Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài học kỳ lý luận (8đ) vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông hiện nay thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.56 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định
nhất trong khu vực và trên thế giới, nước ta sớm có một hệ thống pháp luật khá đầy
đủ và hoàn chỉnh, tuy nhiên hiện tượng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra thường xuyên
ở hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt đã từ lâu tình
trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đã trở thành một chủ đề được
mang ra thảo luận nhiều lần trong các Nghị trường, làm đau đầu nhiều nhà chức
trách, song chưa thực sự có một giải pháp nào cụ thể và hữu hiệu để giải quyết tận
gốc vấn đề này.
Vậy thực trạng vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam
hiện nay ra sao ? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số vụ vi phạm giao thông ở
nước ta ngày một tăng không thể kiểm soát, và đâu là giải pháp thiết thực để giải
quyết triệt để tình trạng này ?
Để trả lời cho câu hỏi trên, bài tiểu luận của em xin được trình bày về : “Vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông hiện nay : thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp”.

NỘI DUNG
I.Lí luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông.
1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội, tệ nạn trong xã hội, là những hành vi
phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại với ý chí nhà nước
được quy định trong pháp luật. Những hành vi có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại
cho nhà nước, cho xã hội và cho nhân dân, do vậy chúng luôn bị nhà nước và nhân
dân lên án và mong muốn loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.

Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 1


Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông là tình trạng người tham gia giao
thông không chấp hành những quy định về pháp luật giao thông do nhà nước ban


hành, thực hiện trái với quy định của nhà nước về an toàn giao thông…
1.2

Đặc điểm của vi phạm pháp luật

1.2.1 Vi phạm pháp luật là hành vi của con người.
Như ta đã biết, pháp luật là nguyên tắc xử sự chung ( là quy tắc, chuẩn mực cho
hành vi con người ) được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích, hạnh
phúc của con người. Hành vi của con người được thể hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động. Việc coi hành vi của con người là dấu hiệu đầu tiên của vi
phạm pháp luật xuất phát từ nguyên lí: Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi con người
chứ không điều chỉnh ý nghĩ, trạng thái tâm lí của con người khi chúng chưa thể
hiện thành hành vi cụ thể.
1.2.2 Vi phạm pháp luật là hành vi của con người nhưng hành vi đó phải trái pháp
luật.
Hành vi trái pháp luật là hành vi được thực hiện không đúng với những quy định
của pháp luật như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà
pháp luật cấm hoặc tiến hành hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của
pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâm hại tới những
quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ.
1.2.3 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể.
Lỗi là trạng thái tâm lí tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu
quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở
nhận thức và kiển sát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức được hành vi của
mình.
1.2.4- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lí của chủ
thể đối với hành vi của mình. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể do nhà nước
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 2



quy định trong pháp luật. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí là người co đủ độ
tuổi, có khả năng nhận thức và khả năng xác lập hành vi.

II. Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông hiện nay.
Trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội thì an toàn giao thông
được giới báo chí và truyền thông đặc biệt quan tâm. Bởi đó là vấn đề hang ngày,
hàng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông.
Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng,chúng ta phải giật mình vì
những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra trong cả nước.
Theo báo cáo của Tổng cục đường bộ - đường sắt, từ năm 2007 đến 2011, tai nạn
giao thông đường bộ hàng năm gia tăng, nguyên nhân chủ yếu do người tham gia
giao thông không chấp hành tốt các quy tắc giao thông đường bộ như: Đi sai phần
đường chiếm 18,1% số vụ; tránh - vượt sai quy định 16,4% số vụ; vi phạm tốc độ
19,1% số vụ; chuyển hướng không quan sát 16,8% số vụ; phương tiện không đảm
bảo an toàn kỹ thuật chiếm 11,5% số vụ; nguyên nhân khác 18,2% số vụ. [2,tr.17]
Theo tìm hiểu, thực trạng vi phạm giao thông chủ yếu bao gồm những hành vi
sau đây:
- Người tham gia giao thông không chấp hành tín hiệu đèn biển báo giao
thông: Các vi phạm như vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều, đường cấm, quay
đầu xe không đúng nơi quy định… Đây là một trong những lỗi phổ biến của người
điều khiển xe cơ giới, đó cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn
giao thông nghiêm trọng và tình trạng ùn tắc giao thông.
- Người tham gia giao thông vượt quá tốc độ cho phép : Theo thống kê, tỉ lệ số
vụ vi phạm giao thông ở lỗi này chiếm 19,1%. Chính ví đi quá tốc độ cho phép mà
khi gặp tình huống bất ngờ người điều khiển phương tiện giao thông không làm chủ
được tay lái. Tình trạng xê ô tô, xe gắn máy phóng nhanh, lạng lách, hú còi ầm ĩ
cũng không ít.
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 3



