Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập học kỳ hình sự tình huống a làm quen với b trên mạng, sau vài lần trò chuyện a ngỏ lời yêu b và hẹn b đi chơi b nhận lời được b nhận lời đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.81 KB, 10 trang )

TÌNH HUỐNG
A làm quen với B trên mạng, sau vài lần trò chuyện A ngỏ lời yêu B và hẹn
B đi chơi. B nhận lời. Được B nhận lời đi chơi, A có ý định hiếp dâm B nên gọi
điện cho N, V, Q và rủ 3 tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến
chỗ vắng, cả 4 tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nhiều lần. Hỏi:
1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm.
2. xác định chủ thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án.
3. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức. tại sao?
4. A N V Q có phải là những người đồng phạm không. Xác định vai trò của từng
người trong vụ án nêu trên.
5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A N V giao cấu với nạn nhân.
Có ý kiến cho rằng A N V là người thực hành, Q là người giúp sức vậy ý kiến của
em thế nào. Giải thích rõ tại sao?

1


I. LỜI MỞ ĐẨU
Tội phạm là một hiện tượng xã hội, đó là những hành vi của con người
chống lại lợi ích của xã hội. Nó là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự phân hoá
giai cấp. Hầu hểt luật pháp của các quốc gia đều quy định những hành vi được xem
là tội phạm trong luật hình sự của mình. Tại Việt Nam, một hành vi được coi là tội
phạm khi có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định trong BLHS,
người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
hành vi đó xâm hại đến khách thể mà pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện
hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý.
Ở mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn lại xuất hiện những loại tội phạm khác nhau.
Đặc biệt nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp
phần cải thiện đời sống nhân dân. Cùng với đó là sự hình thành của nhiều loại tội
phạm, trong đó có tội hiếp dâm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Điều 11 BLHS sửa đổi, bổ


sung năm 2009.
Hiện nay, tội hiếp dâm là loại tội phạm có tính phổ biến cao. Theo thống kê
những năm gần đây thì tội phạm tội hiếp dâm luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các tội
phạm nói chung và các tội phạm xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự
của con người nói riêng. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối và cấp bách
trong việc phòng và chống tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
Nhận thức rõ thực trạng cũng như yêu cầu phòng chống tội phạm này, em
quyết định đi sâu vào tìm hiểu về tội hiếp dâm, cụ thể là đề số 5( một tình huống cụ
thể về tội hiếp dâm). Trong phạm vi là một đề tài nghiên cứu một vụ án về tội hiếp
dâm, với thời gian tìm hiểu còn ngắn và lượng kiến thức chưa sâu, bài làm của em
còn nhiều điểm thiếu sót. Mong thầy cô nhận xét, bổ sung giúp em hoàn thiện vấn
đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tội
hiếp dâm.
Tội phạm được hiểu một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu phạt. Tội phạm tuy có
chung các dấu hiệu trên những những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Chính vì vậy mà vấn đề phân hoá và cá thể
hoá hình phạt được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam.
Luật Hình sự Việt Nam phân loại tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hôi của hành vi, tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng (khoản 3,Điều 8 BLHS).
Đối chiếu với khoản 3, Điều 8 BLHS, tội hiếp dâm có những loại tội sau:
. Theo khoản 1, Điều 111 quy định: “ Người nào dùng vũ lực, đe doạ dung

vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm”. Tội hiếp dâm trong trường hợp này có mức cao nhất của khung hình
phạt là bảy năm tù giam. Tương ứng với khoản 3, điều 8 “…tội phạm nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến bảy năm tù…” thì tội hiếp dâm quy định tại khoản 1, Điều 111 là
tội nghiêm trọng.
. Theo khoản 2, Điều 111: “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a, Có tổ chức;
b, Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bênh;
c, Nhiều người hiếp dâm một người;
d, Phạm tội nhiều lần;
3


