Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

phân tích đặc điểm các hình phạt được quy định trong HVLL 8 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.07 KB, 8 trang )

MỞ BÀI
Một trong những điểm nổi bật của Bộ luật Gia Long là các quy định về hình phạt. Hình
phạt được quy định trong HVLL cũng mang những nét chung của đặc điểm hình phạt của
thời kỳ phong kiến đó là: tính dã man, tính phổ biến khi áp dụng, và chịu ảnh hưởng của
pháp luật phong kiến Trung Quốc. Ngoài ra thì hình phạt trong HVLL còn có những điểm
khác tiến bộ riêng. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm hình phạt được quy định trong HVLL, sau
đây nhóm em xin đi phân tích đặc điểm các hình phạt được quy định trong HVLL.
NỘI DUNG
1. Đặc điểm của hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ.
1.1 Tư tưởng pháp trị chiếm một vị trí quan trọng trong hình luật.
Pháp trị được hiểu là việc thực hiện hoạt động quản lý đất nước bằng luật pháp. Còn “tư
tưởng pháp trị” là việc xây dựng hệ thống các cở sở lý luận thông qua hoạt động ban hành
ra các văn bản luật, các bộ luật nhằm thực hiện việc quản lý đất nước. Kể từ khi trong xã
hội có xuất hiện nhà nước, bất kỳ kiểu nhà nước nào thì cũng đều có một hệ tư tưởng
pháp trị đặc trưng, mang đậm bản chất riêng và là tiêu chuẩn, chuẩn mực để điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong xã hội trong đó có pháp luật.
HVLL của triều Nguyễn là bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Tư tưởng
pháp trị trong HVLL chiếm một vị trí quan trọng trong hình luật. HVLL là bộ luật được
giai cấp thống trị ban hành ra để bảo vệ địa vị của giai cấp mình, là công cụ để giai cấp
thống trị quản lý đất nước, quản lý xã hội và bắt buộc tất cả các giai cấp, các tầng lớp
khác trong xã hội phải tuân theo, nếu không tuân theo thì sẽ phải chịu các biện pháp
cưỡng chế của nhà nước. Bởi vậy mà ngay sau khi ra đời thì hệ tư tưởng pháp trị trong
HVLL đã nhanh chóng ăn sâu vào tâm trí của các giai, tầng trong xã hội và trở thành nền
tảng lập pháp trong thời kì này.

1.2. Tư tưởng pháp trị đã can thiệp vào cả các lĩnh vực luân lý
1


Như chúng ta đã biết, hệ tư tưởng pháp trị trong HVLL chiếm một vị trí quan trọng trong
hình luật. Ngay đến những vấn đề lẽ ra chỉ dành riêng cho các giáo điều của tư tưởng


nhân trị cũng chịu sự can thiệp của tư tưởng pháp trị. . Theo đó, các tội bất hiếu, bất
nghĩa, loạn luân được xếp ngang hàng với các trọng tội chính trị “ tội thập ác”. Ví dụ:
Theo Điều 351 HVLL quy định: “ Phàm những việc không nên làm ( bất ưng vi) mà làm
thì phải phạt 10 roi. Việc quan trọng thì phải phạt 80 trượng”. Sự can thiệp này của tư
tưởng pháp trị được coi là sự “ xâm phạm” hay còn gọi là sự điều chỉnh cả những vấn đề
thuộc phạm vi luân thường đạo lý mà tư tưởng nhân trị coi là căn bản của gia đình, hay là
cơ sở của nền Tam cương Ngũ thường cổ điển, đồng thời coi đây là những tội đại ác, hình
luật đã trừng phạt tất cả những người làm một việc trái với lương tâm. Với cách quy định
này, những người làm công việc xét cử dưới chế độ cũ đã được trao cho những quyền hạn
rộng rãi trong việc dùng hình phạt để duy trì luân thường đạo lý và các thuần phong mỹ
tục.
1.3. Mỗi tội phạm đều được các nhà làm luật quy định định bởi một hình phạt nhất
định.
Có thể thấy ngay cả trong Quốc Triều Hình Luật các tội phạm được quy định rất cụ thể và
kèm theo đó là loại hình phạt, mức hình phạt và khung hình phạt sẽ được được áp dụng
khi phạm tội đó. Dưới một chế độ quân chủ chuyên chế thì việc cai trị đất nước không để
xảy ra hỗn loạn thì cần phải ban hành một hệ thống pháp luật nghiêm khắc, có tính răn đe
cao bởi vậy để đảm bảo ồn định, các nhà lập pháp lúc bấy giờ đã đưa ra nhưng quy định
khá cứng nhắc như mỗi tội phạm đều được quy định bởi một hình phạt nhất định. Việc
quy định như vậy có ưu và nhược điểm gì?