- Người uống rượu bia vẫn tham gia điều khiển phương tiện giao thông : Tình
trạng này rất phổ biến, nó không chỉ gây hại cho người điều khiển phương tiện giao
thông mà còn là mối đe dọa đối với những người tham gia giao thông khác. Vì vậy
luật an toàn giao thông đã áp dụng những chế tài rất nghiêm khắc đối với người
tham gia điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt qua mức
cho phép.
- Người điều khiển xe cơ giới chở quá số người quy định : Đây là vấn đề đã tồn
tại từ rất lâu trong thực tế giao thông Việt Nam, hình ảnh những chiếc xe ngang niên
chở ba, chở bốn lạng lách đánh võng trên đường hết sức phản cảm gây bức xúc
trong dân chúng từ lâu nay. Không những thế, tình trạng nhồi nhét khách ở các
tuyến xe khách cũng không còn lạ lẫm.
- Người điều khiển phương tiện xe cơ giới không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông: Tình trạng này ta thường xuyên bắt gặp, nhưng có lẽ đáng lo ngại hơn
cả là vấn đề chất lượng mũ bảo hiểm. Đa số người tham gia giao thông không thực
sự chú trọng chất lượng mũ bảo hiểm, nhất là trong tình trạng thị trường tràn lan mũ
bảo hiểm giá rẻ nhưng kém chất lượng như hiện nay, xong cũng rất nan giải khi giá
cả mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng đôi khi quá đắt so với thu nhập trung bình của
người dân.
Ngoài những vi phạm trên, trong thực tế còn rất nhiều trường hợp vi phạm giao
thông khác có thể kể đến như : Người đi bộ đi dưới lòng đường, trèo qua dải phân
cách, rào chắn phân cách sang đường; Người điều khiển phương tiện xe thô sơ
không đi đúng phần đường quy định; Người dân lấn chiếm lòng đường để sản xuất,
kinh doanh,....
Bên cạnh những vi phạm xuất phát từ phía người tham gia giao thông, phải nói
rằng các cơ quan chức năng cũng có những sai phạm đáng trách như tình trạng tiêu
cực trong việc cán bộ cảnh sát giao thông tham gia kiểm tra người đi đường, trong
công tác đăng kiểm phương tiện xe cơ giới, trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép
lái xe, …


Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 4


Như vậy, bức tranh giao thông nước ta đã và đang thực sự hỗn loạn, song đâu là
nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ?

III. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng vi phạm luật giao thông.
Với thực trạng vi phạm giao thông ngày một trở nên trầm trọng, do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đã trở thành một hiện
tương tất yếu của xã hội, nguyên nhân có thể kể đến một số điểm chính như:
- Ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân còn thấp : Tại Nghị quyết
số 32/2007NQ-CP và nghị quyết số 88/2011NQ-CP về tăng cường các giải pháp
trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Chính phủ đã chỉ rõ: “ý thức chấp
hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao
thông còn rất yếu kém”. Để những quy định của pháp luật thực sự có hiệu quả thì ý
thức người dân là một yếu tố quyết định, tuy nhiên đã từ lâu trong tâm lý người Việt
Nam, việc chấp hành khi đèn tín hiệu đỏ đã trở thành sự khó chịu, việc đi đúng làn
đường hay tốc độ ra sao, đội mũ bảo hiểm hay không,… còn tùy thuộc vào sở thích,
có một sự thật là đối với nhiều người dân những quy định về an toàn giao thông
chưa thực sự được tôn trọng.
- Việc xử phạt hành chính : Đây là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay, chính vì
không nghiêm minh trong việc xử phạt, mức phạt chưa đủ mạnh hay tình trang quan
liêu, đút lót cảnh sát đã làm cho người tham gia giao thông coi thường Cảnh Sát
Giao Thông và không chấp hành tốt luật giao thông.Việc sát hạch, kiểm tra phương
tiện giao thông, cấp giấy phép lái xe đôi khi quá đơn giản khiến trường hợp lách
luật diễn ra thường xuyên.
- Hiệu quả của chính sách Nhà nước, sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan Nhà
nước trong công tác tổ chức và đảm bảo thực hiện luật giao thông: Nhà nước và
Chính phủ chưa thực sự quan tâm và tìm ra những biện pháp tích cực để giải quyết

tình trạng này. Bởi đã nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đề ra được giải pháp hữu
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 5


hiệu, thậm chí còn làm cho tình trạng vi phạm an toàn giao thông ngày càng gia
tăng. Những dự án nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông của Nhà nước và
chính phủ chậm được triển khai, chưa thiết thực và chưa được quan tâm về khâu
phổ biến rộng rãi tới người dân. Điều này còn liên quan tới nguồn vốn cho việc phổ
biến các chính sách tới từng địa phương, nguồn vốn còn rất hạn chế.
- Vấn đề giáo dục, tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông: Bên cạnh những
chế tài sử phạt vi phạm giao thông chưa đủ tính răn đe thì hiện trạng giao thông hiện
nay cũng cho thấy những lỗ hổng trong việc giáo dục dân chúng hiểu biết về an
toàn giao thông. Việc không phổ cập luật giao thông hoặc phổ cập không đến nơi
đến chốn đến người dân đã làm cho người tham gia và điều khiển phương tiện
không biết, hoặc biết lơ mơ về luật, gây ra không ít những vi phạm đáng tiếc.
Với thực trạng và nguyên nhân chính như đã nêu, điều quan trọng nhất chính là
tìm ra giải pháp nhằm chấn chỉnh và giảm thiếu tới mức tối đa những hiện tượng vi
phạm pháp luật an toàn giao thông.
IV. Giải pháp.
Trước tình trạng vi phàm pháp luật trong lĩnh vực giao thông ngày càng trở nên bức
xúc, Chính phủ đã đề ra những biện pháp đồng bộ nhằm thiết lập kỉ cương trật tự
giao thông trong phạm vi cả nước, bao gồm những biện pháp chính sau đây :
- Tăng cường biện pháp giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức người dân: Nhà
nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa giao thông sâu rộng tới
công chúng, đặc biệt là tại các trường học, những vùng hiểu biết về pháp luật của
người dân còn hạn chế qua sách báo, tivi, đài phát thanh, mở các triển lãm tranh
ảnh, chiếu phim lưu động về an toàn giao thông, dán panô áp phíc tại các cơ quan,
xí nghiệp, điểm dân cư, trường học, .... nhằm giúp mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết
và nhận thức được một cách hoàn thiện nhất.[2, tr.37]
- Nâng cao chất lượng lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mở các đợt

tuần tra kiểm soát một cách thường xuyên, xử lí nghiêm túc các trường hợp vi
phạm: Cùng với việc giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật về giao thông thì
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 6