đ, Đối với nhiều người;
e, Có tính chất loạn luân;
g, Làm nạn nhân có thai;
h, Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%
i, Tái phạm nguy hiểm”.
Ở đây, quy định mức cao nhất của khung hình phạt khi tội phạm phạm phải một
trong số các trường hợp trên là mười năm năm. Đối chiếu với khoản 3 điều 8 “…
tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù”. Cũng có thể thấy ở
khoản 2 mô tả về hành vi của tội phạm rõ hơn cũng như mức độ nguy hiểm cho xã
hội cũng cao hơn so với ở khoản 1. Vì vậy, ta khẳng định rằng loại tội phạm ở
khoản 2, Điều 111 BLHS là tội rất nghiêm trọng.
. Theo khoản 3, Điều 11 BLHS “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau

đây thì, bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
Và căn cứ vàp khoản 3, Điều 8,phạm tội hiếp dâm được quy định tại khoản 3
Điều 111 BLHS thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt
lớn cho xã hội và có khung hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.
. Theo khoản 4, Điều 111 BLHS “Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên, từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3
Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại khoản đó”.
Nhận thấy mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ở trường hợp
này là mười năm tù giam, như vậy đối chiếu theo khoản 3 Điều 8 BLHS ta có thể
thấy, mức cao nhất của khung hình phạt ở khoản 4 Điều 111 cao hơn mức cao nhất
4


của khung hình phạt đối với tội nghiêm trong, nhưng lại thấp hơn mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội rất ngiêm trọng; Như vây, ở đây có thể thấy mức
cao nhất của khung hình phạt thuộc khoản 4 Điều 111 đối chiếu với khoản 3 Điều 8
BLHS hoàn toàn có thể tương ứng với loại tội rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó ta có
thể thấy, dấu hiệu mô ta tội phạm – dấu hiệu định tội của khoản 4 Điều 111 có tính
chất nguy hại rất lớn cho xã hội (hành vi hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi). Như vậy ta có thể khẳng định rằng, khoản 4 Điều 111 thuộc
loại tội phạm rất nghiêm trọng.
2. xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án.
a. khách thể của tội phạm trong vụ án.
“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại”

Theo luật hình sự Việt Nam , những quan hệ được coi là khách thể bảo vệ của
luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS,
bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội , quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, sở hữu, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân,…
Trong tình huống này, dựa vào những tình tiết ta đủ để thấy A,N,V và Q thực
hiện hành vi giao cấu với phụ nữ trái với ý muốn của họ, được quy định tại điều
111 “ tội hiếp dâm”, đã xâm phạm tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó
chính là quan hệ nhân thân và được luật hình sự bảo vệ nói riêng là sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm của con người.
Như vậy, khách thể trong vụ án này chính là hành vi xâm hại đến sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm của con người.

5


b. Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án.
Đối tượng tác động của tội phạm được hiểu chính là một bộ phận của khách
thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Như đã phân tích ở trên, khách thể ở vụ án này là hành vi xâm hại đến sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người, hay chính là quan hệ nhân thân được
pháp luật điều chỉnh. Con người với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực
thể xã hội có thể là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong số những
quan hệ xã hội đó có những quan hệ xã hội chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự
biến đổi tình trạng bình thường của con người. Quan hệ nhân thân là quan hệ xã
hội thuộc loại này. Vì vậy trong vụ án hiếp dâm này, đối tượng tác động của tội
phạm là con người, hay chính là B, nạn nhân của vụ hiếp dâm do A, V, N, Q thực
hiện.

3. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức. tại
sao?
Như đã biết, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính
đặc trưng cho loại tội phạm vụ thể được quy định trong luật hình sự. Dựa vào đặc
điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khác quan có thể chia cấu thành tội phạm
thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. CTTP cật chất
là CTTP có các dấu hiệu của mặt khác quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả. CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt
khác quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi hiếp dâm ở đâu đã thoả mãn những dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây là dùng vũ lực, đe doạ dung vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
với nạn nhân trái với ý muốn của họ( theo khoản 1, Điều 111 BLHS); nhưng điều
6


luật lại không quy định rõ về hậu quả của hành vi gây ra cũng như mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hay nói chính xác hơn thì ở điều 111, ta chưa
thể xãc định được rõ mức độ hậu quả ở đây như thế nào cũng như mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả ra sao. Do đó, chúng ta khẳng định tội hiếp
dâm quy định tại điều 111 có cấu thành tội phạm hình thức.
4. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không. Xác định vai trò của
từng người trong vụ án nêu trên.
Điều 20 BLHS quy định: “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên
cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
* Những dấu hiệu về mặt khách quan:
. Thứ nhất, theo vụ án thì có 4 tên A, N, V và Q đều có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS quy định. Tức là cả 4
tên này đề có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm.
. Thứ hai, cả 4 người này đều thực hiện hành tội phạm( cố ý ). Dùng vũ lực