Thứ nhất, việc quy định như vậy sẽ tránh cho các quan lạm dụng quyền mà xử sai. Vì

với quan điểm của ngày xưa thì “một nhà làm quan cả họ được nhờ”, Việc lạm quyền lúc
bấy giờ xem như là đương nhiên xảy ra bởi lúc đó quan lại rất có uy quyền, thường dân
gặp quan thì phải cúi chào, quan lại là người giúp việc cho vua, thay mặt vua cai quản
một vùng đất như huyện, tỉnh…

2



• Thứ hai, việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng luật một cách dễ
rằng nhưng lại không tạo sự linh hoạt cho việc áp dụng luật.
1.4.

Một số biệt lệ khi xây dựng Hoàng Việt luật lệ.

Trong HVLL các nhà làm luật đã căn cứ vào các quy định của bộ luật trước đó, đồng thời
dựa vào hoàn cảnh thực tại để xây dựng những điều khoản và hình phạt tỉ mỉ, chi tiết và
cụ thể. Nhưng bên cạnh đó trên thưc tế các quan hệ xã hội luôn thay đổi từng ngày mà có
nhiều quan hệ các nhà làm luật chưa dự liệu tới, chính vì vậy mà trong HVLL có những
biệt lệ sau:
• Quyền thẩm định của quan xử án là đã bị hạn chế phải tâu lên vua trước. Điều43: đoán
tội vô chính điều (xử tội không có điều chính) nếu xử phạt ngay thì làm cho tội phạm bị
thêm bớt là bởi sự lầm lẫn cố ý của quan xử án.
• Cho phép quan xử án khi không có chính điều thì được so sánh và viện dẫn những
điều luật khác để áp dụng đối với những tội phạm tương tự, và ngày nay chúng ta gọi
phương pháp này là áp dụng nguyên tắc tương tự. Điều 4: “ Nam nữ định hôn chưa từng
đến ngõ, lén tư thông thì sách theo con cháu vi phạm lời dạy, phạt 100 trượng..”. Nguyên
tăc “ điều luật so sánh” chỉ được áp dụng khi luật không có điều khoản nào quy định về
tội danh đối với hành vi cụ thể của một người nào đó nhất thiêt phải trừng trị bằng việc
áp dụng hình phạt.
2. Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của Hoàng
Việt luật lệ và nhận xét của nhóm về những quy định này.
2.1. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
• Trong HVLL sự phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như cá thể hóa hình phạt của
người đồng phạm này còn rất sơ lược, nhất là đối với tội thuộc nhóm thập ác. Ví dụ: Điều
1 Quyển 12 , HVLL, Tập 4, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, trang 555.
• Như vậy, theo điều luật trên, những người đồng phạm tuy hành vi có tính chất và mức

độ có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhưng lại có chung mức xử
lý. Đây là một hạn chế của HVLL. Một số trường hợp có sự phân hóa trách nhiệm hình
3


sự của những người đồng phạm nhưng nhìn chung ở mức độ hạn chế. Ví dụ: Điều 3, Lệ 4
HVLL, Tập 4, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, trang 609.


So sánh với Quốc triều hình luật, pháp luật thời Lê đã có những qui định về phạm tội

đồng phạm nhưng lại không có những định nghĩa rõ ràng về đồng phạm và những người
đồng phạm. (Điều 469Quốc triều hình luật). Đến triều Nguyễn, những qui định về đồng
phạm cũng đã rõ ràng hơn. Các tội phạm về đồng phạm cũng được qui định rõ trong các
điều luật cụ thể về tội phạm: Ví dụ như tội Nhân Mạng (giết người) hạng nhẹ nhất là "
thực hiện chưa thành , không gây thương tích , chủ mưu xử 100 trượng đồ 3 năm, a tùng
cùng mưu xử 100 trượng."
2.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội là người già, trẻ em,
người tàn tật.
HVLLlà bộ luật có tính khái quát cao và phân ngành rõ ràng, nếu Quốc triều Hình luật
thể hiện rõ sự nhân đạo đối với dân chúng trong quy định chuộc tội bằng tiền trong
trường hợp người phạm tội là người già, trẻ em, người tàn tật, thì Hoàng Việt Luật lệ có
giảm nhẹ, giảm tội trừng phạt người phạm tội là người già, còn nhỏ tuổi hoặc tàn tật.
Điều 21 Bộ luật này quy định:"...90 tuôi trơ ên, 07 tuôi trơ xuống dù có phạm tội chết
cung không chịu hình phạt nào...". Quy định này thể hiện rõ tính nhân đạo của HVLL và
có thể nói đây là điểm tiến bộ của luật này.
BLHSVN hiện hành cũng có những tình tiết giảm nhẹ, nhưng không thể chuộc trách
nhiệm bằng tiền như HVLL. LHS hiện hành quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
từ 14-16 tuổi đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, từ 16 tuổi trở lên chịu
trách nhiệm với mọi tội phạm mà họ phạm tội, còn HVLL quy định cả cho người già có