việc xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm cũng hết sức quan trọng. Chỉ thị 22CT/TW ngày 24/2/2003 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “kiên quyết thiết lập ngay
trật tự kỉ cương trong phạm vi cả nước. Tăng cường kiểm tra và xử lí nghiêm những
hành vi vi phạm, coi đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để tạo thối quen
chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông”.[4]
- Nghiêm khắc xử lí đối với những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông có hành
vi tiêu cực trong công tác tuần tra kiểm xoát, xử lí vi phạm: Bộ Công an cần quan
tâm và coi trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh bằng
cách tăng cường kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, phát hiện, xử lí nghiêm minh
những sai phạm, tiêu cực của lực lượng cán bộ giao thông.[2, tr.40]
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo chất lượng: Chính phủ đã có
những hành động rót nguồn vốn xây dựng hệ thông giao thông hiệu quả, trú tâm tới
xây dựng và phân hạch làn đường, lắp đặt hệ thống biển báo an toàn đầy đủ, quy
hoạch khu vực gửi xe hợp lí, …[2,tr.41]
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Hi
vọng rằng trong thời gian tới pháp luật giao thông của nước ta sẽ được bổ sung, sửa
đổi theo hướng tích cực như tăng mức hình phạt, các khung xử lí, bổ sung những
các vi phạm mới, …để pháp luật thực sự là công cụ hiệu quả nhất để Nhà nước đảm
bảo sự ổn định và trật tự xã hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lí công tác đăng
kiểm, quản lí sử dụng phương tiện một cách sát sao, nghiêm chỉnh. [2, tr.41].

KẾT LUẬN
Như đã nói, vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông ở nước
ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Vi phạm giao thông phổ biến hầu hết ở các tỉnh
thành của nước ta,và dường như cuộc chiến chống lại nạn vi phạm giao thông chưa
bao giờ ngã ngũ. Đất nước ta đang trên đà đổi mới, nhân dân đang sống trong sự kế

thừa của nền văn minh hiện đại thế giới, bởi vậy xây dựng một nếp sống văn minh
là cách chúng ta hòa mình vào nền văn minh hiện đại đó. Văn minh trong sinh hoạt,
trong ứng xử đói với tất cả các mối quan hệ, và văn minh trong văn hóa giao thông
là một điều không kém phần quan trọng. Để Đất nước giàu mạnh lên từng ngày thì
giảm thiểu vi phạm giao thông, hay nói cách khác mỗi người trong chúng ta khi
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 7


tham gia giao thông hãy giữ cho mình một đạo đức chấp hành tốt quy định của pháp
luật về an toàn giao thông bởi hàng năm số vụ vi phạm an toàn giao thông dẫn tới
tai nạn giao thông đã làm thất thoát của Nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.
Hãy để đi cùng chúng ta trên mọi nẻo đường là câu nói “ An toàn là bạn, tai nạn
là thù”.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................1
I.Lí luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông........1
1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật..............................................................................1
1.2

Đặc điểm của vi phạm pháp luật.......................................................................2

1.2.1 Vi phạm pháp luật là hành vi của con người.....................................................2
1.2.2 Vi phạm pháp luật là hành vi của con người nhưng hành vi đó phải trái pháp
luật...............................................................................................................................2
1.2.3 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể........2
1.2.4 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý.....................................................................................................2
II. Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông hiện nay.........................3

III. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng vi phạm luật giao thông..................5
IV. Giải pháp...............................................................................................................6
KẾT LUẬN.................................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình : Lí luận Nhà nước và Pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội.
Nxb.CAND
2. Nguyễn Thị Thanh Hương - Luận văn thạc sỹ luật học: “Vấn đề vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông ở nước ta: thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp” - Trường Đại học Luật Hà Nội_ 2012.
3.

/>
4. Bộ trưởng Bộ Công an: 8 giải pháp kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông:
/>5. Khoa Luật Đại Học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb. ĐHQGHN, 2005.
6. Nguyễn Văn Động, Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2008.
7. Nguyễn Thị Hồi, Những nội dung căn bản của môn học lí luận nhà nước
và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 9


Bài tập lớn – Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Page 10




×