để giao cấu ngoài ý muốn với B. Hành vi của 4 người này là có ý định với nhau từ
trước. Tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi tội phạm có đủ những dấu
hiệu của CTTP nhất định.
* Những dấu hiệu về mặt chủ quan:
. Dấu hiệu có lỗi: A đã cố ý thực hiện hành vi hiếp dâm của mình và còn
mong muốn sự cố ý tham gia của N, V và Q. A, V, N và Q đều tự nhận thức được
rằng đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cũng nhận thấy được hậu quả mà họ
gây ra. Cả 4 tên này cùng mong muốn có hoạt động chung từ trước và cùng mong
muốn hậu quả phát sinh và đều xuất phát từ ý chí của từng người “ A có ý định
hiếp dâm B nên gọi điện cho N, V, Q và rủ 3 tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi
đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả 4 tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nhiều
lần.”
7


. Dấu hiệu mục đích: trong trường hợp này, hành vi của cả 4 tên A, N, V và
Q đều thoả mãn trong CTTP. Tức là, mục đích của 4 tên này là xâm hại đến sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm của B được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, A, N, V và Q có đầy đủ yếu tố là những người đồng phạm. A với
vai trò là người tổ chức quy định tại khoản 2, Điều 20 BLHS: “ Người tổ chức là
người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. Với hành động của A
được nêu ra trong vụ án A có ý định hiếp dâm B nên gọi điện cho N, V, Q và rủ 3
tên cùng thực hiện tội phạm. Như vậy, A chính là người đề ra âm mưu, trực tiếp
thành lập nhóm tội phạm và cũng chính là người soạn thảo ra kế hoạch hiếp dâm
B. Theo khoản 2, điều 20 BLHS quy định: “ Người thực hành là người trực tiếp
thực hiện tội phạm” thì A, N, V và Q ở trong vụ án này có vai trò là người thực
hành.
5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với
nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, Q là người giúp sức
vậy ý kiến của em thế nào. Giải thích rõ tại sao?

Tình huống đặt ra ở đây Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N và V
giao cấu với nạn nhân. Trong tình huống này A, N và V đã thực hiện hành vi giao
cấu trái ý muốn với nạn nhân là B. Như vậy, A, N và V có đủ yếu tố thoả mãn cấu
thành tội phạm trong vụ án với tư cách là người thực hành. Như vậy, A trong vụ án
này giữ hai vai trò vừa là người tổ chức vừa là người thực hành hành vi phạm tội.
Đối với Q, theo ý kiến của em, tuy Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên
A, N và V thực hiện giao cấu với nạn nhân nhưng không thể chỉ coi Q là người
giúp sức trong vụ án này mà ở đây Q giữ vai trò là người thực hành. Vì trong vụ
đồng phạm hiếp dâm này, hành vi của từng người đồng phạm không thoả mãn hết
các dấu hiệu của CTTP tội hiếp dâm nhưng hành vi tổng hợp của những người này
thoả mãn hết các dấu hiệu đó. Chíh vì vậy mà tất cả những người đồng phạm này
8


( A, N, V và Q) đều được coi là người thực hành. Đều là người trực tiếp thực hiện
tội hiếp dâm.
Hành vi của Q là giữ tay chân nạn nhân, tức là Q đã trực tiếp tác động đến
thân thể nạn nhân để nạn nhân không thể chống cự để cho A, N và V thực hiện
hành vi giao cấu của mình.
Nói tóm lại, với giả thiết trên thì trong vụ án này A, V, N và Q đều giữ vai
trò là người thực hành.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam , tập 1– trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2011.
2/ Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2009.
3/ Tội phạm và cấu thành tội phạm – Nguyễn Ngọc Hòa, NXB CAND.

4/ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập II , bình luận chuyên sâu –
Đinh Văn Quế.

10



×