thể chuộc tội bằng tiền (trừ vi phạm thập ác tội). Tuy nhiên HVLL chưa tính tới bảo vệ
những người không kiểm soát được hành vi (thiếu, mất năng lực trách nhiệm dân sự) như
BLHS Việt Nam hiện đại.

4


2.3. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Tại Điều 25 HVLL. Theo đó, khi phạm từ hai tội trở lên mà trước không bị phát giác,
nhưng sau đó cùng lúc bị phát giác hết thì chỉ xử tội nặng nhất các tội nhẹ hơn sẽ không
bị xử. Nếu các tội nặng nhẹ ngang nhau thì chỉ xử một tội duy nhất. Nếu không bị phát
giác cùng lúc mà chỉ có một tội bị phát giác trước đã bị xử rồi thì những tội sau phát giác
cùng bậc hoặc nhẹ hơn sẽ không được xử nữa, những tội sau bị phát giác mà nặng hơn tội
đã bị phát giác trước thì sẽ xử lại theo tội nặng nhất và hình phạt đã được xử ở tội trước
sẽ được trừ bớt khi tính vào hình phạt của tội sau này.


Những quy định trên tuy thể hiện tính nhân đạo cao có lợi cho người phạm tội

nhưng lại còn thiếu tính nghiêm khắc và răn đe, bỏ xót người phạm tội tạo ra sự bất bình
đẳng giữa những người phạm tội với nhau, tạo lên những lỗ hổng trong hệ thống phát luật
mà người phạm tội có thể lợi dụng. Khi người phạm tội đã phạm một tội nặng nào đó họ
có thể tiếp tục phạm những tội mới nhẹ hơn hoặc nặng bằng tội đó mà lại không sợ bị sự
trừng phạt nào. Đây là một thiếu xót trong HVLL.


BLHS hiện nay tuy tính nhân đạo không thể bằng quy định của HVLL nhưng

bù vào đó lại tạo ra sự công bằng và răn đe đối với người phạm tội không bỏ xót bất cứ
hành vi phạm tội nào của người phạm tội. Khi xét xử một lần một người phạm nhiều tội

Người phạm tội sẽ bị tòa án quyết định hình phạt với từng tội sau đó sẽ tổng hợp hình
phạt theo từng trường hợp cụ thể theo các khoản tại Điều 50 , trong trường hợp tổng
hợp hình phạt của nhiều bản án thì việc tổng hợp hình phạt được quy định tại điều 51 của
BLHS năm 1999.
2.4. Quyết định hình phạt đối với người tái phạm.


Mặc dù không cụ thể trong bất cứ một điều luật nào trong bộ luật nhưng cũng

có sự phân định rõ ràng giữa người phạm tội lần đầu với những người tái phạm trong các
quy định của các điều luật, tuy rằng tính tái phạm chỉ giới hạn trong cùng một điều luât
về cùng một tội phạm, có thể thấy nhà làm luật lúc bấy giờ cũng đã nhân định được tính
chất nguy hiểm của những hành vi tái phạm và từ đó có các hình phạt thích đáng cho can
5


phạm lặp lại những tội này,sự quy định như vậy để tăng tính răn đe trừng trị: Trong tội ăn
trộm, HVLL quy định ngoài tội trượng ấn định trong luật tùy theo giá trị tang vật , phạm
nhân nếu ăn trộm lần đầu sẽ bị thích hai chữ thiết đạo lên cánh tay phải, nếu ăn trộm lần
thứ hai sẽ bị thích hai chữ đó lên cánh tay trái, nếu ăn trộm lần thứ ba không căn cứ vào
giá trị tang vật mà căn cứ vào những chữ thích trên hai cánh tay để xử tội giảo giảm hậu.


