiệu
quả kinh tế cũng như năng suất lao động cao hơn rất nhiều so với trước đây. Nhờ việc áp
dụng tiến bộ vào các khâu canh tác và sau thu hoạch nên giá trị sản xuất trên một đơn vị
diện tích đất nông nghiệp liên tục tăng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đồng thời làm
thay đổi căn bản tập quán canh tác của người dân, tiến đến sự chuyên nghiệp bắt đầu từ
4


khâu giống đến quy trình sản xuất. Hay trong công nghiệp, đa số những xí nghiệp, nhà
máy lớn đều được đầu tư đưa máy móc mới vào sản xuất thay thế cho lao động chân tay

của công nhân (xem H3 phụ lục). Ví dụ: Công ty sản xuất chè khô trước đây một số công
đoạn như vò chè bắt buộc công nhân làm bằng chân thì nay đã có máy vò rút ngắn đáng
kể thời gian sản xuất…
1.2.2 Phát triển tư liệu phụ trợ cho quá trình sản xuất
Công việc vận chuyển hàng hóa là khâu quan trọng trong sản xuất. Hiện nay các
phương tiện giao thông vận tải phát triển như vũ bảo nhờ vào những thành tựu của khoa
học kỹ thuật, các hàng hóa tiêu dùng tại các trung tâm mua bán hay các nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất được vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng ô tô,
xe máy, tàu hỏa, tàu biển, máy bay…
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải của nước ta được chú
trọng đầu tư nên phát triển khá toàn diện, ngày càng mở rộng và hiện đại hóa gồm nhiều
loại hình vận tải khác nhau, đó là: Đường bộ (phát triển nhất, về cơ bản mạng lưới
đường bộ đã phủ kín các vùng); đường sắt; đường sông; đường biển (đường bờ biển
nước ta dài 3260 km, nằm trên đường hàng hải quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho thông
thương); đường hàng không (đang nhanh chóng được hiện đại hóa cơ sở sản xuất);
đường ống (ngày càng phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí) (xem H5, H6
phụ lục).
Bên cạnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhu cầu bảo quản sản phẩm cũng rất cần
thiết đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghệ thực phẩm. Ngoài những
cách bảo quản truyền thống (phơi, sấy, ướp lạnh…), ngày nay có thêm một số phương
pháp ứng dụng khoa học công nghệ như: công nghệ lên men, máy hút chân không,
phương pháp chiếu xạ…
1.2.3 Khai thác, bảo vệ, phát huy các yếu tố thuộc về đối tượng lao động
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên về đất
đai, về nước, về rừng, về khoáng sản, về biển… Do vậy, nhà nước đã có những chính
sách khá tích cực nhằm định hướng cho người dân cũng như doanh nghiệp vừa khai
thác, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên phong phú đó. Có thể kể tên một số loại khoáng sản
chính được khai thác với số lượng lớn biểu hiện rõ nét sự đa dạng với trữ lượng lớn về
nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên của nước ta, đó là:
- Dầu thô: chín tháng đầu năm 2008 dầu thô khai thác đạt 10,7 triệu tấn.

