Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài tập nhóm tháng 2 môn pháp luật quảng cáo hội chợ triển lãm quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.13 KB, 5 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và việc gia nhập
này sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức chưa từng có trước đây cho đất nước .
Những cam kết trong khuôn khổ WTO về dịch vụ tác động tới pháp luật Việt Nam về quảng
cáo, từ đó tác động tới sự phát triển của thương mại dịch vụ quảng cáo Việt Nam. Những thay
đổi và tác động đó dù có những ảnh hưởng tích cực nhât định nhưng không tránh khỏi những
hạn chế khi Việt Nam vẫn đang bước đầu hội nhập.
NỘI DUNG
Trước hết ta tìm hiểu những cam kết của Việt Nam về dịch vụ quảng cáo trong khuôn
khổ WTO. Nó bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ quảng cáo
cho tất cả các loại sản phẩm, trừ thuốc lá.
Thứ hai, việc cung cấp dịch vụ quảng cáo cho mặt hàng rượu là được phép nhưng phải
đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước, được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
Thứ ba, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ quảng cáo qua
biên giới cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam có nhu cầu. Bên cạnh đó, ngay khi Việt Nam
gia nhập WTO, họ sẽ được phép thành lập công ty liên doanh trong đó phần vốn góp của nước
ngoài không vượt quá 51% để cung cấp dịch vụ. Đến ngày 01/01/2009, hạn chế về tỷ lệ vốn
góp của nước ngoài trong liên doanh mới được dỡ bỏ. Khi đó, nước ngoài có thể góp vốn vào
liên doanh ở bất kỳ tỷ lệ nào nhỏ hơn 100%.
Ngoài ra, Dịch vụ quảng cáo có hai bảo lưu quan trọng. Một là Việt Nam không cam
kết hình thức công ty 100% vốn và hình thức chi nhánh cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài. Các đơn xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh công ty quảng cáo
nước ngoài tại Việt Nam, vì vậy, có thể bị cơ quan quản lý của Việt Nam từ chối, trừ phi luật
pháp Việt Nam có quy định khác. Hai là mặc dù Việt Nam cho phép liên doanh nhưng đối tác
Việt Nam trong liên doanh phải là thương nhân đã được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo,
trừ phi luật pháp Việt Nam có quy định khác.
Như vậy những cam kết này có tác động như thế nào đến sự phát triển của thương mại
dịch vụ quảng cáo và pháp luật Việt Nam về quảng cáo?


1


1. Tác động của các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO tới sự phát triển của
thương mại dịch vụ quảng cáo.
Đánh giá về sự phát triển của ngành này chúng ta thấy gia nhập WTO và thực hiện các
cam kết trong khuôn khổ WTO vừa là đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng thật nhiều thách thức
cho sự phat triển của thương mại dịch vụ quảng cáo.
Trước hết, ngành thương mại dịch vụ quảng cáo phát triển có mối quan hệ mật thiết với
sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho tiêu chí của ngành quảng
cáo (tức doanh thu của ngành quảng cáo) tăng đáng kể. Tính đến năm 2006, toàn ngành này
doanh thu đạt 300 triệu USD, trong khi đó vào năm 2001 chỉ đạt 107, 6 triệu USD . Tuy nhiên,
những năm gần đây, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn chung toàn cầu nhưng
doanh thu cho quảng cáo vẫn tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA),
doanh thu toàn ngành năm 2010 khoảng 1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành
từ 20-30%/năm. Giải thích cho điều này trước hết ta thấy các doanh nghiệp vẫn giữ mức chi
cao cho quảng cáo. Đó là do những doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch tài chính của năm
2008, bao gồm cả ngân sách cho quảng cáo, và do vậy khó có thể thay đổi. Mặt khác, các
doanh nghiệp cũng buộc phải duy trì khoản chi cho quảng cáo, nhằm giữ và tăng sức mua cho
các sản phẩm của họ trong thời lạm phát cao, tức là “tiếp tục quảng bá sản phẩm để giữ thị
phần”1
Thứ hai, ngành quảng cáo Việt Nam cũng đang chịu cùng một xu hướng chung đang
diễn ra trên toàn cầu đó là cuộc đối đầu gữa các công ty địa phương và các tập đoàn toàn cầu
sẽ diễn ra trong cục diện vừa cạnh tranh và vừa hợp tác. Tại Việt Nam một công ty sẽ hợp tác
với nhiều đối tác khác nhau để tìm kiếm và chia sẻ lợi ích và các công ty quảng cáo trong
nước.
Thứ ba, ngành quảng cáo Việt Nam cũng đang bị chi phối rất lớn bởi công ty quảng cáo
nước ngoài (có khoản 78% công ty quảng cáo của Việt Nam nhưng chỉ chiếm được 20%
doanh thu toàn ngành, còn lại 80% doanh thu là do các công ty quảng cáo nước ngoài, các văn
phòng đại diện thu được). đó là do lịch sử phát triển ngành quảng cáo Việt Nam còn mới nên

chúng ta chưa có trình độ công nghệ, chuyên môn và con người để hình thành nên những tập
đoàn quảng cáo. Đồng thời xu hướng những tập đoàn quảng cáo đã ký hợp đồng dịch vụ với
khách hàng của mình trên toàn cầu, và ở đâu có khách hàng thì các công ty quảng cáo này mở
rộng đến đó để thực hiện dịch vụ quảng cáo, vì vậy các công ty quảng cáo địa phương sẽ
1