Kế thừa của HVLL. BLHS thời hiện đại đã có những quy định rõ ràng về vấn

đề tái phạm trong một điều luật cụ thể(Điều 20), không còn rải rác như HVLL, quy định
của HVLL chỉ xoay quanh đối với một tội phạm cụ thể, ở BLHS thì đã có sự tái phạm
sang các tội khác( phạm tội trộm cắp nhưng có thể tái phạm ở một tôi khác như cướp tài
sản ). Qua đây ta thấy rằng cả BLHS và HVLL đều ý thức được rằng tính nguy hiểm của
người phạm tối có hành vi tái phạm, để từ đó có hình phạt thích đáng cho người phạm

tội.
2.5. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội chưa đạt


HVLL không có quy định khái quát các trường phạm tội chưa đạt trong các điều luật

riêng như luật hình sự hiện nay. Những trường hợp được coi là phạm tội chưa đạt và hình
phạt đối với các trường hợp phạm tội này được quy định trực tiếp trong điều luật quy
định tội phạm cụ thể. VD như: theo Điều 258 (Tội nuôi tạo thuốc độc để giết người) quy
định: “ Phàm nuôi chứa thuốc độc có khả năng giết người thì bị tội chém…Nếu chế tạo
bùa yêu, lời chú để mưu sát thì y theo ý muốn giết hại mà xử…”.


Nhận xét: ta có thể thấy rằng những nhà làm luật phong kiến thời xưa quy định tỉ mỉ

từng hình phạt cụ thể cho từng hành vi và hậu quả phạm tội cụ thể trong khi đó, luật hình
sự hiện nay quy định cho mỗi loại tội phạm mức hình phạt nhẹ nhất tới mức hình phạt
nặng nhất để thẩm phán có quyền lực chọn mức hình phạt thích ứng với từng tội cụ thể
trong giới hạn luật định. Và nhìn chung, những hình phạt được áp dụng, cho dù là tội
phạm đang ở giai đoạn chưa đạt vẫn mang tính chất tàn bạo, dã man.

6


2.6. Quyết định hình phạt đối với người tự thu:
Tại Điều 24, quyển 3, HVLL. Cụ thể trong điều luật quy định : "Người phạm tội nếu tội
chưa bị phát giác mà tự thú thì miễn buộc tội; Người phạm tội bị phát giác nhân đó tự
thú tội nặng hơn thì miễn phạt tội nặng....; Kẻ phản mà tự thú thì được giảm hai bậc
tội...."
Tự thú là việc đem tội mình phạm viết ra giấy trình quan. Việc chưa đổ bể, trước khi

bị phát hiện bắt nộp quan, phạm nhân vì sợ tội, sợ pháp luật, ăn năn hối cải ở trong lòng
thì được thú miễn tội vì đã sửa đổi lỗi lầm. Đồng thời điều luật còn cho phép người phạm
tội viết giấy thú tội rồi nhờ người khác đem trình quan, không kể người ấy là ai, đem lời
tư thú của người phạm tội đến trình quan đều xem như người phạm tội tự thú. Đối với
những tội mà người phạm tội làm tổn hại đến người khác mà tự thú thì được miễn tội ,
nhưng phải xét theo cái gốc của sự sát thương kia làm chính, nếu việc gấy sát thương là
cố ý thì được xử theo luật gốc về làm tổn thương. Đối với trường hợp là tội chết, người
phạm tội đều được giảm xuống một bậc bị lưu đầy. Pháp luật hình sư phong kiến quy
định tự thú là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt và là cơ sở để miễn tội cho người phạm tội.
BLHS hiện nay đã kế thừa và phát huy điểm tiên tiến này của HVLL cụ thể là việc thừa
nhận sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được
thực hiện với mức độ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu:“trước khi
hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có
hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất
hậu quả của tội phạm”.
KẾT BÀI.
Với những tìm hiểu ở trên ta thấy được sự đóng góp, sáng tạo vô cùng to lớn của tác giả
bộ luật này và thấy được tinh thần nhân đạo cao cả trong các quy định về hình phạt của
Bộ luật. Mặc dù được mô phỏng theo luật nhà Thanh và Luật Hồng Đức nhưng HVLL đã
biết chọn lọc để soạn ra một bộ luật mới với những nét đặc điểm riêng. HVLL đã góp
phần to lớn vào lịch sử lập pháp của Việt Nam.
7


8



×