- Khí thiên nhiên đạt 5,58 tỷ m3
5


- Than sạch khai thác: đạt 31,2 triệu tấn.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay tồn
tại nhiều vấn đề bức xúc. Đó là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách không
có kế hoạch nên dẫn tới tình trạng ngày càng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
việc quản lý có phần yếu kém của nhà nước nên một số kẻ xấu đã lợi dụng để khai thác
trộm những nguồn tài nguyên quý…
Trước thực trạng những nguyên – nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên ngày càng cạn
kiệt thì nguồn nguyên – nhiên liệu nhân tạo trong thời kỳ hiện nay đóng vai trò quan
trọng và cần được đầu tư hơn nữa trong nền kinh tế.
- Về năng lượng: ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy
điện), ngày nay nước ta còn sử dụng năng lượng “sạch” như năng lượng mặt trời, năng
lượng sức gió trong quá trình sản xuất...
- Về vật liệu mới: các vật liệu mới đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú
và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Ví dụ: vật liệu tổng
hợp (composit); gốm Zincôn hoặc cácbuasilích chịu nhiệt cao…được các xí nghiệp, nhà
máy đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.
- Về công nghệ sinh học: được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp,
nông nghiệp, hóa chất, … như công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và nuôi
cấy tế bào. Ví dụ: ứng dụng công nghệ vi sinh vào chọn giống và tạo giống mới trong
nông – lâm – thủy sản; hay ứng dụng công nghệ en-zim, protein vào công nghiệp thực
phẩm; hay ứng dụng công nghệ gen trong chăn nuôi theo mục đích sử dụng như nuôi gà
chuyên lấy thịt hoặc chuyên lấy trứng, nuôi bò chuyên lấy thịt hoặc chuyên lấy sữa…
2. Một số phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng lực lượng sản xuất trong thời
gian tới
2.1 Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến lược,

yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đưa nền kinh tế
của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Để xây dựng đội ngũ nhân lực chất
lượng cao, có một số phương hướng sau:
6


- Tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn.
- Tiếp tục đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với hoàn
cảnh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, chủ yếu là
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống.
2.2. Phát triển tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là một trong số yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất, do vậy
bên cạnh chú trọng phát triển nguồn nhân lực, cần có phương hướng phát triển tư liệu
sản xuất, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển một cách toàn diện:
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải tiến công cụ lao động
bằng cách thường xuyên bổ sung các máy móc hiện đại vào sản xuất.
- Tăng cường đầu tư, mở rộng hệ thống giao thông vận tải phục vụ nhu cầu vận
chuyển hàng hóa.
- Vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có; đồng thời tích
cực học hỏi các nước phát triển cũng như đầu tư trong nước về việc phát triển nguồn
nguyên nhiên liệu nhân tạo.
KẾT LUẬN
Bằng việc trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lực lượng sản xuất
cũng như trình bày cụ thể quá trình xây dựng lực lượng sản xuất ở nước ta có thể khẳng
định rằng lực lượng sản xuất có vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước. Mặc dù còn nhiều sai lầm và nhiều khó khăn cần vượt qua nhưng dưới
sự lãnh đạo của Đảng với những chính sách phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với

việc phát triển công nghiệp hóa, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực cả
về chất và lượng, góp phần đưa đất nước tiến lên một cách vững chắc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013.
2. Tác giả: An Như Hải: Hỏi đáp môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội (2005).
7


3. Tác giả: PGS. TS Đức Vượng: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam, />id=
1251:thctrng-va-gii-phap-v-phat-trin-nhan-lc-vit-nam&catid=250:vit-nam&Itemid=532, ngày cập
nhật: 13/11/2012, ngày truy cập 11/12/2013.
4. ThS. Vũ Xuân Trung, Viện nghiên cứu KHKT và bảo hộ lao động: Khám sức
khỏe cho người lao động, ngày cập nhật 30/10/2012, ngày truy cập 11/12/2013.
5. Việt báo: Toàn văn báo cáo tình hình giáo dục Việt Nam, ngày cập nhật:
15/11/2004, ngày truy cập 11/12/2013.
6. Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2008
/>categoryId=888&articleId=3170.
7. Vũ Thị Phương Anh: Liên kết đào tạo quốc tế đang bị buông lỏng
ngày cập nhật 20/12/2013, ngày truy cập 21/12/2013.
8. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Vận chuyển hàng hóa
/>
PHỤ LỤC

8


9


1. H1

2. H2: Đội ngũ công nhân lành nghề

3. H3: Trang bị máy móc hiện đại

4. H4: Máy gặt hiện đại

5. H5: Hệ thống cảng biển rộng lớn

6. H6: Vận tải đường bộ phát triển



×