Theo Ông Martin Gil, Tổng giám đốc của Coca Cola tại Đông Dương

2


không có cơ hội dành lấy những khách hàng lớn. ngoài ra còn do hầu hết công ty quảng cáo
trong nước thực hiện “gia công” lại các ý tưởng và các chương trình quảng cáo từ các công ty
quảng cáo nước ngoài, nên lợi nhuận và giá trị kinh tế không cao.
2. Tác động của các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO tới pháp luật của Việt
Nam về quảng cáo.
Mặt tích cực:
- Đẩy nhanh được việc rà soát một cách kỹ lưỡng các quy định của pháp luật Việt Nam
về quảng cáo, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc
loại bỏ các văn bản pháp luật về quảng cáo trong nước cho phù hợp với các cam kết gia nhập
WTO.
- Việc Việt Nam có những cam kết trong khuôn khổ WTO đã phần nào bù đắp những lỗ
hổng của pháp luật quảng cáo nước ta bởi những cam kết này là sự đúc rút kinh nghiệm, thống
nhất từ thực tế của nhiều quốc gia là tham gia cam kết này.
- Những cam kết của việt nam trong khuôn khổ WTO giúp xóa bỏ bớt rào cản trong
pháp luật nước ta về hoạt động quảng cáo làm cải thiện môi trường dịch vụ.
Ngoài những tác động tích cực đã nêu trên thì những cam kết của Việt Nam trong
khuôn khổ WTO cũng có những tác động trái chiều.
Mặt hạn chế:
- Có thể thấy pháp luật Việt Nam có quy định nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật,

theo đó Điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng khi có sự quy định khác nhau về cùng một vấn
đề nhưng các quy định tương đối đặc thù của GATS trong thực tế lại dẫn đến các cách hiểu
khác nhau và tạo nên sự không thống nhất trong việc áp dụng các cam kết của Việt Nam với
WTO trong lĩnh vực dịch vụ quảng cáo. Do đó, nếu Việt Nam không thể thực hiện được việc
chuyển hóa các cam kết với WTO trong lĩnh vực quảng cáo vào pháp luật nội địa thì sẽ dẫn
đến những trở ngại nhất định không chỉ đối với việc thực hiện các nghĩa vụ mà còn là việc vận
dụng những quyền lợi mà Việt Nam có được với tư cách là một thành viên của tổ chức trong
lĩnh vực này. Ví dụ như Điều 18.2 Pháp lệnh quảng cáo 2, với quy định này bắt buộc các tổ

2

điều 18.2, pháp lệnh quảng cáo 2001 “Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam muốn quảng cáo tại Việt

Nam về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam, người
phát hành quảng cáo Việt Nam thực hiện quảng cáo cho mình”.

3


chức hoặc cá nhân nước ngoài phải thuê thể nhân Việt Nam để tiến hành hoạt động quảng cáo
tại Việt Nam. Điều này không phù hợp với các cam kết của nước ta và nên hủy bỏ.
Một ví dụ nữa là về thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng
cáo vốn được đòi hỏi như một điều kiện tiên quyết để thực hiện hình thức kinh doanh này thì
về nguyên tắc GATS không ngăn cấm các yêu cầu về cấp phép, tuy nhiên thủ tục phải tuân thủ
khuôn khổ Chương VI của GATS về “quy định trong nước” và khi chúng không vi phạm các
cam kết tiếp cận thị trường đang tồn tại. Tuy nhiên, một số yêu cầu về cấp phép của Việt nam
còn chưa phù hợp với yêu cầu “hợp lý, khách quan và công bằng” trong chương này. Do vậy,
Việt Nam cần có những điều chỉnh về thủ tục cấp phép trong lĩnh vực dịch vụ quảng cáo nhằm
đảm bảo không áp dụng điều này như các rào cản độc lập đối với thị trường.
- Cam kết về tính minh bạch hóa của pháp luật về quảng cáo nhưng hiện nay ở Việt

Nam ngoài một số luật và quy định, dịch vụ quảng cáo còn bị điều chỉnh bởi một số Công văn.
Những công văn này không được công bố rộng rãi, do đó không đảm bảo tính minh bạch và
tính có thể dự đoán của khung pháp lý. Chính vì vậy mà các nhà kinh doanh dịch vụ nước
ngoài không có đủ thông tin về các chính sách và điều kiện kinh doanh dịch vụ này, không
đảm bảo tính công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong
nước. như vậy cần rà soát lại một cách kĩ lưỡng các văn bản pháp lý về lĩnh vực dịch vụ quảng
cáo, và nếu cần thiết phải tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với
nghĩa vụ và cam kết quốc tế. Đây là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức, thời
gian thực hiện và cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan lập pháp và hành pháp liên
quan. Khi đã có những quy phạm pháp luật phù hợp thì phải cho pháp luật đó đi vào đời sống
xã hội, để những người trực tiếp chịu sự ảnh hưởng của nó như: các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ quảng cáo, người sử dụng dịch vụ quảng cáo, người tiêu dùng… có thể dễ dàng hiểu,
nắm bắt và tuân theo.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Với những cơ hội và thách thức đặt ra cho pháp luật quảng cáo cũng như thực tiễn
thương mại dịch vụ quảng cáo Việt Nam đòi hỏi những nhận thức đúng đắn về cam kết của
Việt Nam trong khuôn khổ WTO và việc thực hiện những cam kết đó. Có như vậy chúng ta
mới thưc sự hội nhập vào sự phát triển của dịch vụ quảng cáo thế giới, đặt nền móng cho phát
triển kinh tế toàn cầu.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Pháp lệnh quảng cáo năm 2001.
2. Hiệp định GATS.
3. Xu hướng Quảng cáo thế giới và những định hướng phát triển tại Việt nam
-HUỲNH PHƯỚC NGHĨA (Bài đăng trên Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế,Đại học
Kinh Tế TP.HCM số tháng 09/2007).
4. />5. wto.nciec.gov.vn/.../Cam%20ket%20thue%20va%20ngan%20hang..

6. />action=shownews&category=&id=&topicid=1170

5



×